ề
tài ‘‘Giáng Sinh Hòa Bình’’ khai triển theo Tông Huấn ‘‘Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ’’
(Gaudate et Exultte) của ĐGH Phanxicô ban hành 19.3.2018, và những huấn từ của
ngài liên quan đến mưu tìm hòa bình cho thế giới hôm nay.
Nội
dung đóng góp xây dựng hòa bình của ĐGH Phanxicô đã ghi trong Tông huấn : ‘‘Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ
được gọi là con Thiên Chúa’’ (Mt 5,9) . Phúc này khiến chúng ta nghĩ đến
tình trạng bao cuộc chiến tranh không dứt trong thế giới. Về phần mình chúng ta
thường là nguyên nhân xung đột hay ít ra hiểu lầm. Chẳng hạn như tôi nghe được
một điều gì về một ai đó, và tôi kể lại cho người khác. Thậm chí tôi còn thêm
thắt một chút và loan truyền nó đi. Và nếu nó càng tác hại thì dường như tôi
càng mãn nguyện. Thế giới của những kẻ ngồi lê đôi mách, chuyên chỉ trích và
phá đổ, không xây dựng hòa bình, đúng hơn, những kẻ như vậy là kẻ thù hòa bình,
và họ không hề ‘‘có hạnh phúc’’. (số 87, Bản dịch của ĐC Gioan Đỗ văn Ngân)
Những
người kiến tạo hòa bình là nguồn mạch bình an. Họ xây dựng hòa bình và tình
thân hữu trong xã hội. Đối với người dấn thân gieo vãi hòa bình khắp nơi. Đức
Giêsu đưa ra lời hứa tuyệt vời này : ‘‘Họ
sẽ được gọi là con Thiên Chúa’’ (Mt 5, 9). Người bảo các Môn Đệ, khi vào bất
cứ nhà nào hãy nói ‘‘ Bình an cho nhà
này’’ (Lc 10, 5). Lời Chúa khuyến khích mỗi tín hữu hãy ăn ở hòa thuận với
người khác (x. 2 Tm 2,22). ‘‘Vì người xây
dựng hòa bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hòa bình, là cuộc đời công
chính’’ (Gc 3,18) . Và nếu như nếu
có những lúc trong cộng đoàn chúng ta tự hỏi mình phải làm gì, thì ‘’hãy theo đuổi những gì đem lại bình an’’(Rm
14,19), vì sự hiệp nhất thì tốt hơn xung đột. (số 88)
Quả
không dễ dàng ‘‘kiến tạo’’ sự bình an này của Tin Mừng, một sự bình an vốn
không bị loại trừ ai, nhưng đón nhận ngay cả những người hơi kỳ cục, khó tính
và sách nhiễu, yêu sách, lập dị, bị bầm dập bởi cuộc đời hoặc đơn giản là người
thờ ơ. Đó là công việc khó khăn, đòi hỏi trí và tâm phải thật rộn mở, vì đây
không phải là việc tạo ra ‘‘một thỏa thuận trên giấy tờ hay sự dàn hòa tạm thời
cho thiểu số được hài lòng’’. Cũng không phải là dự phóng ‘‘của một ít người
cho một ít người’’. Đây cũng không phải cố phát lờ hoặc giấu đi sự mâu thuẫn, nhưng
‘chấp nhận đối diện với sung đột thành mắt xích liên kết trong tiến trình mới’’.
Chúng ta phải là những nghệ nhân của hòa bình, vì xây dựng hòa bình là nghệ thuật
đòi hỏi bình tâm sáng tạo, nhạy cảm và khéo léo.
Gieo rắc bình an quanh ta : đó là thánh
thiện. (số 89)
Chữ
‘‘hạnh phúc’’ hay ‘‘có phúc’’ đồng nghĩa với ‘‘thánh thiện’’. (x. số 64).Thực hiện những
giáo huấn trong Tám Phúc mà Chúa hứa, ‘‘có vẻ nghe thi vị, nhưng rõ ràng đi ngược
những gì người ta thường làm trong xã hội (x. số 65)
Muốn
có hòa bình, trước hết cá nhân phải nên thánh.
Sau đó gia đình, xã hội, lan rộng toàn thế giới. Theo ĐGH, muốn có hòa
bình không phải ngưng tiếng súng, bom đạn mà ngưng ‘‘rù rì bỏ nhỏ, đừng từ chối đố kỵ hư danh và nhìn vào chứng tá ’’.
Đó là nguyên nhân mất bình an đang diễn ra chung quanh khắp nơi.
Những
ý tưởng này ĐGH viết trong Tông Huấn trên, và được Ngài cắt nghĩa rõ mạch lạc
hơn trong các dịp :
‘‘Từ bỏ đố kỵ hư danh’’. Ngày
5.11.2018, tại nhà nguyện Santa Marta. Phân tích Tin Mừng, ĐGH cảnh báo ‘‘đố kỵ
ưa chuộng hư danh’’ là sức mạnh phá hoại nền tảng cộng đồng bằng gieo rắc chia
rẽ xung đột. Đừng làm gì vì tư lợi. Đừng kết bạn nhằm thủ lợi riêng. ĐGH cho rằng :
lý luận dựa trên ‘‘lợi lộc’’ cho mình là tháđộ ích kỷ, phân biệt đối xử, tư lợi.
Trong khi thông điệp của Chúa hoàn toàn ngược lại. Đố kỵ là tiêu diệt người
khác. Ngài khích lệ ‘’Đừng làm gì vì ích kỷ hay chuộng hư danh, nhưng hãy khiêm
nhường coi trọng người khác như chính bản thân. (vietcatholic. News 13.11.2018)
‘’Đừng từ chối lời mời của Chúa’’.
Ngày 6.11.2018, tại nhà nguyện Santa Marta, căn cứ vào Tin Mừng (lc 14, 7-14) người
chủ mở tiệc. Nhiều người lấy đủ lý do từ chối đến dự. Rồi ai đã đến dự tiệc thì
thích chọn chỗ tốt. Chúa khuyên ngồi chỗ thấp và khuyên chủ nhà ra mời :
những người nghèo khó, què quặt, đui mù. Họ không có dịp đáp lễ, và như thế,
ông mới thật có phúc. Vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày kẻ lành sống lại (Lc 14,
13-14). ĐGH nhận xét cay đắng :
bao lần chúng ta tìm cách thoái thách lời Chúa mời gọi, làm việc bác ái, việc
lành, cầu nguyện, gặp Ngài. Nhưng Ngài vẫn nhân từ thứ tha, đứng đó chờ đợi …dịp
khác. ĐTC kết bài giảng : xin cho chúng ta bớt chai đá, bướng bỉnh, biết
khóc trước nhu cầu thiếu thốn của người khác. (nguồn
tin đd, 13.11.2018)
‘‘Tránh rù rì bỏ nhỏ’’. Ngày
8.11. 2018, tại nhà nguyện Santa Marta. ĐGH cho rằng thái độ ‘‘ thì thầm’’ này
xảy ra ngay trong gia đình, giáo xứ, địa phận,trong mọi cấp độ, như cơm bữa.
Cũng xảy ra trong trường chính trị, nơi làm việc. Đó là điều xấu. Người ta tìm
cách bôi nhọ nhau, phỉ báng, vu khống, rỉ tai, nói xấu, chỉ trích, bôi nhọ,
khinh thường người khác… bằng tin thất thiệt. Chúa Giêsu nhân lành, thay vì kết
án, Chúa đặt câu hỏi : Ai có 100 con chiên, 1 con bị lạc, lại không bỏ 99
con mà đi tìm con lạc. Cuối bài giảng, ĐGH nguyện : xin cho chúng con hiểu
luận lý Tin Mừng, điều trái với duy tư của thế gian. (ntđd, 13.11.2018)
‘‘Hãy nhìn vào chứng tá’’. Như,
hai gương hy sinh dưới, tận tụy còn mãi trong ký ức :
Cha Thomas Conway,
tuyên úy hải quân Hoa Kỳ 37 tuổi đã hy sinh sau trận chiến bên Nhật, tại
Okinawa. Có 317 sống sót trong 1. 195 lính Mỹ trên chuyến tàu giao chiến với
quân Nhật, ngoài khơi. Chết vì cá mập hay chếtcđuối. Hôm ấy, 30.7.1945, chiếc
tàu Indianapolis trong hạm đội số 5 hải quân Mỹ bị tấn công kiểu quyết tử và bị
bắn thủng. Tàu lênh đênh trên biển 3 ngày. Sau những ngày cứu nguy đồng đội, Cha
Conway đuối sức, được cứu lên đất liền. Cha từ trần 2.8.1945.
Những
người sống sót kể lại, như Anh Richard Theden viết hồi ký : Sau khi nhào
xuống nước, Cha Conway bơi tới nhóm tôi, hỏi có ai là công giáo không, và ngài
bảo cho chúng tôi về phía này, chúng tôi bơi theo, ngài ban bí tích sau cùng, rồi
tiếp tục đi chỗ khác. Ngài
Ông Frank Centazzo tiếp lời : Ngài cho
chúng tôi hy vọng và ý chí chịu đựng. Tất cả ai sống sót đều nhờ đến ngài. Ngài
bơi kiệt sức tới tối ngày thứ 3. Nhìn hướng nào cũng thấy cha là sứ giả của
Thiên Chúa. Ngài yêu công việc, được mọi lính kính nể và tôn trọng. Tôi nhớ vào
chiều hôm ấy, ngài đến bên tôi và Paul McGiness. Ngài đang chống trả với dòng
nước. Hai chúng tôi kẹp chặt ngài lại, để ngài nghỉ vài giờ. Cha đã làm
tròn sứ mệnh của mình để tăng sức mạnh tinh thần cho chúng tôi, khiến chúng tôi
tin sẽ được cứu thoát.
Sau
nhiều năm, anh Donal McCall chia sẻ : Cha hướng dẫn chúng tôi cầu nguyện khi ở
dưới nước và nói với chúng tôi rằng anh em mình sẽ gặp an toàn, những người giúp
đỡ đang đến.
Đại
đại úy bác sỹ Lewis Haynes trên tàu, trong hồi ký ghi : Trong hai ngày cha và bác sỹ Haynes bơi qua bơi lại giữa
những người còn sống chung quanh, giải tội, xức dầu. Bám vào tấm lưới phủ hàng
hóa, quăng giây lôi kéo người bị nước cuốn, khuyến khích mọi người hy vọng, sẽ
được cứu thoát. Lương thực cạn dần nhất là nước, trong khi mặt trời vẫn chói
chang trên mặt biển.
Ông
Robert Dorr Thư Ký Ủy ban Tưởng niệm Cựu Chiến Binh tiểu bang Connecticut nói :
Cha Thomas là linh hướng và người chăm sóc tinh thần suốt 3 ngày rưỡi. Khi sắp
chết Cha làm các phép bí tích sau cùng cho họ. Trong vài năm qua, Ủy Ban đã vận
động xin cho Cha lãnh giải thưởng hậu tử.
Bản tin này của Joseph Pronecheni đăng trên National
Catholic Register, 1955. HĐGM Hoa Kỳ đã lập hồ sơ xin phong thánh cho Cha
Thomas Conway. (vietcatholic 16.11.2018)
Thánh
nữ Francesca Saverio Cabrini
(Ý, 1850-1917) sáng lập Dòng Nữ Truyền Giáo Thánh Tâm Chúa. Quan thày người Di
Dân và Tỵ Nạn, lễ kính 13.11. Cả đời phục vụ người Di Dân và Tỵ Nạn. Người đã dạy
chúng ta biết cách làm sao có thể đón nhận bảo vệ, thúc đẩy và hội nhập những
người anh em. Nhờ lời cầu bầu của Thánh Nữ, ước gì Thiên Chúa đều có kinh nghiệm
này : Hoa trái công chính được rắc gieo trong hòa bình cho người kiến tạo
hòa bình (RV 24.11.2017)
Sứ
điệp ngày Thế Giới Truyền Thông, công bố 24.1.2018, nhằm lễ thánh Phanxicô Đệ Salê, quan thày nhà báo.
Chủ đề sứ điệp năm nay : ‘’Sự thật giải thoát anh em (Ga 8,32). Tin giả và
nền ngôn luận hòa bình’’. ĐGH lên tiếng kêu gọi một nền ‘‘ngôn luận vì hòa bình’’
để đối phó với đe dọa của tin giả đang phát triển mạnh vì thiếu vắng đối kháng
lành mạnh với nguồn tin khác nhau. Được biết ngày Thế Giới Truyền Thông do công
đồng Vatican II đề xướng trong Sắc lệnh Inter Mirifica (Phương tiện Truyền
Thông Xã Hội) và được Thánh GH Phaolô VI công bố 4.12.1963. Ngày Thế giới Truyền
thông đầu tiên 7.5.1967. Năm nay là lần 52. (https:// Zenit.org 24.1.2018)
Sứ
điệp ngày thế giới hòa bình 1.1.2018 (ký 24.11.2017, Lễ Các Thánh TĐVN), chủ đề : Những người di cư và tị nạn. Con người trên
đường tìm kiếm hòa bình. Sứ điệp có hai phần :
Phần
I : Trích lời
kêu gọi quan tâm đến những người không nơi nương tựa của các GH tiền nhiệm :
- Cho tới bao
lâu phúc lợi phồn thịnh đích thực của cộng đồng xã hội còn cho phép, cảm thông
với dự định của những người đang muốn hòa nhập vào một cộng đồng mới (Thánh GH
Gioan XXIII. Pacem in Terris, số 106)
-
Thánh GH Gioan
Phaolo II nhắc tới con số di cư ngày càng
lớn là hệ quả của những loạt chiến tranh
xung đột diệt chủng và thanh trừng
các sắc tộc mà chúng đã để lại nhiều dấu ấn trong thế kỷ XXI. Thánh GH còn
mơ ước : Nếu nhiều người cùng chia sẻ
giấc mơ về thế giới hòa bình, và đóng góp đầy giá trị của các di dân và tỵ nạn
được qúi trọng thì rồi càng ngày nhân loại càng thành gia đình của tất cả, thế
giới sẽ thành một ( Sứ điệp ngày
Quốc Tế Di Dân. 2004).
-Những người nam
nữ, các em nhỏ, các bạn trẻ và những cụ già, họ đang tìm một nơi, mà nơi đó họ
có thể sống trong hòa bình. Chúng ta đều thuộc về gia đình duy nhất, các di dân
và các dân tộc đón họ, và tất cả đều có cùng quyền lợi như nhau trong sử dụng
những điều thiện hảo của trái đất, và những thiện hảo đó được xác định là phổ
quát, như học thuyết xã hội của GH đã minh thị. Tình liên kết và chia sẻ có nền tảng căn bản của mình ở
đấy. (ĐGH Benedicto XVI. Sứ điệp ngày Quốc Tế Di Dân. 2010). Lý do di cư là : Khát khao muốn có một cuộc sống tốt hơn, và cũng thường liên kết với cố
gắng để lại đàng sau mình ‘‘nỗi tuyệt vọng’’ về điều đã ngăn cản họ trong việc
kiến tạo tương lai. (2013)
Phần
II . Muốn cho người
tỵ nạn di dân có khả năng tìm ra hòa bình, ĐGH Phanxicô phác họa đề nghị bốn
hành động phối hộp phải làm :
-
Đón
nhận : không để họ trở về nguyên quán, nơi vẫn còn những bách hại, bạo lực đe
dọa. Phải quan tâm an ninh xã hội qua bảo vệ nhân quyền căn bản trở nên vững
vàng. Thánh Phaolô nhắc : Anh chị em đừng quên tỏ lòng hiếu khác. Nhờ
vậy, có những người được đón các thiên thần mà họ không biết ? (Dt 13,2)
-
Bảo vệ : Bổn phận chúng ta là nhìn nhận và bảo vệ
phẩm giá bất khả xâm phạm của tất cả những ai đang phải chạy trốn mối nguy hiểm
để tìm nơi trú ẩn an toàn, khỏi bị bóc lột. Đặc biệt lưu ý tới phụ nữ và trẻ
em, bị đe dọa làm nô lệ. Thiên Chúa không kỳ thị bất cứ ai : ‘Chúa
phù
trợ
những khách ngoại kiều (TV 145, 9)
-
Thúc đẩy : Bổn
phận chúng ta hỗ trợ phát triển toàn diện người di dân và tỵ nạn. Bảo đảm cho tất
cả em nhỏ, giới trẻ được giáo dục và tiếp cận toàn diện diện và đào tạo. Đối
thoại là phương pháp có hiệu quả. Thánh
Kinh dậy : ‘‘Thiên Chúa yêu thương ngoại kiều và ban cho họ lương thực và
quần áo’’. Kinh Thánh cảnh báo : ‘‘Thiên Chúa xử công minh cho cô nhi quả
phụ và yêu thương ngoại kiều cho họ bánh ăn áo mặc. Anh em phải yêu thương ngoại
kiều vì anh em đà từng là ngoại kiều ở Ai Cập’’ (Đnl 10, 18-19)
-
Hội nhập : Tạo
cho họ được tham dự vào cuộc sống sinh hoạt cộng ng đón nhận. Thánh Phaolô viết :
‘‘Anh em không còn phải là người xa lạ hay tạm trú, nhưng là người đồng hương với
các Thánh và là người nhà của Thiên Chúa’’ (Eph
2, 19)
-
Sứ
điệp ngày thế giới hòa bình 1.1.2019, loan báo 6.11.2018, dịp kỷ niệm 100 năm thế chiến
14-18, chủ đề : ‘’Nền chính trị tốt phục vụ hòa bình’’. Sứ điệp nêu ra:
-
Trách nhiệm chính trị thuộc mọi công dân,
đặc biệt thuộc những người nhận ủy nhiệm bảo vệ và cai trị. Sứ mạng này là bảo
vệ luật pháp, khuyến khích đối thoại giữa các đối tác xã hội, các thế hệ và các
văn hóa.
-
Các quyền và bổn phận con người làm gia
tăng ý thức thống thuộc vào cùng một cộng đồng, với những người khác và với
Thiên Chúa. Chúng ta đều được kêu gọi mang đến và loan báo hòa bình như một Tin
Mừng tương lai. Nơi mỗi sinh vật sẽ được tôn trọng phẩm giá và quyền hạn.
-
Sứ điệp nhắc lại ý tưởng hòa bình này, của
Thánh GH Gioan XXIII : Khi con người được tôn trọng trong các quyền của
mình sẽ nảy nở trong con người ý thức về bổn phận và tôn trọng các quyền của
người khác (sứ điệp Pacem in Terris, 1963). Và của ĐGH Phanxicô đã kêu gọi tham gia chính
trị trong ý cầu nguyện trong tháng 7.2015. Ngài cũng kêu gọi ‘’can đảm’’ tham
gia chính trị vì chịu khổ vì Đạo hàng ngày, tìm kiếm công ích mà không hủ hóa.
Làm chính trị là quan trọng và người ta có thể nên thánh khi làm chính trị. Có
nghĩa là ‘vác Thánh Giá của thất bại và tội lỗi’’ (30.4.2015). (Zenit.org 6.11.
2018)
Kết luận
bằng những lời khuyên, yên tâm hưởng hòa bình mà phục vụ, của Hai Thánh
Tông Đồ:
Thánh Phêrô :
Theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, nơi công lý hiển
trị. Vì thế, trong khi chờ đợi ngày ấy
anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tin tuyền, không chi đáng
trách và sống bình an (2Pr 3, 13-14)
Thánh Phaolô :
Anh em hãy giữ vững đức tin, cần được xây dựng vững chắc, kiên quyết và đừng
nao núng mà lìa bỏ niềm hy vọng anh em đã nhận được khi loan báo Tin Mừng. Tin
Mừng này đã được rao giảng cho khắp thiên hạ, và tôi, Phaolô, trở nên người phục
vụ Tin Mừng (Cl 1, 23)
Và
tinh thần hòa bình của Thánh Phanxicô,
hướng về Đấng Chân lý, ngước mắt cầu xin :
Lạy Chúa, xin làm
cho chúng con nên khí cụ bình an của Chúa
Giúp chúng con nhận
ra sự ác len lỏi trong thứ truyền thông không kiến tạo sự hiệp thông
Giúp chúng con biết
loại bỏ nọc độc khỏi những phán đoán của chúng con
Giúp chúng con nói
về tha nhân như anh chị em chúng con.
Chúa là Đấng trung
tín và đáng tin cậy, xin làm cho lời nói của chúng con thành những hạt giống sự
thiện cho thế giới
Nơi có tiếng la
hét, xin cho chúng con biết lắng nghe
Nơi có hoang mang,
xin cho chúng con gợi hứng hài hòa
Nơi có mơ hồ, xin cho
chúng con biết mang lại minh bạch
Nơi có sự loại trừ,
hãy để chúng con mang đến tình đoàn kết
Nơi có chủ nghĩa
kích động, xin cho chúng con biết dùng sự tỉnh táo
Nơi nào hời hợt,
xin cho chúng con nêu lên những câu hỏi thực sự
Nơi có thành kiến,
xin cho chúng con đánh thức niềm tin.
Nơi có hận thù,
xin cho chúng con mang lại niềm tin tôn trọng
Nơi có giả dối,
xin cho chúng con mang đến sự thật.
Amen
(Viet catholic.
24.1. 2018. JB. Đặng Minh An dịch)
Và kinh “Magnificat’’
khác của Cung Chi
Cả hồn tôi dâng lời chúc tụng Chúa.
Trí tôi reo trong Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ Chúa đoái thương rủ vời.
Muôn thế hệ sẽ khen tôi phúc cả.
Đấng Toàn Năng cho tôi ơn nhiệm lạ.
Linh Danh Ngài đích thực Thánh chí cao.
Tình yêu Ngài chẳng kể niên kỷ nào.
Hằng đổ xuống những tâm tư tôn kính.
Ngài ra tay mạnh mẽ đầy quyền bính.
Đập tan tành bọn hống hách kiêu căng.
Lật lộn nhào ngai báu đám quyền năng,
Và cất nhắc những tâm hồn khiêm tốn.
Ban no lành kẻ cơ cực khốn đốn.
Đẩy lũ giàu thành tay trắng trắng tay.
"Ít-ra-en" tôi tớ vốn xưa nay,
Ngài nâng đỡ nhớ thương từ muôn thuở.
Nhớ lời hứa với cha ông tiên tổ,
Cùng "Ap-ram" con cháu chắt gần xa.
Muôn đời nối tiếp trôi qua.
Điều đoan ước ấy khó mà nhạt phai.?
Paris, ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời 1998
Thoát dịch
|
Bài viết khác
Anh lính Cứu Hỏa được hoán cải sau trận hỏa hoạn tại nhà thờ Đức Bà Paris - Công Bình
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang