GIÁO XỨ PARIS CỬ HÀNH TRỌNG THỂ
KỶ NIỆM 70 NĂM THÀNH LẬP
VÀ LỄ THÁNH GIUSE BỔN MẠNG
GIÁO XỨ
au
ba hồi chín tiếng chiêng trống, ca đoàn Giáo xứ dưới sự điều khiển của ca trưởng
Hải Vân xướng lên ca khúc truyền thống Cầu Xin Thánh Gia của Cha Cố Gioan Phạm
Đình Nhu (giáo phận Xuân Lộc) vừa qua đời ngày 13/03/2017. Từ hậu điện, cha
Gilbert Nguyễn Kim Sang, Tổng đại diện Tuyên úy đoàn Việt
Nam tại Pháp, chủ lễ, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, giám đốc Giáo xứ, cha
Phanxicô Xaviê Hổng Kim Linh, hội dòng Xuân Bích, nguyên giáo sư Đại Chủng viện Vĩnh
Long, hiện là Chủ tịch Hội Liên Tu sĩ VN tại Pháp, cha Giuse Đinh Đổng Thượng
Sách bút hiệu Cung Chi, tuyên úy Đoàn Thiếu nhi Thánh thể, cha Gioan Vũ Minh
Sinh, tuyên úy giới trẻ, cha Giuse Nguyễn Văn Nam, Giáo phận Thanh Hóa, hiện tu
học Tiến sĩ Giáo luật, Thầy Phó tế Phêrô Phạm Bá Nha, chủ bút báo Giáo xứ, Thầy
Gioan Nguyễn Sơn, chuyên trách thăm viếng kẻ liệt, Thầy Phêrô Cao Trọng Nghĩa,
phụ tá tuyên úy cộng đoàn Cergy-Pontoise, tiến lên cung thánh.
Hậu
diện cung thánh thể hiện ý nghĩa Thánh giá dân tộc tôi. Vòng
tròn đường kính 4,60 mét là máu các Thánh tử
đạo nước nhà đổ ra và được giặt trắng trong máu con chiên.
Bản đồ nước Việt vác Thánh giá Tử đạo
đánh dấu ngày kỷ niệm mừng 25 phong thánh tiền nhân tử đạo Việt Nam.
Bên
phải bàn thờ là bức tượng thánh cả nói
lên những nét đơn sơ mộc mạc. Công
trình điêu khắc tạc bằng thân gỗ mang từ Solesme, noi các cha dòng Biển Đức
hàng năm tổ chức các buổi cầu nguyện đại kết. Tượng Thánh cả phối hợp khóm ba cây tre, tượng trưng cho ba miền đất nước,
được thắt chặt lại bằng sợt giây thừng nhỏ mầu trắng, trên cùng có cành huệ trắng
nói lên sự hiệp nhất, trong trắng, tỏa hương, nên một của thánh gia. Thân tre mầu
xanh kết thành từng bậc diễn tả lời cầu xin Thánh Giuse là bậc thang đưa đến tột
đỉnh yêu thương và hiệp nhất. Cả hai công trình nghệ thuật đều cho
ca trưởng Bùi Văn Triển thực hiện.
ở
đầu thánh lễ, Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo Xứ,
tôn vinh Thánh cả Giuse là bổn mạng của Giáo hội Việt Nam và Giáo xứ Paris.
Ngài nhắc lại sức mệnh cao cả của thánh gia trong công trình cứu chuộc của Chúa
Kitô. Đức Ông bày tỏ lòng tri ân các bậc tiền bối đã dầy công tạo dựng
Giáo xứ Việt Nam tại Paris suốt từ năm 1947, gồm cả giáo sĩ và giáo dân. Sau
cùng, ngài ngỏ lời chào mừng cha Tổng tuyên úy Gilbert
Nguyễn Kim Sang đến từ tổng giáo phận Lyon.
Trong
phần nhập lễ, ca đoàn cất lên cung điệu tôn vinh thánh cả qua ca khúc của cố linh
mục Gioan Phạm Đình Nhu và ca khúc Noi gương Giuse, lời ca như ý thơ thơm ngát
cành huệ trắng tôn thờ thánh cả : ‘‘Một cành huệ tươi, như hoa giao mùa,
tìm người nương náu giữa chốn bụi trần’’.
Trong
bài giảng, cha Nguyễn Kim Sang mở đầu bằng tụng ca thánh cả : ‘‘Hôm nay
chúng ta dâng thánh lễ mừng kính Thánh Giuse, quan thầy của Giáo Hội Việt Nam
cũng như của Giáo xứ, của Đức Ông Vinh,
các cha Sách, cha Dũng và tất cả các Bác, các Anh mang tên thánh Giuse.
Về
hạnh thánh cả, cha Nguyễn Kim Sang nói : ‘‘chúng ta biết rất ít về thân thế
của Ngài. Phúc Âm chỉ cho chúng ta biết Ngài thuộc dòng dõi vua David, là hôn
phu của Mẹ Maria, là dưỡng phụ của Đức Giêsu. Ngài làm nghể thợ mộc và đã được
thiên sứ báo mộng ba lần : Lần đầu, trước khi chung sống với Mẹ Maria, vì
thấy Mẹ Maria đã mang thai và thai nhi đó không phải là « của mình »,
nên thánh Giuse muốn lìa bỏ Mẹ Maria và Ngài đã được thiên sứ báo mộng khuyên
là hãy nhận Mẹ Maria về nhà mình vì thai nhi đó là do quyền năng Chúa Thánh Thần,
và còn dặn Ngài phải đạt tên Giêsu cho hài nhi, vì đó là Đấng cứu dân khỏi tội
lỗi. (Mt 1,20). Lần thứ hai, thiên sứ báo mộng bảo Giuse phải đưa ngay Mẹ Maria
và hài nhi Giêsu sang Ai-cập lánh nạn, vì vua Hêrôđê tìm cách giết hài nhi
(Mt2,13), và lần thứ ba, sau khi vua Hêrôđê băng hà, thiên sứ lại báo mộng cho
Giuse biết phải đưa Mẹ Maria và hài nhi về đất Israël, và Giuse đã đưa cả hai về
sống ở làng Nazareth (Mt 2,19). Ngoại trừ những chi tiết trên được ghi lại
trong Phúc Âm, chúng ta không biết ngài sống đến bao nhiêu tuổi, chết ở đâu và
mộ của Ngài hiện giờ ở nơi nào. Và Phúc Âm cũng không ghi lại một lời nói nào của
Ngài. Cuộc đời của Ngài thật sự là một đời sống bình thường, khiêm tốn, âm thầm,
nhưng kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa để có một đời sống nội tâm sâu sắc. Nếu
thánh Giuse không có một đời sống nội tâm sâu sắc thì làm sao Ngài có thể cảm
nhận được lời sứ thần trong giấc mộng ? Nếu thánh Giuse không có một đời sống
nội tâm cao sâu thì Ngài đâu có thi hành những gì sứ thần dặn dò. Điều nầy nói
lên niềm tin tưởng và tâm tình phó thác cao độ nơi Ngài. Ngài để lại cho chúng
ta một gương sáng cho cuộc đời Kitô hữu của chúng ta : tin yêu và phó thác
vào Chúa, sống kết hiệp với Chúa và thực thì lời Chúa dạy, không chần chừ,
không đắn đo, vì điều Chúa muốn cho chúng ta luôn là điều tốt và Lời của Chúa
là sự thật, là ánh sáng dẫn dắt chúng ta đến sự sống đời đời.
Cha
Nguyễn Kim Sang nói tiếp : ‘‘Điều thứ hai chúng ta cùng suy nghĩ là Thánh
Giuse được gọi là Đấng công chính. Công chính có nghĩa là « công
bình » và « ngay thẳng », và Công chinh xuất phát từ Công lý, vì
Công lý là một đức tính luân lý, là biết tôn trọng người khác, tôn trọng quyền
lợi của họ, tôn trọng những gì họ có, không tìm cách chiếm đoạt để làm của
mình. Thánh Giuse được Thiên Chúa trao phó trách nhiệm chăm sóc, dưỡng dục Con
của Ngài là Đức Giêsu cùng với Mẹ Maria. Nhưng không vì thế mà Ngài muốn
« chiếm đoạt » cả hai làm của riêng mình. Nhờ sự báo mộng của thiên sứ,
Ngài hiểu và biết Mẹ Maria và Đức Giêsu nằm trong chương trình của Thiên Chúa,
và « điều gi của Thiên Chúa là của Thiên Chúa » (Mt 22,21). Từ đó, Thánh
Giuse âm thầm chu toàn trách vụ làm chồng, làm cha của mình. Nhưng, nhìn sâu
hơn, điều gi đã thúc đẩy thánh Giuse có thái độ như thế ? Phải chăng đó là
Tình yêu.
Vị
chủ lễ đã triển khai ý nghĩa tình yêu của Thánh Giuse đối với Thiên Chúa, là ‘‘để
nhận ra lời của sứ thần báo mộng, đó chính là lời của Thiên Chúa, chính vì thế
Ngài thi hành ngay lập tức, không chần chừ, không đắn đo. Tinh yêu dẫn đến tin
tưởng và vâng phục để chu toàn thánh ý Chúa. Ngoài tình yêu dành cho Thiên Chúa
còn có Tình yêu của Thánh Giuse dành cho Mẹ Maria và Đức Giêsu qua việc chu
toàn nhiệm vụ hằng ngày, với công sức của đôi bàn tay người thợ mộc để Mẹ Maria
và Đức Giêsu có một cuộc sống an toàn, đầy đủ. Ngài thuộc dòng dõi vua Đavid,
nhưng đến đời của Ngài thì sự giàu sang phú quí không còn nữa, và Ngài phải tìm
kế sinh nhai bằng nghề thợ mộc để nuôi dưỡng Đức Giêsu và bảo bộc Mẹ Maria.
Ngài đã làm tất cả vì Tình yêu. Chúng ta có thể nói Tình yêu của Thánh Giuse là
Tình yêu sáng tạo. Sáng tạo vì Thiên Chúa bảo Thánh Giuse nhận Mẹ Maria về ở với
mình và giao Đức Giêsu cho Ngài chăm sóc, dưỡng dục mà không nói cho Ngài biết
phải làm gì và làm thế nào. Từ đó, chắc hẳn Thánh Giuse phải suy nghĩ tìm hiểu
và tìm cách làm thế nào để chu toàn thánh ý Thiên Chúa, không phụ lại niềm tin
tưởng ủy thác của Thiên Chúa, cũng như phải làm sao để cho gia đình của mình được
an vui, đầy đủ và hạnh phúc. Trước mặt Ngài, Đức Giêsu là một trẻ thơ như bao
trẻ thơ, nhưng Đức Giêsu không phài là một trẻ thơ như những trẻ thơ khác. Đức
Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể. Từ đó, chắc hẳn Ngài phải tìm hiểu và sáng tạo
để chu toàn nhiệm vụ của mình.’’
Trở
lại với cộng đoàn Giáo xứ, cha Nguyễn Kim Sang nhắn nhủ : ‘‘Thiên Chúa cũng ban
cho mỗi người chúng ta con tim để yêu thương, ban cho chúng ta khối óc để suy
nghĩ và chọn lựa, và tạo dựng chúng ta với đôi bàn tay để làm việc hầu mang lại
cho gia đình và cộng đoàn của mình một cuộc sống đầy tình yêu thương và đoàn kết,
luôn chan hòa và hạnh phúc. Chúng ta cũng cần phải nghĩ suy, sáng tạo để làm thế
nào để cho gia đình và cộng đoàn chúng ta ngày càng phát triển đúng với thánh ý
của Thiên Chúa cũng như Thánh Giuse đã từng làm trong cuộc đời của Ngài nơi trần
thế nầy, để rồi từ đó chúng ta làm chứng cho Đức Kitô đầy yêu thương và giàu ân
sủng. Để được như thế, chúng ta cần phải noi gương Thánh Giuse, luôn sống kết
hiệp mật thiết với Chúa và luôn thi hành Thánh ý của Ngài trong mọi hoàn cảnh của
cuộc đời. Nhờ lời cầu bàu của Thánh Giuse, nguyện xin Thìên Chúa luôn phù hộ và
đồng hành với chúng ta trong cuộc sống và trong nhiệm vụ.’’
Trong
thánh lễ, ca đoàn Giáo xứ hát bộ lễ Glendalough. Phần đáp ca là thánh vịnh
88 : ‘‘Dòng dõi người sẽ trường tồn vạn kỷ, sẽ bền vững muôn đời.’’ Kết lễ là bản tụng ca Thánh cả Giuse :
‘‘Đến muôn đời, Ta trọn bề ân nghĩa, giữ lời giao ước trọn vẹn thủy chung.’’
Trước
khi kết thúc thúc, bà Trần Kim Chi, chủ tịch Hội đồng Mục vụ đã bày tỏ lòng biết
ơn vị chủ lễ, Đức Ông Giám đốc và các cha đồng tế. Ông Nguyễn Anh Hải đã mời
các vị đại diện hội đoàn lên nhận Tuyển tập Thơ Cung Chi kể lại hành trình 70
Giáo xứ. Cha Đinh Đồng Thượng Sách đã diễn đọc bài thơ ‘‘Bảy mươi năm’’, bốn vần
thơ mở đầu như sau :
‘‘Từ đó đến nay bảy chục năm Xa cách quê hương muôn ngàn dặm Đoàn con dân Việt bên trời Pháp Họp nhau thành lập một Liên Đoàn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . ‘‘Tri ân Giáo xứ bốn mươi năm Đã cho Chổi Cùn sống đặc ân Trước khi từ giả về hưu trí Gửi chút tầm tơ vương tháng năm.’’ Lịch
sử Giáo xứ giai đoạn khởi đầu đã được ghi lại qua mấy vần thơ như sau : ‘‘Năm 47 sử xanh đổi mới 19 người cùng với 5 cha Khắp miền nước Pháp gần xa Liên Đoàn thành lập quanh ta hiền tài.
Năm linh mục có hai viện trưởng (1) Hàng giáo dân bộ trưởng một người (2) Năm ngài cố vấn rạng ngời Có hai giám mục một thời chung lo (3).
Đoàn Sinh viên : cành nho tươi tốt Một Đức Ông và một Đức Cha (4) Thêm ông Bộ trưởng quê nhà (5) Thi nhân Viện trưởng, mặn mà duyên thơ (6)
Trang sử mới Sứ thần Tòa thánh (7) Chúc phép lành sức mạnh ơn thiêng Giáo quyền nước Pháp cách riêng Từ nay công nhận thành viên Liên Đoàn.
Giai đoạn mới truyền loan công đức Đổi tên thành Tổ Chức Thừa sai (8) Có cha tuyên úy miệt mài Vừa lo mục vụ văn tài truyền thông (9).
Năm 77 thông công Giáo Xứ Mấy nhiệm kỳ cắt cử qua đi Ba năm kế tiếp kiên trì 80 : hiệp lực thực thi sáng ngời
Ban Giám đốc ơn trời lộc nước (10) Cha Vinh làm Giám đốc lo chung Có cha Thượng Sách trùng phùng Cha Ziên cha Dũng một lòng đoàn viên.
Năm 83 ơn thiêng kết tụ Lập Hội đồng Mục vụ đầu tiên Qua nhiều thế hệ trung kiên Trẻ già, nam nữ, kết liên một lòng.
Năm 17 vừa tròn Bảy Chục Nhớ bao nhiêu công đức tiền nhân Chúng con lạy tạ kính dâng Nước Cha cả sáng xin vâng mệnh Trời.
Giáo Xứ Paris, Tân Xuân Đinh Dậu
(2017) Lê Đình Thông
--- (1) Linh mục Cao Văn Luận (1908-1986), Viện trưởng Đại Học Huế. Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001), Viện trưởng Đại Học Đà Lạt. (2) Ông Trần Hữu Phương, Bộ trưởng Tài chánh. Ông là Chánh Hội trưởng tiên khởi của Liên Đoàn. (3) Đức Cha Nguyễn Văn Thiện (1906-2012), Giám mục Vĩnh Long. Đức Cha Nguyễn Ngọc Quang (1909-1990), Giám mục Cần Thơ. (4) Đức Cha Nguyễn Huy Mai (1913-1990), Giám mục Ban Mê Thuột. Đức Ông Trần Văn Hiến Minh (1919-2003), Tiến sĩ Triết học. (5) Kỹ sư Trần Ngọc Oành, Bộ trưởng Giao thông Công chánh. (6) Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, Viện trưởng Viện Pasteur, bút hiệu Vân Uyên, tác giả nhiều tập thơ. (7) Đức Angelo Giuseppe Roncalli, Sứ thần Tòa thánh tại Pháp. Ngày 20/10/1958 : Mật nghị Hồng y tôn cử Ngài làm Giáo
hoàng. Ngày 27/04/2014, cố Giáo hoàng được phong hiển thánh. (8) Tổ chức Truyền giáo Việt Nam tại Pháp (1952-1977). (9) Cha Nguyễn Quang Lãm sau này là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Nhật báo Xây Dựng. (10) Ban Giám đốc hiện nay : Đức Ông Mai Đức Vinh, quý
Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Trần Anh Dũng, Vũ Minh Sinh, quý Thầy Phó tế Phạm Bá Nha, Nguyễn Văn Thạch, Tạ Đình Chung, Nguyễn Sơn, Cao Trọng Nghĩa, quý Nữ tu Nguyễn Kim Thoa, Thân Kim Liên.
Lễ
kính Thánh Cả Giuse được ghi lại qua mấy vần thơ mộc mạc như sau :
Ngày 19 tháng
Ba lễ kính Thánh Giuse
ghi lịch tỏ tường : Ba trăm chín
chục niên trường (1) Tầu cha Đắc Lộ,
Ba Làng đến nơi.
Cây Thánh giá
đá vôi phù hộ (2) Cha Dòng Tên
Đắc Lộ trùng tu Núi cao trên
cửa Thần Phù (3) Ninh Bình,
Phát Diệm ưu tư kế thừa
4 thế kỷ tuôn
mưa ơn lạ Nhờ công ơn
Thánh Cả Giuse Ngài là bổn mạng
chở che Việt Nam Giáo
Hội chẳng hề hấn chi.
Giáo Xứ Việt
Paris tấp nập 70 năm thành
lập vời xa Noi gương
Giáo Hội quê nhà Giuse bổn mạng
mặn mà Thánh gia
Ngày 19 tháng
Ba Mười Bảy (4) Giáo Xứ cùng
kính lạy Giuse Ngài luôn gìn
giữ mọi bề Vượt qua sóng
gió, xuôi về bình yên.
Paris, ngày 19/03/2017 Lê Đình Thông
--- (1) 390 năm về trước (1627), cũng ngày 19/03, tầu
cha Đắc Lộ cập bến Ba Làng. Sau
đó, ngài qua
cửa Thần Phù rao giảng Tin Mừng. (2)
Tương truyền cha Đắc Lộ dựng cây Thánh giá bằng
đá vôi, cao 1 mét 6, trên đỉnh núi. (3) Thần Phù (神 扶) : Thần (linh) Phù (hộ). Ca dao có câu : Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm. (4)
Ngày 19/03/2017. ---
Giáo Xứ Paris, ngày 20/03/2017 Lê
Đình Thông
|
Bài viết khác
Vidéo : TĨNH TÂM MÙA VỌNG ngày 08/12/2024 tại Giáo Xứ VN Paris, với Cha Giuse NGUYỄN QUANG HUY
Bánh Chưng và Tết Xuân Ất Tỵ - Mời Mời Mời - GXVNParis
Hình : Giáo Xứ Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024