Trinh Nguyên góp nhặt
Hình Ảnh Con Gà
Con gà hiền lành, đẻ trứng dài dài,
ấp trứng, chăm chỉ nuôi con. Có những hình ảnh thật đẹp và giáo dục.
Gà là loại gia cầm
Xưa, gà nuôi trong nhà. Thịt gà là
món ăn qúi, đãi khách. Nay gà công nghiệp, thịt gà thường dùng trong bữa ăn.
Như Nguyễn Khuyến mô tả:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà chưa nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta.
Giết gà, lợn hay chó, dễ, ai mà
chẳng nhớ :
Con gà cục tác lá chanh.
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Gà là món ăn thông dụng. Con gà
giết ra, ăn được : Cổ, da, cánh, gân, ruột, phao câu, giò, tiết. Cả lông và phân gà cũng xử dụng
được
Gà gáy
Trong dân gian. Tiếng Việt rất
trong sáng khi phân biệt : cuốc kêu, chim hót, gà gáy. Đối với dân Việt nông
thôn tiếng gà gáy rất quan trọng, cần thiết. Buổi sáng gà gáy 3 lần, đúng giờ :
lần 1 : nửa đêm
lần 2 : 3 giờ sáng
lần 3 : 5 giờ sáng. Nông dân thức
dậy, cơm nước đồng làm việc. Tôn giáo : Nhà thờ, giật chuông để giáo dân đến
nhà thờ đọc kinh, dâng lễ. Bên chùa thỉnh chuông kêu gọi phật ra tử đến chùa
tụng kinh. Mới có câu : Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương. Hay ở chỗ, 1
con gà trống gáy, thì con khác gáy theo. Nên ca dao có câu : con gà tức nhau
tiếng gáy.
Trong Thánh Kinh. Phúc Âm Mathêu
ghi: Tông đồ Phêrô chối Chúa 3 lần. Sau này khi nghe gà gáy Phêrô liền ăn năn
hối hận (x. Mt 26, 30-35; 69-75).
Gà mẹ ấp ủ gà con
Bức tranh ‘‘gà mẹ với gà con’’ lưu
giữ; nói lên cảnh thanh bình, đa phước lộc. Bên công giáo là sự phó thác tin
tưởng nơi Chúa. Qua thánh ca ‘‘Tán tụng hồng ân’’ của Hải Linh:
ĐK : Xin dâng lời cảm tạ hồng ân
Thiên Chúa bao la. Xin dâng lời cảm mến. Hòa theo tiếng hát dâng lên. Đôi bàn
tay Chúa nâng đỡ con. Xin dâng lời cảm tạ. Cho đời con vững một niềm tin
Xin dâng lời cảm mến. Đôi bàn tay
Chúa dẫn con đi. Xin dâng lời cảm tạ. Tay hồng ân Chúa đưa con về. Xin dâng lời
cảm mến. Chúa cho con trời mới đất mới. Đường đời con đổi mới.
Con (i) ca ngợI lòng thương xót
Chúa muôn đời.
1. Đời đời Người vẫn thương con (2
lần)
Thương con như gà mẹ ủ ấp con dưới cánh
Chúa thương yêu ấp ủ con đêm ngày
2. Nhiệm mầu tình Chúa cao siêu
Loài người được Chúa nâng niu
Nâng niu tựa con ngươi trong mắt Chúa
Chúa nâng niu gìn giữ con luôn đêm ngày.
Gà trong văn chương
Gà là nguồn cảm hứng trong văn
chương VN:
1.Ca dao tục ngữ, đời sống dân
gian :
Bao giờ cho khỉ leo hoa
Cho voi đánh sáp cho gà nhuộm răng
Chị kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu
Nhà tôi ở dưới đám dâu
ở trên đám đậu, đầu cầu ngó qua.
Ngó qua đám bắp mở cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Gà què ăn quấn cối say
ăn qua ăn lại cối này một câu
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Con đỉa đeo bà
Con gà cục tác
Mỏ nhác cầm chèo
Gà đẻ gà cục tác
Chó ăn đá, gà ăn muối
Con quốc kêu réo rắt trên ngàn
Gà rừng táo tác gọi con tha mồi
Lạnh lùng thay láng giềng ơi
Láng giềng lạnh ít, sao tôi lạnh
nhiều.
Chồng ở nhà vợ
Như gà vẹn cối say
Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà quăng tranh.
Con gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ thương yêu con chồng
!
2. Truyện Lục Súc tranh công. Vô
danh, trào phúng giáo dục. Mỗi người làm tròn công việc, không ganh tỵ, k<
công với chủ. Sáu con vật trong nhà :
Trâu, Chó, Ngựa, Dê , Lợn và Gà.
Thí dụ, gà chê lợn :
Heo ăn rồi ngủ gáy sì sì
Giả ngây dại biết gì việc chủ
Ngắm diện mạo dị hình, dị thú
Xem dung nhan khác thế lạ đờI
Như nuôi chơi chẳng phải giống chơi
Chạy rau cám như tiền nội án
3. Truyện Kiều của Nguyễn Du, gà
được đề cập đến 5 lần
- Gà gáy báo hiệu Kiều từ giã gia
đình, quê hương đến cùng Mã Giám Sinh ra đi
Những là đo đắn ngược xuôi
Tiếng gà nghe đã gáy sôi mé tường
Lầu mai vừa rúc còi sương
Mà sinh giục giã vội vàng ra đi
(865-868)
- Gà gáy báo hiệu trời rạng sáng
khi Kiều đang trên đường chạy trốn bị Sở Khanh bỏ lại bơ vơ giữa rừng
Đêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm sương.
Lối mòn cỏ nhợt màu sương
Lòng quê đi một bước đường một đau
Tiếng gà xao xác gáy mau
Tiếng người đâu đã phía sau dậy dàng
Nàng càng thổn thức gan vàng
Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào !
Một mình khôn biết làm sao
Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng
Hóa nhi thật khéo nỡ lòng
Đang tâm giày tía vò hồng lắm nau !
Một đoàn đổ đến trước sau
Vuốt đâu xuống đất cánh đâu lên trời.
(1119-1132)
- Kiều thoát khỏi thanh lâu, tiếng
gà êm dịu hiền hòa.
Mịt mù dặm cát đồi cây
Tiếng gà điểm nguyệt dấu giày cầu sương
Canh khuya thân gái dặm đường
Phần e đường sá phần thương dãi dầu.
(2029-2032)
- Kim Kiều tái ngộ. Hai bên còn
đang tâm sự thì gà gáy sáng. Đêm hạnh phúc đang dâng tràn... nuối tiếc
Một phen tri kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa.
Chuyện trò chưa cạn tóc tơ
Gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông
(3213-3216)
- Khác với 4 lần trước. Gà mang
hình ảnh xấu, tội lỗi... Kiều bị Hoạn Thư bắt đem Vô Tích, kết tội là gái mất
nết và bị đánh đòn 30 roi.
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, cũng quân lộn chồng.
Ra tuồng mèo mã gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bè nào
Nào là gia pháp nọ hay
Hãy cho ba chục biết tay một lần.(1731-1736)
Gà trong Ca nhạc, Hội họa
Nhạc sư Phạm Duy sáng tác bài ‘‘Bà
Mẹ Quê’’, tả cảnh thanh bình thôn quê VN
Bà, bà mẹ quê
Gà gáy trên đầu ngọn tre
Bà, bà mẹ quê
Chợ sớm đi chưa thấy về
Về họa, tranh. Có tranh ''Con Gà
Trống'', oai vệ, tượng trưng cho ngũ qúi (5 đức tính qúi : võ, văn, nhân, dũng,
tín)
Tranh gà mẹ với bày con, tượng
trưng phồn thịnh, nhiều phước lộc.
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Om sòm bên vách bức tranh gà
(Non côi sông Vị)
Gà còn dùng trong câu đối, ví von,
bình dị
- Một đàn gà trắng ăn tận núi cao, ban đêm lao xao, ban ngày trốn mất (đáp : sao
trời);
- Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên, ban
ngày năm bảy vợ, tối riêng một mình (đáp: con gà trống)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang