ĐỨC PHANXICÔ VIẾNG THĂM MAROC
Ngày 30 và 31.3.2019
GIÁO XỨ VIỆT NAM tổng
hợp
Trưa
thứ Bảy, 30.3.2019, 10g 45, sau khi dự nghi thức ‘24 giờ cho Chúa’’ ĐGH
Phanxicô đã đi tông du Maroc, trong 36 tiếng đồng hồ, kết thúc vào Chúa Nhật
31.3.
Đây là chuyến đi quốc tế lần 28 và lần thứ
3 trong 2019 sau Panama và Abu Dhabi.
Rabat thủ đô Maroc và Roma cùng múi giờ. Maroc
tên tiếng Anh là Morocco. Theo nguyên ngữ Maroc là ‘‘nơi mặt trời lặn’’. Sắc dân chính là Á Rập. Ngôn ngữ chính là Ả Rập
và Berber. Theo thống kê 2018, Maroc diện tích 710.850 csv, thủ đô Rabat thành
phố lớn là Aasablaca, có 34.3 tiệu dân, 99% Hồi giáo Sunni. Maroc thành lập
788. Từ 1912-1956, 44 năm, Maroc bị Pháp và Tây Ban Nha đô hộ. Năm 1956 Maroc độc
lập. Hiện nay Maroc theo quân chủ lập hiến. Từ 1999, người đứng đầu là quốc
vương Mohammed VI. Thủ tướng đứng đầu chính phủ. Có lưỡng viện Quốc Hội. Kinh tế
là nông nghiệp. VN hay nói ‘‘Tết Maroc’’ chỉ một việc không bao giờ
xẩy ra. Thực sự, Maroc một năm ăn Tết 3 lần : Đầu năm Dương lịch, ngày
Higgrea theo lịch Hồi giáo và ngày tết dân tộc Amazigh.
Maroc có 23.000 giáo dân của 2 tổng giáo
phận Rabat và Tanger. Tổng giáo phận Rabat cai quản do TGM Cristobal Lopez
Romero, Salesien, có 28 giáo xứ, 33 linh mục, 22 tu sỹ và 20.000 giáo dân. Tổng
giáo phận Tanger do ĐTGM Santiago Agrelo Martinez, Phanxico cai quản, có 7 giáo
xứ, 15 linh mục, 21 nam tu sỹ, 77 nữ tu. Hầu hết công giáo tại đây từ Pháp hay
Tây Ban Nha nhập cư từ thời thuộc địa.
Ngày
đến 30.3.2019
14g, ĐGH đến phi trường quốc tế Salé của Rabat, trời mưa, tại quảng trường trước
đền Hồi Giáo Hassan, ghi thức đón chào danh dự ĐGH theo cung cách ngoại giao.
Đón tiếp có Quốc Vương Maroc Mohammed VI, chính phủ và ngoại giao đoàn.
15g, cũng tại đây, ĐGH gặp chính quyền, xã
hội dân sự và ngoại giao đoàn. ĐGH đọc diễn từ : Maroc là cây cầu tự nhiên
giữa Phi và Âu châu. Nhu cầu hợp tác là động lực xây dựng đoàn kết lâu dài hơn.
Một xã hội cởi mở, huynh đệ và tôn trọng khác biệt. Quan trọng là thúc đẩy văn
hóa đối thoại và miệt mài gắn bó hơn, chấp nhận hợp tác lẫn nhau. Chúng ta được
kêu gọi đeo đuổi không mệt mỏi nỗ lực giúp nhau vượt qua căng thẳng, hiểu lầm
khuôn sáo, thành kiến ra khỏi sợ hãi. (vietcatholic 30.3.2019)
16g, ĐGH thăm lăng tẩm vua Mohammed V. ĐGH đến lăng mộ đặt vòng hoa và đứng cầu
nguyện. ĐGH viết vào sách danh dự : Tôi cầu khấn Thiên Chúa toàn năng ban
cho qúi quốc thịnh vượng, tình huynh đệ đoàn kết triển nở. Ban quản lý lăng tẩm
đề tặng ĐTC cuốn sách lịch sử lăng tẩm và kỷ vật.
Sau đó, hai lãnh tụ Vatican và Maroc mới
ký văn kiện, đưa ra lời kêu gọi chung, tên là Abu Dhabi : Jerusalem là nơi
thiêng liêng hay còn gọi là Al-Quds Acharif, có ý nghĩa tâm linh. Di sản chung.
Phải bảo tồn thành Thánh Jerusalem như một di sản chung của nhân loại, đặc biệt
ba tôn giáo độc thần, như nơi gặp gỡ các nền văn hóa, tôn giáo và các dân tộc,
biểu tượng chung sống hòa bình, có thể đối thoại và tôn trọng lẫn nhau. Bản văn
ký tại Rabat 30.3.2019, giữa vua Mohammed VI và ĐGH Phanxicô, đã được ông Almed
Toufiq, bộ trưởng Nội vụ (bản tiếng Pháp) và ĐTGM Vito Rollô, Sứ Thần tại Rabat
đọc (bản tiếng Ý) (Vietcatholic 30.3.2019)
17g, ĐGH viếng thăm Caritas giáo phận
Rabat. Tại đây ĐGH nhắc lại và cắt nghĩa 4 đểm trong thông điệp ngày di dân, 2018 :
-Chào đón : Cung cấp các giải pháp rộng
rãi hơn cho người tỵ nạn đến nơi muốn an toàn, hợp pháp. Mở rộng đường di dân hợp
lệ. Tránh lái buôn người, khai thác sức lao động.
-Bảo vệ : Có các quyền và nhân phẩm
cho người di cư và tỵ nạn không phụ thuộc pháp lý, tránh bạo lực, bóc lột và lạm
dụng đủ loại. Được hưởng qui chế y tế, xã hội cần thiết.
-Cổ vũ : Được hưởng môi trường an
toàn để phát triển năng khiếu. Thừa nhận không ai bị loại, nguồn lảm giầu cho bất
cứ ai. Khuyến khích học vấn và nghề sinh sống
- và hòa nhập : Dấn thân vào nâng cao
di sản văn hóa, xây dựng xã hội cởi mở và liên văn hóa. Ngưởi đến và người đón
gặp gỡ không dễ dàng, phải rộng rãi và hòa hợp.
Ngày
chính thức 31.3.2019
9g30
ĐGH thăm trung tâm nông thôn dịch vụ xã hội Témera xa thủ đô 15 cây số, do
nữ tu bác ái thánh Vinh Sơn chăm sóc. Trẻ em từ nhỏ đến 7 tuổi và người bị phỏng
nặng. ĐTC tặng trung tâm bức ảnh Đức Mẹ Maroc lồng kiếng.
10g30, tại nhà thờ chính tòa Rabat, ĐGH gặp
Linh Mục, tu sỹ và Hội Đồng Đại Kết. Trong diễn từ ĐTC nói : Nước Thiên
Chúa giống như nắm men vùi vào thúng bột, cho đến khi tất cả thành men (x. Lc 13, 18-21). Chúa gọi và chọn
chúng ta đến đây với sứ vụ, đặt trong xã hội như nắm men. Men của Các Mối Phúc
và tình huynh đệ. Tất cả chúng ta có thể tham gia làm cho Nước Ngài trị đến.
Thánh Phaolô sai và khuyên anh em ngài đi : Hãy đi rao giảng Tin Mừng,
dùng lời nói mà biện minh. Con đường truyền giáo không phải ‘‘chiêu dụ’’ mà lôi
cuốn qua chứng tá. Vấn đề không phải số ít, mà do muối không còn mặn và đèn
không còn sáng (x. Mt 5, 13-15). ĐTC đã gặp nữ tu Ý, Ersilia Moantovani, 97 tuổi.
Đến dạy giáo lý, nhưng không có ai học. Trong 55 năm qua sơ làm trong phòng thí
nghiệm y khoa. ĐTC nói với sơ : người như sơ là những chứng tá cho một lịch
sử vinh quang, hy sinh, đấu tranh, phục vụ, vất vả, mồ hôi. Xin tiếp tục viết nốt
trang sử cần hoàn tất. Cũng buổi này, ĐTC gặp Cha Jean Pierre Schumacher, vị
đan sỹ người Pháp sống sót cuộc thảm sát 7 thày dòng Trappist và 12 giáo dân, tại
Tibhirine, 1996. 7 đan sỹ đã được phong chân phước 8.12.2018. Bốn em nhỏ tiến gần
ĐTC, Ngài nói tiếng Pháp : Voci le future. Le maintenant et le future (đây
là tương lai ! Hiện tại và tương lai) (Vietcatholic
31.3.2019)
12g,
ĐGH chủ sự Kinh Truyền Tin chung với các linh mục và người có mặt, trước khi
dùng cơm trưa.
15g, ĐGH cử hành thánh lễ bế mạc chuyến
thăm cho tín hữu vào Chúa Nhật 31.3, tại cung thể thao hoàng thân Abdellah, thủ
đô Rabat. Thánh lễ duy nhất trong chuyến đi. Giảng lễ, ĐGH diễn nghĩa Phúc Âm
người cha nhân lành : Người cha hằng trông ngóng. Khi thấy con về nhà từ
xa, người cha đã ra đón, mừng rỡ, ôm lấy. Cha không ngần ngại gặp con trưởng tức
giận ghen tương vì cha đón tiếp con hoang đàng. ĐGH mời gọi, hãy dừng lại và
chiêm ngưỡng người cha mong muốn tất cả sự tốt lành cho con cái mình, tất cả của
cha là của con. Chúng ta phải quan tâm đến mọi người. Xử tốt với tha nhân. Vòng
tay nhân ái yêu thương mở rộng. (Vietchatolic 31.3. 2019)
17g, trên máy bay từ Rabat về Roma,
31.3.2019, đã có họp báo, ĐGH trả lời, liên quan đến các vấn đề : ĐGH hài
lòng với một ngày rưỡi ở Maroc nhất là văn kiện Abu Dhabi. Đây chỉ là hoa, chờ
quả. Maroc có tự do thờ phượng và tôn giáo, nhưng vẫn còn phần tử cực đoan.
Một số ít người Hồi và Do Thái giáo trở lại
Công giáo sẽ được bảo vệ và phát triển đạo đức và trung thành với cội nguồn, không
sợ hãi. Cũng vậy, những người di cư tỵ nạn gặp khó khăn lúc đầu thôi, sau ổn định
hòa hợp và được bảo đảm an cư hoàn toàn, theo hiệp ước qui định rõ rệt. Chương
trình theo 4 bước : Chấp thuận, bảo vệ, thúc đẩy và hội nhập. Vấn đề ấu
dâm là chuyện đề cũ, toàn cầu, nay lại là ‘‘cái dịch’’ nguy hại bị ma qủy cám dỗ
nặng nề. Khi mới về tới Roma, 21g, Chúa Nhật 31.3.2019, ĐTC đã ghé ngay đền Đức
Bà Cả dâng hoa và tạ ơn Đức Mẹ. (CNA,
vietcatholic Net work 31.3.2019).
Nhận
định về chuyến đi
Chuyến đi của ĐTC vừa kết thúc, thì ĐTGM Cristobal
Lopez Romero, tổng giáo phận Rabat định giá về tương lai Giáo Hội Marocco như
sau : Bắt đầu có đối thoại Hồi và Kitô giáo, hai bên Vatican và Vương quốc
Maroc. Hy vọng tình bạn tiến trình thuyết phục hiểu biết lẫn nhau và thảo luận
tốt đẹp. (RV 1.4.2019)
Báo New York Times, 29.3.2019, cho rằng
ĐGH đến Maroc để củng cố đức tin cho tín hữu nhỏ bé. Nhỏ về số ít và về cả về tầm
ảnh hưởng. Vì thực sự đang có kỳ thị,
nếu không nói là có bách hại. Báo đăng tấm hình nhóm người đọc kinh tại nhà tư.
Vì không thể thực hành đức tin công khai tại Maroc. Các tín hữu bị xã hội
tẩy chay bị nhà nước theo dõi, bị sách nhiễu không thể tự do phát biểu. Phần lớn
cảm thấy bị hạn chế đến nhà thờ, thực hành bí tích. Các linh mục hay mục sư có
thể buộc tội cải đạo (proselytizing) một tội ác. (vietcatholic 31.3.2019)
Báo Crux, Inés San Martin viết : ngay
lúc đến, gặp vua Mohammed VI, ĐGH không ngần ngại nói với nhà vua và thần dân rằng :
đối thoại liên tôn chân chính dẫn người ta đến chỗ không ‘chỉ khoan dung’’mà
thôi mà còn phải coi nhóm thiểu số tôn giáo như công dân trọn vẹn, bất kể con số
của họ. Theo Martin, ĐGH gọi họ là ‘’men’’ xã hội.
Men thì bao giờ cũng ít, nhỏ, mà xã hội
thì thật lớn, lại áp đặt
Thông tấn xã America, Gerard O’Conel nhấn
mạnh tới tính đại kết tại nhà thờ chính tòa. Có cả Anh giáo, Tin Lành,
Chính Thống Hy Lạp và Chính Thống Nga. Trong lễ, ĐTC đã khuyên tất cả đừng bắt
chước người anh cả trong dụ ngôn ‘’người con hoang đàn’’ không vào nhà, khi em
‘lầm lỗi trở về’’. Anh không nhìn nhậ cả cha lẫn em mình. Người anh thích cô lập
hơn gặp gỡ, đắng cay hơn vui mừng. Trong nhà Cha có nhiều chỗ, người đứng ngoài
là nhất quyết không chịu chia sẻ.
Trong TV EWTN, 1.4.2019, công giáo Hoa Kỳ,
Edward Pentin có bài ‘’What did Pope Francis mean by his remarks about
‘proselytian’’, viết: Tại nhà thờ chính tòa Rabat, ĐGH nói với linh mục tu sỹ :
truyền giáo ngày nay không phải ‘‘chiêu dụ tín đồ (proselytism) ’’ nhưng bằng
lôi cuốn qua chứng tá. Đó là lối truyền giáo mới. Tác giả kể ra : Mẹ
Teresa Calcutta, Charles de Foucauld, 7 đan sỹ ở Trihirine là ví dụ những người
sản sinh lòng yêu mến ngưỡng mộ đức tin Kitô nơi người Hồi giáo (vietcatholic
2.4.2019)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang