Giáo Hội xứ Biển Hồ
Lm Damien FAHRNER, MEP
(bản dịch : Lê Đình Thông)
‘‘Tin
Mừng đến từ nơi khác’’
Lời
nói vàng ngọc của Cha Jean-Baptiste Etcharren, nguyên tổng quyền Hội Các Cha Thừa
Sai Paris (MEP), và là vị thừa sai ở Việt Nam, không ngừng nuôi dưỡng suy niệm
của tôi. Thực ra, ai cũng đồng ý rằng vị thừa sai tiên khởi kiệt xuất trong các
vị thừa sai là chính Chúa Giêsu Kitô, đã đến từ ‘‘nơi khác’’. Từ đó, Tin Mừng của
Ngài mà các vị thừa sai ra sức rao giảng trên thế giới cũng đến từ ‘‘nơi
khác’’, được tiếp nhận như hồng ân. Sứ mệnh Truyền giáo của Giáo Hội là nhận biết,
đón nhận và truyền giảng hồng ân (1Co15,3).
Sau
học kỳ phân định và đào tạo tại Đại Chủng Viện Strasbourg, tôi đã được gởi đi
Cambodge ngày 19/06/2011, sau Thánh lễ Truyền chức Linh mục. Sau thời gian chuẩn
bị, tôi đến thủ đô Phnom Penh ngày 14/09/2011. Như vậy là đã 10 năm tôi ở xứ
Chùa Tháp có khăn quàng (kroma).
‘‘Hãy
đi khắp các quốc gia đào tạo môn sinh !’’
Từ
1658, năm sáng lập, đã có hơn 200 linh mục của Hội Các Cha Thừa Sai Paris được
gửi đi Cambodge. Họ
không phải là những người khai phá Truyền giáo : ‘‘Các linh mục MEP đến Cambodge không phải để khai sinh Giáo Hội Khmer.
Cha Gaspar da Cruz, người Bồ Đào Nha dòng Đa Minh, là đấng loan báo Tin Mừng ở
Cambodge vào năm 1555. Chính vào thế kỷ XVII mới xuất hiện những nhóm đầu tiên thành
cội nguồn Giáo Hội Cambodge. Không phải là người Khmers, nhưng các người tỵ nạn
người Nhật chịu sự bách hại của các hiệp sĩ Tokugawa, cũng như người Bồ Đào Nha
bị người Hòa Lan xua đuổi khỏi Macassar (Indonésie). Các
tín hữu tiên khởi này cùng các tín hữu người Việt nạn nhân của các cuộc bách hại
dưới triều Nguyễn, sự có mặt không ngừng lan rộng qua nhiều thế kỷ.’’
Theo
bước chân của Thầy Cả Giêsu và các nhà thừa sai tiên khởi, tôi cố gắng góp phần
vào công cuộc truyền giáo trên đất nước đã pha trộn ảnh hưởng Ấn Độ giáo và đạo
Phật mà lịch sử thăng trầm từng vùi dập các cố gắng rao truyền Phúc âm.
Truyền
giáo là công trình nhập thể…
‘‘Chúa Giêsu sinh ra ở Bethléem miền
Judée, vào thời đại vua Hérode Đại đế’’ (Mt 2,1), mẹ là người Do
Thái, chịu thẩm quyền và giáo dục của song thân (Lc 2,51). ‘‘Chúa Giêsu Kitô trở nên giống những người
và được nhận ra theo cách xử sự của Ngài’’ (Pl 2,7). Khi tôi đến đây, sứ mạng
đầu tiên của tôi là lắng nghe, quan sát để học hỏi, tiếp xúc và cảm nhận. Khi đến
đất nước này, các vị linh mục thừa sai MEP bắt đầu bằng việc học ngôn ngữ Khmer
trong ba năm. Mỗi ngày trong 10
năm có mặt trên đất nước này của tôi chỉ là để nhận ra những thiếu sót trong
ngôn ngữ Khmer quá tươi đẹp. Ngoài mẫu tự và các từ ngữ, tôi còn phải đồng hóa
vào dân tộc, văn hóa, lịch sử tổ tiên người Khmer, hòa nhập với nỗi vui nỗi buồn,
với đớn đau và hy vọng. Tôi phải loan báo Tin Mừng không phải đến từ đất nước
này, nhưng từ nơi khác. Hơn nữa, tôi
nhận ra rằng sứ mạng truyền giáo là cống hiến và tiếp nhận, và ngược lại là tiếp
nhận và cống hiến, cũng như Chúa Giêsu Kitô trong nghi thức Bánh Lễ. Chính trong ý nghĩa này
mà công cuộc truyền giáo gồm cả việc cử hành Bí tích Thánh thể khắp nơi trên thế
giới… như là linh mục, nghi thức mà tôi cử hanh mỗi ngày trên đất nước
Cambodge.
Việc
truyền giáo, một sự hiện diện thực sự
Vào
năm 1970, Cha Pierre Rapin sinh hoạt trong một thôn làng công giáo nhỏ bé ở
Kdol Leu, ven bờ sông Mékong, cách phía bắc Kompong Cham khoảng 40 km. Khi đó, người Khmer Đỏ và
Việt Cộng chiếm đóng cả khu vực, người nước ngoài phải di tản. Đức Cha André
Lesouef, khi ấy là Phủ doãn Tông tòa (Préfet Apostolique) Kompong Cham, đã triệu
tập các nhà truyền giáo để hỏi ý kiến của từng người : đi hay ở để chịu chết.
Cha Rapin trở lại thôn làng. Ngài
hỏi ý kiến của các bổn đạo, tất cả đều mong muốn ngài ở lại. Ngài viết cho vị
giám mục như sau : ‘‘ Các bổn đạo nói
con ở lại, đó cũng là thánh ý Thiên Chúa. Con ở lại.’’ Trong đêm 23 rạng ngày 24/02/1972, quân Khmer Đỏ đặt
chất nổ cạnh phòng ngài. Mấy tiếng đồng hồ sau, ngài đã chết nhưng tha thứ cho
các đao phủ.
Tháng
10/2016, Đức Cha Olivier Schmitthaeusmer ký bài sai cử tôi làm công tác mục vụ
tại Phủ doãn Phnom Penh ; tôi là cha sở Giáo xứ Hài Đồng Giêsu (Khu mục vụ
phía Nam Phnom Penh). Họ đạo trẻ trung đầy sinh động này khai sinh từ những năm
1990 có khoảng 350 tín hữu, kể cả các Phật tử, phần lớn đều rửa tội khi đã lớn
tuổi. Trong 4 năm, tôi được ơn rửa tội hay đồng hành rửa tội cho khoảng 60 tân
tòng, còn trẻ hay đã lớn tuổi. Mối liên hệ kết hợp giữa linh mục và tín hữu,
trong tình cha con, giữa chủ chăn và các con chiên, như công đồng Vatican II đã
thể hiện. Linh
mục hiện diện luôn sẵn sàng phục vụ. Chính vì vậy linh mục sống độc thân. Thực
ra đối với tôi là một thách đố mục vụ, với danh nghĩa linh mục và là người ngoại
quốc. Có những nơi, những người khó lòng mà tiếp cận, nhưng tôi biến giáo xứ
thành nguồn cung ứng khiến các tín hữu cảm thấy như là nhà mình, họ đọc kinh Phụng
vụ, làm quen với không khí cầu nguyện, tâm niệm với Thiên Chúa trong phép Thánh
Thể để các tín hữu tìm được muối và ánh sáng, trở nên các người truyền giáo thực
sự, đi đến các thôn làng hẻo lánh mà tôi không đi được… sự hiện diện thực sự của
mỗi tín hữu siêu việt trong những không gian và thời gian đột xuất (Cv 8,4).
Truyền
giáo là van nài và tạ ơn…
‘‘Niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo
lắng của con người vào thời đại này, nhất là nơi người ta thiếu thốn, đau khổ,
nhưng cũng là niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và lo lắng của các môn đệ Chúa
Kitô, là con người thực sự tìm thấy vang vọng trong trái tim họ’’.
Giáo
xứ Hài Đồng Giêsu theo đuổi việc loan báo Tin Mừng : Loan báo bằng Lời
Chúa và các Bí tích. Loan
báo Tình Yêu của Chúa cho mỗi người, triển khai trọn vẹn nhân tính theo học
thuyết xã hội của Hội Thánh bằng cách thấm nhiễm trong khoảng 20 nhóm, các cộng
đoàn hoặc dự án về mỗi lãnh vực. Các cộng đoàn tôn giáo hoặc các giáo dân
truyền giáo, cũng như các gia đình trẻ nhằm thực hiện các dự án của giáo xứ :
xóa nạn mù chữ, mở học đường, giáo dục toàn diện cho hơn 300 thanh thiến niên,
từ nhỏ đến tuổi thành niên (trường mẫu giáo Sainte-Lucie, trường GSES cho các
trẻ bị tự kỷ ám thị, các chương trình giáo dục cho trẻ em nhà nghèo sinh sống
trong vùng ngoại ô hẻo lánh với các nữ tu Maryknoll, trung tâm dành cho các học
sinh trung học Thánh Phanxicô, trung tâm dành cho các sinh viên đại học…) ;
trung tâm Thánh Élisabeth, một bệnh xá dành cho các người bệnh nặng và các phương thức giảm đau. Nhóm Bác ái giúp các
thanh thiếu niên. Thời
gian cầu nguyện, các ngày lễ lớn trong năm phục vụ…Các nhóm giáo lý khác nhau…
Sứ
mạng nhận biết Chúa Giêsu Kitô và yêu mến Ngài
Theo
chiều hướng Công đồng Vatican II, công cuộc truyền giáo ở Cambodge là khúc rẽ đối
với người Khmer : các nhà truyền giáo khi mới đến đất nước này (khác với
trước đây, các nhà thừa sai còn học cả tiếng Việt Nam), ngôn ngữ dùng trong Phụng
vụ là tiếng Khmer. Ở đây cũng như các nơi khác trong Giáo hội, không có việc
sao nhãng sức nặng mục vụ của việc Phụng vụ trong việc loan báo lời Chúa và củng
cố Giáo hội địa phương. Chính trong điểm trọng đại nhất của Phụng vụ cho ta biết
tình yêu, giúp ta nhận biết và yêu mến Thiên Chúa ! Ở Cambodge, thánh nhạc
(việc soạn thảo thánh vịnh cho các lời nguyện trong Thánh lễ, phổ nhạc các kinh
nguyện đã được biên dịch…), công việc dịch thuật rất khó khăn và các suy nghĩ
nhằm cải tiến các việc làm chưa được thuần nhất, theo đề xuất thí nhiệm ‘‘ad
experimentum’’ trong Phụng vụ…
Các
công việc nàay chỉ mới bắt đầu. Nhiều
nhà thừa sai trước tôi đã tiến hành công việc này cùng với công việc hiện nay
nhằm đem lại những thành quả trong lãnh vực phụng vụ ở Cambodge : cải tiến
các Nghi thức phụng vụ (Rituels liturgiques), cũng như việc dịch thuật công
trình của các thánh tổ phụ (textes patristiques), hạnh các thánh
(hagiographiques) vốn là các viên ngọc quý mà người Khmer vẫn chưa tiếp cận được.
Làm sao Giáo hội không có các chứng từ sáng chói, đầy sinh lực của cha ông
chúng ta từ 2000 năm đã nhập thể với Tin mừng Chúa Giêsu Kitô, theo từng nền
văn hióa và từng thời đại ! Giáo hội ở Cambodge chính là mộ kho báu quý
giá.
Vâng, là thừa sai và cha sở, tôi sống sứ mạng, trong sự van xin cho những ai vấp ngã trong cuộs sống đức tin (mà tôi cũng đồng hành), và ân tình tạ ơn cho mùa gặt ở Vương quốc đã gieo mầm, mỗi ngày thêm sinh hoa kết trái trong tim tôi và những người quanh tôi (Mc 4,35).
Ở Cambodge, cánh đồng truyền giáo không thiếu gì, cả trong hiện tại cũng như trong tương lai (Ga 4,35), ngay trong đại dịch toàn cầu, nhiều tín hữu không nhận được Mình Thánh Chúa, các sinh hoạt mục vụ thông thường bị giảm thiếu hay mất đi nhưng Thiên Chúa vẫn hiện diện trong Giáo Hội. Chính chúng ta phải nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa, tự nguyện trở thành chứng nhân của Tình Yêu Chúa.
Nguyện
xin sự bình an và niềm vui Phục Sinh luôn ở cùng ta.
Lm Damien FAHRNER, MEP
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang