CHƯƠNG TRÌNH KHÓA GẶP GỠ XVII
Mục Vụ Trưởng Thành CGVN tại Pháp
Học hỏi về đề tài :
Tông huấn Amoris
laetitia (Niềm vui của Tình yêu)
từ thứ năm 25 đến chúa nhật 28/05/2017
Centre Culturel Saint-Thomas
2, rue de la Carpe Haute – 67000 STRASBOURG
Tel. : 03 88 31 19 14. Web. : www.centre-st-thomas.fr
N |
ăm nay, GTT có cơ duyên hội ngộ tại Strasbourg, một thành phố nổi tiếng tại Pháp và Âu Châu. Nhất nữa, Trung Tâm Văn Hóa Thánh Thomas (số 2, đường Carpe Haute) cũng là địa điểm tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, gặp gỡ của nhiều Hội Đoàn. Thoải mái và yên tĩnh
Chúng tôi, từ muôn phương đã tụ họp về đây, ngày lễ Thăng Thiên (25/05/17) vào lúc 17 giờ. Thánh Lễ, cao điễm của những cuộc hội thảo, do cha Tổng Tuyên Úy Gilbert Nguyễn Kim Sang chủ tế. Chúa về trời, nhưng vẫn còn ở với đoàn con cho tới ngày cánh chung.
Sau đó là chương trình gặp gỡ làm quen, chọn Ban Chủ Tọa – Ban Thư Ký – Chia Nhóm. Việc chia nhóm quan trọng, vì sau mỗi đề tài, mỗi nhóm đúc kết lại câu hỏi của Thuyết trình viên, rồi trình bày lại trong hội thảo chung. Năm nay, vì là đề tài TÌNH YÊU, nên các cặp gia đình trẻ không có cơ hội tụ lại cùng nhóm (hic…hic…). Rứa là ‘ chia uyên rẽ thúy ‘ rồi, cha LTS ơi !
Cha Tổng Tuyên Úy cũng giải thích tại sao GTT năm nay lại nhóm họp tại thành phố Strasbourg. Lý do đơn giản là không kiếm được địa điểm vùng phụ cận Paris. GTT cũng nhường lại Trung Tâm Ánh Quang Thiên Chúa (La Clarté de Dieu, Orsay) cho các bạn Trẻ. (Có khoảng 110 bạn tham dự.Chủ đề : TÔI Là AI. Cha J.de Longeaux đã chia xẻ đề tài chung cho các bạn trẻ : THẦN HỌC THÂN XÁC (Théologie du Corps) trong mấy ngày hội thảo).
Chương trình gặp
gỡ lần thứ XVII của GTT kỳ này, chúng tôi cùng chia xẻ ba đề tài về Tông Huấn
Amoris Laetitia :
- Tìm hiểu Tông huấn « Niềm vui của Tình yêu » do cha Nguyễn duy Phương (Talence) trình bày.
- Niềm vui của Tình yêu nơi Cộng Đoàn và Gia Đình qua quá trình 40 năm sinh hoạt của Tuyên Úy Đoàn VN tại Pháp (do Thày Phạm Bá Nha, chủ bút báo GXVN trình bày).
- Niềm vui của Tình Yêu qua lòng sùng kính Đức Mẹ và kỷ niệm sứ điệp 100 năm tại Fatima (do cha Hà Quang Minh, nguyên Tổng Tuyên Úy các CĐ VN tại Pháp)
Đôi dòng dẫn nhập vào Tông huấn Amoris Laetitia:
Tông huấn dài 260 trang, gồm 9 chương, 325 tiểu mục, được công bố 18 tháng sau kỳ họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình. ĐGH ký Tông Huấn vào ngày 19/3/2016, ngày lễ Thánh cả Giuse, được công bố trong năm thánh của lòng Thương Xót Chúa, nhằm thể hiện sự tuân giữ luật lệ trong tinh thần bao dung. Tông huấn không đưa ra các qui định chung về việc những người ly hôn tái gía được rước lễ, nhưng đề cập đến việc châm chước một số trường hợp. Một sự thuận lý của lòng thương xót muc vụ (logique de la misericorde pastorale).
Tông huấn cũng
có những thách đố, dù hoàn toàn có tính cách mục vụ và luôn tôn trọng truyền thống
của Hội Thánh về gia đình, nhưng oái oăm là những tin đồn do các phương tiện của giới truyền thông xã hội tung
ra (mass-media). Điều này chúng ta cũng
không nên quá bi quan. Đức Phanxicô cũng thường nói tới sự khô cằn của con tim, não trạng tiêu cực,
bôi nhọ, bóp méo thông tin (désinformation), phỉ báng …của thời đại này
ĐỀ TÀI 1 : Tìm hiểu Tông Huấn NIỀM
VUI CỦA TÌNH YÊU (do cha Nguyễn duy
Phương trình bày).
Chủ đề của Tông Huấn là trình bày niềm vui tình yêu trong đời sống gia đình, dẫu phức tạp và không nhằm giải quyết vấn nạn gia đình và hôn nhân. Tông Huấn bao gồm 9 chương và 325 số , trình tự như sau : nhập : (số 1 – 7)
- Chương 1 (số 8 – 30) Dưới ánh sáng của Lời Chúa
- Chương 2 (số 31- 57) Thực trạng và thách đố của gia đình.
- Chương 3 (số 58 -88) Ơn gọi của gia đình
- Chương 4 (số 88-164) Tình yêu trong hôn nhân.Chương này quan trọng nhất.
- Chương 5 (số 165-198) Tình yêu sinh hoa trái
- Chương 6 (số 199-258) Một số viễn ảnh mục vụ
- Chương 7 (số 259-290) Giáo dục con cái
- Chương 8 (số 291-312) Hướng dẫn, biện phân và hội nhập yếu đuối
- Chương 9 (số 313-325) Linh đạo hôn nhân và gia đình.
Tông huấn nhắn nhủ chúng ta : xem xét và hành động , nhằm loan báo Tin Mừng, dù mỗi
nhà mỗi cảnh. Những giáo huấn về đời sống hôn
nhân và gia đình của các vị Giáo
Hoàng gần với thời đại chúng ta, từ Đức Piô 11, Piô 12…Phanxicô luôn được cẩn trọng. Chúng ta thử phân tích một
vài điểm quan trọng qua 9 chương nói trên :
Chương 1 :
Nét đẹp gia đình (Thánh Vịnh 128) phản chiếu nét đẹp của Chúa Ba Ngôi. Hãy loan báo Tin Mừng vá
ánh sáng Tình Yêu. Tuy nhiên, cũng không quên đau khổ và nước mắt, và loan báo Tin Mừng của
Đức Kitô.
Chương 2 :
- Những thực trạng của hôn nhân (từ số 21-51), Ngày nay , chúng ta ý thức về tương quanh ngôi vị và sự san sẻ trách nhiệm, nhưng người đương thời hướng tới hưởng thụ hơn là nỗ lực hy sinh. Nhiều chính phủ chủ trương hạn chế sinh sản, triệt sản, phá thai nhưng không tạo ra những thuận lợi cho việc kiến tạo gia đình, tạo công ăn việc làm cho các bạn trẻ. Không kể những khó khăn gây ra do nghèo đói, chiến tranh, di dân. Nói gì hơn thân phận các thiếu nhi, các người khuyết tật, cao tuổi…
- Những thách đố (từ số 52-57) : những thái độ tự do, dân chủ. Ham hưởng thụ hơn là nỗ lực hy sinh , rồi những cảnh nghèo đói, chiến tranh, tệ nạn xã hội… không dành thời giờ cho nhau, cho con cái. Không kể thân phận đau khổ của người phụ nữ (bạo hành, khai thác tình dục, buôn bán thân xác), cũng như nam giới (sự vắng mặt thê lý, tình cảm, tri thức và tinh thần trong đời sống gia đình).
Chương 3 : Ơn gọi gia đình :
Chúa khơi lại ý thức hôn nhân (Matthêu 6,12 : đặc tính bất khả phân ly), ơn cứu độ và hình ảnh gia đình trong Hội Thánh : Hôn nhân là một ân huệ tốt đẹp của Chúa, giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại
Tương quan giữa gia đình và Hội Thánh. Gia đình là một Hội Thánh tại gia (Eglise domestique).
Chương 4 :
Tình yêu gia
đình : bao gồm 4 ý sau đây :
1/ 13 đặc tính của tình yêu (xem I
Côrinthô 13, 4-7)
2/ Tình yêu, tình dục, tình bạn :
cho đi , chấp nhận thực tại
3/ Tình yêu và cảm xúc.
4/ Tình yêu qua thời gian.
Chương 5 :
Tình yêu sinh hoa
trái:
1/ Tình yêu phong phú : sinh sản con cái.
2/ Đón nhận con cái như quà tặng của Thiên Chúa.
Chương 6 :
Các gia đình không
những nên được phúc âm hóa, mà họ
còn phải rao giảng phúc âm nữa. Tông huấn nói tới việc chuẩn bị hôn nhân cho các cặp
đính hôn, đồng hành với họ trong các năm đầu cuộc sống hôn nhân của họ, trong
đó có vấn đề làm cha mẹ có trách nhiệm.
Tông huấn cũng nhắc tới việc đồng
hành với những người bị bỏ rơi, ly thân hoặc ly dị. Nó làm nổi bật sự đau khổ của
con cái trong các hoàn cảnh tranh chấp, do đó, chúng ta cần ủy lạo và giúp họ củng
cố tình yêu của họ, giúp hàn gắn vết thương.
Ngoài ra, chúng ta cũng phải lưu tâm
tới những cuộc hôn nhán dị giáo, dị chủng. Liên
quan tới các gia đình có thành viên là người có khuynh hướng đồng tính luyến ái, Tông huấn xác nhận sự cần
thiết phải tôn trọng họ và kiềm chế sự kỳ thị bất công, gây hấn hay bạo động.
Chương 7 :
Giáo dục con cái.
Cha mẹ cần phải đào luyện con cái về
đạo đức, học tập kỷ luật, hiện thực kiên nhẫn, giáo dục giới tính, truyền thụ đức
tin. Nói rõ hơn, cuộc sống gia đình như
một bối cảnh giáo dục : giúp con cái lớn lên trong tự do, trưởng
thành, có kỷ luật và thực sự tự lập.
Chương 8 :
Chương này là lời mời
gọi hướng tới lòng thương xót và biện phân mục vụ trong những hoàn cảnh không hợp
qui. ĐGH sử dụng ba động từ quan trọng: hướng dẫn, biện phân và hội nhập. Cần
có sự tiệm tiến trong việc chăm sóc mục vụ, kêu gọi sự thuận lý của lòng thương xót, mời gọi các mục
tử trong Hội Thánh hãy lắng nghe
họ một cách mẫn cảm và thanh thản, thành
thực muốn tìm hiểu cảnh ngộ của họ,
hầu giúp họ sống cuộc sống tốt đẹp hơn và nhìn nhận chỗ đứng thích đáng của họ
trong Hội Thánh.
Chương 9 :
Chương này dành cho
linh đạo hôn nhân và gia đình, một linh đạo ‘kết thành do hàng ngàn cử chỉ nhỏ
mọn, nhưng có thực chất‘, tiến bước trên con đường Chúa muốn để dẫn đưa chúng
ta tới đỉnh cao của việc kết hợp huyền nhiệm, dưới ánh sáng Phục Sinh.
***
Tựu trung, Tông huấn tìm cách khẳng định không phải ‘gia đình lý tưởng’ mà là một thực tại hết sức phong phú và phức tạp của đời sống gia đình. Một cái nhìn cởi mở, tích cực sâu xa, bằng sự quan tâm mục vụ đối với thực tại. Theo đó, ngôn ngữ của Tông Huấn là ngôn ngữ của kinh nghiệm và hy vọng.
Đúc kết của 5 nhóm qua câu hỏi của đề tài I : làm sao tôi có thể loan báo Tin Mừng trong đời sống của gia đình tôi dưới ánh sáng của Tông Huấn ?
Vì có nhiều trùng hợp về các câu trả lời, nên chúng tôi chỉ chọn những ý chính tiêu biểu thôi.
Nhóm 1 : Cần nhẫn nhục và chấp nhận cá tính khác biệt của nhau. Và trong tương quan
thường nhật, hãy dùng lời đối thoại, âu yếm, ngọt ngào, và phải hợp thời và
đúng lúc. Biết tha thứ, làm gương sáng, giúp nhau làm đẹp cuộc sống. Các bạn
hãy quan tâm đến nhau, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống phức tạp này. ĐỂ CÙNG
THĂNG TIẾN TRONG CUỘC SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH : Sống Đạo và thực hành Đạo.
Nhóm 2 : Sống cuộc sống đạo
hàng ngày, để làm gương sáng cho gia đình mình , cho vợ chồng, con cái, và
đương nhiên luôn cầu nguyện cho những người chung quanh mình bằng đối thoại và
biết hòa đồng, hầu có thể giúp đỡ và trợ lực với nhau hơn trong cuộc sống.
Nhóm 3 : Các bạn hãy tín trung với lời hứa với chồng, vợ và con cái. Nhằm lấy lại sự
tin tưởng cho nhau, xin hãy quyết tâm từ bỏ những sai lầm vướng phải : bồ
bịch, nhậu nhẹt, bài bạc…
Nhóm 4 : ‘giới thiệu Chúa‘ qua đời sống gia đình : làm gương lý tưởng là cho đi,
yêu thương, dưới ánh sang của lòng Thương Xót Chúa. Cầu nguyện cho xóm làng và
dành nhiều thời gian để nâng đỡ, lắng nghe, đồng hành. Cũng không bao giờ quên
hướng dẫn con em khi còn nhỏ, nhất là hình ảnh đa văn hóa như hiện nay.
Nhóm 5 : Anh chị em đề nghị
trước hết phải TU THÂN : trau dồi đới sống đức tin của chính mình và từng
cá nhân trong gia đình. Đặc biệt là cha mẹ phải làm gương lành cho con cái noi
theo. TỀ GIA : Trong gia đình , phải có sự hiện diện của TC trong đời sống
hàng ngày, cụ thể nhất là 3 yếu tố:
- Đồng Hành : Vợ chồng với nhau (hòa
thuận, tha thứ và tin tưởng). Cha mẹ với
con cái (giáo dục, rao ruyền đức tin).
- Phân định : Biết tìm hiễu
nhau, để thông cảm và đối thoại với nhau, nhằm tìm ra giải pháp thích đáng, hầu
giúp gia đình thăng hoa trong Đức Tin.
- Hòa nhập : sống hòa nhập với giáo xứ và Hội Thánh, lấy Đức Tin làm nền tảng GĐ. Noi gương GĐ Thánh gia
o
o o
ĐỀ TÀI 2 : Niềm Vui của
Tình Yêu nơi Cộng Đoàn và Gia Đình qua quá trình 40 năm sinh hoạt của Tuyên Úy
Đoàn VN tại Pháp (do thầy Phạm Bá Nha, chủ bút báo GXVN Paris)
(Vì bài thuyết trình của Thầy hơn
20 trang, nên xin phép rút gọn lại, để viết đúc kết).
Thuyết trình viên khởi
đầu bằng những tiếng hát thân thương trong ngày hợp hôn còn văng vẳng .
Một
ngày hân hoan quí báu cho hai người…trung thành yêu mến nhau
hay :
Chiều hôm nao, tiếng hát bay cao, quì bên nhau trước Đấng Tối cao…tình yêu dâng cao …
Dòng đời trôi …Những cặp trẻ hồi xưa ấy nay đã trưởng thành, với con đàn cháu đống.
Nhưng tình yêu trải qua bao hệ lụy, bao khó khăn cuộc sống nơi đất khách, giữa chợ đời huyên náo.
Chúng tôi cảm khái với bài thơ « Đôi Dép » của ông Trần Trung Kiên, xin được viết lại nguyên văn, bạn nhá :
Hai chiếc dép gặp
nhau tự bao giờ,
Có yêu nhau mà chẵng
rời nhau nửa bước
Gánh vác những nẻo đường
xuôi ngược,
Lên thảm nhung xuống
cát bụi cùng nhau…
Số phận chiếc này phụ
thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc
dép mất đi,
Mọi thay thế đều trở
nên khập khiễng…
Chữ khập khiễng, khiến người viết … nhưng lại, biết bao cảm
động : Còn gì cho nhau, ngoài niềm thủy chung vô bến hạn, ngoài những gì
lo toan cho dòng đời trước mặt, không kể những ưu tư cho một quê hương bên trời
thương nhớ, nhất là khi họ ra đi sau cơn quốc nạn 1975.
Thầy đặc biệt quảng diễn chương 4 của Tông huấn : đó là bài ca tình yêu của thánh Phaolô gửi Giào Đoàn Corinthô : soi sáng tình yêu hôn nhân, chìa khóa của các gia đình (I Corinthô 13,4-7), nhằm bảo vệ yêu thương của cặp vợ chồng.
1/Lòng yêu thương tha thứ mọi sự (số 105, 111 và 113), đối nghịch với hận thù. Hai bên phải quảng đại, hy sinh. Hiểu biết chính mình trước, dễ tha thứ cho người bạn lòng.
2/Lòng yêu thương hân hoan với người khác (số 109-110) : cho đi dễ dàng, tự nguyện mà không lấy lại. Cho đi hạnh phúc vui vẻ hơn nhận lại.
3/Lòng yêu thương tin tưởng (số 114-115) : không nói dối, lừa đảo, nghi ngờ, khép kín, theo dõi hay kiểm soát.
4/Lòng yêu thương hy vọng (số 116-117) : thảng hoặc có những sai ầm, tật xấu…khi về chung sống, thì vẫn hy vọng cải thiện nhau, hoàn hảo nhau hơn.
5/Lòng yêu thương nhẫn nhục (số 118-119) : chấp nhận, đương đầu với những gian nan thử thách.
6/Tình yêu lớn lên giữa đôi lứa (số 120-122) : tình yêu được thánh hóa, phong phú và đầy ơn thánh qua bí tích hôn nhân, kèm theo bổn phận nâng đỡ nhau. Giáo dục con cái nhân bản và đạo đức.
7/ Chia sẻ suốt đời (số 123-125) : sự bền vững manh nha từ cuộc sống, cộng thêm cuộc sống hôn nhân Công giáo. Cả đời mãi mãi bên nhau, không thoái thác.
8/Giúp đỡ và phục vụ nhau (số 127-130) : hãy cho, hãy nhận, làm những gì có thể cho nhau.
9/Đối thoại (số 136-141) : đây là đề tài chủ yếu, cổ võ lòng yêu thương. Đây là kết quả của thời gian, khích lệ, kiên nhẫn lắng nghe nhau, nhất là những gia đình dị chủng và nhiều tôn giáo. Đối thoại trong yêu thương, bình tĩnh. Yêu thương và rộng mở, quan tâm lẫn nhau.
Phải nói ĐGH Phanxicô quan tâm nhiều tới Gia đình.Những cặp nào xa Chúa, ngài càng đến gần. Đi đâu ngài cũng dành thời giờ gặp các gia đình.
NHỮNG LỜI CHỨNG CAO ĐẸP, HOA TRÁI CỦA ĐỜI HÔN NHÂN.
DUYÊN LÀNH VÀ SỰ THÁNH THIỆN CỦA CẶP VỢ CHỒNG.
- Chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình công giáo. Không vị giám mục nào tài ba, chuyên môn đến đâu có thể thay thế cha mẹ được (Hồng Y Nguyễn văn Thuận).
- Không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi con được ngồi dưới chân thầy mẹ (Thánh GH Gioan XXIII).
- Con thương mẹ tuổi già sức yếu, nhưng không có mẹ, thì lấy ai phục vụ hay hơn. Hai mẹ con lưng tròng. Mẹ nói : từ nay mẹ ở bên con tới suốt dời ( Thánh Gioan Don Bosco và bà mẹ Margarita). Thánh Bosco mồ côi cha từ nhỏ. Ngày ngài nhập tu, bà mẹ phải bán áo cưới để may áo chùng thâm cho con. Về sau, Thánh nhân mua cho mẹ chiếc áo mới; nhưng bà không mặc, mà đã bán, phụ với tiền bếp cho trẻ mồ côi.
- Đức Cha Sarto (sau là ĐGH Piô X) : ngày ngài thụ phong Giám Mục, đã về với Mẹ để khoe nhẫn GM. Bà mẹ đưa bàn tay nhăn nheo úp lên tay con và nói : Nếu không có nhẫn nghèo nàn này thì làm sao có nhẫn Giám mục của con.
- Thánh GH Gioan Phaolô II đã nói : ''Biết bao người và biết bao giáo dân tìm cách hoàn hảo trong ơn gọi hôn nhân. Và nhiều người muốn thánh thiện trong bậc vợ chồng. Quả vậy, con cái là vườn xuân đem lại hạnh phúc và nguồn sinh lực cho gia đình. Hãy chăm bón và nuôi dưỡng ơn gọi bậc vợ chồng'' . Nhiều vị muốn thánh hiến trong bậc vợ chồng.
- Sinh con không phải đáp lại nhu cầu nối tiếp giống nòi, nhưng là ước muốn tăng trưởng nhiệm thể, giáo dục con cái huấn luyện những kẻ thờ phượng Chúa cách trung thực. Khám phá và khâm phục ý định cao cả của Chúa về gia đình các con (HY Nguyễn văn Thuận).
- Tình yêu luôn thao thức, không phải vì hoài nghi tình yêu của người bạn mình, nhưng vì thấy mình có trách nhiệm tạo cho nhau những gì mới mẻ, là cảm hứng, biến đổi, có khi chính bạn cũng không biết. Chính nỗi thao thức ấy là niềm vui (HY Thuận).
- Mẫu gương ngời sáng nơi hai ông bà Beltrami Quattrocchi và Maria Corsini quả là con đường nên thánh trọn hảo. Ngày 21-10-2001, ĐGH Phaolô VI đã phong chân phước cho hai vợ chồng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh. Sau 21 năm hợp hôn, hai vị quyết định từ bỏ đời sống tình dục ái ân. Quả là sự độc thân cao cả, biểu lộ lòng thanh khiết dọn đường cho mức cao viễn của đời sống tâm linh (sic).
Mỗi sáng, ông bà siêng năng tham dự Thánh lễ và rước lễ, tối về tổ chức đọc kinh, lần chuỗi Mân côi chung… Trong bàn án phong chân phước, ĐHY Saraiva Martins đã nêu lên những điểm tích cực của cặp vợ chồng này : đới sống cầu nguyện, tham gia tích cực trong những sinh hoạt và phong trào của Hội Thánh, tạo bầu khí ấm cúng, quí mến lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái. ĐGH Phaolö VI còn nói rõ hơn : ''Hôm nay, chúng ta có một khẳng định dứt khoát rằng : con đường nên thánh theo ơn gọi vợ chồng là một thực tại cao đẹp, là sinh hoa kết trái ngoại thường và là căn bản cho gia đình, xã hội và Hội Thánh''.
- Trường hợp ÔB Louis Martin và Zélie Guérin, song thân của thánh Têrêxa hài đồng Giêsu cũng là một điểm son trong đời hôn nhân. Họ muốn dâng hiến cuộc đời cho Chúa trong đời tu trì. Ngày hợp hôn, chàng nói với nàng là sống như cặp Thánh Gia thôi. Ai ngờ cũng có với nhau chín mặt con : 2 hoàng tử và 7 công chúa. Có lẽ chàng và nàng cũng hiểu duyên nợ đời sống vợ chồng là như thế … đó . Sinh con đẻ cái cho đẹp lòng Chúa
- Ngày phong chân phước, TGH Gioan Phaolô II (19/10/2008) cũng cho hay : hai vị đã loan truyền Tin Mừng qua gương mẫu của họ : sống Tin Mừng và chuyển tiếp cho chòm xóm, làng xã bao quanh, sống đức tin chân tình.
Trong bóng tối bao quanh của bức tường Dòng Kín, chắc hẳn thánh nữ Têrêsa được viễn kiến viêc phong thánh cho cha mẹ mình… Rồi ngày 18.10.2015, tại công trường thánh Phêrô, ĐGH Phanxicô đã chủ sự lễ phong Hiển thánh cho hai vị.
- Kho tàng văn hóa bình dân bên Việt Nam cũng ghi rõ nét từ khi tình yêu chớm nở tới khi thành gia thất. Hôn nhân gia đình lại được họ hàng chứng giám tác thành. Đôi tân hôn cùng nhau làm việc xây dựng mái ấm gia đình, sinh con đẻ cái và cùng nhận trách nhiệm giáo dục. Nói chung nếp sống và phong tục VN phù hợp phần nào với bí tích hôn nhân công giáo :
o Mục đích hôn nhân là sinh con cái để thờ phượng Chúa (Sáng thế, 1,20-28)
o Vợ chồng sống chung hòa hợp (Sáng thế 2,18-24)
o Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không thể phân ly (Matthêu 19,6)
o Sống đúng luật yêu mến TC và mọi người (Matthêu 22,37-39).
…QUA 40 NĂM SINH HOẠT CỦA TUYÊN ÚY ĐOÀN VN TẠI
PHÁP :
Từ năm 1976, TUĐ đã đi vào nề nếp, sinh hoạt riêng cho VN, đem niềm vui cho các CĐ và Giới Trẻ. Mỗi năm GXVN cũng tổ chức được hai khóa DỰ BỊ HÔN NHÂN (phải nói GXVN Paris là GX Mẹ của 47 CĐ tại Pháp). Hàng năm, TUĐ họp nhau một lần, nơi có TU và cộng đoàn. Chúng ta tạm liệt kê các cuộc họp trong thời gian qua :
TUĐ lần 24 năm
2001 tại Toulouse : Nhìn lại 25 năm
TUĐ,
TUĐ lần 26 năm
2003 tạiMontpellier : Mục vụ hôn
nhân,
TUĐ lần 27 năm
2004 tại Amiens : Liên hệ
Công giáo và Phật giáo,
TUĐ lần 29 năm
2006 tại Reims : Hội Đồng
Mục Vụ,
TUĐ lần 30 năm
2007 tại Versailles : Giới trẻ
là sức sống cộng đoàn,
TUĐ lần 31 năm
2008 tại Toulouse : Chuẩn bị đời
sống cộng đoàn,
TUĐ lần 34 năm
2011 tại Dijon : Viễn ảnh cộng đoàn VN tại Pháp,
TUĐ lần 38 năm
2015 tại Toulouse : Tân phúc âm
hóa gia đình VN tại Pháp,
TUĐ lần 39 năm
2016 tại Nice : Mục vụ
gia đình CGVN tại Pháp theo tinh thần THĐGM về gia đình,
THĐ lần 40 năm
2017 tại Troyes : Giới trẻ
và ơn gọi,
Gặp gỡ GTT lần
9 năm 2004 (Coubron) : Hôn nhân dị chủng và
dị giáo
GTT lần 17 năm
2017 tại Strasbourg : Niềm vui của
tình yêu,
Giới trẻ họp tại
Orsay năm 2017 : Tôi là
ai ?
HAI CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN :
Câu hỏi 1 :
Tin Mừng có thể là niềm vui cho thế giới ? Gia đình có tiếp tục là Tin Mừng cho thế giới ? Gia đình có tự sống BẰNG , CHO và TRONG tình yêu không ?
ĐGH đã
đưa ra ba cách sống đơn sơ trong gia đình để mỗi ngày cáng tốt đẹp hơn : XIN LÀM ƠN, CÁM ƠN, và XIN LỖI.
Câu hỏi 2 :
Bí tích hôn nhân ràng buộc, có đem
lại hạnh phúc gia đình ?
THẢO LUẬN :
Nhóm 1 và 3 : Chúng ta cần tập luyện để biết dùng
những câu <xin làm ơn, cám ơn , xin lỗi> được dùng, đúng nơi, đúng lúc,
đúng chỗ để tăng hạnh phúc gia đình. Cần phải cầu nguyện, hy sinh, nhẫn nại,
khiêm nhu… thì chúng ta mới có thể thực hiện được niềm vui hanh phúc gia đình.
Nhóm 2 : Làm sao cho tình yêu CHÚA ngự trị trong gia đình : vợ chồng , con cái. Đa số GĐ thiếu trách nhiệm với con cái. Xin sao cho CHÚA đến trong GĐ với một niềm tin vững mạnh .
Nhóm 4 : Tông huấn đã mang lại cho các gia đinh nền tảng của cuộc sống đa văn hóa. Các bậc cha mẹ phải làm sao đồng hành với con cái, hướng dẫn chúng, nhưng cũng không quên giúp đỡ bà con, lối xóm, bằng đối thoại, mở lòng ra, giúp họ hội nhập.
Giới thiệu Chúa qua đời sống gia đình, luôn làm gương lành. Lý tưởng là cho đi, yêu thương dưới ánh sáng của lòng thương xót. Không quên cầu nguyện và xin ơn.
Nhóm 5 : Bí tích là hình ảnh hay biểu tượng mà Chúa đã lập ra để hoàn hảo công cuộc cứu độ của Ngài. Hôn nhân được nâng lên thành Bí
tích qua 3 điều kiện :
- phải có sự tự do, tự nguyện, không
bị ràng buộc,
- chung thủy : một chồng một vợ để
thể hiện sự hiệp nhất của Chúa Ba Ngôi,
- phải được sinh sôi nẩy nở để thể hiện kết quả của một tình yêu, mà chính đôi uyên ương được mời gọi tham gia vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Hạnh phúc gia đình qua đó được bền đỗ
qua Bí tích Hôn nhân.
X
X X
ĐỀ TÀI 3 : Niềm Vui của Tình Yêu qua lòng sùng kính Đức Mẹ và kỷ niệm
sứ điệp 100 năm tại Fatima (do cha Hà Quang Minh trình bày).
Đề tài của cha Minh có thể quy về hai tiểu đề :
- Niềm vui của tình yêu qua lòng sùng kính Đức Mẹ,
- Kỷ niệm sứ điệp 100 năm tại Fatima.
Trong khuôn khổ Tông Huấn Niềm Vui của Tình Yêu, cha giới hạn vấn đề : Tình Yêu ở đây là tình yêu gia đình, vợ chồng, cha mẹ, con cái.
Cha đặt lại vấn đề cách khác : Lòng sùng kính Đức Mẹ có mang lại niềm vui yêu thương nào cho gia đình ? Phải có lòng sùng kính Đức Mẹ thế nào để gia đình thể hiện được niềm vui yêu thương theo Tông Huấn nói trên ?
Niềm vui của tình yêu
qua lòng sùng kính Đức Mẹ :
Trước hết là những điều cần quan tâm :
a/ Vẻ đẹp
của hôn nhân, gia đình : Vẻ đẹp của hôn nhân là tham gia vào chương trình
cứu độ của Thiên Chúa; Thánh Kinh đề cập
nhiều về hôn nhân và gia đình, nhất là hai chương đầu của sách Sáng Thế :
Hình ảnh của hai Nguyên Tổ, trong ơn gọi và sứ mạng sinh dưỡng của hôn nhân, biểu
hiện sự sáng tạo, gây dựng của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài.
Trong Tông Huấn , ĐTC đã không ngần ngại
cho rằng : Tình yêu hôn nhân trong yếu tố sinh sản biểu hiện hình ảnh
Chúa Ba Ngôi (Cha, Con Thánh Thần).
b/ Tin tưởng lẫn nhau trong đời sống gia đình : Một trong những đặc tính của tình yêu là sự tin tưởng lẫn nhau. Vợ chồng có tin tưởng nhau mới cảm thấy tự do sống thật với lòng mình, chia sẻ vui buồn với bạn lòng mà không sợ bị nghi ngờ hạch hỏi. Trái lại, sự ngờ vực, ghen tương sẽ làm cho đối tượng khép kín, dấu diếm vì sợ sẽ bị theo dõi, chê bai, phê phán. Sự tin tưởng góp phần làm gia tăng tình yêu hôn nhân.
c/ Lòng
thương xót khoan dung : Lòng thương xót khoan dung là hoa quả của tình yêu Thiên Chúa. Một trong những dụ ngôn biểu hiện rõ nhất đặc sủng siêu nhiên này là dụ ngôn NGƯỜI CON
HOANG ĐÀNG (Luc 15,11-32), và dụ ngôn CON CHIÊN LẠC (Luc 15,1-7). Chúng ta được
mời sống ân sủng này cho chính mình và đối
với những anh chị em của chúng ta, vì chính mỗi người chúng ta đã được Chúa
khoan dung, đã được Chúa thương xót. Cụ thể lòng thương xót là thông cảm, tha
thứ, đồng hành, nhẫn nại và nhất là đón nhận. ĐGH Phanxicô mời gọi các linh mục
áp dụng những thái độ đó trong công tác mục vụ của mình, đặc biệt trong mục vụ
hôn nhân và gia đình.
Ba yếu tố nêu trên (vẻ đẹp của hôn nhân, sự tin tưởng, lòng thương xót khoan dung) sẽ giúp chúng ta cảm nhận được phần nào niềm vui của tình yêu trong giáo huấn của ĐGH. Niềm vui này sâu đậm, thâm thúy, bền bỉ, có tính cách xây dựng lâu dài. Nó mang lại sức sống cho người yếu đuối, an bình cho kẻ lầm lạc, hy vọng cho người sa ngã vào đường tội lỗi, mang lại sức sống siêu nhiên và đây là hồng ân của Ơn Trời.
Vấn đề đặt ra ở đây : liên quan giữa lòng sùng kính Đức Mẹ và Tông huấn niềm vui yêu
thương ?
Chúng ta đều nhìn nhận rằng tín hữu VN rất mến chuộng Đức Mẹ và năng động trong việc sùnh kính Mẹ (xin đừng quy chiếu lòng mộ mến này với đạo hiếu, đạo thờ ông bà (culte ancestral). Mẹ Maria là Mẹ TC và cũng là Mẹ của nhân trần. Ắt hẳn chúng ta phải sùng kính Mẹ, yêu thương Mẹ, chạy đến cùng Mẹ.
Sau Thánh Công Đồng Vatican II, tuy đã có nhiều sửa đổi, thanh lọc, chủ đích TRỞ VỀ NGUỒN,tập trung vào mục vụ giáo lý, học hỏi Thánh Kinh, bỏ bớt những việc rước sách rầm rộ, màu sắc rực rỡ. Tuy vậy, những trung tâm hành hương như Lourdes, Fatima, Paray Le Monial vẫn tiếp tục các hình thức tôn sùng Đức Mẹ trước đây. Còn bên quê nhà thì những Thánh địa như La Vang,La Mã, Trà Kiệu, Đức Mẹ Núi Cúi (Xuân Lộc)… cũng thu hút nhiều khách hành hương.
Theo hiến chế Lumen Gentium, Công Đồng đã khẳng định : chúng ta có một Đấng Trung Gian duy nhất là Đức Kitô, nhưng vai trò từ mẫu của Đức Mẹ đối với nhân loại không che phủ hoặc giảm bớt điều gì trong sự trung gian duy nhất của Chúa, ngược lại còn làm cho nó sáng tỏ hơn… luôn tuôn chảy do công nghiệp sung mãn của Chúa (Lumen Gentium, số 60).
Sứ điệp Đức Mẹ Fatima .
Fatima là một giáo xứ nhỏ bé miền quê thuộc địa phận Leirira (Bồ đào nha). Mẹ hiện ra với ba em nhỏ là Lucia Dos Santos, Phanxicô Marto và Jacinta Marto – Phanxicô và Jacinta mới được tôn phong Hiển thánh – Mẹ Maria khuyên ba em hãy năng lần chuỗi mỗi ngày, kêu gọi nhân loại ăn năn thống hối, cải thiện đời sống.
Ngày 13/10/1930, ĐGM địa phận Leiria đã tuyên bố : những gì ba em đã thấy được tại Cora da Iria là đáng tin cậy. Sau nữa, cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fatima.
Kinh qua những gì chúng ta biết được về Fatima, chúng ta có thể xác tín rằng : vai trò của Mẹ Maria là phục vụ cho chương trình cứu độ nhân loại. Thống hối, ăn năn, trở về đường lành để được cứu độ. Mẹ đã lắng nghe, tiếp nhận, áp dụng vào chính cuộc sống của mình. Sống ơn gọi của mình với một niềm tin tuyệt đối : "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng lời như Thiên Thần truyền". Chúng ta lắng nghe tiếng lòng của thi sĩ Hàn Mạc Tử :
Hỡi Sứ thần Thiên
Chúa Gabriel,
Khi Người xuống truyền
tin cho Thánh Nữ,
Người có nghe xôn
xao bao tinh tú,
Người có nghe báo động
cả muôn trời…
(thơ Hàn Mạc Tử ,
Ng : Trọng Trí)
Niềm tin của Mẹ có thể ví như con đường NIỀM VUI TÌNH YÊU. Ai đi con đường đó có thể tìm thấy CHÂN PHÚC. Vì vậy, lòng sùng kính Mẹ phải song hành với việc theo chân Mẹ, và bắt chước cuộc sống của Mẹ, tin như Mẹ, yêu thương như Mẹ, kết hợp mật thiết với Chúa như Mẹ.
THAY LỜI KẾT :
Tông Huấn Niềm Vui của Tình Yêu là tóm kết những ý kiến
những ý kiến của những lần họp của Thượng Hội Đồng GM thế giới về gia đình, về
mục vụ hôn nhân. Khách quan, thức thời, gần gũi với hoàn cảnh thực tế của các gia đình hôm nay. Trong chiều hướng
đó thì sứ điệp Fatima, như lời mời gọi các con cái Chúa nên nhìn lại cuộc sống
của mình để canh tân đổi mới, ánh sáng hy vọng cho nhuững người lầm lạc đang muốn
trở về ới Chúa và Hội Thánh. Sự việc ĐGH phong hiển thánh cho Phanxicô và
Jacintha càng nòi lên tính hiện thực của sứ điệp Fatima. Hình ảnh người Mẹ dịu hiền bao dung như Mẹ Maria bao
giờ cũng dễ lay chuyển lòng người hơn là
những não trạng cứng rắn, cấm đoán, chỉ
trích… Hãy đến cùng Mẹ để Mẹ dẫn ta về với Chúa, biểu tượng NIỀM VUI TÌNH YÊU
và là giây nối kết giữa con người và Thiên Chúa.
HỘI THẢO VỀ ĐỀ TÀI 3 :
Câu hỏi 1 : Lời nói, cử chỉ,hành động nào nói lên sự
tin tưởng trong bầư khí gia
đinh ?
Câu hỏi 2 : Học hỏi Tông huấn Niềm vui của Tình yêu ?
Nhóm I
- Giữa vợ chồng
: tôn trọng sự tự do về tinh thần lẫn vật
chất (sic).
Trong vấn đề
chọn ngành học, để con cái lựa chọn trong sự tự do và cha mẹ đồng hành để hướng
dẫn..
Về vấn đề siêu nhiên : tin tưởng và nhắc nhở trong việc giữ đạo và tham dự Thánh Lễ Chủ Nhật.
- Phải hành động
ra sao, khi mất sự tin tưởng lẫn nhau ?
Tìm người
trung gian để hàn gắn (LM, Nữ tu, bạn thân…)
Con cái là cầu nối để hàn gắn bất hòa,
Khi đã mất đi
niềm tin tưởng, mỗi người phải cố tâm nhìn lại bản chất của mình và thẳng thắn đối thoại, giải thích với sự cởi
mở và khiêm nhu.
- Thông báo
cho CĐ biết về Tông Huấn Niềm Vui của Tình Yêu và khuyến khích nhau học hỏi.
Nhóm 2 và 3 : Trong Gia Đình, cách
đối xử giữa lời nói và hành động thật
quan trọng. Đó là chìa khóa để giữ hòa khí, yêu thương, gắn bó sự đoàn kết,
thân thương, hầu tất cả theo hình ảnh
gia đình Thánh Gia.
- Mất tin tưởng nhau thì bầu khí gia đình sẽ …ngột ngạt. Không khí nghi kỵ , dè dặt không còn đăt trên giá trị yêu thương nữa. Để hòa giải vấn đề này, phương thế hữu hiệu là sự cầu nguyện, dẹp bỏ cái tôi ÍCH KỶ, cố gắng dành thời giờ sống gần gũi, thân thương, biết nói LÀM ƠN, XIN LỖI, CẢM ƠN..
- Chia xẻ với những người bạn thân tình, đề nghị với cha xứ với các hội đoàn, ban nhóm, phong trào … trong GX để học hỏi, thấm nhuần hơn.
Nhóm 4 : Đồng cảm, săn sóc, những ngôn từ dịu dàng, những’
bisous’ trên… má ..Thăm hỏi bao dung. Dĩ nhiên, chồng phải gánh vác những
công việc nặng hơn.
Với các
con : nên tâm sự với mẹ, nói chuyện với cha về công ăn việc làm.
Thánh hoá bản
thân mình trước. Tránh nghi kỵ nhau, mất lòng nhau, cần hòa giải trước.
Nhóm 5 : Lời nói, cử chỉ hoặc hành động phải nói lên sự tin tưởng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái với nhau. Cần phải nhỏ nhẹ, cảm thông và thành thật Và khi tình nghĩa vợ chồng không còn tin tưởng nơi nhau hay nghi kỵ lẫn nhau trong trạng huống này :
- Xin Chúa ban cho ơn biết tha thứ và hòa giải,
- Cầu nguyện và đặt tin tưởng vào Chúa,
- Trình bày vấn đề với một linh mục.
Sau khóa này,
cần phải cổ động trong CĐ để cùng chia sẻ, học hỏi về Tông
Ưu và khuyết điểm của Khóa gặp gỡ, và cùng hướng về Khóa gặp
gỡ 18.
Sau bữa điểm tâm Chủ nhật 28/5, chúng tôi cùng họp mặt, nhằm rút ưu, khuyết điểm của kỳ gặp gỡ này :
Ưu điểm :
Trung tâm văn hóa St Thomas quả là nơi gặp gỡ thoải mái, yên tĩnh, thích hợp.
- Ẩm thực hợp khẩu, nhất là thưởng thức hương vị bốn phương (sic).
- Ba đề tài thuyết trình linh động, hấp dẫn. Sẽ áp dụng trong cuộc sống thường nhật.
Khuyết điểm :
Vì tài liệu không phát trước, nên khó theo dõi, trừ bài của thày Phạm bá Nha.
- đề nghị rút bớt giờ giải lao, thêm thời giờ cho việc tập hát, và hội nhóm.
- số người tham dự quá ít, lỗi này quy trách cho vấn đề thông báo ( ?)
- mời quí nữ tu thuyết trình khi có thể (khó khăn là tìm đề tài, chủ đề…)
Năm tới 2018, sẽ không có khóa gặp gỡ. ĐCG sẽ đi Lourdes nhân kỷ niệm 30 năm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 tuyên phong 117 chân phước tử đạo VN lên hàng Hiển Thánh.
BÌNH AN CHÚA KITÔ,
TRONG VÒNG TAY TỪ ÁI CỦA MẸ THÁNH NGÀI.
Bài viết khác
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân Năm 2024 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Giáp Thìn Giáo Xứ Việt Nam Paris - 28/01/2024