Giáo Hội Nhật Bản
(Nhà Thờ Đức Bà Akita
- Nhật)
Đ |
ược
mời viết về Giáo Hội Nhật Bản, mở đầu loạt bài về những Giáo Hội lân cận Việt Nam.
Làm sao để độc giả GXVN có chút thú vị khi đọc về Giáo Hội xa xôi ở trời đông nầy ?
Người viết mạo muội trình bày theo lối so sánh với Giáo Hội gần gủi quen thuộc
với chúng ta : Giáo Hội Việt Nam với những mấu chốt tương đồng và khác biệt
(xem hai sách Người Việt + Người Nhật của tác giả). Xin trình bày vắn tắt như
sau.
Thời kỳ truyền giáo :
Nhật Bản được truyền giáo vào bán thế kỷ 15 với thánh Phanxicô Xavier (1506-1552).
Ngài đến Nhật tại cảng Kagoshima năm 1543, coi như mở đầu liên tục việc truyền
giáo ; còn Việt Nam cũng vào thời kỳ nầy có một vị truyền giáo tên là Alêxu
Inuku có mặt năm 1533 tại Cửa Bạng, nhưng bẵng đi tới đầu thế kỷ 17 Việt Nam mới
có những vị thừa sai rao giảng.
Như
vậy cả hai nơi đều ghi nhận sự có mặt của các nhà truyền giáo ngoại quốc vào
cùng thời kỳ gần nhau.
Cả hai nơi đều có cảnh bắt đạo :
Bên Nhật mở đầu từ 1597 với những vị thánh tử đạo đầu tiên : Paul Miki và
các đồng đạo. Đặc biệt thời các tướng quân Shogun dòng tộc Tokugawa liên tục suốt
200 năm, việc bắt đạo dữ dằn coi như ‘triệt hạ’ được Kitô giáo toàn quốc (trừ đảo
Goto nhỏ bé, nơi trú ẩn một số Kitô hữu). Bên Việt nam bị bắt đạo liên lỉ khi
nhiều khi ít, và cao điểm vào thế kỷ 19, triều Nguyễn (Minh Mạng, Thiêu Trị,
Tự Đức). Việc bắt đạo tại Nhật Bản được ‘tiếng vang’ khiến Vua Tự Đức nêu gương
cho triều đình hãy bắt chước sao cho hiệu quả, bởi ở Việt nam càng bắt đạo thì
càng có nhiều người tử đạo : 117 vị được phong Thánh năm 1988, nhiều vị
khác đang chờ được tôn vinh.
Cuộc song hành trong đời sống Đức Tin
của hai Giáo Hội : Bên Nhật nổi trội về tổ chức :
Trong các Dòng truyền giáo, đang cử Dòng Tên với thánh Phanxicô đến lần nhứt và
lần hai thì Giáo Hội Nhật đã thiết lập được cơ sở bề thế tại Fukuyama để tiến dần
lên một Giám tỉnh, điều phối các thành viên đi các nước lân cận. Việt Nam tại Hải
phố (Faifo) Hội An, ngay từ thế kỷ 17, lúc bắt đạo tàn khốc bên Nhật thì đã có
những cha, thầy người Nhật có mặt để chăm sóc cộng đoàn người Nhật tại đây.
Còn
tại Việt Nam, Dòng Tên cùng các Dòng khác cũng đóng góp đáng kể trong việc gặt
hái hoa trái ‘tín hữu, đặc biệt có các cha Francesco de Pina, Buzomi, Alexandre
De Rhodes : vị sau nầy được nhắc đến nhiều vì đã có công thu thập và ‘hệ
thống hóa’ chữ quốc ngữ và đã cho xuất bản tại nhà in Propaganda Fide, Roma,
1651. Đó là hai cuốn tự vị Việt Bồ La, và Phép giảng tám ngày (xem Người Việt sd)
ai cũng biết, ở đây chỉ nhắc việc truyền giáo hưng thịnh của Giáo Hội Việt Nam
do Cha Đắc Lộ A. De Rhodes ghi chép : 300.000 giáo dân. Việc truy cứu để
xác nhận số liệu nầy gặp khó khăn sau đó, khi có sự hoán chuyển thẩm quyền từ
các cha Dòng Tên sang các cha Thừa sai Paris (MEP).
Một
sự cố đáng tiếc do việc đưa tiển nhóm truyền giáo Dòng Tên và đón nhận các Thừa
sai đến sau : có sự hoài vọng kẻ đến trước và hoài nghi kẻ đến sau !
Dòng Tên mất chổ đứng ở Việt Nam, rồi
bị giải tán : Sau khi phục hồi đã trở lại muộn màng tại
Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 20 với ‘Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đàlạt’. Còn bên Nhật,
sau cơn bảo táp bắt đạo, vào thời Minh Trị hậu bán thế kỷ 19 thì cánh cửa truyền
giáo lại mở ra. Các Dòng tuôn đến đông đảo. Dòng Tên lại giữ được vị trí đào tạo
dân trí. Đại Học Sophia Yoshia Tokyo có thứ hạng (thứ 4) trong 1000 Đại Học lớn
nhỏ tại Nhật Bản.
Giáo
Hội Việt Nam qua thời kỳ bách hại, rồi giai đoạn bị trị, rồi gặp khó khăn vì bị
ý thức hệ vô thần áp đảo, các vị truyền giáo ngoại quốc không còn … dù vậy vẩn
tiến lên về mặt tòng giáo, sỉ số cố giữ được ở 7% dân số. Toàn quốc đưoc 26
giáo phận chính tòa. Giáo Hội Nhật dù được tự do, các nhà truyền giáo được tiếp
nhận, Tòa thánh Roma hổ trợ nhiều mặt : tài lực, nhân lực, đặc biệt về mặt
đào tạo trí thức (thể theo lời yêu cầu của Vị Hồng Y Tiên khởi Doi Nhật bản). Sau
Thế Chiến II, Trung cộng tống xuất tất cả những nhà truyền giáo tại Trung Hoa lục
địa, thì Giáo Hội Nhật lại hưởng được làn sóng truyền giáo do những bậc thức giả
giỏi về văn hóa Hán học tới phục vụ.
Những
vị truyền giáo các Dòng được gởi đến nước Nhật cũng được huấn luyện bài bản về
ngôn ngữ. Các vị phần lớn là thành phần trí thức, nói viết thông thạo Nhật ngữ
và đóng góp trong việc dạy Trung Học, Đại Học, viết báo, tập san, sách vỡ
nghiên cứu bằng Nhật ngữ.
Niên giám của Hội đồng Giám mục Nhật
Bản năm 1985-1986 : Vẩn còn ghi con số trên 1000 linh mục
ngoại quốc trong tổng số 2000 linh mục tại Nhật để phục vụ cho 400.000 giáo dân
rải rác trong 16 giáo phận. Những linh mục ngoại quốc gồm nhiều Dòng khác
nhau : Dòng Tên SJ, Dòng Phanxicô OFM, Savéria - Ý, Scheut - Hòa lan,
Colomban Ailen, Phanxico conventuel, Eudistes, MEP, Pss, Frères Lasalliens, Marianistes,
Maristes…Dòng Nữ Fanxixa OFM, St Paul de Chartres, Sacré Cœur, Carmelites, St
Vincent. Những thành viên của các Dòng nầy với khả năng đào tạo cao nên các vị
đóng góp rất nhiều cho Giáo Hội Nhật Bản : như Dòng Tên với Đại Học nổi tiếng
Sophia tại Tokyo, Hội Xuân Bích với Đại chủng viện Fukuoka được đánh giá cao về
đào tạo linh mục cho cả nước, ngoài ra cung ứng nhà Kinh Thánh số một cho Nhật
(cha Viel Canada), MEP có cha thông thạo Nhật ngữ dạy Đại Học Tokyo, (cha Etchararay ), Dòng Phanxicô có trường Nhật ngữ
Roppongi Tokyo, cha Leo Bassi dạy Đại Học Y khoa, kiến trúc sư xây nhiều nhà thờ,
Sư huynh La san nắm giữ trung học Kagoshima cung ứng mỗi năm cả 100 sinh viên
ưu tú cho Đại Học Meiji số một của Nhật. Các Dòng Nữ cũng được giới phụ huynh
kén chọn thi tuyển vào học, Dòng Thánh Tâm có cựu học sinh là Nữ hoàng Nhật,
Sophia Yoshia có sinh viên làm Thủ tướng. Tựu trung, Giáo Hội Công giáo với nhiều
thành viên lỗi lạc đến từ các nước đã đóng góp rất nhiều cho Giáo Hội Nhật. Các
cơ sở giáo dục Công giáo, từ Đại Học, Trung Học, Tiểu Học, Mẩu giáo đều được
xây dựng trên những khu đất rộng rải có đủ phương tiện về mặt thể dục, đức dục
và trí dục. Những ngôi trường do các tu sỉ nam nữ linh mục các Dòng trong Giáo
Hội Công giáo được điều khiển huấn luyện bởi ban giáo huấn chọn lọc.
Ví
dụ, theo tiêu chuẩn đặt ra để mở trường, sỉ số giáo sư cho một Đại Học SJ là phải
có 100, còn cho trung học SJ là phải 20 tu sĩ. Số bổ sung thì tuyển dụng nhân lực
địa phương tại chỗ. Cho tới năm 1985, vì các ơn gọi tu trì sút giảm, người già
không được bổ khuyết, nên có hiện tượng giáo sư không phải là kitô hữu cũng được
tuyển dụng và họ nhận sự huấn luyện về giáo lý để dạy cho học sinh toàn trường.
Nên biết là môn giáo lý Công giáo bắt buộc như một môn học của trường. Bộ Giáo
dục Nhật chấp nhận để trường công giáo theo tôn chỉ giáo dục của mình. Một trường
Trung Học nổi tiếng nhứt nhì trong nước như trường Sư huynh La san Kagoshima (đã
nói trên) phải tuyển dụng các giáo sư ‘ngoại’ dạy giáo lý sau khi thụ huấn cấp
tốc về Kitô giáo. Sư huynh Nhật còn một hai người cần được hổ trợ do các sư
huynh đến từ Mexicô để cơ sở giáo dục công giáo giữ được bản chất Trường Công
giáo, mà con em người Nhật ‘hâm mộ’, ‘tôn giá’ đến đỗi trong số học sinh có những
em đến từ Hokkaido miền Bắc 3000 kms, và cả những em ‘chịu chì‘ ở lại lớp’ (có
kẻ đến 5 năm) để đủ lực đậu vào Đại Học Hoàng Gia Meiji Tokyo.
Người
Nhật quí trọng kiến thức, mở rộng nền giáo dục nên tìm được sự hậu thuẫn quảng
đại của Giáo Hội Công giáo (người ta có nhắc đến ngân sách mà Tòa Thánh dành
cho việc giáo dục trong Giáo Hội Nhật thuở ấy là một tỉ đô la : số tiền rất
lớn vào thời đó).
Như
vậy, ngay từ đầu, khi có tự do tôn giáo và tiếp theo sau Thế Chiến II, nguồn
tài chánh dồi dào cùng nhân lực và vật lực kèm theo đã cho phép các trường sở mọc
lên khắp nước. Đất Nhật không lớn (372.000 km2 với 2/3 là núi đồi), dân số đông
(126 triệu), nhà cửa nhỏ hẹp nhưng các khu đất dành cho các trường học thì rộng
lớn. Nhìn về Viêt Nam thì Giáo Hội Công giáo không được như vậy, chỉ có phần trội
hơn về cơ sở thờ phượng nhà thờ, tu viện, nhà xứ, Tòa Giám mục…v.v…
Nhưng
việc thành tựu về giáo dục ở Nhật không nâng được sỉ số công giáo. Giáo Hội Nhật
những năm 1985 chỉ đạt được 0,36% trong 126 triệu dân số. 10 năm sau tức khoảng
năm 1995, có nhiều Nikkee (Nhật gốc, trở về từ Nam Mỹ, cộng với nhiều người ở Phi
Luật Tân, Việt Nam, con số Kitô hữu tăng lên chừng 1%. Với số khá khiêm tốn về
‘bổn đạo’, nên chi toàn quốc vẩn giữ nguyên 16 giáo phận. Ít nhất là địa phận cực
nam Okinawa có 4000 giáo dân, địa phận Oita thuộc đảo Kyushu có 8000, địa phận Sendai
đông bắc 10000. Giáo phận sau nầy có một Shogun nổi danh đã gởi được phái đoàn
qua Rôma qua ngã Mêxico, thế kỷ 16 và đã được ĐGH Alexandre V (?) tặng các chân
đèn bàn thờ rất quí (xem Người Nhật, sd).
Giáo
Hội Nhật qua những con số tòng giáo ít ỏi, mặc dù có nhân lực, tài lực yểm trợ
từ các Dòng ngoại quốc dồi dào, nhứt là phương diện trí thức, nên không được kể
là Giáo Hội phồn thịnh xứng tầm với đất nước của họ trong trời Đông. Bởi thế có
một vị truyền giáo lâu năm, không gặt hái thành tích trong việc Rửa Tội trẻ em Nhật
(17 năm chỉ Rửa Tội được 7 bé) mới tự hỏi nguyên do và đã viết lên mặt báo
trong chương mục nhân chủng, dân tộc, tôn giáo học, rằng có ‘cái gì đặc biệt’
làm thành bản chất Nhật gọi là ‘Japanism’ : một dân tộc có ‘lòng sùng đạo’ (sentiment
religieux) cao độ, nhưng việc đi vào đạo là chuyện khác.
Trước
tâm thức tôn giáo như thế, Giáo Hội Nhật thi hành sứ mệnh truyền giáo làm
sao ? Vẫn phát triển giáo dục, duy trì bản chất tôn giáo Kitô trong các
trường ở các cấp bậc.
Chấp
nhận chuẩn bị chu đáo và làm lể nghi ‘Hôn phối ‘ cho nhiều cặp nam nữ không có
đạo đến đăng ký nơi các cha sở, (100 cặp ở Kobé) hoặc mở cả văn phòng tại Tòa Giám
mục (Nagoya)…Hội Đồng Giám Mục Nhật hy vọng qua việc cho học hỏi giáo lý, tỉnh
tâm, lễ nghi, lời cam kết (không phải là Bí tích) và việc truyền thông tiếp
theo bằng báo chí, tập san để kéo dài hầu mong hột giống Phúc Âm nẩy sinh
chăng ?
Mở
ra lớp dạy kinh thánh (kể cả đào sâu nguyên ngữ do thái, hy lạp,
latinh) : Vẫn có người đi học, mặc dù họ không đi đạo. Có nhóm trung thành
đi học dù nơi học ở xa vài tiếng hỏa xa.
Có
linh mục (Ý) sẳn sàng thiết lập cầu nối ‘bạn bè’ kín đáo, không nói trực tiếp về
đạo, để ‘Thánh Thần tác động’ bên trong. Ông lão học thức đã đọc hết Kinh Thánh
2 lần và đã tự kiếm giáo lý đọc thêm. Tới 84 tuổi mới xin Cha bạn Rửa Tội
cho mình. Cha hỏi vì sao ông vô đạo ? Vì chơi với ‘shimpu-sama’ là linh mục
25 năm như bạn mà không nghe ông bạn nói về ‘đạo’ làm tôi tò mò, tìm đọc Kinh
Thánh từ đầu đến cuối đến 2 lần mà không hiểu hết, bèn tìm đọc giáo lý công
giáo. Bây giờ hiểu hơn, xin học đạo để được Rửa Tội.
Một
Cha Sở (Mỹ) ‘đi tắm dạo nói chuyện đạo’ ở một xứ ít bổn đạo, giáo phận Oita,
nhà Cha Sở nhỏ hẹp, không có nhà tắm ‘ofuro’, Cha phải xách thau và khăn đi ’tắm
dạo’ ở khu phố gần nhà xứ. Mọi người xuống ‘ofuro’ nhà tắm công cộng, mình trần
ai cũng như ai ‘trong cảnh thư giản lúc tắm gội trong hồ tắm’ liền trò truyện với
nhau, tự nhiên không khoảng cách. ‘Ông ở đâu vậy ? Tôi ở nhà ‘kyokai’, nhà
thờ, nơi có gắn cây gổ ‘chử thập ’ mặt tiền, nhà thờ cách đây vài bước đó. Ông ở
đó một mình hay có vợ con gì không ? Thế là câu chuyện trao đổi tự nhiên dẩn
đến giảng đạo’.
Mở
quán càfé Nhật để có dịp lân la với thiên hạ…nhưng không thành công : nhà
xứ, nhà thờ vẫn vắng bóng người. Linh mục Nhật xin đổi đi để thử cách truyền đạo
kiểu khác.
Mở
tiệm rượu hảo hạng Linh mục Thừa sai) tại Tokyo ! hy vọng người Nhật theo
thói quen, tang sở ghé quán ‘nhậu’ (cao cấp với rượu Tây hấp dẩn), có dịp trò
chuyện dẩn đến việc đạo. Sáng kiến nầy khá đặc biệt, không biết gặt hái được gì
không ?
Kể
sơ để biết việc truyền giáo xứ Nhật văn minh giàu có, đòi hỏi nhà truyền giáo
kiên trì và cầu nguyện Thánh Thần Chúa soi sáng để nhận ra những cách hành động
thích hợp.
Tị nạn ‘thuyền nhân thế kỷ 20’ :
Phải chăng là dấu chỉ để Giáo Hội Nhật sống sứ mệnh truyền giáo của mình qua ‘hành
động bác ái’ cứu giúp người ? Caritas Japan là hiện thân của Bác Ái áp dụng
cụ thể hợp thời hợp cảnh. Từ lâu chánh sách của Nhật không nhận người ngoại quốc
nhập cư, nhập tịch, dù họ là du học sinh tốt nghiệp, từ những môn đời hay đạo
(Phật) : những kỹ sư các ngành nghề hay là thượng tọa, đại đức tốt nghiệp
Phật học cũng không được nhìn nhận tu Chùa Nhật. Tị nạn ‘thuyền nhân’ từ Việt
nam hay Tàu, hoặc Pakistan …đều không được nhận. Liên Hiệp Quốc có yêu cầu
nhưng chính phủ chưa thay đổi chính sách : mặc đầu Liên Hiệp Quốc có bầu ra
một Cao ủy Tị nạn là một bà giáo sư công giáo nhiệt thành.
Trong
tình thế đó, Giáo Hội Nhật có sáng kiến thúc đẩy cơ quan Caritas Japan hành động.
Được trưng dụng những cơ sở công giáo như các nhà Dòng tu viện, nhà xứ, nhà cha
sở, hay cơ ngơi nghỉ hè mặt biển dành cho giáo sĩ hay giới trẻ các trường thuộc
Giáo Hội sở hữu. Bản quyền công giáo qua cơ quan Caritas Japan xin chánh phủ Nhật
cho phép đón rước ‘thuyền nhân’ trong những cơ sở nói trên. Các cha sở, các nữ
tu là nhân viên phục vụ lo chỗ ăn ở ; chỗ nào nhỏ hẹp thì xây cất rộng hơn
để đáp ứng nhu cầu tiếp rước. Chỉ xin chánh phủ cho phép những thuyền nhân, người
lớn được đi làm nơi các xí nghiệp công xưởng, trẻ nhỏ được cấp sách đến trường.
Lúc
cao điểm, Caritas mở được 24 địa điểm trên toàn quốc. Trong lúc chờ đợi được định
cư nơi khác nhờ Liên Hiệp Quốc tạo điều kiện cho các ‘thuyền nhân’ tìm được những
nước tiếp nhận. Một số nước mở rộng vòng tay, Caritas phối hợp với LHQ giúp họ
giấy tờ đi định cư trong giai đoạn đầu.
Giai
đoạn tiếp theo, nhờ áp lực cách nào đó của LHQ và vì hoàn cảnh kinh tế Nhật
đang lên, các hảng xưởng cần nhân công bổ xung nên chánh phủ Nhật chấp nhận cho
số thuyền nhân không tìm được chỗ đi, thì được nhận ở lại …dần dà cho phép đoàn
tụ gia đình đến từ VN. Việc đón rước ‘thuyền nhân’ VN vào thời điểm ‘khó khăn’
đã trở thành ‘điểm son’ trong hoạt động bác ái của Giáo Hội Nhật : đứng đầu
là Gm Sato, Sr Tanaka, Cha Ishikawa, Cha Cloutier, Cha Picci, Cha Bassi, Cha
Gallagher, Sr Soda, các Sr Nữ tử Bác ái…
Ngoài
ra, Caritas còn mở rộng vòng tay giúp đỡ 27 nước trên thế giới, nhứt là Phi Luật
Tân và Ấn Độ. VN cũng hưởng được sự giúp đỡ nhờ GM Chủ tịch Caritas cho phép
linh mục VN từ Paris được vời qua, để đi giảng nhà thờ, thuyết trình ở các nhà
dòng, trường học và cử đi Việt Nam. Công tác bác ái nầy được ghi công do vậy GM
Nhật Steph. Hamao được bầu làm Chủ tịch Caritas Internationalis. Ngài mở một
chuyến đi VN cho biết sự tình, vài năm sau thăng Hồng Y đặc trách di dân tại Tòa
Thánh.
Một vài tấm gương dễ thương :
gia đình giáo sư trung học kia, sẳn sàng nhận nuôi thêm trẻ Việt với 4 đứa con
của mình trong ngôi nhà không mấy gì lớn của mình. Một vị GS xin đóng góp mổi
tháng 10% lương của mình… mấy nữ sinh trung học kia góp tiền nhịn ăn ‘dessert’
của mình để đóng góp phần nhỏ của mình ; một hai trường khuyến khích học
sinh giặt giủ ủi thẳng nếp cho vào bao bì các khăn thêu nhận được từ Dòng VN gởi
qua, để trưng bày bán ‘cho có giá’ hầu giúp đỡ các sr dưỡng lão tại các tu viện
VN.
‘Bác ái thúc dục chúng ta’ Thánh Phaolô nói
như vậy. Các thuyền nhân VN biết chia xẻ quần áo, và tiền nông gởi đi cho các
nước có người tị nạn ‘còn túng thiếu’, cũng không quên những người thân thuộc
quê nhà. Riêng người công giáo VN tại Nhật, vì cám cảnh Giáo Hội quê nhà bị rất
nhiều khó khăn trong việc ủng hộ tổ chức Lể Phong 117 Thánh Tử đạo Việt Nam
1988 tại Rôma, đã nhiệt tình hưởng ứng đóng góp rộng rãi cho ‘Ủy ban quốc tế Rôma’
: Số tiền góp cho quỹ tính theo đầu người thì cao nhất. Âu cũng là một cách biết
ơn của người công giáo VN đối với Chúa đã cho mình tìm được ‘đất lành chim đậu’
thời tị nạn thuyền nhân Việt Nam.
Nhìn
vào Giáo Hội Nhật và Việt Nam, cầu mong cho hai Giáo Hội đừng rơi vào thể trạng :
Vật chất lên thì tinh thần xuống. Hình
như Giáo Hội Hàn quốc không rơi vào thể trạng đáng buồn đó ! Mong sao chuyện ấy
không xảy ra nhờ vào Tin và Sống Lời Chúa trong Phúc Âm hóa.
Lm François Xavier Hồng
Kim Linh
________________________
Sách
tham khảo :
1
- Hồng Kim Linh, Người Việt, Tên dân - tên nước- ngữ ảnh-ngữ nghĩa, 468 tr. Nhà
xuất bản Phương Đông (Tái bản lần thứ ba), TP. Hồ Chí Minh, 2010.
2
– Hồng Kim Linh, Người Nhật- Tủ sách
nghiên cứu Dân tộc Ngôn ngữ, 598 tr. Nhà xuất bản Hùng Lĩnh, Paris – Tokyo,
1995.
Bài viết khác
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA MINH NGUYỄN TUẤN ANH - Lê Đình Thông
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông