ĐỨC PHANXICÔ
TÔNG DU THÁI LAN VÀ NHẬT BẢN
Từ 20 đến 26.11.2019
Giáo Xứ Việt Nam tổng hợp
N |
gày 13. 9.2019, Ông
Matteo Bruni, Văn Phòng Báo Chí Vatican thông báo : Từ ngày 20 đến 26.11.
2019 ĐGH thăm 2 nước Á Châu : Vương Quốc Thái Lan và Nhật Bản. Theo lời mời của
hai chính phủ và HĐ GM. Đây là chuyến đi quốc tế lần 32 ra khỏi nước Ý viếng Thái
Lan, dịp kỷ niệm 350 năm thành lập tông tòa tại Xiêm, 1669-2019. Chủ đề : ‘Các Môn Đệ Chúa Kitô những người truyền
giáo’. Sự kiện này vẽ gọn trong Logo : Bên dưới hình ĐGH đang mỉm cười
là chiếc thuyền tượng trưng cho truyền giáo. Ba cánh buồm gợi nhớ đến Thiên
Chúa Ba Ngôi. Bàn tay tượng trưng cho Đức Maria đang nâng đỡ con tàu Giáo Hội.
Cuối cùng là cây Thánh Giá như mời toàn thể GH CG Thái Lan hãy làm chứng cho
Tin Mừng.
HAI
QUỐC GIA TIẾP ĐÓN
Vương
quốc Thái Lan trước gọi là Xiêm La, ở vùng Đông Nam Á,
bắc giáp Lào và Myanmur, đông giáp Lào và Kampuchia, nam giáp vịnh Thái
Lan và Malaysia, tây giáp Myanmur và biển Andaman. Thái Lan có diện tích
513.000 csv, dân số 67,8 triệu, 75% là dân tộc Thái, 14% gốc Hoa và 3% là Mã
Lai. Có 2,2 triệu nhập cư. Ngôn ngữ chính lả tiếng Thái. 67, 8% theo Phật
giáo, còn lại là tín hữu Armenia.
Trước kia, Thái Lan theo
Quân chủ chuyên chế. Quân Xiêm từng giao tranh với VN. Giữa thế kỷ 19, nước
phải chia lãnh thổ cho Pháp và Anh. Thái Lan chỉ còn 60% đất. Từ cách mạng 5.12. 1932, Thái chuyển qua quân
chủ lập hiến, có hiến pháp, vua đầu tiên là Prahadhipok Rama. Tử 1980, Thái
chuyển qua nghị viện. Nguyên thủ quốc gia và uy quyền là vua. Vua hiện nay là
Vajiralongkorn, tức ‘vua Rama thứ 10’, lên ngôi từ 10. 2016. Quốc Hội lưỡng viện.
Hạ viện 480 ghế, Thượng viện 150 ghế. Chính phủ gồm 36 thành viên : 3 phó
Thủ tướng, 21 bộ. Ngoài ra còn Ủy Ban Phối Hợp, thực hiện chính sách chung. Từ
cách mạng 5. 2014, đảo chánh, Thái được cai trị như là quốc gia độc tài quân sự.
Tuy nhiên vua Thái vẫn có quyền hành tuyệt đối
Giáo Hội Thái Lan. Trong
67, 8 tiệu dân, công giáo có 380.000 người, 0,5%. Công giáo có hai giáo tỉnh
Bangkok (có 5 giáo phận) vả giáo tỉnh Thare-Nonseng (có 3 giáo phận). Thái Lan
có 436 giáo xứ coi bởi 662 linh mục. ĐHY Francis Xavier Kriengsak Kovithavanij,
70 tuổi coi sóc Tgp Bangkok. Sứ Thần Tòa Thần Tỏa Thánh là TGM Paul Tschang
In-Nam, 70 tuổi, người Nam Hàn.
Nhật
Bản
đã hơn một năm nay, tập trung vào việc bảo vệ sự sống và sáng tạo. Châm ngôn
chuyến đi được trích từ lời cầu nguyện cho trái đất rút từ thông điệp ‘Laudate
Si’ về việc chăm sóc ngôi nhà chúng ta. Logo phảng phất đau khổ dai dẳng của thảm
họa nguyên tử. Ý nghĩa ba ngọn lửa ba màu khác nhau : ngọn lửa màu đỏ :
gợi đến các vị Tử Đạo, hạt giống gieo mầm cho GH Nhật Bản. Màu xanh đậm :
tượng trưng Đức Maria, người mẹ đang ôm ấp nhân loại. Màu xanh lá cây : bản
chất người Nhật là có sứ mệnh loan báo Tin Mừng yêu thương và hy vọng cho cuộc
sống. Tại Nhật, mỗi Kitô hữu là một nhà truyền giáo. (Vietcatholic, net. 13.9. 2019)
Nhật Bản nằm trên Thái
Bình Dương có khoảng 6. 852 đảo, khí hậu ôn đới, 4 mùa rõ rệt. Các đảo chính,
chiếm 97% : Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa, còn phần nhiều
là rừng, núi tài nguyên rất ít. Diện tích là 377, 915 csv với dân số
127.700.000, 98% là người Nhật. Ưu điểm của Nhật trên thế giới : vể
kinh tế đứng thứ 3 ; lực lượng quân sự xếp hạng 8 ; tuổi thọ cao nhất ;
thứ 3 tỉ lệ tử vong trẻ em ; có người lãnh giải Nobel nhiều nhất của Á
Châu.
Lịch sử cận đại, Nhật nổt
bật ‘bế quan tỏa cảng’ và bách hại tính hữu vào thời Tokugaxwa. Sau đệ nhị thế
chiến Nhật hồi sinh mạnh mẽ. Nhật có : 26 thánh Tử Đạo đầu tiên, tuyên
phong bởi ĐGH Urbano, 14.9.1627 ; 205 thánh do ĐGH Pio IX tuyên phong,
1867 ; 18 thánh do Thánh GH Gioan Phaolo II tuyên phong, 1987 và
1979 ; và 188 do ĐGH Benedicto XVI tuyên phong 24.11.2008.
Người Công Giáo Nhật có 440.
893 (2018), tập trung trong 3 Tổng giáo phận thủ đô Tokyo, Nagasaki và Osala.
Dân cư là 126 triệu, công giáo ghi danh là 0, 35%. Nhật có 19 Đại học, 25 trường
cao học, 248 trung tiểu học và 508 mẫu giáo. Nhật có 3 Tổng Giáo phận ;
Tokyo (6 giáo phận), Osaka (5 giáo phận) và Nagasaki (5 giáo phận). Nhật có 3 Hồng
Y : Phêrô Shirayanagi (1994), Stephano Hamao Frunio (2003) và Toma Aquino
Madanayo (2018). Sứ Thần Tòa Thánh là Joseph Chennoth. Nhật có 1589 linh mục
coi 848 xứ.
THĂM
THÁI LAN, 20-23. 11. 2019
Vấn đề di dân, có VN, là
vấn đề mà hai Giáo Hoàng đặt ra trong chuyến tông du : Thánh Gioan Phaolô
II (1981) và Phanxico (2019)
Ngày 15.11.2019, trước
khi đi, ĐTC đã gửi sứ điệp gửi lời chào, nói về truyền thống Thái Lan
đa tộc, đa dạng và mục đích chuyến đi, gặp
gỡ và nối kết. Đây là chuyến đi thứ 2 của Giáo Hoàng, kỷ niệm 350 năm truyền
giáo tại đây, 1669-2019. Lần trước Thánh GH Gioan Phaolô II, 1984, sau 35 năm.
Bài hát do Chawalwit Yingyotsence sáng tác bằng tiếng Thái dịch ra Tây Ban Nha,
thành công, dành cho đại hội do đại hội, mang tên : ‘Hãy để tình yêu là nhịp cầu’.
Ngày
20.11.2019.
12g15, hợp với giờ VN, ĐTC đến Bangkok, tại sân bay khu không quân. Đón tiếp không có
thành viên nào của nhà vua tại sân bay, mà chỉ có cố vấn trưởng, đại diện là tướng
Surayud Chulamont, chủ tịch Hội Đồng Mật Viện, thay mặt quốc vương. Có mặt Phó
Thủ Tướng Somkid Jatusripitak, thay mặt chính phủ, Đức Tăng Thống Somdet Phra
Maha Munneewong Jiavongsagatayana và Đức Sứ Thần Tòa Thánh, các Giám Mục và ngoại
giao đoàn… theo quân cách ngoại giao, có đại bác bắn chào quốc khách. ĐGH rảo
qua đoàn binh danh dự, 12 em nhỏ, quần áo truyền thống và ôm hôn sr Anna Rosa
Rivori, cháu, thông dịch viên. Sau cuộc đón tiếp đơn giản, ĐGH về Tòa Khâm
Sứ. Thánh lễ tư riêng. ĐTC cũng gửi sứ điệp video cho giới trẻ Thái
Lan .
Ngày 21.11. 2019
9g,
tại tòa nhà chính phủ. ĐTC gặp lãnh đạo tôn giáo, ngoại giao đoàn, được Thủ Tướng,
Prayut Chan-o-cha, quyền thế nhất, đón tiếp. Sau khi chào quốc kỳ 2 bên, Thủ Tướng
giới thiệu thành phần chính phủ : 3 Phó Thủ Tướng, 21 bộ trưởng, 11 thứ
trưởng và một số ủy ban. Diễn văn, ĐTC cho rằng phục vụ ích chung là nhiệm
vụ cao qúi nhất. ĐTC đề cập tới : Hoàn cầu hóa, đối thoại liên tôn, tự do,
di dân, khai thác và lòng hiếu khách.
10g,
tại đền Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram, ĐGH gặp Đức Tăng Thống Phật Giáo.
Đọc diễn văn, ĐTC nói : Tôi cam kết đẩy xa hơn nữa đối thoại cởi mở
tôn giáo phục vụ hòa bình và phúc lợi dân tộc. Nhờ trao đổi, chúng ta hiểu
biết lẫn nhau.
Sau đó, ĐGH thăm bệnh viện
công giáo Saint Louis, gặp nhân viên và 40 bệnh nhân nặng tại khu cấp cứu. ĐTC nói
với nhân viên hãy luôn là mẹ hiền và tận tâm. Giáo Hội dành cho bệnh nhân nghèo
khổ.
17g,
tại cung điện hoàng gia Amphorn, ĐTC gặp vua Maha Vajirusspngkorn Rama thứ 10. ĐGH
và Vua trao đổi kỷ vật và những lời thăm hỏi.
18g,
tại sân vận động quốc gia Thephasali, thủ đô, ĐTC cử hành Lễ Đức Mẹ Dâng Mình
trong Đền Thánh, có 50.000 tham dự. Giảng lễ, ĐGH suy tư ý nghĩa : ‘Ai là mẹ và anh em tôi’(Mt 12, 48), tức : ‘Ai thi hành ý muốn của cha tôi, Đấng
ngự trên trời, người đó là anh chị và mẹ tôi’’ (c. 50). Ở đây, đầu tiên là hai
nhà truyền giáo, năm nay kỷ niệm 350 năm (1669-2019) thành lập Phủ Doãn Tông
Tòa Xiêm La. Từ đó, hạt giống Tin mừng trổ sinh và phát triển. Chúng ta trở
thành Môn Đệ Chúa Kitô và ta tiếp tục đi theo bước chân của các nhà truyền giáo.
ĐGH : hãy nghĩ đến người bị bỏ rơi, nghèo, cô đơn. Nhóm VN có mặt trong Lễ,
Kinh Kính Mừng bằng 5 thứ tiếng, có tiếng Việt. Áo dài VN phủ gần kín khán đài.
Ngày
22. 11.2019
10g,
ĐGH gặp linh mục, tu sỹ, chủng sinh, và giáo lý viên tại giáo xứ thánh Phêrô.
ĐGH chỉ dẫn đạt được tính hữu hiệu của việc tông đồ và ý nghĩa làm Kitô hữu.
ĐGH nói về : biết ơn, hội nhập văn hóa Tin Mừng, nói tiếng địa phương, tấm
gương Đức Maria, làm Kitô hữu có ý nghĩa gì, tìm nơi yên tĩnh mà cầu nguyện. Mỗi
người là công cụ nhỏ bé lại vẽ lên trang sử vẻ vang.
11g,
ĐGH gặp các giám mục tại Thái Lan và Liên Hội GM Á Châu có các Giám mục VN, bắt
tay ĐGH, tại đền thờ Chân Phước Nicolas Bunkerd Kitbamrung. ĐGH nói : Chân
Phước Nicolas cả đời đã truyền giảng Tin Mừng tại Thái Lan, một phần tại VN và biên
giới Lào. Ngài đã làm chứng và tử đạo vì Chúa Kitô. Các huynh đệ đang sống và gặp
khó khăn bởi nghèo đói, bóc lột, ma túy, bất bình đẳng, giàu nghèo chênh lệch …làm
xã hội băng hoại. Giữa căng thẳng này, người mục tử phải tranh đấu, làm môi giới
với nhân dân. Và giữ bài học can đảm hy sinh của các nhà truyền giáo.
12g,
ĐGH gặp thành viên Dòng Tên. Như thường lệ, nơi nào có sinh hoạt Dòng Tên, thì khi
tông du, ĐTC đến. Qua gặp gỡ như sưởi ấm tinh thần truyền giáo và hoạt động đại
học của tỉnh dòng.
15g,
ĐGH gặp lãnh đạo tôn Giáo tại đại học Chulongkorn. ĐGH hứa đẩy mạnh hợp
tác liên tôn, mạnh mẽ hơn. Các tôn giáo cần gần nhau để xây dựng và phát triển.
17g,
ĐGH cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Giảng lễ,
ĐGH chú trọng tới giới trẻ : Chúng ta đi gặp Chúa Kitô, cùng nhau tiến bước
nhìn về tương lai. Chúa đang tìm kiếm chúng ta.
Người trẻ hôm nay không phải ngủ say mà không sẵn sàng dự tiệc. Cần
nhiên liệu giữ cho ngọn lửa bừng cháy không bị dập tắt trong mọi tình huống. Bằng
giữ con mắt và con tim sống động ăn sâu vào đức tin.
Cuối lễ ĐHY Francis Xavier
Kriengsak Kovitanit TGM Bangkok, chủ tịch HĐGM Thái Lan cám ơn ĐGH đến thăm. ĐGH ngỏ lời cám ơn sự ‘hiếu
khách’ của các quan chức và mọi người với phép lành bình an.
THĂM
NHẬT BẢN, 23-26. 11. 2019
Hai đề tài bàng bạc mà
ĐTC đề cập đến trong chuyến viếng viếng thăm Nhật : giải giới nguyên tử và
phúc tử đạo
Ngày
22.11.19, HĐGM Nhật công bố bài hát dùng cho những ngày trong
chuyến tông du của ĐGH, chủ đề ‘‘Bảo Vệ Mọi
Cuộc Sống’’, có dịch ra tiếng Việt. Trước khi đến, ĐGH có gửi thông điệp
cho nhân dân Nhật : Đề tài chuyến viếng thăm là:‘‘Bảo Vệ Mọi Cuộc Sống’’. Đó là bản năng mạnh mẽ, vang dội trong
chúng ta. Bảo vệ giá trị mọi người, quan trọng đe dọa với sự sống và hòa bình.
Cùng anh chị em, tôi cầu nguyện cho sự tàn phá của hạt nhân không còn nữa. Sử dụng
hạt nhân là vô luân.
Ngày
23.11. 2019.
9g,
rời Thái Lan và 17g, ĐGH đến thủ đô Nhật, Tokyo, sau cơn mưa như trút nước. Và
vì gió còn lớn, nên lễ nghi đón tiếp trong phòng khánh tiết sân bay đơn giản. Một
số quan khách và ĐHY Mitsuaki Takami, TGM Nagasaki, chủ tịch HĐGM Nhật cùng 20
GM nghênh đón Ngài. Đây là chuyến đi thứ II, sau Thánh GH Gioan Phaolô, sau 38
năm, 1981. Thông dịch kỳ này là cha Dòng Tên, Renzo de Luca, học trò thay sr
cháu Rosa. Sau đón chào, ĐGH về Tòa Sứ Thần, gặp các GM.
Trước sự hiện diện các
GM, ĐGH nói về chủ đề chuyến thăm‘‘Bảo
Vệ Mọi Cuộc Sống’’ và chia sẻ giấc mơ truyền giáo, hồi 21 tuổi, không thành
vì bị viêm phổi. Người Nhật có tiếng làm việc có phương pháp và chăm chỉ. Đã
470 năm Thánh Phanxicô Xavier đã đến truyền giáo tại đây, tận tụy hy sinh cho xứ
sở này. Thánh Phaolo Miki, Chân Phước Justo Takayama…và những ‘‘Kitô hữu ẩn
núp’’ vùng Nagasaki, đã duy trì đức tin cho nhiều thế hệ. Chứng nhân cho Tin Mừng.
Nhưng ‘mùa gặt rất lớn, mà thợ gặt rất ít’.
Ngày
24.11.2019
10g, tại
đền thánh các thánh tử đạo Nhật, ĐTC ca ngợi hy sinh can đảm của 26 vị Tử Đạo đợt
5.2.1597, đã thánh hiến đất nước này bằng đau khổ và cái chết. Không từ bỏ đức
tin. Ngôi đền này là đồi tử đạo và đồi Bát Phúc thực sự, nơi trái tim khuấy động
của chúng ta đầy Chúa Thánh Thần, giải thoát ích kỷ, tự mãn kiêu căng. Ánh sáng
Tin Mừng rạng chiếu vào tình yêu chiến thắng bách hại và gươm giáo. Máu các Vị
Tử Đạo trở thành hạt giống của đời sống chúng ta. Ở Nagasaki, Thánh Phanxico
Xavie đã tìm thấy mảnh đất mầu mỡ này, đem Tin Mừng cho dân tộc Nhật. Rửa tội
cho nhiều người.
12g,
tại công viên Hypo Center Nagasaki, đầu tiên ĐTC ra tuyên ngôn giải giới hạt
nhân. Sau khi thuật lại sự tàn phá thảm khốc, tổng cộng 148.793 người chết,
trong đó có 12.000 công giáo. ĐTC nói : Nigasaki là trung tâm công giáo
bao thế kỷ, sống quây quần quanh nhà thờ thành xóm đạo, bảo vệ chống bách hại.
Hệt như VN. Giáo Hội cam kết dấn thân cổ
vũ hòa bình không mệt mỏi. Khao khát sâu thẳm trái tim là an ninh, hòa bình và ổn
định. Xử dụng hạt nhân là trở ngại cho khát vọng này. Vũ khí hạt nhân không thể
bảo vệ mối đe dọa an ninh quốc gia. Cuối bài phát biểu ngài lặp lại lời kinh
hòa bình của Thánh Phaxicô : Lạy
Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.
16g, tại
đài tưởng niệm Hiroshima, đứng lặng yên một lúc, rồi ĐTC khẳng đinh lần nữa xử
dụng năng lượng nguyên tử cho chiến
tranh là tội ác, chống lại phẩm giá con người và tương lai ngôi nhà chung. Các
thế hệ tương lai đứng lên chống lại quyết định vô luân này. ĐTC kết thúc :
Vì tình yêu anh chị em và bạn bè, tôi
nói : Bình an cho anh chị em (Tv 122, 8)
Ngày
25.211.2019,
10g,
ĐGH Gặp nạn nhân sống sót động đất, tai ương, sóng thần, 2011, tàn phá
Fukushima. Sau khi nghe 3 chứng từ nạn
nhân, ĐTC nói : Những người còn sống nhận được nhiều hơn đã mất.
Nạn nhân phát biểu đau buồn và xin cầu nguyện để thế giới chịu làm việc tận diệt
đe dọa phải hứng chịu phóng xạ trong tương lai. ĐTC kêu gọi : Chúng ta đừng
để những sốt sắng giúp đỡ ban đầu mất hút theo thời gian. Nâng đỡ nhân đạo cần
tiếp tục. Không ai tự mình tái thiết. Nhật là dân tộc có tinh thần liên đới,
kiên trì và mềm dẻo. Cần có nền văn hóa có khả năng chốn lại ‘‘dửng dưng’’. Điều
đáng lo ngại là người ta vẫn còn nghiên cứu tiếp tục xử dụng năng lực nguyên tử.
Trong tương lai, với ngôi nhà chung, chúng ta cần nhiều bàn tay tái thiết, làm
nhẹ gánh nặng cho nạn nhân. Lòng cảm thương là nẻo đường giúp mọi người tìm thấy
hy vọng, ổn định, an toàn.
Sau đó gặp riêng Nhật
hoàng Naruhito. Hai bên trao đổi về an ninh và xây dựng chung.
Tại nhà thờ chính tòa Đức
Maria, ĐGH gặp giới trẻ, ĐTC khuyên : Các bạn hãy can đảm mở rộng trái tim
chia sẻ như đã làm. Tiếng nói các bạn vang vọng các bạn cùng lứa tuổi. Mở rộng khi đến đây hay gặp gỡ. Ra khỏi chính mình hướng
về người khác. Trong các bạn còn nhiều ‘bắt
nạt’ ‘đổ lỗi’ tấn công đức tin, đương đầu với những thử thách mới trong cuộc
sống. Sợ hãi là kẻ thù của lòng tốt, tình yêu, hòa bình. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và anh em, sẽ dập tắt sợ hãi (x.
1Ga 4, 18). Nước Nhật và thế giới cần các bạn.
16g,
thánh lễ tại sân vận động Tokyo Dome. Đông người VN tham dự thánh lễ. Có một ý
nguyện và thánh ca VN vang lên trong buổi lễ. Giảng lễ, ĐTC nói : Trong nước
phát triển cao này vẫn còn những người bị cô lập, sống bên lề, chèn ép cạnh
tranh quá mức. Nhưng Anh em đừng lo lắng
về ngày mai. Ngày mai cứ để ngày mai lo (x. Mt 6, 25)
Sau
lễ,
18g, ĐTC gặp Thủ Tướng Nhật, Abe Shinzo, nhà cầm quyền xã hội dân sự và ngoại
giao đoàn. Tại đây, Ngài nói chuyện, thúc đẩy trân qúi di sản văn hóa, tinh thần
liên đới. Ngài trích dẫn câu bất hủ của nhà truyền giáo Dòng Tên Alessandro
Valignano viết : ‘Bất cứ ai muốn thấy
Chúa chúng ta đã ban tặng những gì cho con người chỉ cần đến Nhật Bản để thấy’.
Ngài cũng không quên nhắc đến Thế Vận Hội năm tới, sẽ đóng góp hòa hợp công lý, liên đới và hòa giải vốn là chất vữa xây hòa
bình.
Thủ tướng tiết lộ với
ĐTC, Ngài công bố tấm hình có ý nghĩa cao đẹp, toàn dân Nhật cảm tình với tấm
hình cậu bé trai Nhật trạc 10 tuổi cõng em mình, khoảng 2 tuổi đã chết, trước
lò hỏa thiêu. Cảm giác buồn bã của cậu thể hiện nơi đôi môi căng mọng và rướm
máu. Tấm hình tựa đề ‘cậu bé đứng bên lò
thiêu’. ĐGH ký phía sau tấm ảnh bi đátvvà cho phổ biến, 2017. Dưới chữ ký
ĐTC viết : Il frutto della guera
(hoa trái chiến tranh). Bức hình do ký giả Mỹ Joseph Roger O’Donnell
(+2007), chụp sau bom nguyên tử nổ tại Nagazaki, 9.8.1945. Bức ảnh trở thành
hình mạnh mẽ nhất về tội ác chiến tranh.
Tờ Asashi Shimbun ghi lại
tiết lộ của Thủ Tướng, trước khi ĐGH đến, từ 2018, cảnh sát và giáo quyền nỗ lực
tìm kiếm, để trình diện em cho Ngài. Nhưng tiếc là chưa tìm ra. Khi nào tìm được
sẽ đem em qua Roma. Vì không tìm được, nên trong lần gặp gỡ tại lâu đài Kantei,
bức hình được phóng ảnh TV lớn và đẹp. Ông Masanori Muraoka, công giáo nay đã
85 tuổi ở Nagasaki, cho biết ông biết cậu bé này, trạc tuổi ông. Ông Muraoka ở
cách trung tâm nổ, cách 1,6 km, vào ngày đó, nhìn thấy cậu bé xếp hàng. Khi
ánh mắt chúng tôi gặp nhau, cậu đi về phía tôi. Muraoka hỏi thăm thì cậu cho biết
đi tìm mẹ, rồi bỏ đi. Ông đã từng chơi cậu tại sân trường. Cậu bé chuyển từ trường
khác đến, nên không biết tên. Ông trong nhóm tìm cậu bé. Ông Sei Matsuda,
64 tuổi trưởng nhóm tìm kiếm : Chúng tôi không bỏ cuộc dễ dàng
(Vietcatholic News, 27.11. 19)
Ngày
26.11.2019
7g45,
tại
đại học Sophia, do Dòng Tên điều hàng, ĐTC dâng lễ riêng cho tu sỹ Dòng Tên. ĐTC
nói với anh em Dòng Tên đang công tác mục vụ tại Nhật : Suy tư về nền văn
hóa cổ kính và phong phú của Nhật. Ưu tiên của Dòng Tên là đề xuất, khuyến
khích người trẻ.
9g, cũng tại đây ĐTC gặp
các linh mục già yếu. ĐTC ngỏ lời với các linh mục suốt đời hy sinh cho sứ vụ mục
tử. Xin Thiên Chúa ở bên trong lúc yếu đau và mỏi mệt.
Cuối
cùng ĐTC
gặp gỡ giáo sư sinh viên, nói : Đại học
là nơi trung tâm trí tuệ, cần khôn ngoan trong xã hội cạnh tranh, cần tầm nhìn
xa, nhận thức mới về bảo vệ trái đất. Đại học Sophia được đánh dấu bằng bản sắc
nhân văn, Kitô và quốc tế. Đồng hành của Dòng Tên là người
nghèo và bị bỏ rơi. Đại học là ‘‘quần đảo’’nối kết thực tại xã hội.
ĐTC
kết thúc chuyến đi
vào ngày 26.11.2019, lúc 11g45. Sau khi máy bay cất cánh, ĐTC gửi điện thư cám
ơn Nhật Hoàng. Trên báy bay, ĐGH trả lời trong họp báo về : Giáo Hội Tây
đã học hỏi rất nhiều ở Đông Phương qua câu Lux
ex Oriente, ex Occidente luxus’’. Thảm họa chiến tranh có thể xảy ra, nếu
Nhật xử dụng không an toàn nhà máy điện hạt nhân. Án tử hình là vô luân. Bản án
phải có phép hội nhập. Bắt nạt và bạo lực sẽ giải quyết bằng giáo dục. Người La
Mã có câu Si vis pacem para bellum (Nếu bạn
muốn hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh. Chúng
tôi chưa đạt được tiến bộ đó. Các tổ
chức quốc tế không thành công. Nói hòa bình mà vẫn còn bán vũ khí. Tòa Thánh xử
dụng tài chánh là đầu tư theo kiểu bà
góa.
Về tới Roma, Đức Thánh Cha đến thẳng đền thờ Đức Bà Cả tạ ơn Đức Maria sau
chuyến tông du Thái Lan và Nhật Bản
CHUYẾN CÔNG DU DƯỚI MẮT CỦA
Cha Rafaelle Sandona, người Ý, linh mục Fidei Donum,
làm việc tại Thái 10 năm cho Radio Vatican hay chuyến đi này của ĐGH quan trọng,
sẽ thúc đẩy kiên cường đức tin và đối thoại cho hai đất nước này.
Nhật báo Khao
Sud, ở Thái Lan, lập 1991, khuynh hướng đại chúng, 1 triệu ấn bản mỗi ngày,
đăng chi tiết:
1)
Diễn
văn đầu tiên trong lễ cộng đồng ĐGH nói : Rao giảng Tin Mừng không phải
gia tăng thành viên, tỏ ra mạnh thế, nhưng để chia sẻ vòng tay từ bi và chữa
lành của Thiên Chúa, sẽ làm chúng ta trở thành gia đình.
2)
ĐGH
kêu gọi Phật giáo làm việc chung với Công giáo thực hành công bằng, bác ái.
3)
Trường
công chỉ dạy giáo lý Phật giáo, không dạy các tôn giáo khác. Trái lại, trường
công giáo không ép học sinh khác học về công giáo.
4)
Những
người tham dự được phát 1 túi có : Cờ Vatican và cờ Thái Lan, bánh mì
sandwich, chai nước, cỗ tràng hạt do ĐGH làm phép.
Ngày 4.11.19, trả lời phỏng vấn công giáo truyền
thông, TGM Tokyo Isao Kikuohi cho biết Giáo Hội Nhật khó khăn truyền giáo, đang
nỗ lực rao giảng Tin Mừng vì xã hội bị Chính Thống xâm nhập và ảnh hưởng mạnh.
Công giáo là thiểu số sống sót từ bách hại, 1549. Thật khó thành công truyền
giáo. Doanh thương là trở ngại lớn. Nay truyền đạo nhờ : giáo dục ở trường
học và hiện diện của nước ngoài đến, như Phi Luật Tân, có 250. 000 người Phi Luật
Tân sinh sống trên đất Nhật. Giáo Hội Nhật tham gia tích cực trong cứu trợ bão
lụt. Dân Nhật biết công giáo qua việc làm của Caritas. (Vietcatholic 6.11.19)
Linh mục Shigesshi
Olyama, 61 tuổi cho biết : Lịch sử cho biết, từ hồi Thánh Phanxicô là người
đầu tiên đến rao giảng ở Nhật, có nhiều hứa hẹn sau thời cấm cách. Đức tin vững
mạnh. Nhật có nơi (như ở Lavang VN), là Shinkamigoto, được giáo dân sùng kính Đức
Mẹ ‘hiện ra’ phù giúp lúc Nhật bị cấm cách. Nay sao Nhật ít công giáo như vậy ?
Hiện nay, Nhật thiếu linh mục và nữ tu trầm trọng. Đã có nơi linh mục VN qua
trám chỗ. Nhiều nhà thờ đóng cửa, có nơi cả tháng mới có lễ. Đám cưới tôn giáo
hỗn hợp, con số sinh ít, sống chung trước hôn nhân, ngừa thai và sự giàu có
cũng là trở ngại lớn cho truyền giáo tại Nhật. Làm người trẻ đã mất dần niềm
tin. (vietcatholic.19.11.19)
Dịp các GM Nhật Ad
Limina, 2001, ĐC Bernard Toshio Oshilawa cho Zenit hay, 70% dân Nhật chấp nhận
và đánh giá cao Kitô giáo. Nhưng khó khăn cho truyền giáo, khó cho họ trở lại
vì Giáo Hội Nhật vẫn coi công giáo là sản phẩm ngoại quốc, phát xuất từ Âu Châu
hay Mỹ Châu. Do đó xa rời văn hóa địa phương. Không hợp với Nhật (Vietchatholic 19.11. 19)
Trả lời phỏng vấn Zenit, 23.11.19, TGM Tokyo, Kikuchi,
tháp tùng ĐTC suốt hành trình, cho biết : Vì là thiểu số, ít thông tin,
nên người công giáo ngay cả công chúng tại Nhật ít biết và nhắc đến Đức Thánh
Cha Phanxico. Ngay cả viên chức, trí thức cũng không hiểu hết và sâu sắc. Họ chỉ
hiểu đây là chuyến viếng thăm của một ‘nhà lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng’. Thách
đố hiện nay của Nhật là nạn tự tử và di dân.
Ngày 27.11.19, trong triều yết ĐGH đã nhìn lại chuyến
tông du tới Thái Lan và Nhật Bản. ĐTC cho chuyến viếng thăm này tăng sự gần
gũi và tình cảm đối với dân tộc Thái Lan và Nhật Bản. Ở Thái Lan, ĐTC nhắc đến
nụ cười trong các cuộc gặp gỡ. Thái là quốc gia tổng hợp nhữn ưu tú. Tại Nhật Bản,
ĐTC nhắc đến tiêu đề quan trọng : Bảo vệ toàn vẹn sự sống. ĐTC lặp lại :
hãy bãi bỏ vũ khí hạt nhân.
CHUNG
QUANH CHUYẾN TÔNG DU
1. Trong cuộc họp báo, 15. 11.2019, ông
Monthienvichienchai, phát ngôn viên HĐGM Thái, nhiều biện pháp và nhân viên an
ninh được tăng cường. Một xe Pope mobile lộ thiên, ý ĐGH muốn gần gũi với dân
chúng, hiệu Nissan, làm tại Thái được dùng trong dịp này. Cha hêrô Chetha
Chaiyadej trưởng ban phụng vụ cho biết : 200 bộ áo lễ vàng và trắng bằng
lụa, thêu, dành cho ĐTC và các giám mục, may kịp. Cảnh sát đã phát hiện,
13.11.2019, một sinh viên Hồi tự sát, khiến 6 cảnh sát bị thương và sau đó hành
quân bắt được Dewi, 22 tuổi, vợ nạn nhân. Người coi là tích cực trà thù cho Abu
Bakr al-Baghdadi, bị HK giết chết 27. 10.2019.
2. Tiết lộ bất ngờ, mối liên hệ đặc biệt,
ĐGH Phanxicô có nữ tu em chú bác tên là Anna Rosa Sivori, gốc Buenos
Aires, Argentine, 77 tuổi, qua truyền giáo tại Thái Lan, từ 1966, đang dạy
học và làm phó hiệu trưởng trường nữ Đức Maria ở Udon Thami, xa 570 cs phía
đông bắc Bangkok. Năm 2018, sr
đã qua Vatican gặp ‘anh’ Jorge Mario Bergoglio. Lần này anh em gặp nhau. Sr cho
hay ‘anh viết thư cho tôi’ nhờ Tòa
Khâm Sứ Thái Lan chuyển. Ngài không dùng Email. ĐGH còn nhắn với bề trên tổng quyền:
để sr Rosa làm việc tại đây, đừng chuyển đi đâu. Sr nói thêm, khi biết tôi có
liên hệ với ĐGH, người Thái háo hức, cứ hỏi : Bao giờ, bao lâu…ĐGH đến? (vietcatholic News.13.9.2019). Sr trả lời
TTX Reuters, 12.11.19: khi về thăm gia đình bên Argentine, sr hay ghé Roma vài
ngày, ĐGH dẫn lên phòng , anh có nhiều sách. Lần cuối gặp anh em gặp nhau là 2018. Trong chuyến ĐGH thăm
Thái Lan, sr được chọn là thông dịch viên. (Reuters
12.11.19)
3. Dip
này, đông người VN từ Úc, Mỹ và trong nước đến Thái tham dự cuộc viếng thăm của
ĐGH, vì Thái Lan là hậu cứ của công giáo VN đầu tiên. Ôn lại lịch sử ta thấy:
xa xưa VN từng đánh chiếm Thái Lan (Xiêm). Các vị truyền giáo đầu tiên đến Thái
Lan trước rồi mới vào VN sau: ĐC Lambert de la Motte (22.8.1662), ĐC Fraçois
Pallu (27.1.1664). Cả hai chọn thủ đô Thái Lan, Juthia, làm bản doanh cho những
ngày truyền giáo, Đàng Trong và Đàng Ngoài tại VN. Chủng viện thánh Giuse, ở Juthia,
nơi đào tạo 4 linh mục đầu tiên cho Đàng Ngoài; (Cha Giuse Trang, Luca Biền,
cho Đàng Trong), Cha Benedicto Hiền và Gioan Huệ, cho Đàng Ngoài). Tất cả là nhờ
hiếu khách của Thái Lan
Một phái đoàn VN, có
gần 3.000 người đến Thái Lan, từ 18-21.11.19, như : ‘‘đồng hành cùng ĐTC
Phanxicô tại Thái Lan’’, tham dự có 10 Đức Cha, dẫn đầu là ĐTGM Nguyễn Chí
Linh, cùng 216 linh mục, nữ tu và giáo dân kết hợp với người công giáo VN tại
Thái, cùng sinh hoạt tại nhà thờ Gioan Don
Bosco: Thánh Lễ mỗi ngày, có đêm gala (21.11. 19) ‘Theo chân Đức Thánh Cha’. Ước
lượng khoảng 10.000 VN có mặt, dịp này. Ai cũng mong ĐGH đến thăm VN.
4. Nhật
Bản, Dòng Tên và ĐGH Phanxico. Khi còn là tu sỹ trẻ tuổi Dòng Tên, ĐGH mong ước
đi truyền giáo bên Nhật Bản. Nơi mà Dòng Tên đã đặt chân lên giảng đạo đầu tiên
27.7.1549. Ý tưởng này được ĐHY Jorge Mario Bergoglio (Giáo Hoàng Phanxicô) ghi
trong tác phẩm El Eluiuita, viết 2010. Năm 1549, thánh Phanxico Xavie là nhà
truyền giáo đầu đến thăm nước này. Năm thế kỷ sau, dòng Tên đã liên lạc với người
dân, tìm hiểu văn hóa phong tục Nhật. Những thập niên gần đây hai cha bề trên
Dòng Tên là cha Petro Arrupe và cha Adollo Nicolas sống ở Nhật một số năm.
Không kể vai trò quan trọng của cha Dòng Tên Giuseppe Pittau có công lớn đối
thoại với Nhật và Tây phương. Năm 1984, Các tu sỹ Dòng Tên luôn đeo đuổi đường
hướng kiên trì hội nhập văn hóa với xác tín rằng ‘không thể thành công nhanh
chóng ngay lập tức’. Cha Nicolas đã bình luận trong bài ‘Tổ chức của Giáo Hội
Công Gíao’ (La Lailtilta Catolica) trong tác phẩm ‘Sống sứ mệnh tại Nhật Bản,
2014’. Tư tưởng này phảng phất trong các bài giảng của ĐGH trong lễ những ngày
đầu tại nhà nguyện Santa Matta. Ngày 17.4.2013, ĐGH đã chia sẻ với lòng ngưỡng
mộ chứng tá của Giáo Hội Nhật Bản. Vì các Ngài đã hy sinh tử đạo, vào thế kỷ 16
và 17. Điều gây ấn tượng mạnh nơi ĐGH là tín hữu Nhật Bản tích cực trợ giúp
trong các thiên tai. Nhờ các thừa sai Dòng Tên mà giáo dân siêng năng lãnh nhận
các bí tích, hay từng nhóm gia nhập Giáo Hội. Ngay khi các nhà truyền giáo bị
trục xuất mà giáo dân vẫn kiên vững đức tin và giữ đạo. (vietcatholic. 13.9. 2019)
Hiện nay Nhật có trường đại học Sophia, ở Tokyo do
Dòng Tên điều hành. Cha Joseph Dahlmann đến Nhật 1903 thăm dò. Mãi 1913, cha
Hermann Hofmann mới khánh thành. Năm nay kỷ niệm 100 năm thành lập. ĐGH cử ĐHY
người Ý Raffaele Fatina qua Nhật tham dự ngày kỷ niệm, vào 1.11.2019. Đại học
Sofia có các môn Triết, Văn chương và Thương mại.
Bài viết khác
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông