Giáng
Sinh An Bình
Hàng năm, khắp nơi đều vui mừng chào đón lễ Giáng sinh trong nhịp điệu mà đoàn thiên sứ hát, từ 2000 năm :
. Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho người lòng ngay
(Lc 2, 14)
Biến cố Giáng
Sinh, bên ngoài xem ra bình thường, nhưng vĩ đại. Vì Thiên Chúa giáng trần đem
hòa bình cho nhân loại. Chính Chúa đã chỉ cho con người thủ bản và nghệ thuật
chung sống đem bình an cho nhau qua bài ''Tám Mối Phúc'' (x. Mt 5, 1-10).
Ngày 7.12.
2017, hang đá (80m x 7m, do Dòng Biển Đức, Ý) và cây thông (28 m, do BaLan tặng),
tại công trường thánh Phêrô được thiết kế, và để đến 6.12, Lễ Hiển Linh.
Sáng ngày
này, ĐGH đã gặp 2 phái đoàn tặng cây
thông và hang đá. ĐGH nói cây thông hướng lên cao khích lệ và hướng về hồng ân
cao cả (x. 1Cr 12, 31). Công việc này, nhắc chúng ta điều Chúa nói : Tất cả những
gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng làm cho người ta.
(Mt 7,12)
Chiến tranh từng vùng
ĐGH Phanxico
từng nói: Khó mà có thế chiến l?n nữa. Ai cũng sợ trách nhiệm và hậu quả. Nhưng
vẫn thường xảy ra chiến
tranh từng vùng. Không cần vũ khí tối tân, liên quân dàn trận và tuyên chiến.
Mà chỉ chém giết, đổ máu, nhà tan cửa nát, chia lìa. ..Thì nhan nhản xảy ra
chung quanh.
Ngay tại Miến
Điện và Bagladesh, nơi ĐGH mới tông du, về (27.11- 2.12. 2017).
Huy hiệu ''Yêu thương và hòa bình'' (Love & Peace). Sau cuộc viếng thăm, có dấu chỉ hy vọng
hòa giải tranh chấp giữa tôn giáo và sắc tộc, kéo dài nhiều thập niên qua. Quân
đội muốn tiêu diệt các sắc tộc. Quân đội đã bị cộng đồng quốc tế lên án. Ngay
thời gian ĐGH có mặt, chính phủ đã ký hiệp định ngưng bắn với 8 tổ chức vũ
trang, sắc tộc, nhờ cam kết của bà Aung San Suu Kyi, người khởi xướng hội nghị
hòa bình với các sắc tộc thiểu số (Fides
28.11.2017)
Được biết, Miến
Điện trải qua 50 năm chế độ độc tài, đàn áp ...Khiến LHQ cho rằng đây là nạn
''diệt chủng''. ''Làm sạch sắc tộc''. Đất nước bị sâu xé. Khiến hơn 100 ngàn tỵ
nạn (gọi là Rohingya) bỏ chạy qua Bagladesh. May, phong trào cải cách dân chủ bắt
đầu 2011, đã chấm dứt chế độ độc tài, vào
11. 2015.
ĐGH đã gặp
các nhà lãnh đạo chính trị Miến Điện và tuyên bố: Tương lai Miến Điện phải hòa
bình, xây dựng trên tôn trọng phẩm giá và quyền lợi thành phần xã hội, tôn trọng
chủng tộc và căn tính từng nhóm. Ngài còn nhấn mạnh: sẽ không có phân biệt tôn
giáo hay sắc tộc trong đất nước này.
Chào mừng
ĐGH, 28.11.2017, bà Suu Kyi, cố vấn chính phủ, nói: đất nước chúng tôi là tấm
thảm phong phú gồm nhiều sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, đan kết lên tấm phông
tiềm năng. Chúng tôi sẽ khai thác thành sức mạnh. (Mai Khôi. Zenit. 28.11.17)
Chiến tranh
Iran-Iraq (1980-1988)
hay gọi chiến
tranh xâm lược của Iraq. Là chiến tranh lực lượng vũ trang giữa
Iran-Iraq. Thường gọi là chiến tranh vùng vịnh: Vịnh Ba Tư (Persique), rộng
989km, hẹp 56km, sâu 50-90m, biên giới Iran- Iraq. Eo biển Hormuz thông ra đại
dương.
Nguyên nhân : tham vọng của Iraq muốn kiểm soát dòng nước
Shatt al-Arab, tranh chấp biên giới. Con sông quan trọng chuyên chở, xuất nhập
dầu hai bên. Năm 1937, Iran và Iraq đã ký hiệp ước giải quyết xung đột kéo dài, và nhận quyền quản
lý sông Shatt al -Arab. Hai bên quan hệ tốt. Đến 1955, hai nước tham gia hiệp
Bagdad.
Năm 1958, lật đổ dòng họ Hashemite ở Iraq, chuyển quyền lực
sang chính quyền mới,cực đoan, rút khỏi hiệp ước Bagdad.
Kết quả bế tắc: Iraq thất bại chiến lược. Iran chiến thuật.
Hai bên tuyên bố thắng.
LHQ yêu cầu ngưng bắn. Qui tội cho Iraq. Iran
giành được sông Shatt-al-Arab.
Ngày 22. 9. 1980, sau thời gian dài tranh chấp biên giới, muốn
lật đổ Saddam Hussein. Iraq bắt đầu, đưa
quân vào Iran. Không có lời cảnh cáo, thế giới rửng rưng. Hai bên bỏ qua cảnh
cáo ngưng bắn của LHQ. Cuối cùng Iran đẩy lui quân Iraq. Thù địch tiếp diễn đến
ngày 22.8.1988. Nhóm tù binh cuối được trao vào 2003. Cuộc chiến thay đổi tình
hình chính trị khu vực và toàn cầu.
Kết cục, hai nước gây tổn thất lớn người và vật chất, đẫm máu
tàn phá, chưa từng có sau thế chiến II. Ước lượng : Iran, 1 triệu người chết,
500 ngàn thương vong, dân chúng ảnh hưởng nặng, lâu dài, do vũ khí hóa học. Chi
phí mỗi bên lên 600 tỷ Mỹ Kim. (https://
wikiperdia.org. 12.12. 201)
Nội chiến
tại Afganistan (2001-nay)
Cuộc chiến bắt
đầu từ 7.10.2001, với chiến dịch tự do bền vững của Hoa Kỳ, đáp trả khủng bố
11.9.2001. Mục đích bắt Osama Bin Laden, tiêu diệt Al-Qaeda và loại bỏ các
thành phần Taliban cung cấp hỗ trợ và bến cảng an toàn cho Al-Qaeda.
Bối cảnh :
Vào 9.2001, lãnh tụ du kích Admed Shah Masound tự sát. Là hồi chuông báo tử cho
Taliban. Trong lực lượng chống Taliban có Liên Minh phương Bắc. Vài ngày sau
quân khủng bố tấn công Tòa Tháp Đôi, trung tâm thương mại thế giới New York. Bin
Laden như nghi can đầu tiên trong thảm kịch này.
Cuộc chiến : Ngày 7.10.2001 sau nhiều lần từ chối giao
nộp Bin Laden, Hoa Kỳ và Đồng Minh bắt đầu oanh kích trên không chống lại cơ
quan quân sự và doanh trại huấn khủng bố cùa Afganistan. Năm tuần sau, với
không quân Hoa Kỳ giúp, Liên minh phương Bắc xoay xở bằng tốc lực, lấy lại
thành phố nồn cốt Mazar-i-Sharif và thủ đô Kabul.
Ngày 7.12, chế độ Taliban hoàn toàn sụp đổ, khi quân sỹ
bỏ chạy khỏi phòng thủ. Tuy nhiên còn các thành viên Al-Qeda và Moudjahid khác
nhau của thế giới Hồi Giáo, từng chiến đấu trong hàng ngũ Taliban còn sống sót
trong các ổ kháng cự dữ dội trước kia, buộc Hoa Kỳ và Đồng Minh phải hiệện diện
ở Afganistan. Osama Bin Laden, trùm khủng bố bị tiêu diệt. Lãnh tụ Taliban
Mulla Muhammd Omar chưa bị bắt. Tuy nhiên, đến 29. 7. 2015, Omar được xác định
đã qua đời từ 24.4. 2014.
Chính phủ mới. Tháng 12.2001, Hamid Karzai lãnh tụ
nhóm đa số dân quân, được mời gọi đứng đầu
chính phủ lâm thời. Tháng 6.2002, ông trở thành Tổng Thống Afgalistan, lâu dài.
Lực lượng Taliban và Al-Qaeda bị dẹp tan. Afgalistan có Quốc Hội. (https: // wikipedia.org.
12.12.2017)
Bách hại kitô giáo
Không chỉ làm
đau khổ dân lành, mà con người còn tổn thương đến những ai giữ vững niềm tin của
Kito. Như:
- ở
Philippines, 5.12.2017, linh mục
Marcelito Tito Paez, 72 tuổi. Bị bắn hại và qua đời ở vùng Nueva Ecijaquê, đảo
Luzon. Cha là người chuyên lo chăm sóc mục vụ xã hội. Hội Thừa Sai vùng nông
thôn. Năm 2011, linh mục truyền giáo, Fausto Tentorio, người Ý cũng bị sát hại
tương tự, tại vùng Mindanao (RV 7.12. 2017)
- Ngày 15.11.
2017, tại hội đường Phaolo VI, ĐGH gặp linh mục Maurizio Pallu, người Ý bị bắt
cóc tại Nigeria, vào tháng 10, sau 5 ngày được giải thoát. Dù nguy hiểm, Cha
quyết định trở về Nigeria vào 1.12. (RV 7.11.217)
Càng bách hại,
hạt giống đức tin càng phát triển.
- Linh mục
Josim Murmu, tân tòng, 30 tuổi, 1 trong 16 tân linh mục được ĐGH phong chức
trong chuyến thăm Bagladesh 1.12.2017, cho biết, trong 4 năm mà toàn làng
Pollibut, của cha, có 800 người được rửa tội. Vì gương sáng truyền giáo thánh
thiện của linh mục Giêronimô, dòng Phanxicô. Cha Jesim được cha Giêrônimo hướng
dẫn ơn gọi. (RV 4.12. 2017)
- Nữ tu Ấn Độ,
Rani Maria Valtalil, được phong chân phước, (tại ấn Độ, 12.11.2017 ) 41 tuổi,
Dòng Clarist, đang trên đường về nhà, bang Kerala, bị đâm trên xe bus, trước mặt
59 người trong xe, 1995. Anh Samandar Singh, 22 tuổi đã giết Sơ. Anh có mặt
trong lễ phong thánh Sơ Rani (GXVN 337, 11. 217, tr. 31)
- Ngày 23.9.
2017, lúc 10g, GH Công Giáo Hoa Kỳ có Chân Phước tử đạo đầu tiên là LM thừa Sai
Stanley Rother, sinh 1935, bị quân đội tử thần, bắn vào đầu, tại Guatamala, mới
46 tuổi, năm 1981. Họ còn giết 13 người
khác và làm trọng thương 24 người khác. Lễ phong thánh tại Oklahoma, quê hương
thánh nhân. Cha Rother cử đến Santiago Aillan, nam Guatamala. Cha đã dịch Thánh
Kinh ra thổ ngữ, thiết lập đài phát thanh công giáo, mở nhà thương, mở trường....
(GXVN số 337,
11.2017, tr. 33)
Sứ điệp hòa bình
của ĐGH Phanxico
Ngày
24.11.2017, ĐGH Phanxico đã gửi sứ điệp hòa bình, lần 51, cho ngày 1.1. 2018, với
chủ đề: ''Di dân và tỵ nạn: những người nam nữ tìm kiếm hòa bình''
Trong sứ điệp,
sau khi nhắc đến sự kiện trên thế giới có tới hơn 250 triệu người di cư, trong
đó có 22 triệu rưỡi tỵ nạn. ĐGH khẳng định : cởi mở tâm hồn trước những đau khổ
của tha nhân. Chưa đủ, phải làm sao cho anh em di dân và tỵ nạn sống trong căn
nhà an bình.
Đi vào cụ thể, ĐGH đề nghị 4 hành động thực hiện :
- Đón tiếp cấp thiết mở rộng cho nhập cư người tỵ nạn hợp
pháp. Quan tâm đến an ninh, bảo vệ quyền lợi căn bản con người.
- Bảo vệ nhắc nghĩa vụ nhìn nhận và bảo vệ phẩm giá bất khả
xâm phạm của những người chạy trốn nguy hiểm,tìm kiếm nơi ẩn náu, an ninh, ngăn cản bóc lột.
-Thăng tiến liên quan đến phát triển nhân bản toàn diện người
di dân và tỵ nạn. Trẻ em và người trẻ được giáo dục.
- Hội nhập giúp người di dân và tỵ nạn tham gia đời sống xã hội
đón tiếp, thêm phong phú. (RV. 26.11. 2017)
Ngoài ra, ĐTC gửi sứ điệp cho hội nghị COP-23, thay đổi khí hậu,
họp ở Bonn, tại Đức, 6-17.11. 2017, kêu gọi tránh 4 thái độ tiêu cực nỗ lực tìm kiếm giải pháp
cho thay đổi khí hậu và xây dựng tương lai trái đất. Ngài nhận xét: Trong tiến
trình này cần duy trì cao độ ý chi cộng tác với nhau. Nhưng lại thất bại. Vì
thái độ dửng dưng.
Hội nghị này nối tiếp hội nghị COP-22, nhóm tại Paris, tháng
12, 2015: xác định và kiến tạo đường hướng hành xử, qui luật và cơ cấu tổ chức
thực thi giải quyết thay đổi khí hậu. (RV 17.11. 2027)
Phạm Bá Nha
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang