KINH MÂN CÔI
NGUỒN SỐNG
GIA ĐÌNH
Trinh Nguyên
ia đình công giáo VN sống
đạo bằng kinh Mân Côi. Từ khi con biết nói, người mẹ đã cầm tay chỉ dạy con làm
dấu Thánh Giá, trên trán. Sau đó mới tới ‘Kính Mừng Maria đầy ơn phúc…’. Mỗi lần
thêm câu ‘Đức Chúa Trời ở cùng Bà…’ cho đến khi nào con thuộc đầy đủ kinh Kính
Mừng này. Dần dần mẹ mới chỉ vẽ cho con kinh khác hay đôi điều giáo lý vỡ lòng.
Rồi tới khi khôn lớn, cha mẹ dẫn con đến nhà thờ gia nhập cộng đoàn tham gia hội
đoàn… Khi vựng vợ gả chồng lại chọng người công giáo. Suốt đời cha mẹ khuyên nhủ :
Con ơi, giữ lấy đạo nhà. Qủa thật kinh Mân Côi như
chiếc phao, hồng ân và phần thưởng cho tín hữu trung kiên, nguồn sống gia đình
công giáo. CÁC HỘI ĐOÀN CỦA ĐỨC MẸ Hiệp Hội Thánh Mẫu năm 1563 do cha Jean Leunis, dòng Tên sáng lập cho các các sinh viên Roma, Ý. Mục đích thánh hóa thanh niên sinh viên, cải thiện xã hội. Đi theo tôn chỉ tận hiế, làm con Đức Mẹ, tôn sùng yêu mến và bắt chước các nhân đức Đức Mẹ. Kết đoàn làm tông đồ mở nước Chúa. Tổ° chức có Hiệp Hội Liên hội địa phận, Liên hội quốc gia và Liên hội quốc tế. Trước 1975, VN trụ sở ở Chí Hòa.
Hội Nghĩa Binh Thánh Thể năm
1861, bước đầu cha Henri Ramière
thành lập Hội Tông Đồ Cầu Nguyện ( Apostolat de la Prière) dành cho mọi giới. Năm
1865, cha Léonard Cros qui tụ trẻ em lập ‘‘Đạo Binh Giáo Hoàng’’,thực hiện 3
công tác : Thinh lặng, cầu nguyện và hãm mình. Năm 1915, ‘‘Mặt trận thiêng
liêng’’ (Croisade de prière) ra đời cầu cho hòa bình thế chiến. Ba nhóm hoạt
động mạnh ở Bordeaux, Bretagne, và Cote d’Azur. Năm 1917, nhóm Croisade ở Bordeaux hợp với hội Tông
Đồ Cầu Nguyên ở Toulouse làm thành Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Croisade
Eucharistique) gồm trẻ em từ 14 tuổi. Năm 1922, bốn tiêu chỉ của phong
trào : Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh, Làm việc Tông Đồ Khuyến khích mỗi ngày lần chuỗi 10 kinh Kính Mừng. Næm
1962, theo ý ĐGH Gioan 23, danh xưng Nghĩa Binh Thánh Thể (Croisade
Eucharistique) gom thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể (Mouvement
Eucharistique de Jeunes). Tên này được gọi tới ngày nay. Thiếu Nhi Thánh Thể đến VN từ 1931, và mở rộng
tới nhiều giáo phận. Đoàn
Thiếu Nhi thành lập tại GXVN, năm 1986. (Kỷ
Yếu Thiếu Nhi Thánh Thể, 10 năm
(1986-1996) Đoàn Kitô Vua GXVN Paris, tr. 4)
Hội
Con Đức Mẹ, năm 1830, thành lập do ý muốn của Đức Mẹ
hiện ra với Thánh Catherine Labouré, tại 140 rue du Bac, Paris. Mục đích thánh hóa
hội viên, tôn sùng kính Đức Mẹ và làm tông đồ cho người khác tôn kính Mẹ. Hầu hết
các thiếu nữ» VN gia nhập Đoàn con Đức Mẹ. Nhiệt tình lần chuỗi, làm việc tôn
kính Đức Mẹ, trong tháng Hoa và tháng Mân Côi. Đạo
Binh Đức Mẹ có từ 1921, do Anh Frank Duff thành lập. Mục đích
thánh hóa quân binh, dựa vào lòng sùng kính Đức Mẹ. dưới hai hình thức : cầu
nguyện với Dức Mẹ, qua hội hàng tuần, lần chuỗi Mân Côi và công tác tông đồ. Có
hai loại hội viên : hoạt động và tán trợ. Tổ chức, từ Praesidium, Curia, Sénatus,
và điều hành trên hết là Concilium. Đạo Binh tại VN năm 1948, và hoạt động tại
GXVN Paris, năm 1965. (Kỷ Yếu 40 năm thành lập Curia Maria Nữ Vương nước VN, tại
GXVN Paris, tr.113) LỊCH SỬ KINH MÂN CÔI Kinh mân côi nguyên tiếng
Latinh là Rosarium, tiếng Anh, tiếng Pháp là Rose là hoa hồng tượng trương kinh
Kính mừng kết thành vòng hoa thiêng dâng kính Đức Mẹ như cổ thời Hylạp, và một
số nước hiện nay, người ta làm vòng hoa tươi treo vào cổ trao tặng nhau. Trước
kia người ta đếm kinh bằng hạt sỏi, dần dần người ta kết những hạt khác thành
chuỗi Mân côi gọi là Rosary. Thế kỷ XII, 150 Thánh vịnh
David dài quá đối với nhiều người không thể đọc được, nên người ta đọc 150 kinh
Lạy Cha thay thế. Dần dần người ta đọc 150 kinh Kính Mừng thay 150 kinh Lạy
Cha. Do đó Thánh Đa Minh gọi là "Thánh vịnh Đức Mẹ". Sau này Đức
Sixtô IV gọi tắt là "Thánh vịnh". Bắt đầu kinh Kính Mừng chỉ gồm
có lời chào của thiên sứ Gabrie: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Thiên Chúa
ở cùng Bà" (Lc 1:28), rồi được thêm lời chào của bà Thánh Elizabeth:
"Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và Con lòng Bà gồm phúc lạ" (Lc
1:42). Cũng trong thế kỷ XII, Đức Mẹ hiện ra trao truyền tràng hạt Mân côi cho
Thánh Đaminh để cải hoá bè rối Albigensê đang tung hoành ở phía nam nước Pháp.
Sang thế kỷ XIII, đời Đức Urbanô IV, Thánh Danh "Giêsu" được thêm
vào. Thời đó người ta đọc 150 kinh
Kính mừng cùng với 150 kinh Lạy Cha, nghĩa là mỗi kinh Kính mừng một kinh Lạy
Cha. Đến thế kỷ XIV, thầy Henry Kalkar (1328-1408), dòng Carthusian do Thánh
Brunô sáng lập, chia 150 kinh Kính mừng thành từng chục (10) mỗi chục một kinh
Lạy Cha. Thế kỷ XV, Cha Đa Minh Prussia (1384-1460) cũng dòng Carthusian chia
150 Kinh Kính Mừng thành 3 chỗi 50. Cũng trong thế kỷ này, Chân phúc Alanô de
la Roche hay là De Rupe thêm phần suy niệm các mầu nhiệm trong khi lần chuỗi.
Từ nay tràng kinh Mân côi gọi là "Vòng hoa hồng". Chân phúc Alanô
nhiệt thành phổ biến kinh Mân côi mà Đức Mẹ đã trao truyền cho Thánh Đaminh.
Chân phúc Alanô thành lập Hội Mân côi năm 1480 và được Đức Mẹ hứa ban 15 ơn cho
những ai trung thành đọc kinh Mân côi. Năm 1521, cha Albertô da Castello, O.P.,
sửa lại mỗi kinh Lạy Cha với một mầu nhiệm. Năm 1569, Đức Thánh Piô V với bửu
sắc "Consueverent Romani Pontifices" thêm phần thứ hai kinh Kính
mừng: "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời..." với kinh Sáng danh, và ấn
định kinh Mân Côi như chúng ta đọc ngày nay. GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH Chúng ta có thể theo gương ‘‘sống kinh Mân Côi’’ của một
số gia đình Gia
đình Chân Phước Jerzy Popieluszko (Ba Lan, 1947-1984) Trong gia đình, song thân là người mộ mến các vị truyền
giáo, làm bác ái hay tử Đạo. Có lần, thân mẫu kể lại, lúc Jerzy còn nhỏ, thấy cả
nhà chưa đọc kinh ‘‘Lạy Cha’’ trước bữa ăn và kinh ‘‘Kính Mừng’’ sau bữa ăn.
Jerzy không chịu ăn cơm. Bà biết ý, nên xướng kinh ăn cơm, Jerzy mới vui vẻ ngồi
vào bàn ăn. Trong những ngày Cha bị công antheo dõi, ĐGH Gioan Phaolô II đã gửi
tặng ngài cỗ tráng hạt. Chung quanh ngô mộ Cha, người ta đã đặt những viên đá
nhỏ xếp hình xâu chuỗi, nhái lại kinh Mân Côi như triều thiên dành cho Cha trên
Nước Trời. Gia đình Ông Bà Thánh Martin (1823-1894) và Zélie (1831-1877), song thân Thánh
Têrêsa. Têrêsa kể ‘‘ngày Chúa nhật cả
nhà cùng đi lễ hát’’ tạåi
nhà thờ xa : đọc kinh, lần chuỗi kính Đức Mẹ. Trong năm, gia đình giữ chay
kiêng thịt, đọc kinh tháng Mân Côi, tháng Hoa, tháng Thánh Tâm, tháng các Linh
Hồn. Năm Têrêsa đau nặng (1883), đã được ‘‘Đức Mẹ Mịm Cười’’, như phần thưởng
cho người con Đức Mẹ. Năm 1876, chính bà mẹ Têrêsa đã viết : Đn con Têrêsa cũng đua làm việc lành. Chị
Marie cho riêng em một cỗ tràng hạt để làm việc lành...Têrêsa mỗi ngày thò tay
vào túi đến trăm lần lần hạt, tính việc lành đã làm. (Một Tâm Hồn. ttr. 25-26) Thánh Tử Đạo linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan (1798-1861) đã 60 næm linh mục, cha bị bắt trong nhà
Thánh Trùm họ† Matthêu Nguyễn Văn Phượng cùng với 7 giáo dân khác, ở Sao Bùn
(1861). Cha Hoan và Thánh Trùm họ Matthêu Nguyễn Văn Phượng bị kết án tử hình.
Trong thời gian lao tù, cha dành thời giờ thăm giải tội, lần chuỗi, chúc lành
và khích lệ bạàn tù. Ngày 26.5.1861, Hai anh hùng bị xử, khi cởi áo Cha, lý hình thấy ảnh ‘‘Áo Đức
Bà’’ đo trên ngực, anh tưởng là của qúi giá đã xin cha. Nhưng cha trả lời :
‘‘Cái này tôi không thể cho ai được. Vì đây
là Đức Nữ Vương, và là Chúa Bà tôi’’. Hai Anh Hùng đã được Nữ Vương các Thánh Tử Đạo đón về trời. (Điển Ngữi Các Thánh. Lm Hồng Phúc, 1999, tr. 132) Bernadette lần chuỗi khi được Đức Mẹ hiện ra lần đầu, 11. 2. 1858, kể : Nhưng rồi Cô (xinh đẹp) làm Dấu Thánh Giá làm
những băn khoăn lo âu của em tan mau mất ... Em đưa tay vào túi áo và nhẹ
nhàng rút tràng hạt ra…Tất cả phụ nữ Lộ Đức có thói quen mang tràng hạt trong
túi áo. Bấy giờ em hướng về Cô Gái và giơ cao tràng hạt bằng gỗ đen. Cô lấy
tay phải nâng tràng hạt (của Cô) lên. Em nghe như có tiếng Truyền Tin
vang lên : Kính chào Bà đầy ơn phúc.
Đôi môi Cô bất động. Sau mỗi kinh Kính Mừng, ngón tay Cô chỉ lần một hạt.
Cho đến lúc em đọc kinh thì đôi môi Cô Gái mới mấp máy và cầu nguyện chung cùng
em, trong thinh lặng. Chưa bao giờ em lần hạt chậm rãi và kỹ lưỡng như thế. Chắc
cũng là cách ‘níu kéo’ Cô Gái ở lại lâu hơn. Đến chục thứ ba, em không cảm thấy
lo âu, đá nhọn đang quì, lạnh tê buốt. Khi em lần hết tràng hạt thì Cô Gái đưa
tay vẫy gọi em lại gần cách âu yếm. Em sợ, ngại ngùng không dám tiến lên, vì em
cảm thấy mình thấp hèn. Thế rồi Cô Gái biến mất lúc nào, em cũng không hay. ( x. Thánh Nữ Bernadette Lộ Đức Sứ Giả Tình
Thương. Phêrô Phan Hữu Lộc, ttr.27-29) LỜI CHỦ CHĂN Ba Giáo Hoàng cận đại là Con của Đức Mẹ, có những lời
khuyên kinh Mân Côi. Thánh
Giáo Hoàng Phaolô VI,
dành phần nội dung thứ ba ĐGH Phaolô VI ra Tông Huấn ‘‘Marialis Oultus’’về Tôn
kính Đức Trinh Nữ Maria: đề nghị một vài suy tư nhằm giúp lần Chuỗi Mân Côi sốt
sắng và ý thức hơn. Vì Chuỗi Mân Côi đã được các Vị Tiền Nhiệm thiết tha khuyến
khích và đã lan ra khắp nơi trong dân Kitô hữu. Tông Huấn đã cắt nghĩa 4 lễ về
Đức Mẹ: Lễ Giáng Sinh, Mẹ Thiên Chúa, Truyền Tin và Mông Triệu. (x. Tông Huấn Marialis Cultus, ttr.
4-7) Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 16.10.2002, đã ra tông thư ‘‘kinh Mân Côi của Đức
Trinh Nữ Maria’’ mở Năm Mân Côi (2002-2003) và đề nghị suy niệm ‘‘Năm Sự
Sáng’’. Ngài viết : Chuỗi Mân Côi đã đồng hành với tôi trong lúc vui cũng như
lúc khó khăn. Nơi kinh Mân Côi tôi luôn tìm được niềm an ủi. Sau hai ngày được
bầu làm giáo hoàng, Ngài tuyên bố: Tôi thành thật nhìn nhận chuỗi Mân Côi là
lời cầu nguyện tôi ưa thích nhất. Suy nghĩ về những khó khăn trong việc thi
hành sứ vụ của ngai tòa thánh Phêrô, tôi cảm thấy cần phải nói một lần nữa như
một lời mời gọi yêu thương Con với mọi người hãy nghiệm lấy từ bản thân. Đó là
kinh Mân Côi đánh dấu nhịp sống con người và đem lạåi sự hòa hợp với nhịp sống
Thiên Chúa. (Tông thư ‘‘Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, Rosarium Virginis Mariae)
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI với khinh nghiệm đọc kinh Mân Côi trong gia đình,
viết : Chuỗi Mân Côi nói ta hiểu biết và kinh nghiệm cội nguồn. Lặp đi lặp lại
là một phần cầu nguyện và suy niệm và nó cũng là một nhịp điệu dẫn ta vào yên tĩnh,
thanh thản nghỉ ngơi. Không nhất thiết phải suy nghĩ từng chữ khi đọc. Trái lại
cứ thả hồn đi vào nhịp kêu cầu, đọc qua nói lại của lời kinh. Lời kinh đâu phải
không có nghĩa. Nó làm hiện ra trước mắt và tâm trí ta những hình ảnh và
viÍn ki‰n l§n, nhất là hình ảnh của Đức Maria, và qua Mẹ là hình ảnh của Chúa
Giêsu... Lời kinh đọc chung
loan tỏa đầy không gian nâng, và đưa vào lâng lâng tâm hồn lên. Kinh nghiệm cội
nguồn đó đã trở nên một thứ gì hoàn toàn Kitô giáo, khi trong khung cảnh Mẹ
Maria và với hình ảnh Chúa Kitô này, giúp con người cầu nguyện một cách thật đơn
giản, nhưng dù vậy, lời kinh vẫn thấm vào tâm hồn, vượt trên vòng trí thức, vang
vào hồn và toát ra bằng lời. Tôi lần chuỗi đơn gỉan như cha mẹ tôi. Cha mẹ tôi rất
thích lần chuỗi. Về già ông bà lại càng thích lần chuỗi. Càng về già, người ta
càng ít khả năng làm những chuyện trí óc lớn, càng cần một nơi trú ẩn tâm hồn.
Và nhất là càng muốn hòa chung vào lời cầu của Giáo Hội. Và tôi cầu nguyện giống
y như ông bà đã làm. (ĐHY Joseph Ratzinger. Thiên Chúa và Trần Thế’. Bản dịch
Việt Ngữ. 2008, ttr. 328-329) ĐGH
Phanxicô, khi còn ở Brasil,
Năm 1986, có nhiều biến cố căng thẳng trong dòng Tên, lúc TGM Bergoglio gần như
bị đầy ải. Vị giáo hoàng tương lai đã tìm được nguồn an ủi nơi Bức Ảnh ĐM mà
ngài tìm thầy tại Augsburg. Đó là bức ảnh thời danh ‘‘Maria Cởi Nút’’, thế kỷ
18, danh hiệu mà thánh Irênê viết : Nút thắt bất tuân của Evà đã được sự
vâng lời của Maria tháo gỡ«. Cảm nghiệm được sự nối kết giữa bức ảnh với những
nút thắt trong đời, nên Đức Bergoglio thấy an ủi nhiều, nên quyế định truyền bá
lòng sùng kính Đức Mẹ, Khuyến khích xây dựng bàn thờ đặt bản sao bức ảnh này tại
nhà thờ San Jose del Talar, trong khu Agronomia, thuộc Buenos Aires. Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, khi nào tới Roma, ngài đều
tới đền thờ Đức Bà Cả, cầu nguyện. Khi lên ngôi giáo hoàng sau 5 ngày, ngài đã
cầm bó hoa nhỏ đến tạ ơn và còn nhiều lần khác, tay cầm chuỗi, với lòng sốt mến
trước ảnh Salus Populi Romani (Phù Hộ Dân Roma) Ngài không đọc diễn văn không chụp hình, đi xe Ford
Focus. Ngài muốn đây là cử chỉ riêng thân mật mẹ con. Đó là linh đạo kính Đức Mẹ
cûa Ngài. Người ta kể lại khi qùi trước Đức Mẹ, Đức Phanxicô gần như chảy nước
mắt. Trong nhà nguyện Santa Marta, sau thánh lễ, ngài thường xin các vị đồng tế
hát Thánh Ca kính Đức Mẹ ƠN LẠ NHỜ KINH MÂN CÔI Bao ơn lành, qua kinh Mân Côi, cho những ai lần chuỗi
Mân Côi. Nhờ kinh Mân Côi, nhiều người nên thánh thiện đạo đức, tội nhân trở lại…Những
gương sáng để lại. Linh mục Dòng Tên Hurbert Schiffer, năm 1945, 30 tuổi, qua đời 1976, 93 tuổi, người Đức kể
lại : Ngày thứ Hai, 6.8.1945, lúc 8g15, máy bay Mỹ Enola Gay B-29, thả
trái bom Little Boy xuống Hiroshima, làm 80.000 người chết tức khắc. Đến cuối
năm con số tăng lên. Hai phần ba nhà bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng giữa cảnh tàn
sát điêu tàn này, một điều lạ xẩy ra. Một cộng đoàn nhỏ Dòng Tên gần bom nổ 1 dặm,
không hư hại, 8 tu sỹ gần như vô sự. Nhà xứ yên, vững, đang khi chung quanh
bình địa. Hôm đó, sau khi dâng lễ, cha đang dùng điểm tâm, cha thấy có ánh sáng
lóe lên, Cha tưởng ngoài cảng có gì xẩy ra. Hôm đó, sau khi dâng lễ xong, ngài vừa ngồi dùng điểm
tâm thì thấy một ánh sáng lóe lên. Cha tưởng là sự cố nào xảy ra ở hải cảng. Gần
như lập tức, một tiếng nổ khủng khiếp tràn ngập không khí với tiếng xét nổ
tung. Một lực lượng hình nâng người lên ném mạnh xuống đất, đập người liên hồi
và xoay tít vòng vòng. Ngài bò dạy, và nhìn chung quanh, nhưng không nhìn thày
gì chung quanh, bất cứ hướng nào. Mọi thứ đã tàn phá. Ngài bị thương nhẹ. Sau đó
bác sỹ khám kỹ cha và các vị khác cũng không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ. Cùng với các tu sĩ Dòng Tên, Cha Schiffer tin rầng :
Chúng tôi sống xót vì đã sống thông hiệp
Fatima. Chúng tôi đã sống và lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày trong nhà này. Sau ba ngày, 9.8.1945, trái bom thứ hai thả xuống
Nagasaki, điều lạ tương tự, Tu viện Phanxico do thánh Maximilien Kolbe lập ở đây
trước chiến tranh, cũng không bị thiệt hại nặng, nhờ một ngọn núi chắn cho. Do đó,
dù ở Hiroshima hay Nagasaki chúng ta vẫn có bàn tay che chở của Mẹ Mân Côi
Maria. (ns Hiệp Nhất, số 213, 9.2010,
tr.108) Cô Kim Yuna, 24 tuổi, người Đại Hàn vừa thắng huy chương vàng thắng giải trượt băng nghệ thuật Olympic mùa Đông ở Sotschi, Nga (2.2014). Trước đó cô đoạt huy chương vàng, 2010, tại Canda. Được biết 2007, cô bị gẫy sương sống, bác sỹ công giáo giới thiệu vào nhà thương do các sœurs chăm sóc. Cô trở Đạo, mang tên Stella Maria (Đức Mẹ Sao Biển). Sau khi rửa tội cô luôn đeo ảnh Đức Mẹ Ban Ơn và vòng nhẫn tràng hạt trên ngón tay. Người ta lầm tưởng nhẫn đính hôn. Cô lần chuỗi mỗi ngày. Trước khi ra biểu diễn, cô thường làm dấu Thánh Giá. Uy tín của cô làm tăng tinh thần thể thao của Đại Hàn, lần làm chủ Olympic 2018. Sự danh tiếng không làm quên người nghèo, năm 2009, cô đã tặng 1,7 triệu cho cơ quan từ thiện. Năm 2012, cho 59. 300 cho công việc xây cất trường học tại Nam Hàn (vietcatholic.17.2.2014) Kết thúc bài này bằng lời
ĐGH Phanxico viết trong Tông Huấn ‘Chúa Kitô Đang Sống’ (Christus Vivit) ban
hành 25. 3.2019 : Nếu anh em muốn đồng hành với người khác trên nẻo
đường sống, các bạn phải là người đầu tiên đi nẻo đường đó, ngày này qua ngày
khác. Đó là điều Đức Maria đã làm, khi còn trẻ, đối diện với các vấn đề và khó
khăn của chính mình. Xin Ngài đổi mới sự trẻ trung của các bạn bằng sức mạnh lời
cầu nguyện (lần chuỗi) và luôn đồng hành bằng sự hiện diện Thân Mẫu Ngài. (số 298) |
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang