GIỚI THIỆU SÁCH
« ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU,
CỦA
BAN TU THƯ GXVN PARIS
ÐƯỜNG
VÀO TÌNH YÊU
Chuẩn
bị hôn nhân đời sống gia đình công giáo
Do Ban
Mục Vụ Hôn Nhân
Giáo Xứ
Việt Nam Paris xuất bản
Paris :
2000 ; khổ 14x20 ; 336 trang
Tái bản 1 ; 2013 ; 314 trang
« ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU, Chuẩn bị hôn nhân
đời sống gia đình công Giáo » là tác phẩm thứ 07 trong số 57 [1] tác phẩm
Giáo Xứ đã biên soạn và xuất bản.
1. Ðọc « Ðường vào tình yêu », độc giả sẽ
khám phá ra một khóa trình giáo dục khởi đầu mà Giáo Xứ đã tổ chức từ tháng 12
năm 1995 cho những thanh niên nam nữ muốn chuẩn bị hôn nhân và đi vào đời sống
gia đình. Sau khóa trình giáo
dục khởi đầu này, trong bước tiến của cuộc đời, bất cứ lúc nào cần, các phụ
huynh, trẻ hay ít trẻ, đều có thể tham dự những khóa trình bồi dưỡng hôn nhân
và gia đình. Ðó là những khóa trình giáo dục liên tục, thường được tổ chức một
năm một vài lần, theo nhu cầu và đề nghị của các bậc phụ huynh. Những khóa
trình này rất đa dạng. Cho đến nay, những khóa trình sau đây đã được tổ chức :
Khóa trình gia đình trẻ, Khóa trình kỷ niệm hôn phối của phụ huynh, Khóa trình
ngày gia đình, Thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ.
Ðể chia xẻ trách nhiệm chung về công tác mục vụ trong giáo xứ, một số
người trong cộng đoàn đã nhận lời mời của ban giám đốc, cộng tác và phụ trách
giảng dạy các khóa CHUẨN BỊ HÔN NHÂN. Công việc này trước kia do các linh mục
kiêm nhiệm. Các ngài mất quá nhiều thì giờ, đang khi công việc đa đoan. Những
người được mời là những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm như linh mục,
bác sĩ, luật sư và giáo sư với các môn, ngành chuyên môn của họ. Khóa trình
Chuẩn Bị Hôn Nhân tổ chức một năm hai lần vào dịp Phục sinh và Giáng sinh,
trong 5 tối thứ sáu liên tiếp, từ 20g đến 22g30, mỗi tối hai môn học, mỗi môn 1
giờ, nghỉ nửa giờ. Buổi tổng kết khóa vào chủ nhật tiếp theo, là buổi gặp gỡ và
thảo luận chung giữa các giảng viên và học viên. Sau đó là thánh lễ, trao phát
chứng chỉ và chụp hình lưu niệm. Bản chứng chỉ dùng để trình với giáo quyền nơi
xin làm phép hôn phối. Học viên bắt buộc phải theo học đều đặn các buổi học. Ai
vắng mặt, có thể xin gặp riêng với giảng viên phụ trách bài học để bổ túc bài
vở. Mục đích mở khóa học vào Giáng sinh và Phục sinh là để tiện cho những ai
muốn tổ chức đám cưới vào tết Việt Nam và mùa hè.
Cho đến ngày 31.12.2016, 44 khoá đã được tổ chức trong 22 năm, 1995-2017, với
số học viên khoảng 600 bạn trẻ tham dự. Đa số các anh chị, sau thời gian tìm
hiểu, đã đi đến quyết định lấy nhau và đang chuẩn bị sống chung, đến ghi tên
theo học khóa chuẩn bị hôn nhân, để chuẩn bị gần và kỹ hơn cho thủ tục ngoài
tòa thị chính và trong nhà thờ. Sau khóa học, thiệp hồng được gửi đi, và một
ngày đẹp trời họ hàng hai bên chứng giám con mình bước vào đời với đày đủ hành
trang tinh thần lẫn vật chất. Ngày này, phụ huynh cũng như người phụ trách giáo
dục vui mừng khi con em mình đang bay lượn tung tăng trong dòng đời mà bớt sợ
vấp ngã.
Quí nhất và đáng thán phục nhất là có học viên theo ‘bạn’ đến học mà
không phải công giáo. Sau khóa học, người ấy phát biểu: ‘Tôi chiều theo ‘bạn
tôi’ đến học. Học xong tôi mới khám phá ra hôn nhân công giáo có giá trị lâu
bền và bảo đảm hạnh phúc lâu dài. Tôi sẽ tìm hiểu và học đạo. Hôn nhân công
giáo có nhiều ràng buộc hơn mà hôn nhân khác không có’. Nghe câu phát biểu chân
tình ấy, chúng tôi quan sát thấy ‘người tình’ bên cạnh nhoẻn cười và cúi vai
vào ‘người mình yêu’. Thiết nghĩ lúc ấy hai trái tim đập một nhịp thật mạnh hơn
lúc nào hết.
Một vài anh hay chị ghi tên theo học một mình. Nhưng đã có ý trung nhân ở ngoại
quốc hay bên Việt Nam. Theo học ở đây là anh hay chị ấy ý thức trách nhiệm về
hôn nhân công giáo là quan trọng và nền tảng của đức tin. Chẳng bao lâu, giáo
xứ có thêm một nhân danh trong sổ cộng đoàn.
Một số ít anh chị đã từng lập gia đình, đã làm đày đủ lễ cưới đời và
đạo và đã có con khôn lớn, trên 20 tuổi, 15 tuổi, 10 tuổi, 5, 6 tuổi hay 1, 2
tuổi, cũng ghi tên theo học. Với những anh chị này theo học để tìm hiểu thêm về
giáo dục và tâm lý. Chính những cặp đàn anh đàn chị trưởng thành này là chứng
tá và trao truyền kinh nghiệm cho lớp đàn em và đôi khi làm sáng tỏ cho bài học
trong lớp. Những ý kiến trao đổi trong ngày tổng kết của những anh chị kinh
nghiệm này làm lớp trẻ thêm can đảm lãnh trách nhiệm, dấn thân vào đới sống hôn
nhân.
Hai kết quả thật tốt sau khóa học mà ai cũng công nhận. Một là, sau
khóa học, học viên rất bình thản, không hoang mang, biết nhìn thẳng vào thực tế
và khó khăn mà không lùi bước hay sờn lòng, bắt tay ngay vào việc xây dựng gia
đình bằng cách tiết kiệm tiền bạc và dành thời giờ cho công việc từ thiện bác
ái. Hai là, phụ huynh hài lòng và sung sướng khi nhìn con cháu biết trách nhiệm
sống trong gia đinh và quan hệ họ hàng, nhất là về mặt hiếu thảo và chuyên chăm
dưỡng nuôi và giáo dục con cái.
2. Tất cả những ai tha thiết đến gia đình đều nên tìm
đọc « Ðường vào tình yêu ». Bạn trẻ thanh nam thanh nữ muốn chuẩn bị hôn nhân sẽ tìm được những
chỉ dẫn phong phú và cụ thể để hiểu rõ ý nghĩa và trách nhiệm trong khế ước hôn
nhân và để chuẩn bị lễ nghi đời ở Toà Thị Chính, cũng như lễ nghi đạo ở Nhà
thờ. Họ cũng sẽ có dịp nhìn thấy những khía cạnh khác nhau của hôn nhân và gia
đình. Từ những khía cạnh rất vật chất cụ thể, như sinh lý, tiền bạc, tài chánh,
qua những khía cạnh luận lý xã hội như liên lạc vợ chồng, vai trò người vợ, vai
trò người chồng, liên hệ gia đình đôi bên, giáo dục con cái, đền những khía
cạnh tôn giáo thiêng liêng, như bí tích hôn phối, đời sống đạo trong gia đình.
Nhờ những cái nhìn đa phương về hôn nhân và gia đình ấy, họ dễ dàng nhìn ra
những quyết định phải lấy, những chuẩn bị phái làm. Họ vừa khắt khe với mình
hơn, vừa rộng lượng với người hơn ; vừa dễ hội nhập vào xã hội tân tiến
khoa học kỹ thuật âu châu, vừa tự tín, dám hãnh diện và dám giữ gìn và biểu lộ
văn hóa truyền thống cha ông việt nam để lại.
Các bậc phụ huynh đã lập gia đình, thậm chí bậc ông bà đã có cháu chắt
sẽ tìm được một tài liệu cho phép ôn lại những điều đã học biết thủa thanh
niên, hay tiếp cận với những tiến bộ mới về y học, về giáo dục, về quản trị.
Nội dung của cuốn « Ðường vào tình yêu » tương đối phong phú
và quay quanh hai phần.
Phần I gồm 10 bài giảng huấn của mỗí khóa, đề cập đến 10
khía cạnh khác nhau của đời sống hôn nhân và gia đình. Ðề tài và cách trình bày
có khác nhau, nhưng tất cả đều có một mục tiêu chung và một cách trình bày
giống nhau. Mục đích chung là giúp các bạn trẻ xây dựng một gia đình Kitô giáo
hạnh phúc theo tinh thần Phúc Âm trong xã hội hôm nay. Hình thức giống nhau là
tất cả 10 bài đều được viết và trình bày một cách sáng sủa và đơn sơ, dùng tiếp
cận thực tế để gần với đời sống hàng ngày của gia đình công giáo ở giữa hai nền
văn hóa Việt Nam và Âu Châu.
Phần II gồm 9 bài khảo luận, trong đó 4 bài đã là đề tài
thuyết trình trong các khóa trình giáo dục liên tục, như Kỷ niệm hôn phối cho
các phụ huynh, Ngày gia đình.
3. Bảng tóm lược sau đây về 19 bài trong « Ðường
vào tình yêu » sẽ cho thấy rõ hơn nội dung phong phú của cuốn sách.
Phần I
1.
Mục đích
và đặc tính của Bí tích hôn phối / do Đức ông Mai Đức Vinh, giám đốc diều hành
khóa học,
2.
Gia đình
trong dân luật của Pháp / do Luật sư Lê Đình Thông
3.
Đời sống
sinh lý vợ chồng / do Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh
4.
Vệ sinh
và dinh dưỡng trong đời sống vợ chồng / do Bs Tạ Thanh Minh
5.
Sống đạo
trong gia đình / do Ô Vũ Đình Khiêm & B. Ngô Kim Đào
6.
Giáo dục
con cái / do Giáo sư Trần Văn Cảnh, thư
ký ban Mục Vụ Hôn Nhân
7.
Tài chánh
trong gia đình và Câu hỏi trắc nghiệm về tiền bạc và cuộc sống / Gs Nguyễn An Nhơn
8.
Vai trò
người chồng / do Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh
9.
Vai trò
người vợ / do Bà giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh
10. Cử hành Bí Tích Hôn Phối / do Linh mục Đinh Đồng
Thượng Sách
Phần II
11. Một tư tưởng bình dân việt nam về hôn nhân gia
đình / do Giáo sư Trần Văn Cảnh
12. Xã hội học gia đình công giáo việt nam / do
Luật sư Lê Ðình Thông
13. Mạn Ðàm về hạnh phúc gia đình / do Giáo sư Tạ
Thanh Minh Khánh
14. Chữ tình và chữ yêu / do Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái
15. Mười điều bảo vệ hạnh phúc gia đình / do Gs
Bùi Thị Lý, Lm Mai Ðức Vinh, Gs Trần Văn Cảnh
16. Suy nghĩ về giáo dục trẻ em / do Gs Bùi Thị
Lý, Lm Mai Ðức Vinh
17. Gia lễ trong hôn nhân / do Ptvv Phạm Bá Nha
18. Hoa hồng mân côi mừng khánh nhật hôn nhân / do
Ls Lê Ðình Thông
19. Tổng kết các khóa chuẩn bị hôn nhân / do Ptvv
Phạm Bá Nha
« ÐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU,
Chuẩn bị hôn nhân đời sống gia đình công Giáo ». Ðọc tên sách đã thấy hết
nội dung. Ðúng là « Trông mặt mà bắt hình dong, Con lợn có béo thì lòng
mới ngon ». Một phật tử bạn tình cờ gặp tôi trong một dịp thảo luận về gia
đình. Anh ta nhắc với tôi về cuốn « Ðường vào tình yêu » và bảo
tôi : Ðọc xong cuốn « Ðường vào tình yêu » của các anh, tôi cảm
thấy các anh quá gần Khổng Mạnh. Các anh chuyển giao cho các thế hệ tương lai
cái văn hoá dân tộc về đạo hiếu rất chu đáo. Tôi trả lời anh : Xin cám ơn
anh đã quá khen. Nhưng không chỉ có thế. Chúng tôi chuyển trao văn hóa dân tộc
và đức tin công giáo.
Trần Văn Cảnh
Phụ chú :
(1). Sách ĐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU đã được xuất bản lần 1 năm 2000 và được in lại lần 2 vào năm 2013, có hiệu đính và thêm phần pháp ngữ, nhưng bớt hẳn 9 bài khảo luận mở rộng trong phần hai. Do đó, sách được giới thiệu là cuốn xuất bản lần 1 năm 2000.
Cho đến hôm nay, ngày 17 tháng 01 năm 2017, có 57 cuốn sách đã được Ban Tu thư biên soạn và Giáo Xứ Việt Nam Paris xuất bản, phát hành. Ðó là những cuốn sau đây :
1. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 ; A4 ; 110 trang ; 1998
2. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1998
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
4. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000 ; 540 tr ;
6. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
7. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình công giáo), 2000 ; 336 tr.
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống), 2001 ; 456 tr.
9. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I : Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002 ; 852 tr.
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003 ; 850 tr.
11. Niên giám Liên Đới Nghề Nghiệp ; 2003 ; 78 tr.
12. Hội ngộ Niềm Tin ; 2003
13. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004 ; 918 tr. ;
14. Văn hoá và Đức tin, 2004 ; 640 tr.
15. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Báo Giáo xứ Việt Nam, N° 200, số đặc biệt,; 01.02.2004 ; 128 tr.
16. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005 ; 840 tr.
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006 ; 138 tr. ;
18. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006 ; 270 tr. ,
19. Văn hoá gia đình ; 2006 ; 552 tr.
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C) ; 2006
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V,Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
22. Trần Văn Cảnh và các vị khác ; Đức Hồng y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007 ; 106 tr.
23. Tọa Đàm : Kỷ niệm thành lập : 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, Báo GXVN, số đặc biệt, n°239 ; 2008 ; 96 tr.
24. Hội Đồng Quý Chức, 2008 ; 444 tr.
25. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI : Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009 ; 308 tr.
26. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
27. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010 ; 1190 tr.
28. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010 ;
29. Thơ Vân Uyên, 2011
30. Điểm nóng gia đình, 2011 ; 464 tr. ,
31. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 1 : 60 năm xây dựng nền mục vụ, 1947-2007 ; Paris : 2011 ; A4 ; 336 tr. ;
32. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 2 : Những sinh hoạt mục vụ cụ thể ; Paris : 2011 ; A4 ; 322 tr.
33. Giáo xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình đức Tin, 1947-2010 ; tập 3 : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam ; Paris : 2011 ; A4 ; 176 tr.
34. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011 ; A4, 363 tr.
35. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ; 2012
36. Lưu niệm Đại Hội Lộ Đức 2013 của Các Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Pháp ; 2013 ; A4 ; 133 tr.
37. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
38. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
39. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình công giáo), In lần thứ hai, có hiệu chính và thêm phần pháp ngữ ; Tái bản, 1-2013 ; 314 tr.
40. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014
41. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014
42. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
43. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
44. Kính trọng tuổi già 1 : Giáo hội quan tâm đến tuổi già, 2014 ; 82 tr.
45. Kính trọng tuổi già 2 : Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên, 2014 ; 136 tr.
46. Kính trọng tuổi già 3 : Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi, 2014 ; 38 tr
47. Kính trọng tuổi già 4 : Những bài viết về tuổi thọ, 2014 ; 174 tr.
48. Kính trọng tuổi già 5 : Tuyển thơ bô lão, 2014 ; 136 tr.
49. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
50. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
51. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015, 2015 ; 302 trang.
52. Phó tế vĩnh viễn, thầy là ai ? 2015 ; 558 tr.
53. Cây văn hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris, 2016 ; 302 tr.
54. Gia đình sống đạo; 2016; 146 tr.
55. Người trẻ sống đức tin ; 2016 ; 152 tr.
56. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa ; 2016 ; 122 tr.
57. Giáo dục con cái ; 2016 ; 188 tr.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang