GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
MỪNG LỄ QUAN THẦY
N |
gày Chúa Nhật
19/03/2023, Giáo Xứ Việt Nam Paris hân hoan mừng lễ Quan Thầy là Thánh Giuse. Chương
trình gồm có hai mục :
1.
Tĩnh
tâm Mùa Chay do Cha Gioan Đinh Công Lịch (thuộc Giáo Phận Phát Diệm, hiện đang du
học và làm việc tại Rôma) diễn thuyết.
2.
Mừng
lễ Thánh Giuse Quan Thầy Giáo Xứ & mừng thượng thọ 85 tuổi và ngân khánh
Phó tế Vĩnh viễn Thầy Phêrô Phạm Bá Nha.
Nội dung được diễn tiến như sau:
ü 10g-11g : Giảng
huấn tĩnh tâm Mùa Chay phần I : THÁNH GIUSE TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH:
Trong Kinh
Thánh không có dữ liệu nào nói về cuộc đời của Thánh Giuse ngoài việc xác nhận ngài là con Vua Đavít (x. Mt 1,17) qua 28 đời gia phả, nguyên quán ngài ở Bêlem, định cư tại Nagiarét, hành nghề thợ mộc, kết hôn với Đức Maria và là dưỡng phụ của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Theo phương diện pháp lý, Thánh Giuse là chồng (hay Bạn Trăm Năm) của Đức Maria và là cha nuôi của
Chúa Giêsu. Cuộc đời của
ngài gắn liền với cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu, ít nhất là cho đến khi Chúa Giêsu được 12 tuổi và dâng mình trong đền thờ Giêrusalem theo luật Do Thái. Thánh Kinh không nói ngài
sinh ra và mất
khi nào. Tại tiệc cưới Cana và lúc Chúa Giêsu chịu khổ nạn thì Thánh Giuse cũng không được nhắc tới. Các giả thuyết cho rằng Thánh Giuse đã âm thầm qua đời trước khi Chúa Giêsu bước vào hành trình rao giảng Tin Mừng. Đặc biệt hơn hết là Thánh Giuse không nói một lời nào trong Kinh Thánh. Ngài chỉ được sứ thần báo mộng trong những giấc ngủ. Đặc tính của Thánh Giuse là :
- Âm thầm vâng lời và phó thác theo Thánh Ý Chúa mà chu toàn mọi việc.
- Người
công chính (Mt 1,19), sống
trung tín và khó nghèo nhưng khiết trinh.
- Đấng Bảo
Trợ của Chúa Giêsu
thời thơ ấu và là
biểu hiện cao quý nhất của tình yêu.
Gương mẫu của ngài vẫn còn giá trị cho chúng ta là những con người của thế kỷ hôm nay vì thế giới vẫn thiếu sự công chính và nét cao đẹp của tính hy sinh, nhịn nhục,
tin tưởng, tận tụy với trách nhiệm không còn được đề cao. Vì thế chúng ta luôn cần có Thánh Giuse và cần noi gương ngài nếu như chúng ta muốn có một đời sống bình an hạnh phúc trong gia đình. Ngài là mẫu mực cho các gia trưởng trong gia đình. Cả cuộc đời ngài là thiên sách mở ra cho Giáo Hội học hỏi về các nhân đức và sự thánh thiện của ngài để chiêm niệm và suy tôn.
Xin Thánh Giuse bầu cử cho mỗi người chúng ta biết tận tụy trung thành với trách nhiệm trong gia đình và dâng phó vào sự quan phòng của Thiên Chúa hầu vượt qua mọi khó khăn thử thách trong đời sống thường ngày.
ü 11g30 : Thánh lễ đồng tế : Kính Thánh Giuse, Quan Thầy Giáo Xứ & mừng thượng thọ 85 tuổi và ngân khánh Phó tế Vĩnh viễn Thầy Phêrô Phạm Bá Nha. Đầu lễ, Cha Giám đốc chủ tế, thay mặt cộng đoàn tặng áo lễ Phó tế và quà cho Thầy, qua đó chúc mừng Thầy trong ngày vui trọng đại hôm nay và cảm ơn về những đóng góp của Thầy trong suốt 25 năm phục vụ cho Giáo Xứ.
Nhân dịp này, Thầy cũng ngỏ lời cám ơn đến :
- Các Cha đã để
lại gương sáng Mục tử cho cộng đoàn GXVN Paris.
- ĐÔ Giuse Mai Đức Vinh đã đặt niềm tin và tuyển chọn vào hàng Ptvv.
- Hai Ptvv đã qua đời là Xavier Girard
(1928-2014) và Inhaxiô Nguyễn Văn Thạch
(1934-2017) từng đồng hành và giúp
đỡ như những bậc đàn anh trong
sứ vụ Ptvv.
- Các Thày Ptvv hiện diện đã luôn tận tụy phục vụ Dân Chúa.
- Cộng đoàn là những giáo dân nhiệt thành trong đức tin, đức cậy và đức mến.
Đồng
thời Thầy cũng xin lỗi cộng đoàn về những thiếu sót trong quá trình 25 năm phục
vụ của Thầy.
Trong bài giảng,
Cha Lịch khai thác ý chính của Tin Mừng phụng vụ hôm nay là giúp chúng ta biết phân biệt giữa cái mù thể xác và cái mù tinh thần, vốn bị trói buộc bởi những thành kiến, dị nghị, ghen ghét, ích kỷ, tự tôn… và chủ đề Lời Chúa Chủ Nhật IV nói về ánh sáng là Chúa Giêsu đã mang ánh sáng và niềm vui đến cho anh mù bẩm sinh nói riêng và cho chúng ta nói
chung. Qua bí tích Rửa tội, chúng ta trở nên con cái của ánh sáng.
Nguyện xin ánh sáng của Chúa luôn soi chiếu tâm hồn chúng ta để chúng ta cũng biết toả lan ánh sáng của chúng ta đến mọi người.
ü 12g30: Cơm trưa (do Giáo Xứ đảm trách)
ü 13g30: Giải tội
ü 14g00 : Thuyết giảng tĩnh tâm Mùa Chay phần II : TINH
THẦN SÁM HỐI - HIỆP HÀNH
Trong tiến trình Mùa
Chay (40 ngày), Giáo Hội mời gọi chúng ta thực thi ba việc :
·
Ăn chay
·
Cầu nguyện
·
Làm việc bác ái
Sám hối : Trong Mùa Chay, Giáo Hội cũng có nghi thức Xức tro để nhắc nhở thân phận mỏng giòn yếu hèn của con người và mời gọi chúng ta biết sám hối và sống chậm lại để nhìn lại đời mình mà hoán cải trở về và định vị cho tương lai. Và việc này sẽ kéo dài suốt cuộc đời chúng ta. Đây cũng là mục đích để chúng ta có cơ hội giải hòa với chính chúng ta, với Thiên Chúa và với tha nhân bằng cử chỉ khiêm tốn, cúi mình để được phục vụ cho người anh em qua nghi thức Rửa chân cho nhau như chính Chúa Giêsu cũng đã Rửa chân cho các môn đệ. Qua cử chỉ đó chúng ta mới thực sự đem lại sự bình an và hạnh phúc đích thực cho mình và
cho người
khác. Và đó là ý nghĩa của việc sám hối trong Mùa Chay này.
Hiệp hành : Trong
hai năm nay gần đây,
chúng ta nghe rất
nhiều về cụm từ ‘hiệp hành’. Vậy hiệp hành có ý nghĩa gì ? Cụm từ này ra đời từ sau tháng10 năm 2021,
khi ĐTC Phanxicô công bố
khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới XVI vào năm 2023, khởi đầu từ các Giáo Hội địa phương đến cấp quốc gia, cấp châu lục, sau đó
mới tập trung về Rôma để đúc kết vì ĐTC muốn được nghe thỉnh
ý của toàn thể cộng đồng Dân Chúa, từ những người đã được lãnh nhận bí tích
thanh tẩy.
Hiệp hành là hai từ
ghép của Hiệp (hiệp lực) và Hành (đi), tức là cùng hiệp nhất tham gia trong sứ vụ loan báo Tin Mừng :
hiệp thông, tham gia và sứ vụ.
Hiệp hành còn là căn
tính và bản chất của Giáo Hội từ khi được thành lập bởi Chúa Giêsu :
« Một Giáo Hội hiệp
nhất và nên một
như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha. »
Câu hỏi được đặt ra là :
·
Nếu như gia đình
là một Giáo Hội tại
gia thì trong gia đình hay trong Giáo Xứ đã có tinh thần hiệp hành chưa ? Câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người chúng ta.
·
Và đâu sẽ là những
cản trở cho tiến trình hiệp hành trong Giáo Hội ? Thưa đó là :
Ø Sự chia rẽ vì chia rẽ là bản chất của ma quỷ.
Ø Thái độ xét đoán và không chấp nhận ý kiến người khác.
Tiến trình hiệp hành
vì thế không đơn
giản. Trong sứ điệp Mùa Chay năm nay, ĐTC mượn hình ảnh Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor để mời gọi chúng ta cùng lên núi, chỉ đem những gì cần thiết, bỏ
lại những thứ cồng
kềnh, chiêm ngắm Chúa biến hình, thực thi giáo huấn của Chúa để được biến hình
như Chúa.
Ước mong Mùa Chay này
mỗi chúng ta sẽ đáp lại lời mời gọi này để cùng được biến đổi.
ü 15g00 : Chầu Thánh Thể
ü 15g30 : Kết thúc
Giang Minh Đức
Bài viết khác
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân Năm 2024 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Giáp Thìn Giáo Xứ Việt Nam Paris - 28/01/2024