Gia Đình
Nôi ươm ơn gọi Phó tế
vĩnh viễn
Đức Ông Mai Đức Vinh
N |
ăm 2015, người ta ước
lượng toàn thế giới có 45.000 Phó Tế Vĩnh Viễn (Ptvv) mà Âu châu và Mỹ châu
chiếm 90%. Cụ thể, Mỹ châu có 25. 000, Ậu châu có 13.000. Phi châu 420, Uc Châu
400, Á châu 150. Riêng Pháp có 2.600 Ptvv trong 105 giáo phận, mà Paris có 136.
GXVN Paris có 6 Ptvv. thày Inhaxio Nguyễn Văn Thạch, thày Phêrô Phạm Bá Nha,
thày Anrê Tạ Đình Chung, thày Jean Christophe Nguyễn Sơn, thày Phêrô Cao Trọng
Nghĩa, thày Giuse Giang Minh Đức. Trong số Ptvv trên thế giới, thì 90% có vợ,
3% góa vợ, 7% sống độc thân.
Xin thưa :
•
Gia đình là môi trường tự nhiên làm nẩy sinh và phát triển ơn gọi Ptvv. Đời
sống đức tin, tinh thần tông đồ của gia đình ảnh hưởng một cách tự nhiên êm ả,
kín đáo đến việc nảy sinh ơn gọi Ptvv nơi người chồng, người cha, người con,
người an hem…
•
Dù là Ptvv còn vợ, góa vợ hoặc độc thân vẫn là người lớn lên và sống trong môi
trường gia đình. Trước tiên, gia đình hiểu theo nghĩa rộng (cha mẹ, ông bà, anh
chị em) đều được mời gọi đồng hành với Ptvv bằng lời cầu nguyện, bằng khích lệ,
gương sáng, giúp đỡ thiêng liêng và vật chất.
•
Đặc biệt là gia đình theo nghĩa hẹp : vợ chồng và các con. Ptvv không thể
đáp lại tiếng Chúa gọi hay cha sở đề nghị nếu bà vợ hay các con không đồng ý.
•
Lý do vì đối với Ptvv, bao lâu còn sống
với vợ và các con, hay khi góa vợ nhưng các con còn vị thành niên, bổn phận
Ptvv đối với gia đình là chính yếu (devoir d’état)
•
Dĩ nhiên gia đình Ptvv phải là gia đình
vững chắc về đời sống đạo đầy đức tin, đời sống gia đình hiệp nhất, trên thuận
dưới hòa, đời sống vật chất tương đối đầy đủ cho mỗi thành phần. Cụ thể, nếu
còn đi làm, Ptvv có công việc làm vững chắc, đủ nuôi gia đình.
•
Chính bầu khí và sinh hoạt gia đình bảo đảm cho công việc tông đồ của Ptvv sau
ngày chịu chức. Nếu không phải cả gia đình, thì ít ra ứng viên Ptvv phải đã dấn
thân trong các hoạt động tông đồ, mục vụ của họ đạo.
•
Giáo dân trong cộng đoàn chấp nhận : đây là một gia đình gương mẫu về sống
đạo, sinh hoạt tông đồ, cách sống tự nhiên ngoài xã hội. Có nhiều khả năng phục
vụ, quan tâm đến công việc chung, dễ dàng cộng tác với người khác, khiêm tốn,
cởi mở.
•
Chính vì chấp nhận tầm quan trọng của gia đình, cách riêng bà vợ, mà Giáo Hội
đòi hỏi sự tham gia của phu nhân trong nhiều buổi học hỏi, trao đổi và cấm
phòng tập thể trong thời gian đào tạo.
•Trong hồ sơ xin chịu chức,
ứng viên Ptvv còn vợ, phải có giấy giá thú, giấy ưng thuận viết tay của người
phối ngẫu.
• Trang trọng hơn nữa, trong
ngày truyền chức, Đức Giám Mục chủ phong hỏi công khai từng bà : bà có
chấp nhận cho chồng bà lãnh chức Ptvv không ? Bà thưa : Con chấp nhận.
• Sau ngày chịu chức,
môi trường sống chính yếu của Ptvv vẫn là gia đình, bổn phận cơ bản của Ptvv
vẫn là bổn phận với vợ, con cái trong nhà. Đời sống gia đình, bổn phận gia
đình ưu tiên hơn những công tác mục vụ đã trao phó.
• Không ai chối
cãi : bà vợ là người trợ lực gần gũi của thày Ptvv. Bà phải hy sinh nhiều
và tạo điều kiện thuận lợi cho chồng là Ptvv chu toàn mọi công tác mục vụ.
Không thiếu những trường hợp cả hai vợ chồng chung sức và dấn thân hết mình cho
những công trình chung của cộng đoàn hay một tổ chức từ thiện, đặc biệt sứ mệnh
mục vụ được ủy thác cho Ptvv.
Tôi xin mượn lời của
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II kết thúc bài viết này : Ptvv và phu
nhân phải nhập cuộc và tương thân tương hỗ nhau, như đã cam kết trong ngày lễ
thành hôn. Nên trước khi chịu chức Ptvv cho chồng, Giáo Hội đã được sự ưng
thuận của người vợ. Quyết định của bà thật qúi hóa và cao cả. Thày Ptvv và bạn
mình phải nêu gương sáng về đời sống, sự trung thành và không phân ly của hôn
nhân…Họ kiên trì xây dựng đời sống gia đình trong cộng đoàn và xã hội. Cả hai
người chứng tỏ rằng những ràng buộc gia đình và nghề nghiệp vẫn hài hòa trong
khi thi hành sứ vụ Giáo Hội trao phó. Ptvv cùng với phu nhân với con cái đang
tình nguyện làm phát triển gia đình công giáo để chứng tỏ rằng gia đình là môi
sinh và phát triển của ơn gọi và thiên chức Ptvv…Chúng ta hãy xướng lên bài ca
mới mà cảm tạ Thiên Chúa … ! (1)
_______
(1) Những điều viết trong bài này đã
múc ra từ cuốn ‘‘Phó Tế Vĩnh Viễn, Thày là ai ?’’do GXVN Paris ấn
hành. 2015
Bài viết khác
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân Năm 2024 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Giáp Thìn Giáo Xứ Việt Nam Paris - 28/01/2024
Tiệc Tết Giáp Thìn 2024 ngày 28/01/- Giáo Xứ Việt Nam Paris
Hình : Lễ Gia Đình Louis&Zelie và Trao Phép Lành Toà Thánh ngày 31/12/2023
Hình : Những Hang Đá Dự Thi tại Giáo Xứ năm 2023 & Hang Đá Giải Nhất