L |
iên Đới Niềm Tin là hướng đi mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam năm 2012. Nhờ đó, chúng ta khám phá ra rằng : ‘Liên đới niềm tin là nền tảng của liên đới nghề nghiệp. Liên đới nghề nghiệp phải xây trên nền tảng liên đới niềm tin. Bằng không liên đới nghề nghiệp mất căn tính công giáo và không có linh đạo, nghĩa là sẽ thành một thứ nghiệp đoàn thế tục’. Sự gắn bó chặt chẽ này cho phép chúng ta khẳng định về ‘LINH ĐẠO’ của Liên Đới Nghề Nghiệp.
1. Nguồn gốc của liên đới nghề nghiệp là tình yêu liên đới giữa Ba Ngôi Thiên Chúa’.
Bởi vì ‘Thiên Chúa là tình yêu’ (1Ga 4,8) và tình yêu là sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần’, như lời của thánh Phaolô mà linh mục mượn lấy để chào giáo dân mỗi khi bắt đầu dâng lễ : ‘Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em’ (2Cr 13,13).
Theo Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ‘Chúa Giêsu chính là tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa ở giữa chúng ta, Ngài liên kết chúng ta với tình yêu của Chúa Ba Ngôi. Ngài dẫn chúng ta đến với Chúa Cha là nguồn mạch mọi tình thương phụ tử, Ngài ban Thánh Thần cho chúng ta như ‘quà tặng tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi’ (xem Thông điệp Thiên Chúa Tình Yêu, số 12-15) .
2. Liên đới nghề nghiệp nhắc nhở chúng ta rằng ‘Chúa Giêsu đã liên đới với con người cách thực tế và chặt chẽ.
‘Vì Ngài liên đới với mọi nỗi yếu hèn của chúng ta, trừ sự tội, Ngài chịu mọi thử thách như chúng ta và còn hơn chúng ta... Bởi đó, Ngài dẫn chúng ta đến cùng Thiên Chúa tình yêu và Ngài trở nên đại diện cho chúng ta trong mọi tương quan với Thiên Chúa, Ngài hiến thân chịu chết vì chúng ta, Ngài trở nên nguồn ơn cứu độ cho những ai tin tưởng vào Ngài…’ (x Dt 4, 14-16 +5,7-10).
3. Liên đới nghề nghiệp giúp chúng ta liên đới với Chúa Giêsu và liên đới với nhau, ngay trong ngành nghề sinh sống.
Mục đích của liên đới là đoàn kết nên một thân thể mà đầu là Chúa Giêsu và chi thể là mỗi người chúng ta, như giáo huấn của thánh Phaolô : ‘Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể, tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì cũng vậy, tất cả chúng ta, nhờ bí tích Rửa Tội, đã liên đới với nhau trong một nhiệm thể là Giáo Hội mà Chúa Giêsu là đầu và mỗi người chúng ta là chi thể… Mỗi chi thể gắn bó với nhau, liên đới với nhau và giúp nhau để sinh tồn, hoạt động và phát triển’ (1Cr 12,12-14).
4. Liên đới nghề nghiệp là liên đới huynh dệ, không phân biệt nghề sống hay việc làm :
Vì trong liên đới nghề nghiệp không có sự phân biệt. Người gieo giống, kẻ trồng cây, hay người vun bón… đều liên đới công việc với nhau (1Cr 3, 6). Vì trong vườn nho (Mt 20,1…) hay đồng lúa (Lc 10,2…), Chúa đều có nhiều thợ làm việc, và ngày hái nho hay ngày gặt lúa mọi người đều liên đới với nhau trong niềm vui chung (Ga 4,38).
5. Liên đới nghề nghiệp hướng chúng ta đến những việc làm tương trợ cụ thể :
‘Mỗi chi thể trong nhiệm thể đều có một chỗ đứng, một phận vụ khác nhau, càng là chi thể yếu nhất lại càng là chi thể cần thiết nhất, không chi thể nào có quyền hãnh diện coi mình hơn chi thể khác, hay tị nạnh với chi thể khác. Tất cả sống cho nhau, với nhau, và nhờ nhau…’ (1Cr 12,14-21). Mỗi chi thể chia sẻ với nhau trong mọi niềm vui và mọi nỗi khổ đau (x 1Cr 12,14-27) … Nói khác, ‘khóc với chi thể khóc, vui với chi thể vui’ (x 1Cr 9,19-23).
6. Liên đới nghề nghiệp hướng mọi sinh hoạt cụ thể vào mục tiêu: ‘Bác Ái -Truyền Giáo’,
Có nghĩa là liên đới nghề nghiệp lấy những công việc bác ái để truyền giáo, hay liên đới nghề nghiệp chủ tâm truyền giáo bằng những việc làm bác ái, theo như lời dạy của Chúa Giêsu : ‘Anh em phải sống làm sao để người ta nhìn thấy việc anh em làm mà nhận ra Cha anh em ở trên trời’ (Mt 5,16). Để đạt tới mục tiêu hay để đi đúng đường hướng ‘Bác ái-Truyền giáo’, chúng ta phải cố gắng :
Gây tình bạn giữa mọi anh chị em, nhất là những người chung một ngành nghề, để không ai thấy mình lẻ loi, cô dộc : Theo gương Chúa Giêsu, ‘đã nhận lấy huyết nhục con người để trở · thành anh em của mọi người (Dt 2,17), và đã gọi mọi người là bạn hữu (Ga 15,14). Theo gương thánh Phaolô ‘trở nên mọi sự cho mọi người’ ()
· Cởi mở trao đổi, học hỏi và trao truyền kinh nghiệm nghề nghệp, nhất là kinh nghiệm sống đạo trong nghề nghiệp. Sách Huấn Ca nói : ‘Phải bôn ba mới hiểu biết nhiều, càng nhiều kinh nghiệm càng thêm sáng suốt, chịu khó học hỏi, mới có kinh nghiệm, mới thêm lanh lợi và tháo vát’ (Hc 34,9-10). Và ai có kinh nghiệm thì xin nhớ rằng : ‘Vì bác ái, đừng vênh vang, đừng tự đắc, đừng chỉ giữ cho riêng mình… nhưng hãy khiêm tốn, rộng rãi và đem cho’…(x1Cr 12,4-8). ‘Cho quý hơn nhận, cách cho quý hơn của cho…’ (Cv 20,35).
· Cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống thường ngày và trong môi trường lao động, tức là làm việc tông đồ trong công việc và môi trường sống hằng ngày của minh. Chúa Giêsu đã dạy rằng : ‘Anh em hãy là chứng nhân của Thầy ở khắp nơi’ (Cv 1,8), Vì anh em là ‘muối mặn ướp trần gian’, là ‘đèn sáng Thiên Chúa đốt lên giữa xã hội con người’ (Mt 5,13+15), cho nên,‘tất cả cuộc đời của anh em, trong lời nói và trong hành động, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu’ (1Cr 3,17). Nhờ đó mọi người sẽ nhận ra Cha an hem ở trên trời (Mt 5,16).
· Cùng nhau thi công thực hiện một chương trình bác ái, văn hóa hay xã hội cụ thể. ‘Anh em là những người được Thiên Chúa chúc phúc, vì khi Ta đói, anh em đã cho ta ăn, Ta khát anh em đã cho uống, Ta mình trần anh em đã cho mặc, Ta là khác lạ, anh em đã tiếp rước… Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần anh em làm như thế cho một em bé nhỏ, là anh em làm cho chính Ta … (Mt 25,31-46). - Mục đích của truyền giáo là rao giảng Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội (TG 6), là lành mạnh hóa, nâng cao và hoàn thành những mầm mống thiện hảo trong lòng người, trong các nền văn hóa và trong mọi môi trường xã hội (GH 17, TG 9)... (Chúng ta vui mừng vì trong 13 năm qua, các ngành và liên ngành đã thực hiện nhiều công trình đáng chú ý. Xin đọc bài của Giáo sư Cảnh).
Mở rộng giới tuyến : Liên đới nghề nghiệp không chỉ thu hẹp sinh hoạt trong từng ngành, hay trong khuôn khổ giáo xứ. Nhưng còn mở rộng giới tuyến giữa các ngành với nhau, với những người không đồng tôn giáo đúng theo chiều kích của từ ‘liên đới’, với các sinh hoạt của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, đặc biệt với những người nghèo khổ, những trẻ em mồ côi, khuyết tật… Vì, theo Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ‘Bác ái đến từ Chúa Ba Ngôi… Bác ái là nhiệm vụ của Giáo Hội, … Bác Ái phải được mở rộng và liên kết giữa mọi tổ chức, mọi bình diện… hầu đi vào tiến trình toàn cầu hóa…Bác ái không có biên giới’ (xem Deus Caritas ss 19-30).
Đôi lời kết : Nói rằng liên đới niềm tin gắn liền với liên đới nghề nghiệp, tức là linh đạo của liên đới nghề nghiệp xây trên nền tảng đức tin, đức tin là ngọn đuốc soi chiếu mọi sinh hoạt của liên đới nghề nghiệp. Vậy nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta sống linh đạo của liên đới nghề nghiệp theo ba chiều kích : 1) Bền vững sống đức tin, 2) Can đảm bênh vực đức tin, 3) Nhiệt thành trao truyền đức tin (Giáo lý Thêm Sức). Mà, tất cả đều do ‘tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy’ (2Cr 5,14), tất cả đều quy về đường hướng ‘BÁC ÁI - TRUYỀN GIÁO’.
1. Liên đới niềm tin thúc đẩy chúng ta liên đới huynh dệ với nhau, không phân biệt nghề nghiệp hay việc làm : Vì trong liên đới nghề nghiệp không có sự phân biệt. Người gieo giống · kẻ trồng cây, hay người tưới bón… đều liên đới công việc với nhau (1Cr 3, 6). Vì trong vườn nho (Mt 20,1…) hay đồng lúa (Lc 10,2…), Chúa đều có nhiều thợ làm việc, và ngày hái nho hay ngày gặt lúa mọi người đều liên đới với nhau trong niềm vui chung (Ga 4,38).
2. Liên đới niềm tin dẫn liên đới nghề nghiệp đến tột đỉnh của liên đới là TÌNH YÊU : Chúa Giêsu là người đầu tiên liên đới với loài người, thì cũng chính Ngài mời gọi con người sống liên đới với Ngài như cành nho với thân nho (Ga 15,1…), kêu gọi mọi người hãy liên kết với nhau thành MỘT (Ga 17,21), hãy yêu thương nhau như chính Thiên Chúa yêu thương chúng ta (Ga 15,17), và hãy xác tín rằng ‘không có tình yêu hay tình liên đới nào lớn hơn là thí mạng sống vì anh em (Ga 15,13).
Nhờ liên đới niềm tin, mỗi Kitô hữu sống liên đới nghề nghiệp như trên, chắc chắn người ấy sẽ sống trọn hảo luật yêu thương, được cư ngụ trong Thiên Chúa Tình Thương và chính Thiên Chúa sẽ đến ở trong họ (Ga Ga 15,10). Lúc đó việc làm của họ sẽ trổ sinh nhiều hoa trái (Ga 15,8) và chan chứa niềm vui của Chúa Kitô (Ga 15,11).
3. ‘Bác ái - truyền giáo’ là sức sống của liên đới nghề nghiệp.
Như trên chúng ta thấy, có liên đới niềm tin là nền tảng và linh đạo, liên đới nghề nghiệp chắc chắn có một sinh hoạt cơ bản là ‘bác ái truyền giáo’ dưới nhiều dạng thức phong phú’. Dưới đây, chúng ta nêu bật một số dạng thức :
· Liên đới nghề nghiệp là một thể hiện của liên đới niềm tin : Trong liên đới nghề nghiệp, không có sự phân biệt người làm ‘nghề cao nghề thấp’, người làm ‘nghề trọng nghề hèn’, người làm ‘nghề tay chân, nghề trí óc’, ‘nghề ít tiền nghề nhiều tiền’… Nói theo Thánh Phaolô, ‘không còn là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nhưng tất cả là anh em, cùng chịu chung một Phép Rửa, trong một Thần Khí và cùng gọi Thiên Chúa là Cha’ (1Cr 12,13). Như vậy, là người công giáo, nếu chúng ta dấn thân sống liên đới nghề nghiệp là chúng ta thể hiện liên đới niềm tin.
· Liên đới nghề nghiệp thể hiện tinh thần liên đới của Chúa Giêsu với loài người. Còn ai liên đới với loài người cách toàn hảo và thâm sâu bằng Chúa Giêsu, nhưng Chúa Giêsu không thể hiện tinh thần liên đới bằng việc ‘chấn hưng nước Do Thái (Cv 2,6), sẽ làm vua (Ga 6,15), rồi sẽ cho mỗi tông đồ một chức vị cao (Mt 20,22). Chúa thể hiện liên đới bằng ‘tinh thần đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (Mt 20,27), đến để hy sinh mạng sống (Mt 20,28). Phục vụ lẫn nhau là lý tưởng của Liên đới nghề nghiệp.
Do đó, liên đới nghề nghiệp đem đến cho chúng ta ích lợi thiêng liêng, khích lệ tinh thần, và tình thương con người hơn là những ích lợi vật chất cụ thể. Đây là một nguyên nhân lớn, khiến nhiều người hiểu lầm hay thất vọng về liên đới nghề nghệp : nhiều người đã rút lui, nhiều người không muốn ghi danh, coi đó là việc làm vô bổ, thậm chí có nhiều người muốn dẹp liên đới nghể nghiệp… Người ta có lý nghĩ rằng : liên đới nghề nghiệp nhằm mục đích cụ thể là giúp tìm việc cho người chưa có việc làm hay đang bị thất nghiệp, hoặc giúp đỡ nhiều trường hợp cụ thể khác liên quan đến công việc làm sinh sống… Xin thưa thật, về điểm này, liên đới nghề nghiệp đã cố gắng đưa ra nhiều sáng kiến, và năm nào cũng đem ra thảo luận và tìm kế hoạch mới, sáng kiến mới, nhưng càng ngày càng ‘cảm thấy bất lực’. Vấn đề gai góc vượt xa khả năng của tổ chức liên đới nghề nghiệp.
+ Tìm việc làm : hoàn cảnh kinh tế hiện nay của nước Pháp - Phạm vi bé nhỏ của liên đới nghề nghiệp – hoàn cảnh và khả năng chuyên môn hay tay nghề của người tìm việc…
+ Hỏi ý kiến về luật pháp hay y tế : chuyên viên y khoa hay chuyên viên luật pháp chỉ cắt nghĩa và chỉ dẫn việc phải làm chứ không giải quyết dứt khoát được, không cho ‘toa mua thuốc’ được.
+ Về tâm lý : cần thiết là người đến phải tự nhiên trinh bày, thổ lộ tình trạng, nhu cầu, mong ước … Nhà tâm lý nghe nhiều nói ít, khéo gợi ý cho người ta trả lời, thổ lộ…
Nhờ liên đới niềm tin, liên đới nghề nghiệp giúp chúng ta giữ thế quân bình và thăng tiến vững vàng trong đời sống Kitô hữu :
+ Nối kết tình bạn với mọi anh chị em, nhất là những người chung một ngành nghề, để không ai thấy mình lẻ loi, cô dộc : ‘Theo gương Chúa Giêsu, đã nhận lấy huyết nhục con người để trở thành anh em của mọi người (Dt 2,17), đã gọi mọi người là bạn hữu (Ga 15,14), hay gương của thánh Phaolô ‘trở nên mọi sự cho mọi người’ (omnia omnibus)
· Cởi mở trao đổi, học hỏi và trao truyền kinh nghiệm nghề nghệp, nhất là kinh nghiệm sống đạo trong nghề nghiệp, để tránh tâm lý tiêu cực của người việt nam là ‘giấu nghề’, là ‘tự ái, khoe khoang về sự thành công của mình trong nghề’, là ‘mặc cảm cho rằng mình thua kém người khác’, là ‘sợ người khác biết việc làm và tiền lương của mình’. Hãy nằm lòng giáo huấn của thánh Phaolô : ‘Bác ái thì không ganh tị, không vênh vang, không tự đắc, không tìm tư lợi, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy điều gian ác… Bác ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả, vui khi thấy điều chân thật…’ (1Cr 12,4-8). ‘Cho quý hơn nhận, cách cho quý hơn của cho…’ (Cv 20,35).
·
+ Cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng trong các môi trường lao động, tức là làm việc tông đồ trong công việc và môi trường sống hằng ngày của minh : ‘Anh em hãy là chứng nhân của Thầy ở khắp nơi’ (Cv 1,8).
+ Cùng nhau thi công thực hiện một chương trình bác ái, văn hóa hay xã hội cụ thể. ‘Anh em là những người được Thiên Chúa chúc phúc, vì khi Ta đói, anh em đã cho ta ăn, Ta khát anh em đã cho uống, Ta mình trần anh em đã cho mặc, Ta là khác lạ, anh em đã tiếp rước… Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần anh em làm như thế cho một em bé nhỏ, là anh em làm cho chính Ta … (Mt 25,31-46). - ‘Khi nạn đói xẩy ra ở miền Giuđêa, các Tông Đồ đã quyết định là mỗi người tùy theo khả năng, sẽ gửi quà giúp đỡ anh em ở miền Giudêa. Và họ làm việc cứu trợ này, gửi đến cho hàng kỳ mục qua tay ông Banaba và ông Saulô (Phaolô) (Cv 12, 28-30). Chúng ta vui mừng vì trong 13 năm qua, các ngành liên đới đã thực hiện nhiều công trình đáng chú ý (xin đọc bài của Giáo sư Cảnh).
Nhờ liên đới niềm tin, liên đới nghề nghệp mở rộng chiến tuyến : Liên đới nghề nghiệp không chỉ thu hẹp sinh hoạt trong từng ngành, hay trong khuôn khổ giáo xứ. Nhưng còn mở rộng giới tuyến giữa các ngành với nhau đúng theo chiều kích của từ ‘liên đới’, với các sinh hoạt của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, đặc biệt đối với những người nghèo khổ, những em xấu số… Vì, theo Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, ‘Bác ái đến từ Chúa Ba Ngôi… Bác ái là nhiệm vụ của Giáo Hội, … Bác Ái phải được mở rộng và liên kết giữa mọi tổ chức, mọi bình diện… hầu đi vào tiến trình toàn cầu hóa…Bác ái không có biên giới) (xem Deus Caritas ss 19-30).
4. Đôi lời kết luận.
Liên đới niềm tin là linh đạo của Liên Đới nghề nghiệp, nghĩa là sống hay sinh hoạt liên đới nghề nghiệp phải được soi dẫn bởi đức tin, phải lấy đức tin làm nền tảng cho mọi hoạt động. Trong ánh sáng đức tin, tập thể thành viên của liên đới nghề nghiệp sẽ ý thức rõ ràng như Đức Giáo Hoàng Biển Đức viết : ‘Càng hành động cho người khác, chúng ta càng hiểu và có thể áp dụng cho chính mình lời của Chúa Giêsu : ‘Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng’ (Lc 17,10). Chúng ta nhìn nhận rằng chúng ta đang liên đới hành động không dựa trên một sự trổi vượt nào hay hiệu năng cá nhân lớn hơn nào, nhưng dựa trên niềm tin vào Thiên Chúa. Có những lúc tình trạng thực tế và giới hạn riêng của chúng ta làm chúng ta ngã lòng. Nhưng chính lúc ấy giúp chúng ta hiểu rằng : chúng ta chỉ là những dụng cụ trong bàn tay của Chúa. Sự hiểu biết này giải thoát chúng ta khỏi tính kiêu căng . Với tất cả sự khiêm tốn chúng ta sẽ làm điều chúng ta có thể, và với tất sự khiêm tốn, chúng ta sẽ giao phó phần còn lại cho Thiên Chúa… Chúng ta kính dâng Chúa sự phục vụ của chúng ta, theo mức độ khả năng chúng ta, và bao lâu Ngài ban sức mạnh cho chúng ta. Tuy nhiên, làm tất cả những gì chúng ta có thể, đó là nhiệm vụ bắt buộc người đầy tớ tốt lành của Đức Giêsu Kitô luôn làm việc : « Tình yêu của Đức Kitô thúc bách chúng ta » (2Cr 5,14). (DC số 35). Vậy, muốn xây dựng và củng cố liên đới nghề nghiệp, chúng ta cần phải sống liên đới niềm tin với tinh thần khiêm tốn, và hoàn toàn để cho tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy.
Bài viết khác
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân Năm 2024 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Giáp Thìn Giáo Xứ Việt Nam Paris - 28/01/2024