Đức Thánh Cha Phanxicô
và chuyến công du đầu năm 2023
Đ |
ức
Thánh Cha Phanxicô đã mở đầu chuyến công du nước ngoài của năm 2023 để thăm
chính thức hai nước trên lục địa Châu Phi là : Cộng Hoà Dân Chủ Congo (RDC) và
Nam Sudan.
A.
Cộng
Hoà Dân Chủ Congo (RDC : République Démocratique du Congo)
Chuyến đi ban đầu được dự kiến vào tháng
7 năm 2022, nhưng bị hoãn lại do tình trạng sức khỏe của ngài lúc bấy giờ không
cho phép. Và cuối cùng, sau những tháng ngày chờ mong, đất nước RDC đã được
vinh dự đón tiếp một vị Giáo Hoàng thêm một lần nữa,
và đây là lần thứ năm Đức Thánh Cha Phanxicô đến Châu Phi và là chuyến công du
thứ 40 trong triều đại Giáo Hoàng của ngài trên toàn thế giới.
Chiếc Airbus A359 của
hãng ITA Airways đã cất cánh từ sân bay Roma Fiumicino lúc 8g29 sáng. Trong 6
giờ 4 phút của chuyến bay, chuyên cơ chở ĐTC đã bay qua Ý, Tunisia, Algeria,
Niger, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Cameroon, Cộng hòa Congo
và cuối cùng hạ cánh lúc 2g33 chiều ngày 31 tháng 1 năm 2023 tại sân bay N'Djli
ở Kinshasa thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo.
ĐTC đã được
Thủ tướng của RDC đón tiếp tại sân bay, sau một cuộc phỏng vấn ngắn trong phòng
chờ VIP của sân bay, chiếc Papamobile đã đưa ngài đến dinh Quốc gia ‘‘Palais de
la Nation’’, nơi Tổng thống Félix Tshisekedi đang chờ đón tiếp ngài .
Trên đường vào thành phố,
dân chúng và giáo dân đã tưng bừng giơ tay và giăng biểu ngữ chào đón ngài rất
đông đảo, y như lần họ đã từng đón tiếp Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị
năm 1985, lúc đó còn được gọi là Zaire (1977-1996) mà sau này, từ 1997, mới đổi
lại thành Cộng hòa Dân chủ Congo.
Nằm ở trung tâm châu Phi,
Cộng hòa Dân chủ Congo (RDC) là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên lục địa
(2.345.000 km2), sau Algeria. Thủ đô là Kinshasa, mà theo thống
kê năm 2022, có gần 15 triệu
dân, là nơi sẽ diễn ra mọi hoạt động trong chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô.
Là một nước nói tiếng
Pháp trong khối Pháp ngữ, RDC chủ yếu theo Thiên Chúa giáo với sự hiện diện rất
mạnh mẽ của người Công giáo, nên đấng kế vị Thánh Phêrô đã đến với tư cách là một
vị mục tử để củng cố niềm tin và mang lại cho các tín hữu sự gần gũi của một
người cha.
RDC có 48 giáo phận, 6
giáo tỉnh và 62 giám mục. Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Trung ương của
Giáo hội Công giáo, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, Giáo hội Công giáo có
1.637 giáo xứ, 4.216 linh mục triều, 1.946 linh mục dòng, 1.317 tu sĩ không phải
là linh mục và 10.525 người đã tuyên khấn. Giáo hội Cộng hòa Dân chủ Congo cũng
đã có hai chân phước : Anuarite Nengapeta, được phong chân phước bởi Đức Thánh
Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị vào ngày 15 tháng 8 năm 1985 tại Kinshasa và
Isidore Bakanja, được phong chân phước cũng bởi Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan
Phaolô đệ nhị tại Roma, vào ngày 24 tháng 4 năm 1994. Hai tôi tớ Chúa khác đang
được tiến hành án phong chân phước là : nguyên Tổng Giám mục Bukavu và Đức ông
Christophe Munzihirwa, SJ.
Trong số 100 triệu người Congo có 49 % là người Công giáo, nhưng với số
lượng lớn và sự nhiệt thành được quan sát thấy trong ngày chào đón chứng tỏ rằng ĐGH Phanxicô không chỉ được chào
đón bởi người Công giáo hay Kitô hữu, mà còn bởi các tín đồ của các tôn giáo
khác. Các vị lãnh đạo của Giáo hội Tin lành và của cộng đồng Hồi giáo đã kêu
gọi các tín hữu của họ “hãy dành cho Đức Giáo hoàng một sự chào đón nồng nhiệt nhất”. Vì vậy, được tất cả
người dân Congo chờ đợi, ĐGH
Phanxicô đã là khách mời của toàn bộ quốc gia Congo, những người mong muốn có được một sự hòa giải và hòa
bình chân chính.
Trước
đây, đất nước này đã hai lần được Giáo hoàng đến thăm. Đức Gioan Phaolô II đã đến
đó vào năm 1980 và 1985. Nhưng chuyến tông du lần này của ĐGH Phanxicô được chú
ý nhiều hơn nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là các mạng xã
hội, nhưng cũng vì bối cảnh chính trị xã hội của đất nước với nền văn hóa khá
là đa dạng này.
Chuyến công du : Mục vụ và Ý nghĩa xã hội
·
Mục vụ
Chủ đề chuyến viếng thăm
của Đức Thánh Cha nhắc lại giáo huấn gần đây của ĐTC cũng như ước vọng nơi người
dân Congo :
“Tất cả được hòa giải trong Chúa Giêsu Kitô.”
Thông điệp ‘Fratelli tutti’ của ngài về tình huynh đệ và
tình bạn trong xã hội, được xuất bản vào năm 2020, mời gọi một tình yêu vượt
qua các rào cản về địa lý và không gian. Lịch sử của RDC đã có nhiều sáng kiến được
nêu ra nhằm tìm kiếm sự thống nhất và gắn kết. Do đó, quốc ca được bắt đầu
bằng câu: “Hãy đứng lên, người Congo, đoàn kết bởi số phận, đoàn kết bởi nỗ lực
giành độc lập”. Sự thống nhất trong sự đa dạng của hàng trăm nhóm sắc tộc được
tập hợp lại nhờ vào quá trình thuộc địa hóa và sự đoàn kết chống lại những phá
hoại đến từ bên ngoài với mục đích chia rẽ, phân vùng
(balkanisation). Xã hội dân sự và giáo hội cũng tham gia vào việc tìm kiếm sự ổn
định này. Với sự hiện diện trên khắp đất nước, đặc biệt là trong
các cơ cấu xã hội, Giáo hội Công giáo địa phương đã biết dấn thân, mang tiếng nói của
mình vì lợi ích của những người và tầng lớp xã hội bị thiệt thòi
nhất. Như thế, Tin Mừng được loan báo như một sứ điệp vui mừng và bình an, bênh
vực những người yếu đuối và làm thăng tiến công ích cho xã hội.
Đối với Đức Tổng Giám mục
Marcel Utembi, Tổng Giám mục Kisangani và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Quốc
gia Congo (CENCO), chuyến thăm này có “ý nghĩa mục vụ lẫn xã hội.”
ĐGH
công du trước hết với tư cách là một mục tử, với tư cách là nhà truyền giáo của Tin
Mừng, với tư cách là sứ giả của hòa bình. Người dân Congo muốn lắng nghe ngài,
muốn nghe ngài
nói những lời khích lệ và an ủi, đặc biệt đối với những người ở trong các vùng
bị ảnh hưởng vì chiến tranh và chia rẽ.
·
Ý Nghĩa Xã hội
1. Đức Thánh Cha Phanxicô, người biện hộ mới cho Châu Phi
Trong bài phát biểu trước
chính quyền, đại diện của xã hội dân sự và ngoại giao
đoàn tại Cộng hòa Dân chủ Congo, ĐTC đã nói về những tệ nạn khác nhau đang ảnh
hưởng đến đất nước và lục địa.
‘‘Can
đảm lên, hỡi anh
chị em Congo !
Hãy đứng dậy, lấy lại trong tay mình, như đang giữ một viên kim cương tinh
khiết, bạn là ai, phẩm giá của bạn, ơn gọi của bạn, hãy cố giữ cho ngôi nhà bạn đang
sống được hài hòa và bình yên!’’
‘‘Đất nước và lục địa này xứng đáng được
tôn trọng và lắng nghe, xứng đáng có một không gian riêng và sự chú ý đặc biệt
: buông tay ra khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo, bỏ tay ra khỏi Châu Phi ! Hãy ngừng
bóp nghẹt Châu Phi. Đây không phải là vùng đất bị khai thác, cũng không phải là
một vùng đất để bị cướp bóc. Hãy để châu Phi là nhân vật chính trong vận mệnh của
nó!”
‘‘Cầu mong thế giới nhớ đến những thảm họa
đã xảy ra trong nhiều thế kỷ, đã gây nhiều thiệt hại cho người dân
địa phương và cầu mong thế giới không quên đất nước này hay lục địa này. Cầu
mong Châu Phi, có được nụ
cười, niềm hy vọng của thế giới và được quan tâm nhiều hơn : họ
phải có được tiếng nói có nhiều trọng lượng hơn và đại diện giữa các quốc
gia hơn!”
2.
Lòng trắc ẩn đối với các nạn nhân của chiến tranh
Ngài đã rất xúc động trước những câu chuyện
được kể bởi các nạn nhân khác nhau vì
bạo lực vũ trang ở miền đông RDC.
‘‘Đối mặt với bạo lực vô nhân đạo mà các bạn
đã tận mắt chứng kiến và trải nghiệm bằng xương bằng thịt, tôi rất bị sốc. Không
có lời nào để nói; tôi chỉ biết khóc, im lặng.’’
“Nước mắt của bạn là nước mắt của tôi, nỗi
khổ của bạn là nỗi khổ của tôi”, ngài đã trấn an họ trong khi tự mình lại xin ‘tha
thứ cho hành vi bạo lực của con người đối với con người.’
‘‘Chúng ta không thể làm quen mãi với những
dòng máu đã chảy ra trên đất nước này trong nhiều thập kỷ qua, gây ra cái chết
cho hàng triệu người mà nhiều người không hề hay biết. Chúng ta cần biết điều
gì đang xảy ra ở đây. Tiến trình hòa bình mà tôi luôn luôn khuyến khích và cổ
võ với tất cả sức mạnh của tôi, phải được hỗ trợ và những điều mà các bên cam kết
phải luôn được tuân thủ’’, ngài đã nhấn mạnh trong
cuộc gặp gỡ với chính quyền các cấp.
3.
Một hy vọng cho hòa bình và sự tha thứ
ĐTC Phanxicô đã đưa ra một thông điệp hòa
bình trong bài giảng hôm thứ Tư tại Kinshasa, vào ngày thứ hai trong chuyến
tông du.
Patrick Muyoya, người phát ngôn của chính
phủ Congo khẳng định :
‘‘Lời nói, bài giảng của ĐTC Phanxicô hôm
nay tương ứng với những gì chúng tôi mong đợi. Như một thông điệp : Ngài
rao giảng về sự tha thứ, ngài rao giảng về sự khiêm nhường. Ngài là người bảo vệ
người nghèo, những người đau khổ. Chúng tôi tin rằng thông điệp mà ĐTC gởi đi được dành cho người Congo chúng
tôi, cũng sẽ được những người hành động vì hòa bình trở lại đón nhận.’’
Hòa bình, trong cái nhìn của ĐTC là ‘‘dành một chỗ trong trái
tim của chúng ta cho tất cả mọi người, tin rằng những khác biệt về sắc tộc, về khu vực, xã hội và tôn
giáo không phải là một trở ngại; tin rằng những người khác đều là anh chị em,
là thành viên của một cộng đồng trong cùng một cộng đồng nhân loại; tin rằng
hòa bình do Chúa Giêsu mang đến cho thế giới, mọi người đều phải được đón nhận.’’
ĐTC Phanxicô khuyên : “Chúng ta hãy chọn
trở thành những chứng nhân của sự tha thứ, những chứng nhân trong cộng đồng, chọn
làm người đang và sẽ thực hiện sứ mệnh hòa bình trên thế giới.”
4.
Khát vọng hòa giải
Đức Thánh Cha cũng đã nêu ra :
“Việc liên tục lặp lại các cuộc tấn công bạo
lực cũng như nhiều tình huống đau khổ có thể làm suy yếu sức đề kháng của người
Congo, làm suy yếu sức mạnh tâm hồn của họ, khiến họ trở nên chán nản và tự nhốt
mình trong cam chịu.”
“Nhưng, nhân danh Chúa Kitô là Thiên Chúa
của hy vọng, Thiên Chúa của mọi khả năng, Đấng luôn ban sức mạnh để bắt đầu lại,
nhân danh phẩm giá và giá trị của những viên kim cương quý giá nhất của vùng đất
huy hoàng này, tôi muốn mời tất cả mọi người hãy dũng cảm đứng lên để bắt đầu
xây dựng một xã hội mới, toàn diện hơn."
“Lịch sử tươi sáng nhưng đầy vết thương của
đất nước anh em đòi hỏi điều đó, đặc biệt là giới trẻ và trẻ em cũng khao khát những
điều này.”
Đức Thánh Cha lấy ví dụ từ việc Chúa
Giê-su chỉ vết thương của mình cho các tông đồ, ‘‘bởi vì sự tha thứ bắt nguồn từ
những vết thương.’’
“Nó được sinh ra khi những vết thương phải
gánh chịu không để lại vết sẹo hận thù, nhưng trở thành nơi nhường chỗ cho người
khác và chào đón sự yếu đuối của họ”, ngài nói tiếp.
Và theo Ngài, chỉ trong những lúc này, “những
yếu đuối trở thành cơ hội, và sự tha thứ trở thành cơ hội.”
5.
Vì tuổi trẻ, tương lai của nhân loại
Hôm thứ Năm, ĐTC Phanxicô đã kêu gọi những
người trẻ tuổi ở RDC trong một sân vận động Kinshasa Martyrs chật ních người.
‘‘Tương lai của đất nước nằm trong tay các
bạn’’, ngài bắt đầu bài phát biểu của mình.
Và gợi ý : ‘‘Nhưng để thành công trong sứ
mệnh này của mình, những người trẻ tuổi phải nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng lời cầu
nguyện.’’
‘‘Đừng hướng về Chúa Giê-su như thể ngài
là một thực thể xa xôi và xa cách mà chúng ta sợ hãi, nhưng đúng hơn là người bạn
vĩ đại nhất đã hy sinh mạng sống vì bạn. Ngài biết bạn, ngài tin tưởng bạn và
luôn yêu thương bạn.’’
‘‘Hãy nói với Chúa Giê-su về khu phố của bạn,
hàng xóm của bạn, giáo viên của bạn, bạn đồng hành của bạn, bạn bè và đồng nghiệp
của bạn; về đất nước của bạn. Chúa yêu thích lời cầu nguyện cụ thể, sống động
này, được thực hiện bằng trái tim.’’
“Các bạn có muốn chọn cầu nguyện như bí
quyết của mình, như nước của tâm hồn, như vũ khí duy nhất bạn phải mang theo
bên mình, như người bạn đồng hành hàng ngày của mình không ?”
Cùng với câu hỏi đó, Ngài khuyên giới trẻ
nên tránh những lựa chọn mang tính cá nhân có thể dẫn đến ‘‘loại trừ người khác
bởi vì anh ta có nguồn gốc khác với bạn’’, tránh đến với chủ nghĩa khu vực, chủ nghĩa bộ lạc cố
giam bạn lại trong một nhóm riêng biệt, và tách bạn ra khỏi một cộng đồng.
Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, “con đường
mà Thiên Chúa chỉ ra để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn là luôn phải đồng
hành với người khác, qua đoàn thể và hướng đến cộng đồng.”
B.
NAM
SUDAN
Sau những ngày thăm viếng Nước Cộng Hoà
Dân Chủ Congo, chuyến công du vì hòa bình và hòa giải của ĐTC được tiếp tục ở
Nam Sudan với phương châm “Tôi cầu nguyện để tất cả nên một” (Ga 17). Chuyến viếng
thăm này mang một chiều kích đại kết chưa từng có, vì tháp tùng với ĐTC có Đức
TGM Justin Welby, Tổng Giám mục Canterbury, Giáo chủ của Giáo hội Anh và Đức
Cha Iain Greenshields, Tổng điều hành của Giáo hội Scotland.
Cả ba cùng mang thông điệp chung vì hòa
bình và đoàn kết đến các nhà lãnh đạo nước Nam Sudan này và những người phải di
tản trong nước vì chiến tranh. Nam Sudan một quốc gia mà dân chúng chủ yếu theo
đạo Thiên chúa nhưng lại bị
xâu xé bởi nhiều năm xung đột.
Ngay ngày đầu tiên vừa đến, Đức Thánh Cha
đã kêu gọi tầng lớp chính trị phải nỗ lực hơn vì hòa bình và trừng trị tai họa
tham nhũng. Tổ chức phi chính phủ Minh bạch Quốc tế thường xuyên xếp quốc gia
này ở cuối bảng trong lĩnh vực này.
Ngài kêu gọi nhanh chóng khôi phục một “cuộc
sống đàng hoàng” cho những người di tản, khoảng 2,2 triệu người (theo Liên Hợp
Quốc).
Giáo hội Công giáo ở Nam Sudan có 1 Tổng
giáo phận Juba và 6 giáo phận phụ thuộc : Wau, Rumbek, Malakal, Tombura-Yambio,
Yei và Torit. Mặc dù Nam Soudan đã dành được độc lập vào năm 2011, tách ra từ
nước Soudan, nhưng các giáo phận vẫn còn trực thuộc chung với các giáo phận nước
Sudan (gồm tổng giáo phận Khartoum và hai giáo phận phụ thuộc).
ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ các giám mục, linh
mục, phó tế, nữ tu và chủng sinh Nam Sudan tại Nhà thờ Chính tòa Saint Teresa ở
Juba vào thứ Bảy, ngày 4 tháng hai. Ngài mời gọi các mục tử của Giáo hội “đừng
giữ thái độ trung lập trước nỗi đau do bất công và bạo lực gây ra”, bởi vì,
ngài nói tiếp “khi một người phụ nữ hay một người đàn ông bị tổn thương trong
các quyền cơ bản của mình, thì Chúa Kitô cũng bị xúc phạm”. Cuối bài phát biểu
của mình, ĐTC đã gửi lời cảm ơn đến tất cả các giám mục, linh mục, phó tế, tu
sĩ, nữ tu và chủng sinh của Nam Sudan vì sự cống hiến và nỗ lực của họ “giữa rất
nhiều thử thách”. Ngài kêu gọi họ hãy luôn là những mục tử và những chứng nhân
quảng đại, chỉ được trang bị bằng lời cầu nguyện và bác ái.
Sáng Chủ nhật, trong một thánh lễ ngoài trời
trước khoảng 70.000 tín hữu, nhiều người trong số họ đã đi xuyên đêm qua những
con đường bụi bặm của thành phố, mặc trang phục truyền thống, một số đeo thánh
giá quanh cổ hoặc hình ảnh của giáo hoàng để đến tham dự, ĐTC đã kêu gọi ‘‘bỏ
vũ khí của hận thù và sự trả thù’’ để hợp sức xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Còn nhớ trong năm 2019, ĐTC Phanxicô đã gặp một số phó tổng thống nước này tại
Vatican, ngài đã quỳ xuống hôn chân họ, mời gọi họ bằng cử chỉ mạnh mẽ này để
kêu gọi hãy tha thứ, khiêm nhường và thỏa thuận hòa bình với những người anh em
khác.
Kết
thúc
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở về lại Rôma
vào Chủ nhật 05/02/2022.
Trong cuộc họp báo truyền thống trên máy
bay đưa ngài trở lại Rôma, ĐTC xác nhận rằng ngài sẽ đến thành phố Marseilles
Pháp vào cuối tháng 9 và sau đó sẽ đến Mông Cổ.
Gần một năm sau khi bắt đầu cuộc chiến ở
Ukraine, ngài cũng hứa sẽ cố gắng đến thăm Kiev và Moscow trong một ngày rất gần.
Hy vọng điều đó sẽ được xảy ra để chứng tỏ hoà bình đã được tái lập lại trên lãnh thổ Ukraine
này.
Công Bình tường thuật
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang
Chuyện Mèo Năm Mão - Trầm Thiên Thu
Ngày Xuân Đoàn Tụ - Anê Thùy Dung
CHRISTUS VIVIT : Tông Huấn của Tòa Thánh gửi các Bạn Trẻ - Lê Đình Thông