GIÁO
HOÀNG
CỦA
LÒNG THƯƠNG XÓT
Ra mắt ngày đầu, tại công
trường Thánh Phêrô, 13.3.2013, ĐGH Phanxicô nói : các Hồng Y chọn một
‘’người đến từ tận cùng trái đất’’. Vị Giáo Hoàng có lối sống khiêm tốn, đầy
tình thương. Đúng như khẩu hiệu từ khi làm Giám mục của ngài : Dù bất xứng nhưng được chọn – Miserando
atque Eligendo.
Chủ đề bài này là ‘‘Giáo Hoàng của
Lòng Thương Xót’’ được viết :
- Bắt nguồn từ Thánh Maria Faustina Kowalska (1905-1938)
-Lời nói đi đôi với việc làm của ĐGH Phanxico về Lòng Thương Xót Chúa.
VIỆC
SÙNG KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
Thông điệp và việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa liên
quan đến cuộc đời của nữ tu trẻ tuổi người Balan. Thánh Maria Faustina tục danh
là Hélene Kowalska (1905-1938), thuột tu viện Varsovie, Dòng Nữ Tu Đức Bà Thương
Xót, tại Lagienwnibi, gần Crakow, Balan. Dòng có mục đích giúp cả tinh thần vật
chất cho những thiếu nữ bơ vơ vô thừa nhận. Ngày 30.4.1928, chị khấn tạm. Năm năm
sau chị khấn trọn đời. Chị đã được ĐGH Gioan Phaolo II tuyên phong hiển thánh
ngày 30.4. 2000.
Từ 1931, Chúa Giêsu đã hiện ra và trao thông điệp về
lòng Thương Xót Chúa cho toàn nhân loại. Chúa còn đặt Chị làm trung gian và
công cử rao truyền về Lòng Thương Xót Chúa. Trước hết, chị có trách nhiệm ghi lại
(thành Nhật Ký ‘‘Lòng Thương Xót Chúa Trong Linh Hồn Tôi’’). Chị thông
truyền thông điệp này cho nước Balan đang bị áp bức, và toàn thế giới đang bị đè
nén khắp nơi.
Ngày 22.2. 1931, lần đầu tiên, Chúa hiện ra với Chị Faustina, tại
Plack, Balan. Chúa giải thích và nói phổ biến bức ảnh ‘‘lịch sử’’, Chị
ghi trong Nhật Ký: Vào buổi chiều, đang ở trong phòng, tôi thấy Chúa
Giêsu mặc áo dài trắng, một tay đặt lên trái tim, tay kia giơ lên ban phép
lành. Tà chiếc áo hé mở trước ngực chiếu tỏa hai luồng ánh sáng,
Tôi yên lặng ngắm nhìn Chùa. Tâm hồn tôi tràn ngập niềm
vui bao la, vừa sợ hãi. Lúc ấy Chúa phán: Con hãy vë một bức ảnh như con thấy
đây, dưới có câu: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy Chúa.
Cha ước ao bức ảnh này được tôn kính, trước hết trong
nguyện đường dòng con, rồi sau đó, trên khắp thế giới (Nhật ký. 47-48). Chính Chúa giải thích ý nghĩa bức ảnh cho Chị: Hai luồng
tia sáng chỉ Nước và Máu Ta vọt ra bị lưỡi đòng đâm thâu trên thập giá. Những
tia trắng biểu hiệu nước công chính thánh hóa các linh hồn. Những tia đó biểu
hiệu máu ban sự sống cho các linh hồn, bênh vực, che chở các linh hồn trước sự
xét sự công bình của Cha Ta. Phúc cho kẻ được sống dưới sự che chở của sự sống ấy
vì họ së phải lo sợ trước cơn thịnh nộ của Thiên Chúa (299).
Vì thế, Chúa dặn Chị người được ưu đãi phải ghi lời
nguyện vắn tắt và siêng năng thi hành: Ớ Máu và Nước chảy xuống cho chúng con như
nguổn suối từ bi, nhân hậu. Con tin cậy vào Chúa.
Ngày
9.4.1937, trong lúc tâm hồn Chị chìm đắm trong sự sâu thẳm của
Chúa và mầu nhiệm kết hợp với Chúa Ba ngôi. Chúa còn và nói với Chị: Ta mong
ước Chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục Sinh là lễ kính nhớ ‘‘Lòng Thương Xót Thiên
Chúa’’ (fête de la Misericorde). Ớ con,
ngày này Ta mong là ngày khấn van và hồng ân cho hết thảy các linh hồn, đặc biệt
cho kẻ có tội. Ngày đó Lòng Thương Xót của Ta sẽ mở rộng. Hãy bảo nhân loại đau
thương cần nép mình vào Trái Tim Ta, lòng từ bi của Ta, Ta sẽ tuôn tràn trề
bình an cho họ. con và toàn thế giới. Nhờ cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương
xót chúng con và toàn thế giới.
Mười hạt nhỏ (thay vì kinh Kính Mừng) đọc:
Vì cuộc tử nạn đau thương của Chúa Giêsu, xin
cha thương xót chúng con và toàn thế giới
Lạy Cha Chí Thánh, Đấng Toàn Năng, Hằng Hữu, xin cha thương xót chúng
con và toàn thế giới. Chúa đã mặc khải
và yêu cầu Chị Faustina cầu nguyện và suy gẫm về Lòng Thương Xót khi nghe đồng
hồ điểm 3 giờ chiều. Đây là giờ đánh dấu Người trút hơi thở lần cuối trên thập
giá. Chúa yêu cầu chị chép : Vào lúc 3 giờ chiều, hãy cầu khẩn với Lòng
Thương Xót của Ta cho các tội nhân. Có thể trong giây lát con hãy trầm mình vào
cuộc khổ nån của Ta. Đặc biệt lúc Ta bị bỏ rơi trong cơn hấp hối. Đây là
giờ cao điểm của Lòng Thương Xót vì Cha tuôn đổ xuống thế giớiTrong giờ này, Ta
sẽ chiếu tỏa sáng chói bất cứ ai. Điều gì với các linh hồn kêu van Ta nhân danh
cuộc tử nån của Ta (1320). Con ơi, hãy thu xếp đi Đàng Thánh Giá vào giờ
này.
ĐGH
PHANXICÔ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Chính ĐGH làm gương về sống kín đáo, không cao sang,
thương yêu, chia sẻ và rộng mở lắng nghe. Lối sống của ngài là giáo hoàng của mọi
người.
-
Không ở trong cung
điện Vatican, làm việc tại khách sạn Santa Martha, nơi các hồng y trú ngụ khi bầu
giáo hoàng. Nơi dễ tiếp xúc với những người chung quanh.
- Trong nghi lễ phụng vụ, Ngài ngồi ngai giáo hoàng không trải nệm đỏ, nhẫn
giáo hoàng thường, không bằng kim loại qúi giá. Vẫn đi đôi giầy đen sửa lại khi
còn ở Argentine.
-
Có lần thăm, dâng
lễ với hơn 10 ngàn người nhập cư trại tỵ nạn ở Lampedusa (13.7.2013), ngoài
Roma. Tiếp xúc với những người tỵ nạn, Đức Thánh Cha nói: Những người anh em
chúng ta là : những người cùng khóc trên con tàu vượt biên, những bà mẹ cùang khóc sướt mướt khi ôm trẻ con, những người cha lo âu
cùng cực không biết gì nuôi gia đình. (Vietcatholque New 8.7.2013)
- Trong các lần tông du ngoại quốc, ĐGH hay thăm khu ổ
chuột, ghé thăm các gia đình, Ngài thường dùng xe deep, không dùng xe tránh đạn
papemobile.
ĐGH đã lấy nguồn hứng và phong cách của Chúa Giêsu mà cai
quản Giáo Hội. Theo thói quen khi còn làm mục vụ bên Argentine. Hàng năm Thứ
Năm Tuần Thánh, ĐGH Phanxicô vốn giữ như khi còn
là Hồng Y, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly, tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn,
trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…Năm 2013, tại trại giam trẻ vị thành
niên Casal del Marmo của Rôma. 2014, tại S. Maria della Provvidenza. 2015, tại
Rebibbia là nhà tù chính của Rôma. 3016, tại trung tâm tiếp nhận người di dân
CARA ở Castelnuovo di Porto. 2017, tạ một nhà tù ở Paliano. 2018, tại nhà tù Regina
Coeli. Phòng Báo Chí Tòa Thánh sẽ thông báo chi tiết địa điểm Đức Thánh Cha chủ
sự Thánh lễ Tiệc Ly, năm 2019.
Sau đây là lời nói việc làm của ĐGH liên quan đến LTXC. Trước hết là tổ
chức trong GH năm thánh LTX, ngoại lệ, từ 8.12.2015 đến 20. 11.2016. Logo của
năm thánh là hình người mục tử vác con chiên trên vai với khẩu hiệu : Thương xót như Chúa Cha (x. Lc 6,36). Mục
đích là cho toàn GH dễ dàng được ơn tha thứ.
ĐGH ban hànhTông sắc Năm Thánh ‘’Khuôn mặt thương xót’’ (Misericordiea
Vultus) ngày 11.4.2015. Cho phép các giáo phận cử hành Năm Thánh này. Nội dung
chia 3 phần :
1) Ý niệm
LTX : Mục đích Năm Thánh là : Nhân loại không bị lẻ loi vì có Thiên
Chúa thương dù tội lỗi. Công Đồng Vatican II ‘’phá đổ thành trì bức tường thành
khép kín quá lâu và nhiều đặc ân. Để loan báo Tin Mừng cách mới mẻ, Thánh GH
Gioan XXII đã nói : Muốn xoa dịu chiến tranh hãy sử dụng liều thuốc thương
xót thay vì dùng vũ khí. ĐGH dẫn thông điệp của Thánh GH Gioan Phaolô II Dives
in misericordia (Thiên Chúa giầu lòng thương xót), nhấn mạnh, cấp thiết loan
báo và làm chứng về LTX với lòng say mê và mục vụ mới mẻ. Nơi nào GH hiện diện,
nơi đó LTX của Chúa trở thành hiển nhiên. Nơi nào có tín hữu, thì bất cứ ai
cũng tìm được ốc đảo thương xót.
2) Sống Năm
Thánh bằng : Hành hương, cởi mở với người chung quanh, thực thi bác ái, sống
‘’24 giờ cho Chúa’’, đến với bí tích hòa giải. ĐTC khuyên các cha giải tội là
dấu chỉ LTX C, như người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng. ĐTC gửi các vị
Thừa sai của LTXC tức là các linh mục được quyền ‘’tha vạ’’ thay mặt Tòa
Thánh’’. Sự tha thứ của Thiên Chúa không giới hạn.
3) Đưa ra một
số lời kêu gọi : Với nhóm và đồng lõa tội phạm, là cơ hội thay đổi cuộc
sống. Tiền bạc không đem lại hạnh phúc và không tránh khỏi phán xét. Tham nhũng
là tai ương, ung thối, công trình đen tối của xã hội. Thay thế bằng khôn ngoan,
cảnh giác, lương thiện, cảnh giác và tố cáo. Đối thoại tôn giáo là phẩm tính
cao trọng nhất của Thiên Chúa, là cánh cửa của Thiên Chúa mở rộng. Tương quan
công lý và LTX, hai chiều kích cùng thực tại, phát triển trong tình yêu Thiên
Chúa.
Trong phần kết luận tông sắc ĐTC
nhắc đến hình ảnh Đức Maria ‘‘Mẹ Thương Xót’’, là hòm bia giao ước giữa Thiên Chúa và loài người. ĐTC
nhắc đến thánh Faustina là vị ‘‘được kêu gọi đi vào chiều sâu của LTXC. Hãy để
cho Giáo Hội dẫn đưa mọi người vào mầu nhiệm LTXC. (RV 12. 4.2015)
Cụ thể ĐTC khuyến khích :
-
Nghĩ đến và mở tâm hồn với những ai đang sống ngoài lề
xã hội, không có tiếng nói, chịu bất công xã hội, nhỏ bé, đau khổ, bệnh tật, cô
đơn, bị tước đoạt nhân phẩm.
-
Thực thi 14 mối thương người : cho kẻ đói
ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt
cùng kẻ tù rạc, chôn xác kẻ chết, lấy lời lành mà khuyên người, dạy dỗ kẻ ngu
muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dễ ta, nhịn kẻ mất lòng
ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết
-
Đừng phán xét người khác, tha thứ và chia sẻ trong vui
mừng.
ĐTC đã đặt kinh dưới đây cho giáo dân đọc trong Năm Thánh :
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã dạy chúng con phải thương xót như Cha trên trời
và cho chúng con biết ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha. Xin tỏ cho chúng con thấy
Nhan Thánh Chúa, và chúng con sẽ được cứu thoát.
Ánh mắt yêu thương của Chúa đã cứu Giakêu và Matthêu
khỏi vòng nô lệ tiền bạc, đã giúp người đàn bà ngoại tình và Madalêna không còn
kiếm tìm hạnh phúc nơi thụ tạo, đã khiến Phêrô khóc lóc vì trót phản bội Chúa
và đã hứa Thiên Đàng cho người trộm cướp có lòng ăn năn.
Xin cho chúng con biết lắng nghe, như chính Chúa đang
gửi đến mọi người chúng con, những lời Chúa nói với người phụ nữ Samaria, ‘’nếu
chị biết nhận ra ơn Chúa’’.
Chúa là gương mặt
hữu hình của Chúa Cha vô hình, gương mặt của Thiên Chúa đang đem lòng thương
xót và tha thứ, mà biểu lộ uy quyền trên mọi sự.
Xin cho Hội Thánh được nêu gương mặt hữu hình, của Chúa nơi trần gian, gương
mặt của Chúa sống lại hiển vinh.
Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúan, cũng phải khoác lên người sức yếu
đuối, biết thông cảm với những người đang sống trong u mê và lầm lạc. Xin cho mọi người đến với các thừa tác viên, cảm
thấy mình được Thiên Chúa tìm kiếm, yêu thương và tha thứ.
Xin Chúa gửi
Thánh Thần, và xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,
cho Năm Thánh Lòng Thương Xót này, trở thành năm được Chúa ban ân sủng. Cho Hội
Thánh Chúa thêm lòng nhiệt thành, mang Tin Mừng đến với người nghèo, loan báo tự do cho những người bị giam cầm,
áp bức, và cho người mù được nhìn thấy.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, chúng con nguyện
xin Chúa, là Đấng hằng sống và hiển trị, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần,
đến muôn thuở muôn doi. Amen. (Bản kinh do ĐGH Phanxico soạn. Hội Đồng Giám
Mục VN dịch và phổ biến)
Căn
cứ vào những lời ĐGH Phanxicô trả lời phỏng vấn của cha Antonio Spadaro, dòng
Tên đăng trong bán nguyệt san La Civilta Cattolica (có từ 1850), 19.9.2013. Để
xem người cha chung bao dung và cao thượng tới mức nào.Từ khi được tuyển chọn,
ĐGH ưu tiên trong mục vụ là LTX trong cuộc sống.
- Điều quan trọng và
chính trong Giáo Hội lúc này là loan truyền LTXC. Vì LTXC là cốt lõi Phúc Âm. ĐGH
tôn trọng mọi người dù tật nguyền, nghèo khổ đến đâu. Bởi vì Thiên Chúa đến tìm
kiếm từng con chiên lạc, đến để cứu tất cả mọi người, chứ không cứu chữa những
lành mạnh không cần thầy thuốc. Tuy nhiên, ngài vẫn cương quyết chống lại làm việc trần tục của
giáo sỹ và cả những gì truyền thổng như phá thai, đồng tính, linh mục nữ giới…
- Đôi khi Giáo Hội
khóa mình vào những qui luật hay những điều nhỏ mọn. Điều quan trọng ban đầu là
Chúa Giêsu loan báo : Chúa Giêsu đã cứu bạn. Các thừa tác viên trong GH phải
là tác viên tình thương. Cần tỏ ra trách nhiệm đối với con người và hộ trợ họ,
như người samaritano nhân lành, tẩy rửa, lau sạch và nâng dậy người thân cận
mình. Đó là Phúc Âm tinh tuyền.
- Tòa giải tội không
phải nơi tra tấn mà là nơi cho tình thương Chúa thúc đẩy sống tốt hơn. Nơi gặp
gỡ Chúa từ bi nhân hậu. Tòa giải tội là nơi loan báo Tin Mừng. Cha giải tội là
bạn của Chúa Giêsu Mục Tử. Người của Thánh Linh, thực thi Lời Chúa. Người loan
báo Tin Mừng. Tôi cũng lưu ý tới trường hợp một đàn bà có cuộc sống hôn nhân
không hạnh phúc. Quá khứ bà đã phá thai một lầ. Bà tái hôn, hiện nay bà tái
hôn, sống hạnh phúc với 5 con. Việc phá thai trong qúa khứ vẫn đè nặng lương
tâm và bà thành tâm hối hận. Bà muốn tiến lên trong đời sống Kitô hữu. Ba
Kết
luận
bằng đoạn ĐGH Phanxico viết trong Tông Huấn Hãy Vui Mừng và Hoan Hỷ :
‘’Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ
được Thiên Chúa xót thương’’. Lòng Thương Xót có hai mặt. Nó liên quan đến việc
chia sẻ, giúp đỡ và phục vụ người khác, nhưng nó cũng bao hàm tha thứ và
thông cảm. Thánh Matthêu tóm lược trong khuôn vàng thước ngọc ’’Tất cả những
gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh cũng làm cho người cho người
ta (7,12). Sách Giáo Lý nhắc nhở chúng ta rằng luật này phải được áp dụng
‘trong mọi trường hợp’’. Đặc biệt chúng ta ‘đốo diện với những hoàn cảnh
làm các phán đoán luân lý ít chắc chắn hơn và làm cho quyết định nên khó khăn
hơn. (bản dịch của ĐC Gioan Đỗ văn Ngân, số 80. tr. 56
…’’Anh em hãy nên hoàn thiện’’ (Mt 5, 48) là anh em biết thương xót như
Cha anh em là Đấng thương xót. Anh em đừng xét đoán, thì sẽ không bị xét đoán.
Anh em đừng lên án thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Hãy tha thứ sẽ được Thiên
Chúa thứ tha. Hãy cho, thì Thiên Chúa cho lại (Lc 6, 36-38). Và rồi,
Thánh Luca thêm một điều mà ta không bỏ qua : Anh em đong bằng đấu nào thì
Thiên Chúa sẽ đong lại cho an hem bằng đấu ấy (Lc 6,38). (số 81)
Đức Giêsu không nói ‘‘Phúc thay những kẻ
tìm cách báo thù’’ nhưng Người gọi ‘có phúc’’đối với những người biết tha thứ
và tha thứ ‘đến bảy mươi lần bảy (Mt
18,22)…Nếu chúng ta chân thành đến với Chúa và chăm chú lắng nghe. Có thể
có lúc chúng ta nghe lời Người quở trách : ‘Ngươi không phải thương xót đồng
bạn như Ta thương xót ngươi sao ?’’
(Mt 18,33). Biết nhìn và hành động với lòng thương xót : đó là sự
thánh thiện. (số 82)
___________________________________
Tài liệu tham khảo
-
Thông điệp và Việc Sùng Kính Lòng Thương Xót Chúa.
ĐC Trần Đình Tứ. Imprimatur Phú Cường, 2003.
-Tông Đồ của Lòng Từ
Bi Chúa. Imprimé par AEPV. 1980
- Sứ Điệp và Việc Sùng Kính
Lòng Thương Xót Chúa. Nxb. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Long Beach. Ca, 2003
-Ns Hiệp Nhất, CA số 255, 3.2014
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang