HỘI LINH MỤC XUÂN BÍCH
Phạm Bá Nha
Hội Linh Mục
Xuân Bích (hay đơn giản: Hội Xuân Bích) đặt theo tên thánh Sulpice (tiếng
Latinh : Societas Presbyterorum a S. Sulpitio, tiếng Pháp : Compagnie des
Prêtres de Saint Sulpice, hay Sulpiciens) do Linh Mục Jean Jacques Olier
(1608-1658) sau là cha sở nhà thờ Saint Sulpice (10 năm) thành lập chủng viện ở
Vaugirad, 164I, ngoại ô Paris.
Năm sau chuyển
về Paris. Có nhiệm vụ đào tạo Linh Mục tương lai, đồng thời coi xứ Saint
Sulpice. Nên gọi là chủng viện Saint Sulpice (Séminaire de Saint Sulpice). Hội
Linh Mục Xuân Bích viết tắt là pss (Prêtre de Saint Sulpice).
Hội phát triển
ở nhiều nước, hiện có 3 tỉnh hội : Pháp (Pháp, VN, vài nước Phi Châu), Canada
(Canada, Colombia, Bresil và Nhật), Mỹ (Hoa kỳ và Zambia) (Hiến Pháp Xuân Bích,
số 70).
Năm 1929, các
cha Xuân Bích người Pháp đến Hà Nội, VN 1929, còn hoạt động đến ngày nay.
Chủ đề báo được
chia làm ba phần : Bản chất và linh đạo,
Đấng sáng lập Hội và Xuân Bích tại Việt Nam
BẢN CHẤT VÀ
LINH ĐẠO
Hai tiếng
Saint Sulpice được phiên âm tiếng Việt là “Xuân Bích’’ khởi hứng từ câu thơ
“Xuân thảo bích sắc’’ (có mùa xuân màu xanh). Vị sáng lập xác tín r¢ng không thể
canh tân Giáo Hội và đẩy mạnh rao giảng Tin Mừng, nếu không đào tạo được những
linh mục thánh thiện và nhiệt thành. Vì thế, được cộng tác của các linh mục đồng
chí hướng.
Hội là hiệp hội
linh mục giáo phận, có đời sống chung, không có lời khấn và tu phục. Hội không
là dòng tu. Các kiểu gọi sau là không đúng : Dòng Xuân Bích, Hội Dòng Xuân
Bích, Tu Hội Xuân Bích. Hội Xuân Bích theo Giáo Luật, được xếp vào các Hội Đời
Sống Tông Đồ (Société de Vie Apostolique).
Hiến Pháp của
Hội Linh Mục Xuân Bích được Tòa Thánh công nhận, theo sắc lệnh của bộ Dòng Tu
và các Tu Hội Đời, 25.12. 1981 và sửa đổi 3.6. 2003. (Constitutions de la
Compagnie des Prêtres de Saint Sulpice).
Bản chất và cứu
cánh : Hội Xuân Bích là một hội sống tông đồ chiếu theo luật Tòa Thánh (CIC 731
tt). Các linh mục Xuân Bích là linh mục địa phận. Khi nhập hội, các linh mục vẫn
giữ nguyên nhập tịch địa phận gốc. Khi rời Hội, đương nhiện lại trở về địa phận.
Ý định Thiên Chúa đặt trên Hội là truyền bá tinh thần linh mục trong Giáo Hội.
Chúa muốn chúng tôi đổi mới Giáo Hội b¢ng cách đào tạo nhiều linh mục có tinh
thần Giáo Hội, sau đó họ ra đi phụng sự Chúa ở nơi nào Chúa muốn gọi họ (x. Hiến
Pháp Xuân Bích, số 1). Hội cộng tác với Giám Mục (x. số 3), không có lời khấn, liên hệ với nhau b¢ng
tình đức ái linh mục và ý chí muốn phục vụ linh mục và linh mục tương lai dưới
thẩm quyền bề trên (CIC 738) và lòng trung thành với hiến pháp (x. số 4). Việc
đào tạo linh mục là ưu tiên (x. số 6), cộng tác với nhau (x. số 7)
Tác vụ bên cạnh
linh mục tương lai: giúp họ nhận ra và đáp lại tiếng gọi và Thiên Chúa (x. số
11), tôn trọng sư phạm của Hội (x. 14), bề trên, hội viên, cộng tác với nhau
(x. số 15, 16). Trong các chủng viện theo thể chế cộng đoàn duy nhất (x. số
17). Chú trọng đào tạo chủng sinh về tinh thần, truyền thống Xuân Bích, ham
thích chân lý, giảng dạy (x. số 18-20) và thích nghi cần thiết (x. số 31)
Đời sống linh
đạo Xuân Bích : Linh mục Xuân Bích phải có tinh thần phó thác vào Chúa Thánh Thần.
Ngài là linh hướng bên trong, hướng dẫn mọi hoạt động linh mục Xuân Bích. Qua
Thánh Thể, linh mục Xuân Bích kết hợp ngày một mật thiết hơn với Chúa Phục
Sinh, để phục vụ tốt và trung thành với Giáo Hội, tham gia Phúc âm hóa và phát
triển linh mục tương lai, đâm rễ sâu trong đức tin. (x, số 32-36). Làm việc, phục
vụ giữa người nghèo, Hội viên Xuân Bích lưu tâm đến ơn gọi, trong sứ vụ của
mình và quyền lợi người được ủy thác (x. số 42) Trong đời sống cộng đòan, yếu tố
tự nguyện là quan trọng, tôn trọng lợi ích chung. (x. số,45)
Chậm ngôn của
Hội : Vivere Summe Deo Christo Jesu (Sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa
Kitô)
Bổn mạng của Hội : lễ Đức Mẹ Dâng Mình trong đền
thờ, 21.11hàng năm. Ngày này, trở thành
‘‘Giỗ tổ Xuận Bích’’, trong Tháng Lễ, các linh mục Xuân Bích lập lại lời hứa :
Lạy
Chúa,
Chúa
là phần sản nghiệp con được hưởng,
là
chén phúc lộc dành cho con
vận mạng con, chính Ngài nắm giữ (Tv
15, 5)
Sư phạm Xuân Bích: có lối sư phạm
riêng, chủng viện thành cộng đoàn giáo dục có tính cách gia đình (x. số 14/2),
ưu tiên đào tạo thiêng liêng, nhân bản trí thức và mục vụ (x. số 14/3-5).
Hiến Pháp Xuân Bích: gồm 151 điều (số)
và phụ lục 1, 33 điều; phụ lục II, 12 điều ; phụ lục III, 21 điều. (Bản dịch của
Lm Micae Phaolo Trần Minh Huy, pss. xuanbichvietnam.net)
Logo Xuân Bích: hai chữ A và M chồng
vào nhau: Auspice Maria (Dưới sự phù trợ của Đức Maria. (xem hình). Trong khuôn
viên ĐCV Huế, đài Đức Mẹ, có Thánh Tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, dưới chân tượng
có ghi Ad Jesum Per Maria (Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria
ĐẤNG
SÁNG LẬP HỘI
Lm.
Jean Jacques Olier (1608-1658)
Lm
Jean-Jacques Olier là một trong những vị lập chủng viện, tại Pháp, cải tổ giáo
sỹ, ảnh hưởng lớn thời bấy giờ, ngài đã lập đoàn linh mục tức Hội Linh Mục Xuân
Bích (Compagnie des Prêtes de saint Sulpice). Cha sống cùng thời với Vincent de
Paul, Pierre de Bérulle, Charles de Condren, Jean Eudes và nhiều vị khác. Cha
có công lập ra trường phái thiêng liêng Pháp (Ecole Françiaise de
Thiếu thời và thanh niên (1608-1625)
Jean- Jacques
Olier sinh 20.9.1608, tại Marais, khu dân cư Paris. Con Ông Jacques Olier và bà
Marie Dolu d’Ivoy, gia đình có 4 người con Jean là con út. Gia đình thuộc hàng
quí tộc, có biệt thự tại khu phố tại Roi de Sicile, nay là Yvelines, gần
Poissy. Từ 8 tuổi Jean Jacques dưới sự giáo dục của người mẹ nghiêm khắc. Tuổi
thơ lanh lợi, tinh nghịch, nhưng biết hối lỗi, để lại trong nhật ký: Tôi khiêm
nhường xin lỗi Chúa, và mẹ tôi, đã làm nhiều điều phiền lòng bà. Khi tôi phạm tội
nào, trí khôn như đóng lại, tôi không làm được gì. Tôi phải đi xưng tội ngay.
Năm 1617, J-J
Olier học nội trú Dòng Tên. Năm 1622, tại Lyon, lúc 14 tuổi, cậu gặp giám mục
thời danh François de Sales đang trọng bệnh. Cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng đối với
người trẻ đầy nhiệt huyết ý chí này. J-J nhận ý kiến, phép lành và gọi giám mục
Genève là Cha. Sau, chính mẹ dẫn con đi tu.
J-J được nhận tu, nhận áo dòng, lần lượt tu học ở Bazainville, Chartres,
rồi Biển Đức Clisson, Nantes, đến Pébrac ở Saint Flour, tu viện Madeleine de
Pouancé ở Angers.
Năm
1624-1627, J-J học triết, thông minh, trẻ trung, sụất sắc, vào đại học
Sorbonne, giáo sư khen, được tuyên dương danh dự. Năm 1629, qua Roma, học tiếng
Hy Lạp rồi về Paris dễ học hơn. Thì ba biến cố quan trọng : gặp bà đo đức,
thánh thiện Marie Rousseau ở Saint Germain, nâng đỡ ; đau mắt, sốt rét, nghẹt
thở, nguy kịch có thể mù và ông thân sinh qua đời (1631). J-J hành hương
Loretta, khỏi bệnh. J-J Olier được ơn thúc đẩy bên trong : sửa đổi và bỏ giầu
sang, đến với người nghèo. Tập họp thanh thiếu niên. Ngài hay nói : cần nội tâm
hơn bề ngòai. Số người đến với Olier ngày một đông.
J-J Olier chọn
cha Vincent de Paul làm linh hướng. Ngày 21.5.1633, J-J Olier thụ phong linh mục, 26 tuổi. Ngày24.5,
lễ mở tay ở dòng Kín, Notre Dame de Champs, nơi em họ De Bussy, tu.
Nhà truyền giáo trẻ (1633-1641)
Sau khi thụ
phong Cha Jean-Jacques Olier, theo chỉ dẫn của cha Vincent de Paul lập nhóm
linh mục trẻ, bỏ Paris, về miền quê rao giảng Tin Mừng. Khó khăn ban đầu vất vả,
va chạm lề thói cũ, ngược xuôi, người ta tưởng cha ngã qụi vì công việc quá sức.
Địa điểm đầu tiên ở quê ngài, vùng nông dân, cạnh tu viện Pébrac, Cha trở thành
viện phụ Pébrec, còn 18 chị. Vừa truyền giáo vừa cải tổ dòng. Cha được Mẹ Agnès
de Jesus tiếp tay. Dần dần có thêm nhiều nhóm linh mục trẻ hoạt động tại
Nantes, Saintonge, Langres, Angers, Langeac, Normandie… Có nhóm tình nguyện đi
Canada, Montréal, 1642, mục vụ cho người Ấn. Trong nhóm này có giáo dân qúi
phái, quan thuế, miền Angers là Jérôme Le Roger de la Dauversière. Tại Canada,
các cha lập ‘Hội Đức Bà Montréal’’, đông người gia nhập. Lập viện Cứu Tế Giuse
do nữ tu trông coi. Thời gian này, người cộng tác như cánh tay mặt là cha
Adrien Bourdoise. Cha J-J Olier được đề nghị làm giám mục nhiều lần, nhưng cha
khất lần, viện cớ chưa sẵn sàng. Cha vẫn đi nhiều nơi, giảng thuyết, tổ chức cấm
phòng cải tổ các Dòng Nữ, lỏng lẻo, các linh mục vùng xa, hẻo lánh.
Chủng viện Vaugirard và xứ Saint Sulpice
(1641-1642)
Tháng 8.1641,
nhóm linh mục trẻ nghĩ phải đào tạo thêm người cộng tác. Chọn Notre Dame des
Ardiliers, gần Saumur cấm phòng. Kỳ này, Cha Olier được ơn Thánh Thần, ‘Cha muốn
cho con thay vì tòa giám mục là nơi rất nhiều tình yêu’’. Các nữ tu Thánh Giá
(Les Filles de la Croix) sẵn sàng nhận nhóm linh mục trẻ lập ở Vaugirard một
thí điểm cho tiến chức. Mẹ Agnès de Jésus, bề trên Dòng, một người đắc lực
trong việc gầy dựng cơ sở này.
Cha Olier,
cha Charles de Condren, Dòng Thánh Thể, cha Andrien Bouerdoise, và các cha khác
họp, ghiên cứu xông pha phưu lưu. Các cha xác tín r¢ng muốn đem lại cho GH sức
sống mới phải mở ác với Đức Mẹ chọn Vaugirard, số nhà 383, làm chủng viện đầu
tiên.nga
Ngày
21.7.1642, cha Olier 35 tuổi, nhận làm cha sở Saint Sulpice, Paris. Vừa Saint
Sulpice ở vừa Vaugirard. Saint Sulpice đất rộng, có khu mang tiếng gièm pha, không
tốt. Chấp nhận làm việc ở Saint Sulpice, linh đạo lúc này của cha là Thánh Thể.
Như Chúa Thánh Thể, biến đổi, cha ao ước ban chính và phân phát cho người khác.
Ngày 11. 8. 1642, Thánh lễ đầu tiên ở Saint Sulpice, có 8 chủng sinh của
Vaugirard. Ngày 15.8, trong phiên họp các cha sở Paris, cha trình bày dự định mở
chủng viện và sửa và cải tổ giáo xứ. Được hoan nghênh. Ba cha phó : cha
Bassencourt (phụng vụ), cha Ferrier (coi xứ) và cha Caulet (chủng viện). Cha
Olier đưa ra thời khóa biểu, kỷ luật, nội qui cho một sồ người giáo xứ, người
trong nhà : Dậy 5g, suy gẫm đọc chung kinh nhật tụng, nghe huấn đức (thứ Bảy).
Lương để chung. Cấm đánh bạc, chuyện trò dây dưa. Cấm thâu tiền khi xưng tội,
đi thăm bệnh nhân. Mỗi người có phận sự riệng, làm tròn là sống đời giáo sỹ.
Giáo xứ là cộng đồng, của cải để chung. Ngoài giờ trong trường, Cha phân chia
khu dạy giáo lý, giải tội cho người lớn và trẻ em.
Chẳng bao lâu
nhà thờ chật, tham dự nghi lễ trang nghiêm yên lặng. Thành lập Hiệp Hội Thánh
Thể, luân phiên chầu ngày đêm. Các hoạt động bác ái mở rộng : đến với người
nghèo, người ăn xin, nhờ tòa án can thiệp bài trừ mãi dâm, chống tệ nạn đấu
gươm của qúi phái. Cha thường nói ‘đói linh hồn’’ để gặp những người trí thức
nhiệt tâm, những cặp vợ chồng sai giáo lý, liên hệ với Tin Lành. Cha không chờ
người ta đến. Dùng nhiều giờ giải tội qùi gối bên cạnh hối nhân và linh hướng.
Sáng lập các chủng viện và Hội Xuân Bích
Những từ bỏ cuối cùng (1645)
Trước nay có
nhiều chủng sinh bên cạnh. Năm 1645, sau nhiều năm cầu nguyện, cha Jean Jacques
Olier tuyên bố thành lập chủng viện tách ra cho đào tạo linh mục cho mọi giáo
phận và mọi quốc gia sau này. Loại chủng viện này không thuộc quyền giám mục
giáo phận địa phương, nhưng thuộc Giáo Hoàng, dành cho GH toàn cầu. Bước đầu diễn
tiến nghèo nàn vì tài chánh tách khỏi giáo xứ. Lại do tư nhân giúp. Xây nhà, do
một người hảo tâm vận động, anh em Souart trợ gíup vào cuối 1649. Nhà được xây ở
góc phố Vieux Colombier và Pot de Fer. Hoàn thành vào 15.8.1651.
Kỷ luật
nghiêm minh, nhưng dịu dàng như gia đình. Trong tuần, chủng sinh giờ tu đức và
kinh nguyện ở nhà, còn theo học ở đại học Sorbonne. Cuối tuần, đến các xứ quanh
vùng dạy giáo lý. Đối tượng đào tạo thành linh mục : thần học uyên thâm, thành
thạo mục vụ và nội tâm thấm nhuần mầu nhiệm Thiên Chúa. Lời nguyện thời danh của
cha Olier : Lạy Chúa Giêsu sống trong Mẹ Maria, xin hãy đến và sống trong tôi tớ
Chúa
Ngày
2.5.1645, cùng hai cha trong chủng viện là cha Antoine de Poussé và Antoine
Damien, sau hành hương Montmartre, tuyên thệ trên Sách Phúc Âm, cha Olier trong
Tổng công hội địa phận mới mạnh dạn trình lên Đức Cha Beauvau, Nantes dự án : Hội
mang tên Xuân Bích (Saint Sulpice) gồm Cha bề trên và hai cha khác Gabriel de
Queylus và Damien Hurtevent, đi các địa phân kêu gọi mở chủng viện và chiêu mộ
chủng sinh. Được chấp nhận mau chóng, 1654, mang tên : Hội các Linh mục của
Hàng Giáo sỹ’’ (les Prêtres du Clergé). Hội bắt đầu, có vị tài giỏi là cha
Alexandre Le Ragois de Bretonvilliers, sau thay cha Olier. Lúc đầu trụ sở tạm ở
Vaugirard, sau chuyển về Issy.
Những ngày cuối cùng (1653-1657)
Sức khỏe cha
ngày yếu dần, nhưng tinh thần niềm tin, đời sống thiêng liêng vẫn mãnh liệt.
Tháng 2.1653, Cha Olier có gặp cha Alexandre de Rhodes, tông đồ viễn đông, tỏ ý
muốn đi Tonkin. Cha Olier khát khao tuyền giáo bên Anh. Sức khỏe không cho
phép. Củng cố các nơi, đã thành lập, Cha đi nghỉ, thăm nhà ở Lyon, Viviers,
Puy, Privas, Langeac, sang cả Canada… Ngày 26.9 1653, Cha đang nghỉ tại Péray,
thì bị bại liệt, điều trị, sau nhiều tháng bình phục. Lần khác, ngày 26.3.
1657, tại Issy, bị liệt, cấm khẩu, 31.3, trong tuần thánh và hôn mê, cha qua đời
2.4.1657, thứ Hai Phục Sinh. Thánh
lễ an táng tại Saint Sulpice, 7.4. 1657.
Ba tác phẩm cha viết
- La Journé
Chrétienne, xuất bản 1655 (Ngày sống Kitô giáo)
- Catéchisme
chrétien pour la vie intérieure, 1656.
Kiểu hỏi thưa
(Giáo lý công giáo cho đời sống nội tâm)
-
Introduction à la vie et aux vertus chrétiennes, xuất bản sau khi qua đời
(Dẫn nhập vào
đời sống và các nhân đức Kitô giáo)
Cha để lại
nhiều tài liệu, văn bản, tập vở… các vị kế nhiệm khai thác :
- Nhật ký (viết
từ nhỏ, bị gián đoạn)
- L’esprit
d’un directeur des âmes (Tinh thần của linh giám các tâm hồn)
- Traité des
Saints Ordres (Luận về Chức Thánh)
- Pietas
Seninarii Sancti Sulpitii (Lòng đạo đức của của chủng viện Xuân Bích)
Tóm lại, tư
tưởng trong Nhật ký của cha Jean-Jacques Olier, sáng lập Xuân Bích :
- Mong ước của
Xuân Bích là canh tân GH b¢ng đào tạo nhiều linh mục có tinh thần GH, để sau đó
đi phụng vụ Chúa, đến bất cứ nơi nào Chúa gọi (Tự Thuật, J-J Olier, 3, 83.
xuanbichvn. Net).
- Ba yếu tố
sư phạm của người giáo dục thế hệ tương lai là : nguyện gẫm, suy niệm Thánh
Kinh và tôn sùng Thánh Thể (Tiểu sử Lm J-J Olier. tr. 27)
- Chỉ có việc
mở chủng viện mới đem lại sinh khí mới cho GH. Làm một thày dòng, linh mục tốt
là tập viện, hay chủng viện tốt (Tl đd, tr. 29)
- Đối tượng
đào tạo thành linh mục của cha J-J Olier : thần học uyên thâm, thành thạo mục vụ
và nội tâm thấm nhuần mầu nhiệm Thiên Chúa. Lời nguyện thời danh của cha Olier
: Lạy Chúa Giêsu sống trong Mẹ Maria, xin hãy đến và sống trong tôi tớ Chúa.
(Tl đd, tr. 43)
Vẫn còn hợp với
ngày nay. Như ĐGH Phanxico nói trong thông điệp ngày chúa nhật truyền giáo vừa
qua, 19.5.2018 : ĐTC mời gọi giới trẻ muốn bước theo Chúa Kitô hãy kiếm tìm,
khám phá và kiên trì trong ơn gọi. Mỗi người nam nữ là nhà truyền giáo, mang
Tin Mừng cho khắp thế giới. ĐTC hài lòng với nhiều nhóm trong cộng đồng phục vụ
‘‘người bé mọn nhất’’. Căn tính của giám mục, linh mục là mục tử, chuẩn bị
chính mình, vác thập giá, khi đến nơi mà mình không muốn. Chăm sóc lo lắng cho
đoàn chiên là phần cốt yếu của mục tử. (vietcatholic. Net 19.5.2018)
________________________________
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
- Tiểu sử Cha
Jean-Jacques Olier, Đấng sáng lập Hội Linh Mục Xuân Bích.
Bản dịch của Lm Anton Trần Minh Hiển, pss
(2007)
- Hiến Pháp
Xuận Bích, xuanbich vietnam.net
Bài viết khác
Chương Trình Hành Hương Đức Mẹ Lộ Đức 16/08/2024-20/08/2024 và Phiếu Đăng Ký
Hành Hương Thánh Địa : Cùng Mẹ La Vang Bước Theo Dấu Chân Chúa từ 23 đến 30/04/2023
Cáo Phó : Sơ Marie-Sophie Nguyễn Thị Phú
Thành Kính Phân Ưu - Thân phụ Cha Gioan Vũ Minh Sinh
Thơ : Thánh Lễ Tiễn Biệt Cursillista Many Hùng - Lê Đình Thông
Hình : Thánh Lễ Thêm Sức cho 27 em Thiếu Nhi Giáo Xứ ngày 10/10/2020
Thơ & Nhạc : Ngước Mắt - Lê Đình Thông
Dân Pháp trước sự chết - Mai Đức
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam theo gương Chúa Giêsu : Ứng xử bất bạo động
Hàng trăm ngàn Tín hữu năm châu dự Đại Lễ phong Thánh Mẹ Têrêsa - Lê Đình Thông
Bữa Cơm Liên Đới Xây Dựng Giáo Xứ
Ngày Gia Đình thứ 14 Chúa Nhật 15-03-2015
CHIỀU THƠ NHẠC 05 Tháng 10 Năm 2014 Chương Trình Diễn Tiến & Âm Vang