LỊCH SỬ CHÍNH TRỊ
CẬN ĐẠI VIỆT NAM
QUYỂN 1 : NGÔ ĐÌNH DIỆM & BANG GIAO VIỆT MỸ
TÁC GIẢ : TIẾN SĨ SỬ HỌC PHẠM VĂN LƯU
T |
rung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (Melbourne) vừa ấn hành
quyển 1 trong bộ sách Lịch sử Chính trị Cận
đại Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Văn Lưu biên soạn. Toàn bộ công trình nghiên cứu
được chia làm nhiều thời kỳ, quyển 1 nhan đề Ngô Đình Diệm và Bang giao Việt-Mỹ 1954-1963, dày 475 trang. Sách bìa cứng, mạ vàng, có bao giấy bọc
ngoài (jaquette) in quốc kỳ hai nước Việt-Mỹ, tổng thống Dwight D. Eisenhower
(1890-1969) bắt tay tổng thống Ngô Đình Diệm (1901-1963). Bìa sách nói lên nội
dung cuốn sách nói về một thời hưng thịnh trong lịch sử cận đại nước ta, quan hệ
Việt-Mỹ dựa trên nền tảng bình đẳng.
Quyền 1 gồm chín chương sách, không kể lời nói đầu, phần
phụ lục và thư tịch chọn lọc.
Chương 1 :
Chân dung Ngô Đình Diệm (tr. 1-26) gồm
các mục : giới thiệu dòng họ và gia
đình, giáo dục, tham chính, từ quan.
Quốc trưởng Bảo Đại nói về việc từ chức của ông Diệm như
sau như sau : Sau bốn tháng, vào đầu
tháng 9/1933, Ngô Đình Diệm không tìm thấy ở Phạm Quỳnh một sự giúp đỡ gì, liền
gặp tôi :
- Tâu Hoàng thượng,
hạ thần đến để xin Hoàng thượng cho từ chức, và cũng xin Hoàng thượng cho giải
nhiệm luôn tất cả những chức vụ mà Hoàng thượng đã trao phó từ trước.’’ (tr. 14)
Lý do từ quan vì ‘‘người Pháp đã lấy hết quyền hành, họ
đã cai trị trực tiếp, luôn nhân danh hòa ước bảo hộ, nhưng không lúc nào họ
không vi phạm từng ngày, từng giờ.’’
Việc tác giả Phạm Văn Lưu phác họa Chân dung Ngô Đình Diệm từ lúc sinh ra (1901) đến khi từ quan ở tuổi
32 (1933) đã định danh ông Diệm là nhà lãnh đạo (statesman) biết nghĩ đến thế hệ
mai sau, không phải là chính khách (polician) màng công danh, lợi lộc cho riêng
mình, theo định nghĩa của James Freeman Clarke (1810-1888) : The difference between a
politician and a statesman is that a politician thinks about the next election
while the statesman think about the next generation.
Việc
tác giả chép lại Chân dung Ngô Đình Diệm chứng
minh sự nhất quán giữa quá khứ và tương lai trong một hành trình. Tác phẩm L’Existentialisme est un humanisme của Jean-Paul
Sartre cũng tán thành quan điểm của Bergson khi cho rằng quá khứ ảnh hưởng đến
hành động mai sau, tạo thành bản sắc của một nhân vật : mon identité se constitue au fur et à mesure de ces événements qui
écrivent mon histoire et influencent la personne que je deviens.
-
Chương 2 : Vận động cho Độc lập Quốc
gia (tr. 27-52) bàn về Hoạt động chống
thực dân, Bất hợp tác với quân phiệt Nhật, Đối đầu với cộng sản, Hoạt động
chính trị ở hải ngoại, Viếng thăm Trung quốc, Qua Nhật, Triều yết Đức Giáo
hoàng tại La Mã, Trở lại Hoa Kỳ.
Tác
giả Phạm Văn Lưu trích thuật một tài liệu của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói lên định
hướng chiến lược của nhân vật lịch sử này như sau :
‘‘...Ông Diệm cũng nhấn mạnh rằng Pháp không
thể thắng cuộc chiến tranh này, chỉ có người Việt Quốc gia mới có thể làm được
điều đó. Và họ chỉ thực sự chiến đấu nếu họ có thêm tự do.’’ (tr. 50)
Jean-Paul
Delfino cho rằng nắm giữ quyền bính đòi hỏi khả năng tiên liệu và dự kiến được sự
việc trước người khác (gouverner
c'est prévoir, et prévoir c'est concevoir les choses avant les autres). Ông
Ngô Đình Diệm đã thấy trước người ‘‘Pháp không thể thắng cuộc chiến tranh này’’
; và đến lượt người Mỹ cũng sẽ cùng một số phận, vì ‘‘chỉ có người Việt quốc
gia mới làm được điều đó’’. Ta có thể suy ra định lý đảo trong câu nói của
Delfino : khả năng tiên liệu và quan niệm sự việc báo trước Ông Diệm sẽ lãnh đạo
đất nước.
-
Chương 3 đề cập đến việc Thành lập
Nội các (tr. 53 - 72). Trong chương này, tác giả trích thuật nhận định của
Quốc trưởng Bảo Đại về nhân vật sẽ trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt Nam : Đúng vậy, đó là người của hoàn cảnh.
(tr. 57).
Sau
này, Paul Hersey và Kenneth Blanchard đưa ra lý thuyết nhà lãnh đạo giỏi phải
biết lèo lái sao cho phù hợp với tình hình (leadership situationnel): gặp thời thế thế thời phải thế (Ngô Thì
Nhậm). Theo phân tích xã hội học chính trị (sociologie politique), miền Nam năm
1954 lẫn lộn giữa các trật tự chính trị, kinh tế và xã hội, phát sinh nhiều
nhóm thống trị (groupements de domination) :
-
Lực lượng cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ, khai thác sòng bạc Kim Chung Đại Thế
giới ;
-
Mỗi giáo phái lại có lực lượng võ trang riêng
Thực tế, lúc đó quyền hạn
của thủ tướng Diệm không vượt quá khuôn viên của Dinh Gia Long (tr.
65). Tình hình năm 54 hậu quả của việc Pháp đô hộ chẳng khác nào thời thập nhị
sứ quân (944-968), phát sinh từ việc xã hội bị phân hóa dưới thời Bắc thuộc.
Cũng như Đinh Bộ Lĩnh kết hợp giữa quân sự và chính trị, thủ tướng Diệm áp dụng
các biện pháp chính trị đối với Cao Đài ở miền Đông và dùng quân sự đối phó với
Năm Lửa và Ba Cụt ở miền Tây (tr. 65). Bối cảnh đất nước vào giai đoạn dầu sôi
lửa bỏng này cho phép tác giả bàn đến chương kế tiếp.
-
Chương 4: Việt Nam sau Hội nghị
Genève gồm các mục: Lập trường của
Hoa Kỳ, Hiệp ước Phòng thủ Đông Nam Á, Mục tiêu của Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hoa Kỳ
yêu cầu Pháp hợp tác, Lập trường của Pháp.
Tác
giả chia mối bang giao Việt-Mỹ từ 1954 - 1963 làm ba giai đoạn :
-
Giai đoạn 1 (từ 09/1954 đến cuối 1955): Hoa Kỳ muốn trắc nghiệm khả năng
lãnh đạo của ông Diệm trong việc đối phó với tình hình nghiêm trọng của miền
Nam. Nếu ông Diệm thành công, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ. Nếu thất bại, Hoa Kỳ sẽ
bỏ rơi ông Diệm.
-
Giai đoạn 2 (từ đầu 1956 đến cuối 1960) : Hoa Kỳ mạnh mẽ và hoàn toàn ủng
hộ ông Diệm, xem ông Diệm là nhân vật duy nhất có thể xây dựng miền Nam thành
điền đồn của Thế giới Tự do, ngăn chận hữu hiện sự bành trướng của làn sóng đỏ
cộng sản.
-
Giai đoạn 3 (từ đầu 1961 đến tháng 11/1963) : Hoa Kỳ nghi ngờ về khả
năng lãnh đạo của Tổng thống Diệm. Hoa Thịnh Đốn muốn sử dụng chính sách viện
trợ để kiểm soát việc thi hành các biện pháp chính trị và quân sự của chính phủ Việt Nam. Điều này dẫn đến sự căng
thẳng giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và chính quyền Kennedy. Để rồi Hoa Kỳ ủng
hộ cuộc đảo chính 01/11/1963 để lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Thực
ra, Hoa Kỳ không chỉ ‘‘ủng hộ’’ cuộc đảo chính, mà đã ‘‘bật đèn xanh’’ cho nhóm
tướng lãnh (en 1963, l’administration Kennedy a
donné le feu vert à des comploteurs de l’armée pour renverser le président
sud-vietnamien Ngo Dinh Diem).
-
Chương 5 : Chờ và xem (tr.
87-158) gồm các mục : Tướng Hinh và âm
mưu đảo chính, Hội nghị Hoa Thịnh Đốn (09/1954), Phúc trình Mansfield, Đại sứ
Heath quyết định Diệm phải ra đi. Collins trở thành Đại sứ tại Việt Nam,
Collons lại đề nghị Diệm phải ra đi. Tranh
chấp với Bình Xuyên và các Giáo phái, Ngoại trưởng Foster Dulles viếng thăm
Saigon, Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia, Lập trường của Hoa Kỳ, Tòa Đại sứ
Mỹ tại Saigon : Đã đến lúc phải thay Diệm. Ba Lê: Giải pháp Diệm đã cáo chung.
Bảo Đại: Phan Huy Quát sẽ là Thủ tướng ?
Chương
5 đưa ra những liên lạc ngoại giao chính yếu từ giai đoạn
đầu năm 1954 đến cuối năm 1955 (tr. 158). Trong chương sách này, tác giả
cung cấp một số sử liệu đã có từ trước (rétroactivement) nhằm chứng minh cho luận
cứ của mình. Vì vậy, chương sách này không theo nguyên tắc tam nhất (la règle
des trois unités), so với các chương trước.
- Chương
6 : Tích cực ủng hộ
(1956-1960) (tr. 159-180) gồm các mục:
Quan niệm chiến lược, Về hình thức việc trợ, Quân sự, Phương thức công khai, Dư
luận Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm.
Cuối
chương 6, tác giả nhắc lại một sự việc : tuy bác sĩ Phan Quang Đán dẫn đầu tại
đơn vị bầu cử 1 tại Saigon với 33166 phiếu nhưng bị loại với lý do ‘‘vi phạm luật
bầu cử’’. Công luận Hoa Kỳ bình luận bất lợi cho VNCH. Phụ tá Ngoại trường
William B. Macomber đã lên tiếng bênh vực như sau : Tuy nền dân chủ đầy đủ với tất cả quyền tự do không được thực thi tại
Việt Nam nhưng hạt giống dân chủ gieo trồng bắt đầu đem lại hoa trái. (tr.
174).
-
Chương 7 : Duyệt lại chính sách
1961-1963 (tr. 181-242), gồm các
mục : Nhóm Tự do và Tiến bộ hay là Nhóm
Caravelle, Ảnh hưởng của Bản Tuyên ngôn, Cuộc Đảo chính hụt 11/11/1960, Hoa Kỳ
thay đổi chính sách, Lực lượng Đặc nhiệm về Việt Nam, Phó Tổng thống Johnson đến
Việt Nam, Phái đoàn Taylor-Rostow, Hoa Kỳ mở rộng ảnh hưởng, Nỗ lực vượt thoát
lệ thuộc, Uy tín của Tổng thống Diệm suy giảm, Phái đoàn Hilsman và Forrestal,
Mỹ muốn trubng lập hoá miên Nam.
Tiến
sĩ Phạm Văn Lưu giải thích về tình trạng suy thoái tình hình (dégradation de la
situation) trong giai đoạn này như sau : Tóm
lại, đến đầu năm 1963, có lẽ vì không hiểu đưọc bản chất của cuộc chiến tranh
khuynh đảo do cộng sản gây ra, cũng như những khác biệt về tư tưởng và phương
pháp làm việc đã khiến cho hậu thuẫn chính trị của Tổng thống Diệm tại Hoa Thịnh
Đốn đã giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt những người có nhiều ảnh hưởng trong
chính quyền Kennedy. Hơn nữa tính
cương trực và quyết tâm muốn bản vệ một đường lối chính trị độc lập cho Việt
Nam của Tổng thống Diệm đã khiến cho những
viên chức của bộ Ngoại giao càng có thêm lý do tiến tới quyết định Diệm phải ra
đi. (tr. 241-242).
Đó
là những lý do trực tiếp (causes immédiates) đưa đến cuộc chính biến 1963.
-
Chương 8 : Bang giao căng thẳng (tr.
243 - 376) gồm các mục : Biến cố tại Huế, Công điện 9195, Cuộc rước
Phật ngày 8/5, Lễ Phật tại Chùa Từ Đàm, Vụ nổ Đài Phát thanh Huế, Năm Nguyện vọng
của Phật giáo, Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, Thể lệ treo cờ, Nguyên nhân
sâu xa, Quan điểm của Hoa Kỳ, Khiếu nại của Phật giáo miền Trung, Từ Huế vào
Saigon, Chính phủ nhượng bộ, Vụ Tự thiêu của Thượng tọa Thích Quảng Đức, Thông
cáo chung 16/06/1963, Tranh đấu giai đoạn 2, Quân đội tham gia, Lệnh thiết quân
luật, Bất lương và Dối trá, Dư luận về Biến cố đêm 20/08/1963, Đàng sau Phong
trào Phật giáo, Hỗ trợ công khai và bí mật của cộng sản, Vai trò của báo chí
Tây phương, Hoa Kỳ và âm mưu đảo chính, Điện văn đảo chính, Âm mưu đảo chính thất
bại, Dư luận về âm mưu đảo chính, Hòa giải hay Áp lực, Đảo chính 01/11/1963,
Chính quyền Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn, Về phía chính quyền Việt Nam, Ai là thủ
phạm, Một chứng từ, Phải chăng là một mất mát ?
Tác
giả dành 143 trang cho chương này. Mỗi biến cố là thêm giọt nước làm tràn ly. Cơ cấu của lịch sử nói chung, nói riêng là
lịch sử chính trị cận đại của đất nước bắt đầu bằng tình huống đầu (situation
initiale) đưa đến yếu tố khởi động (élément déclencheur), tiếp theo là điểm mấu
chốt (noeud) sau cùng là hồi chung cục (dénouement), kết thúc bằng tình huống
cuối (situation finale).
- Chương 9 : Đông và Tây (tr. 377-428) gồm các mục : Quan niệm chính danh, Gia đình trị, Tùy thuộc vào thân nhân, Thiếu hiểu
biết về Việt Nam, Ông Diệm là nhà độc tài ? Ngô Đình Nhu ? Quan niệm dân chủ.
Chương sách ngắn này nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề
đưa đến cuộc chính biến 1963.
v
Tiến sĩ Phạm Văn Lưu đã sắp xếp các tình tiết để
hình thành cuốn sách, theo phương pháp sử học : la mise en intrigue s’impose à tout historien. Tác giả làm công việc
biên tu và khảo hiệu của quốc sử quán triều Hậu Lê và triều Nguyễn. Việc biên
tu đòi hỏi khoảng cách thời gian (từ 1963 đến 2016) và khách quan, theo quan điểm của triết gia Paul Ricoeur (1913-2005). Theo
Charles Péguy, sử gia phải trung thực, chính trực, khiêm tốn. Lịch sử
không là một khoa học, mà là khoa đạo đức:
l’historien doit être probe, honnête, modeste. L’histoire n’est pas une science
mais une éthique. (Charles Péguy, De la situation faite à l’histoire et
à la sociologie dans les temps modernes, 4 novembre 1906, Troisième cahier
de la huitième série, Œuvres en prose complètes, t. 3, Paris,
Gallimard, Bibliothèque de la Pléiade, 1988, p. 489). Trong tác phẩm sử học của
Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, người ta nhận ra các yếu tố này.
Trong
những tác phẩm sau này, mong rằng tác giả sẽ làm công việc biên tu, điều tra cặn
kẽ. Trong cổ ngữ Hy Lạp; Ἱστορίαι
(historíai) có nghĩa là điều tra (enquête), nhằm làm sáng tỏ một số nghi
vấn liên hệ đến tiến trình mất nước bắt đầu từ 1963, kết thúc năm 1975. Đành rằng
Hoa Kỳ đã bỏ rơi chung ta. Vấn đề đặt ra là tại sao nước Đức, Hàn Quốc, Đài
Loan cũng cùng cảnh ngộ mà không bị cộng sản thôn tính ? Tại sao trước 1975,
các tỉnh mất an ninh như Phú Bổn lại tiêu thụ nhiên liệu và gạo rất cao, so với
dân số ? Tại sao xe tăng T-34, T-54 và xe tải Molotova lại có đủ nhiên liệu sử
dụng tại chiến trường miền Nam ? Tại sao trên một triệu bộ đội cộng sản chiến đấu
tại miền Nam lại có đủ cơm ăn ? Vai trò của phu nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
và phu nhân thủ tướng Trần Thiện Khiêm trong việc bán xăng gạo như thế nào ? Nếu
làm sáng tỏ các vấn đề này, hương linh biết bao người chết biển, chết trong tù
ngục cộng sản sẽ được ngậm cười nơi chín suối.
Paris, tháng Tư 2017
Lê
Đình Thông
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang