Đ.Ô Mai Đức Vinh
Gặp Gỡ Liên Tôn tại ÁtSi
1.
Nhìn lại 30 năm qua.
Trong 30
năm qua, đã có 6 lần Gặp Gỡ Liên Tôn tại thành phố Átsi, nước Ý.
· 1986 :
Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thỉnh mời về Átsi lần đầu tiên ‘Gặp Gỡ để
cổ vũ Hòa Bình’ (Rencontre pour la Paix). 38 phái đoàn Kitô giáo và 28 phái
đoàn ngoài Kitô giáo đã đáp lời mời đến tham dự.
· 1993 :
lần gặp gỡ thứ hai này đặc biệt hướng về ‘Tương lai của vùng Balkans’ bấy giờ
đang mịt mù khói lửa. Lần gặp gỡ này kém tầm quan trọng hơn lần gặp gỡ năm
1986, vì Do Thái giáo vắng mặt và Chính Thống giáo không đáp lời mời.
· 2002 :
cuộc gặp gỡ tại Átsi lần này mang dấu ấn của các vụ khủng bố ngày 11.09.2001
tại New York. Thế giới rợn rùng và hốt hoảng. Thời thế thành nóng bỏng.
· 2006 :
trong sứ điệp kỷ niệm 20 năm cuộc gặp gỡ lần đầu tiên (1986) tại Átsi, Đức Giáo
Hoàng Biển Đức XVI ca ngợi và đề cao ‘tinh thần Átsi’ : tinh thần huynh
đệ, đối thoại và hiệp thông, xây dựng hòa bình …
· 2011,
mừng sinh nhật thứ 25 của cuộc gặp gỡ lần đầu tiên tại Átsi, Đức Giáo Hoàng
Biển Đức XVI, một lần nữa, đề cao sáng kiến ‘tạo tình huynh đệ và đối thoại
giữa các tôn giáo’ của thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II.
2016 :
Ngày 20.09.2016, trước 500 đại diện các tôn giáo quy tụ về Átsi, Đức Giáo Hoàng
Phanxicô lớn tiếng ‘xin các nhà hữu trách tôn giáo dấn thân cụ thể vào công
việc xây dựng hòa bình. Chỉ hòa bình mới thánh thiện, còn chiến tranh thì
không’.
2.
Trích bài kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tiếp
nối con đường đã vạch ra tại Átsi từ 30 năm. «Thưa quý vị, truyền thống tôn giáo của chúng ta
khác nhau. Nhưng đối với chúng ta, sự khác biệt không phải là nguyên nhân gây
đụng độ, luận chiến, hay xa cách lạnh lùng. Hôm nay, chúng ta đã cầu nguyện để
những người này không còn chống lại những người khác như, rủi thay, đã đôi lần
xẩy ra trong lịch sử. Trái lại chúng ta đã cầu nguyện cho nhau, cho mọi người
biết sát cánh nhau không phân biệt tôn giáo, văn hóa và chủng tộc (…). Tiếp nối
con đường đã bắt đầu tại Átsi từ 30 năm qua, chúng ta cùng nhau khẳng định
rằng : Ai dùng tôn giáo để gây bạo lực là chống lại ước nguyện sâu xa
nhất, trung thực nhất của tôn giáo. Trong mọi hình thức, không bạo lực nào có
thể trình bày bản tính chân thực của tôn giáo. Bạo lực bẻ ngược tôn giáo và chỉ
đóng góp vào sự phá hoại. Chúng ta không ngừng nhắc lại rằng : ‘Không bao
giờ được nhân danh Thiên Chúa mà gây bạo lực và biện minh cho bạo lực. Chỉ hòa
bình là thánh thiêng còn chiến tranh phàm tục và phá hoại »... Lời cầu
nguyện và thiện chí cộng tác quyết tuyển một nền hòa bình chính thật, không ảo
tưởng. Đừng chỉ biết sống an nhàn mà quay lưng lại trước những khổ cực của
người khác.hay không thèm mở mắt nhìn vào những nhu cầu của anh em, không muốn
rộng tay đón nhận anh em cơ hàn »…
Ý
nghĩa của hòa bình.
«… Hòa bình là mối giây hy vọng nối kết đất với trời, là một lời nói đơn sơ
nhưng cũng thật khó thực hiện. Nó đòi nhiều công sức và hợp tác để xây dựng.
Hòa bình có nghĩa là tha thứ, là thành quả của sự hối cải và của việc
cầu nguyện, phát sinh từ nội tâm và, có thể nhân danh Chúa, chữa lành và hàn
gắn mọi vết thương thời quá khứ. Hòa bình có nghĩa là tiếp đón, sẵn sàng
đối thoại, thoát khỏi mọi đóng kín. Khép kín không phải là chiến lược xây dựng
an ninh, mà chỉ là những nhịp cầu trống rỗng. Hòa bình có nghĩa là cộng tác,
là trao đổi sống động với người khác. Phải coi người khác như anh em chứ không
như một vấn đề phiền toái, phải coi người khác như một bạn đường đồng hành với
nhau, cộng tác với nhau để kiến tạo một đời sống tốt đẹp hơn. Hòa bình có nghĩa
là giáo dục. Nói khác hòa bình là lời mời gọi học sống hiệp thông, lời
mời gọi cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, tẩy bỏ những khuynh hướng dùng bạo lực và
sống lạnh lùng, ích kỷ. Cả bạo lực lẫn lạnh lùng đều chống lại danh Thiên Chúa
và phẩm giá con người ».
Tương
lai của chúng ta là sống chung. «… Tại đây, trong sự an bình, chúng ta tin tưởng và
hy vọng vào một thế giới huynh đệ. Chúng ta ước mong rằng mọi tín hữu nam nữ
của các tôn giáo khác nhau, trên bốn phương, hợp nhất và kiến tạo mối đồng tâm,
đặc biệt tại nơi nào đang có đụng độ, chiến tranh. Tương lai của chúng ta là
phải sống chung. Vì thế chúng ta được mời gọi giải phóng chính chúng ta, khỏi
gánh nặng của hoài nghi, thủ cổ và hận thù….»
3.
Tại sao phải cầu nguyện cho Hòa Bình ?
Đức
giám mục Dominique Lebrun (Tổng giám mục Rouen) : «Sau khi sát hại linh mục Jacques
Hamel, hai tên sát nhân tuyên bố ‘đã hành động theo đức tin hồi giáo’. Tôi cầu
xin Thiên Chúa cho tôi tiếp tục con đường đối thoại, một sự đối thoại mạnh mẽ,
chân thật và nội tâm hơn. Không phải quá khó để tha thứ cho hai tên sát nhân,
vì cả hai đã chết. Nhưng tha thứ cho những kẻ truyền lệnh, xúi dục và đồng lõa
mới khó. Khi nghe radio loan tin những người trách nhiệm của Nước Hồi Giáo
(Daech) bị giết chết, trong những vụ bỏ bom, tôi có quyền nói họ đáng chết
không ? hay tôi phải cầu nguyện cho phần rỗi của họ ?. Tôi xin Chúa
cho tôi biết yêu thưong họ như những người anh em. Liệu tôi có can đảm sống lời
Chúa dạy : ‘Hãy yêu thương kẻ thù của con’ ?. Tôi cũng xin ơn biết
nhìn đúng cuộc tử đạo của cha Hamel, không phải là lá cờ thánh chiến giương
cao, nhưng là hồng ân Chúa ban cho một linh mục được hiến sự sống theo gương
Chúa Giêsu. Tôi xin Chúa ban cho tôi ơn biết đối thoại chân tình với các bạn
hồi giáo của tôi : liệu họ hiểu được lời khẳng định của đức giáo hoàng Phanxicô :
‘tôn giáo nào cũng nhìn nhận ‘giết người nhân danh Thiên Chúa là hành động của
ma quỷ’?. Với sự kính trọng, tôi muốn hỏi các bạn hồi giáo rằng : sự quy
phục Thiên Chúa mà các bạn hay nói đến, có ở ngoài thực tại nhân bản, trong đó
có sự sống con người không ? ».
Ông
Harutyun Selemian (Chủ tịch của ‘cộng đồng người Arméniens sống Phúc Âm’ tại
Syrie) « Với
tư cách là người dân thành Alep, là muc sư và chủ tịch của cộng đồng người
Arméniens sống Phúc Âm tại Syrie, tôi yêu cầu phải ngưng chiến tranh phá hoại
tại Syrie. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta ở đây đều đồng thuận như vậy. Tất cả
chúng ta đã lãnh nhận được lời mời của Thiên Chúa phải trở nên khí cụ hòa bình.
Chúng ta phải kiến tạo hòa bình trước tiên nơi chúng ta sinh sống. Điều đó có
nghĩa là chúng ta phải sống hòa bình với Thiên Chúa, với chính mình, với mọi
người thân quen và với chính kẻ thù của chúng ta.
Đã một
thế kỷ, người Arméniens đến lập nghiệp tại Alep sau vụ diệt chủng của người Thổ
Nhĩ Kỳ. Ngày nay cả thế giới đang gióng lên những lời ‘phải cứu vớt Alep’… Tôi
rất xúc động mỗi khi nghĩ đến những trẻ em mồ côi đang khao khát tạo lập gia
đình. Nếu chúng còn biết làm như vậy, thì chính chúng ta phải làm gì để hỗ trợ
chúng nó, mồ côi, nghèo khổ, sống chết giữa bom đạn ! ».
Bà
Jody Williams (Giải thưởng Nobel 1997, chủ tịch của phong trào ‘Sáng kiến của
giới nữ Nobel’.
« Tôi không phải người công giáo, cho dù tôi đã lớn lên trong đạo công
giáo. Tôi sống tinh thần tôn giáo. Tôi rất khâm phục lời của đức Dalai-Lama đã
nói trong lần gặp gỡ ở Ground Zero. Ngài nói : ‘Tôi đã cầu nguyện đã chiêm
niệm như một tu sĩ phật giáo. Nhưng cầu nguyện và chiêm niệm không thay đổi
được thế giới. Chỉ một điều có thể thay đổi cục diện thế giới là đứng lên và
hành động’. Đối với tôi, đó là một gương mẫu tuyệt vời. Ông Desmond Tutu và Đức
Phanxicô đã hành động. Các ngài không chỉ là những con người cầu nguyện, nhưng
còn là những người hành động và sống đức tin cách cụ thể. Tại Átsi này, chúng
ta nói nhiều về Thiên Chúa. Nhưng điều đánh động tôi nhất, chính là những trao
đổi về thực tại hiện nay của thế giới, những quyết tuyển cụ thể xây dựng hòa
bình, bênh vực nhân phẩm… ».
Giáo
sĩ Abraham Steinberg (Giáo sư về Đạo Đức Học tại Đại học Do Thái ở Giêrusalem) : Kiến tạo hòa bình là một
bổn phận thường hằng trong truyền thống thánh kinh và truyền kinh do thái
(talmudique). Bổn phận này phải khởi đầu từ chính mình. Để trở nên những con
người hoàn toàn, chúng ta phải cố gắng lắng nghe và đón nhận lời Chúa truyền
dạy : sống hòa bình từ bản thân, trong gia đình và giữa mọi môi trường xã
hội…
Ông
Muhammado Samusi II
(con cháu thuộc dòng tộc Mahomed). « Tôi tin vào hiệu lực của lời
cầu nguyện. Nếu quý vị cầu nguyện với Thiên Chúa, quý vị phải hành động theo
như lời các ngài cầu xin. Cầu nguyện cho hòa bình buộc phải hành động cho hòa
bình. Không làm khác được. Tôi biết nhiều tổ chức phát triển kinh tế, vì thế
tôi nghĩ cầu nguyện cho hòa bình chính là cầu nguyện chấm dứt khó nghèo, là
hành động xóa nghèo giảm đói. Tại Nigeria quê hương của tôi, người ta phải đối
đầu với sự đe dọa. Dân tộc tôi hiện nay bị khủng bố và bạo lực đe dọa. Người ta
bảo rằng khủng bố, giết người, bạo lực đến từ Hồi giáo. Nhưng không phải Hồi
Giáo, cho dù những người gây bạo động, khủng bố và giết người là tín đồ hồi
giáo. Đa số nạn nhân là tín đồ hồi giáo. Tôi xác tín rằng nguyên nhân của những
phong trào ‘bạo động khủng bố’ không phải là tôn giáo nhưng là kinh tế. Boro
Haram đã sinh ra trong thời điểm chống tham nhũng của những người quyền thế đã
bị tây phương hóa. Như ông chủ tịch ngân hàng trung ương., tôi đã có thể thấy
bao nhiêu sự tham nhũng của ông. Chính những thối nát và quản trị kém cỏi là
nguyên nhân chính yếu của tình thế đau thương chúng ta đang trải qua. Người ta
đã tạo nên một thế hệ mà rất nhiều người trẻ sống không có tương lai, và cuối cùng
bị lôi cuốn và bị ‘dụng cụ hóa’ cho một ý thức hệ tôn giáo cực đoan, như Boro
Haram. Đó là một thách đố cho hết mọi nhà trách nhiệm tôn giáo. Nếu chúng ta
muốn chống lại với những người quá khích, chúng ta phải cố tạo nên một thế giới
tốt hơn, lành mạnh hơn, trong đó mỗi người có chỗ đứng, có điều kiện phát
triển, nghĩa là có tương lai ». (Báo La Croix 21.09.2016)
Bài viết khác
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA MINH NGUYỄN TUẤN ANH - Lê Đình Thông
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông