DÒNG TÊN TẠI VIỆT NAM (1957-1975)
N |
gày 18.1.1615, hai linh mục (Francesco Buzomin, Ý ; Diogo
Carvalho, Bồ Đào Nha) và một tu huynh ( Antonios Dias, Bồ Đào Nha) Dòng Tên đầu
tiên đến Cửa Hàn, Đà Nẵng, rao giảng Tin Mừng. Đến 19.3.1627, nối tiếp, nhóm
khác đến Cửa Bạng Thanh Hóa…
Vắng bóng thời
gian lâu. Ngày 31. 5. 1957, Dòng Tên đến phục vụ cho Giáo Hội VN, tại trung tâm
Đắc Lộ, Sài Gòn, 175 B đường Yên Đổ, nay
là 161 Lý Chính Thắng. (Lời Ngỏ. Kỷ Yếu Mừng 50 Dòng Tên trở lại Phục vụ tại
VN, 1957-2007, tr. 14)
Việt nam quen
gọi là DÒNG TÊN (The Society of Jesus, Cộng Đoàn Kitô Hữu) vì muốn kính tên cực
trọng Giêsu, do nhóm 10 sinh viên Paris, cùng chí hướng, trong dó có thánh
Ignace de Loyola (Tây Ban Nha, 1491-1556), Thánh François Xavier ( 1506-1552)
Và Thánh Pierre Fabre (1506-1546)
THÀNH LẬP DÒNG
Ngày lễ Đức Mẹ
Lên trời 15.8. 1534, các bạn cùng chí hướng họp nhau, tuyên khấn tại nhà nguyện
Các Thánh Tử Đạo ở Montmartre (Crypte du Martyrium de Montmartre) Chân phước
Pierre Fabre là linh mục trong nhóm dâng lễ. Tất cả ý thức là Bạn của Chúa
Kitô. Tại đây còn bảng đồng ghi: Societas Jesu Quae Santum Agnatium Loyolam
Patem Agnoscit, Lutetiam matrem Hic nata est (Dòng Tên sinh tại đây)
Họ sống chung
thành cộng đoàn, khó nghèo, làm việc tông đồ và muốn truyŠn giáo bên Đất Thánh
Gierusalem. Lúc đầu chưa có tên, có luật, chỉ sống tình bạn thiêng liêng. Nên mới tạm
gọi là ‘’Đoàn Giêsu’’. Cuối 1537, vì chiến tranh, không đi Giêrusalem, họ đi
Roma. Tùng phøc dưới sự hướng dẫn của ĐGH, sai bất cứ đâu. Mùa Chay 1539, họp
quyết định tuân phục, chọn người đứng đầu. Trở thành dòng tu, hỗ trợ nhau trong
sứ mạng phục vụ Chúa Kitô.
Ngày 27.9.
1540, ĐGH Phaolo III chính thức công nhận là Dòng tu trong GH, theo sắc lệnh
Regimini Militantis Ecclesiae, mang tên ‘‘Cộng Đoàn Giêsu Hữu’’. Ignace là Bề
trên tiên khởi (1540-1556)
Châm ngôn
Dòng: Ad Majorem Dei Gloriam, Để Thiên Chúa Được Vinh Danh Hơn.
Logo của Dòng:
Chữ JHS giữa vòng tròn có tia sáng bao quanh bởi vòng chữ : Để Thiên Chúa Được
Vinh Danh Hơn (Nửa vòng trên) Dòng Chúa Giêsu (nửa vòng dưới)
Một vài tu luật:
Dòng không có giờ kinh phụng vụ, không tu phục, không có tu viện. Đây là tinh
thần của Inhaxio, lữ hành, xưa như nay.
Dòng được sai đi các nơi, những người sáng lập dẫn đầu : Inhaxio ở lại Roma, lập trường Gregorio. Phanxico Xavier: đi Á châu. Salmoron và Layer: Nước Ý. Bobadilla: qua Tây Ban Nha. Rodrigues: đến Bồ Đào Nha. Lớp sau, theo chân đàn anh, Mettheo Ricci qua tận Trung Hoa, Alexandre de Rhodes, chọn VN. Nhiều tu sỹ Dòng Tên nổi tiếng trong mọi ngành nghề xã hội. ĐGH Phanxicô là người dầu tiên của Dòng Tên. Đức Phanxico, một giám mục mang ‘Mùi chiên’’ từ khi còn bên Buenos Aires, Argentina.
Theo thống kê
2017, trên thế giới Dòng Tên có: 16.090 tu sỹ, trong đó 11.574 linh mục, 1.133
tu huynh, 2.646 học viên, 734 tập sinh, phục vụ tại 122 quốc gia, 75 tỉnh dòng.
VN có 246 tu sỹ phục vụ tại Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sài Gòn (có 7 trung
tâm)
Thánh Tổ Phụ Inhaxio (1491-1556)
Thánh Inhaxio
là người có công đầu quy tụ anh em thành Dòng Tên, và được tín nhiệm bầu làm bề
trên đầu tiên. Nên Dòng tặng Ngài danh hiệu tổ phụ Dòng. Ignaxio sinh 1491, tại
lâu đài Loyola, b¡c Tây Ban Nha. Thuộc gia đình qúi tộc, được huấn luyện thành
hiệp sỹ. Næm 1521, Ignaxio bị thương nặng trong trận chiến Pamplona. Trong thời
gian dưỡng bệnh, ngài được ơn hoán cải. Quyết tâm phục vụ Chúa Kito. Sau đó đến
Manrea tĩnh tâm 1 næm trước khi hành hương Gierusalem. Kinh nghiệm, ngài viết
cuốn ‘‘Linh Thao’’. Từ 1524-1527, ngài giúp người khác sống thiêng liêng. Ngài
bị b¡t giam nhiều lần, cấm giảng. Næm lên Paris, ngài gặp nhóm bạn sinh viên
cùng chí hướng, cùng linh thao. Ngày
15.8.1534, Ignaxio cùng nhóm khấn khó nghèo, phục vụ tha nhân. Ngày 24. 6.
1537, Ignaxio thụ phong linh mục, cùng với 5 bạn khác có Phanxio Xavie. Tháng
11.1537, Ignaxio được ơn lạ và mãnh liệt: phục vụ tha nhân.
Năm 1539, các bạn và Ignaxio liên kết lập Dòng. 1540, được chọn làm bề trên. Từ 1540-1550, Ignaxio soạn hiến chương Dòng. Ignaxio qua đời 31. 7.1556. Ngày 12.3.1662, Ignaxio và Phanxico Xavie được ĐGH Gregorio XV phong thánh.
Các Tu Sỹ Dòng tên và CHỮ QUỐC NGỮ
Tháng
12.1624, Cha Alexadre de Rhohes từ Ma Cao đi tàu buôn Bồ Đào Nha đến Cửa Hàn, Đà
N¤ng. Sau 10 tháng học tiếng Việt, cha đã giảng được. Chữ Việt là do nhiều tu sỹ
Dòng Tên sáng tạo với cộng tác âm thầm của các thày Giảng VN. Cha được nh¡c đến
vì cha đã xuất bản sách tiếng Việt đầu tiên. Næm 1651, tại Roma, Cha đã xuất bản
tự điển: Việt-Bồ-La, và Phép Giảng Tám Ngày.
Hoạt Động tại
Việt Nam
Tinh thần
Linh Thao, nét đặc trưng của Dòng Tên. Ngoài ba lời khấn can bản: Khó nghèo,
Khiết tịnh, Vâng lời. Có thể tóm lại 10 nét chính
- Tận hiến
cho vinh quang Thiên Chúa. Tìm Chúa Giêsu trong mọi sự. Tiêu chuẩn tối cao cho
mọi việc, lớn nhỏ.
- Trong Linh
thao, tu sỹ Dòng Tên xin Chúa cho mình yêu, gần Chúa nhiều hơn, sẵn sàng đi rao
giảng Tin Mừng mọi nơi, mọi lúc.
- Luôn đồng cảm
với Giáo Hội qua vâng phục các mục tử. Hiến pháp nhấn mạnh ‘‘vững chắc hơn và
được chấp thuận nhiều hơn’’.
- Sẵn sàng
cho GH định đoạt, làm việc bất cứ đâu, vì thiện ích, không biên giới.
- Hợp nhất hỗ
tương. Tu sỹ Dòng Tên là thành phần của thân thể, nối kết nhau, đồng tâm nhất
trí. Hiến pháp khẳng định không đạt mục tiêu nếu các phần tử không nối kết với
nhau.
- Dòng tư tế
và thiêng liêng. Có linh mục và ‘‘trợ sĩ’’ được truyền chức và giá trị cao, như
nhau. Lợi ích thiêng liêng hơn thể lý.
- Phân biệt mục
đích và phương tiện. Chọn phương tiện thích hợp để đạt mục đích. Theo nguyên tắc
‘‘tantum…quantum’’. Theo nghĩa ‘‘bao lâu cần trợ giúp’’
- Thích nghi
theo thời gian, nơi chốn, con người đối diện. Uyển chuyển khi áp dụng.
- Trân trọng
khả năng nhân loại, tự nhiên. Văn hóa, học thức là tặng phẩm, xử dụng để phụng
vụ Thiên Chúa. Chủ yếu dựa trên thiêng liêng, ân sủng và thần linh, bí tích và
cầu nguyện.
- Tổng hợp giữa
hoạt động và chiêm niệm. Tìm kiếm hoàn thiện trong cầu nguyện và thao luyện
thiêng liêng, giúp tha nhân đạt hoàn thiện.
Từ 1615 đến
1773, có 77 tu sỹ Dòng Tên ngoại quốc đến Đàng Trong, VN.
Từ 1626 đến
1773, có 95 tu sỹ Dòng Tên ngoại quốc đến Đàng Ngoài phục vụ tại VN
Từ 1615 đến
1773, Dòng Tên đào tạo được 33 tu sỹ VN.
Trung tâm Đắc
Lộ Yên Đỗ Sài Gòn, là nhà Tổ (Maison St Ignace), nhà của quân đội Pháp bán tượng
trưng. Lúc đầu chỉ có nhà nguyện nhỏ và xây thêm nhà nguyện lớn. 1974, xây nhà
nguyện lớn hơn và phòng thu hình (studio). 1975, ĐTGM Nguyễn Văn Bình ngỏ ý muốn Dòng Tên coi sóc xứ
cho giới trí thức, gồm đường Trương Minh Giảng, Kỳ Đồng, Bà Huyện Thanh Quan và
Hiền Vương. Có Hội Đồng Giáo Xứ. Xuất bản báo ‘‘Sống Đạo’’ (14.6.1962), in một
số sách, thông điệp…
Từ 1960, cư xá Sinh Viên thành hình. Đến 1962, có 30 phòng, cho 60 người, mang tên cha Đắc Lộ, ngoài vườn có tượng bán thân Cha. Khẩu hiệu cư xá: Esto Vir (hãy nên người, hãy thành nhân). Giám Đốc đầu là Cha Henry Forest (1962-1973) sau cha Khuất Duy Linh (1973-1975). Trong cư xá có Thư Viện (100 ngàn sách báo, qúi), trung tâm hướng nghiệp, nhóm chiếu phim, 30 phút, đi thôn quê.
Từ 12.12. 1980, một phần cơ sở trung tâm Đắc Lộ trở thành trụ sở báo Tuổi Trẻ và xí nghiệp in Lê Quang Lộc. Sau 1975, trung tâm Dòng Tên này chỉ còn khu nhà nguyện và cư xá sinh viên.
Lịch sử Giáo
Hoàng học viện Pio X (1957-1975) không dài, nhưng phong phú, đa dạng. Sau 1954,
nhóm Dòng Tên bị trục xuất khỏi Trung Hoa, các ngài qua VN, giúp đại học Sài
Gòn. Thấy vậy HĐGM VN mời các ngài giúp
đào tạo giáo sỹ VN. Lời mời gọi này được hưởng ứng nhiệt liệt.
Năm 1957, cha
Ferdinand Lacretelle và tu huynh JB. Hanrio, người Pháp đến Sài Gòn khởi sự cộng
đoàn Dòng Tên, trung tâm Đắc Lộ, Yên Đỗ. Cuối năm, thêm 4 linh mục dạy ĐH Văn
khoa và Y khoa Sai Gòn.
Rồi cha
Ferdinant lên Đà Lạt nhận giáo hoàng học viện, Pio X, nhà gỗ, do đại học Đà Lạt
nhường cho. Ngày 1. 8.1961, học viện đặt
viên đá đầu tiên và ngày 22.4. 1964, mới khởi công xây tòa nhà mới. Học viện mỗi
niên khóa có 3 lớp Triết và 4 lớp Thần. Ban giáo sư có 12 cha Dòng Tên gồm nhiều
quốc tịch.
Các chủng
sinh tốt nghệp có Cử nhân. Từ 1972, học viện có Tiến sỹ.
Ngày
19.3.1975, Đà lạt có Giám mục mới, Đức cha Batholômeo Nguyễn Sơn Lâm. Ngày
28.8.1975, 41 linh mục ngoại quốc Dòng Tên ra khỏi VN. Học viện giải tán, đã
đào tạo được 178 linh mục, trong đó có 10 giám mục. Sau 1975, Dòng Tên người VN
có 11 linh mục, 10 học viên, 1 tu huynh, 4 tập sinh và 14 ứng sinh
Các Cộng
Đoàn, Dòng Tên hiện có các cộng đoàn hoạt động trong mọi lãnh vực khác nhau:
- Cộng đoàn
Petro Arrupe, Thủ Đức
- Tập viện
Thánh Tâm, Tam Hà, Thủ Đức
Nơi huấn luyện
đào tạo tập sinh nhỏ tuổi. Mục đích tập viện là khởi đi từ con người thật chính
mình b¢ng cầu nguyện, để tìm hiểu yêu mến ơn gọi. Để trở nên người phục vụ Giáo
Hội. Trở nên con người mới. Có thời gian thực tập lao động kiếm sống, tự túc.
Sau hai năm tập sinh nhận lấy cách ứng xử của Dòng Tên.
- Học viện
Thánh Giuse, Thủ Đức. Trước 1975, học viện đào tạo ứng sinh gửi lên học Triết của
Giáo Hoàng học viện Đà Lạt. Sau 1975, giải tán. Từ 1989-1996, Dòng tập trung lại.
Cha Nguyễn Công Đoan cho những ai đang học dở dang. Từ 1996 đến nay, chương
trình đào tạo tiếp tục, làm linh mục. Học viện gửi du học: Canada, Ý, Mỹ, Úc,
Philippines, Paris, Đài Loan. Từ 2004, Cha Nguyễn Cao Siêu làm viện trưởng.
- Cộng đoàn Phanxico Xavie, Bình Phước. Chào đời từ Phục Sinh 1997, gồm 1 linh mục và 2 tu huynh. Nên gọi ‘‘Open Tours Phanxico Xavie 1997’’. Dần dần có thêm thành viên. Sau huấn luyện, được sai đi truyền giáo đến các Giáo phận. Đến đâu, thuê nhà tại địa phương. Xin phép Giáo quyền. Xin Dòng Nữ tiếp tay, lập nhà nguyện, mở lớp Giáo lý. Coi như ‘‘vòng truyền giáo lưu động’’. Đến 2003, tính được ‘‘296 tours Lữ Hành Lời Chúa’’ cho 7109 giáo dân.
- Cộng đoàn
Thánh Giuse Lao Động, khu Tạo tác, Đà Lạt. Thành lập từ 1969 tới nay, 9 Cô
Giang, khu đông người. Khởi đầu các tu sỹ Dòng Tên phát động phong trào ‘Mỗi
Giáo Dân Một Tân Ước’’. Mượn hội trườn khu quân sản Tạo Tác. Được bà con đến
nhiệt liệt ủng hộ và hẹn thứ Bảy đầu tháng. 1968, nhà thờ được xây cất, mang
tên Thánh Giuse Lao Động, 26 gia đình mang, do các cha bên học viện Pio X phụ
trách mục vụ. Sau 1975, giáo xứ ngưng hoạt động vì không có linh mục. Næm 1993,
giáo xứ trở lại sinh hoạt bình thường. Thánh lễ khoảng 500 người, 250 em thiếu
nhi.
- Cộng đoàn
Thánh Gia, Hố Nai. Đầu tiên mở lớp dạy
nghề ở miền xa, thiếu thốn. Song song có lớp giáo lý, cầu nguyện, học Thánh
Kinh
- Cộng đoàn Hiển Linh, Thủ Đức. Chính thức thành lập 1976, 1.9.1979, gắn liền với nhà Tập, Thủ Đức. Lúc đầu gồm giáo dân gia đình quân nhân quanh nhà Tập, 250 người. Nguyện đường nhà Tập thành nhà thờ xứ. Năm 1985, cộng đoàn tách thành Giáo xứ. Có Thày Xứ, TNTT, ba giáo khu. Cha xứ người Dòng Tên. Giáo xứ Hiển Linh là bộ mặt của Dòng Tên, VN
- Giáo Xứ
Thiên Thần (hay còn gọi ĐM Trên Đường) trước là họ lẻ của xứ Tân Định, thành lập
1973, mới có 20 người, 1975 lên đến 200 người, do cha xứ là Cha Huỳnh Văn Nghi
coi. Gồm hai phường An Phú và Thảo Điền. Q 2, Sài Gòn, rộng 3.845 m2. Nay được
1.200 giáo dân. Mục vụ do các cha phó Tân Định thay nhau làm. Từ 1975 đến 1986,
linh mục Dòng chúa Cứu Thế coi sóc. Sau ĐTGM Bình trao cho Dòng Tên phụ trách,
có cha Cosma Hoàng Văn Đạt, sau làm giám mục. Xứ Thiên Thần coi như qui củ nhất,
có HĐMV, ca đoàn, giáo lý viên, Legio, hội đoàn CGTH.
- Cộng đoàn
Thánh I –Nhã, Q3, Sài Gòn. Nhà Đắc Lộ
- Cộng đoàn
Thánh Giuse Pignatelli, Thủ Đức, nhà hưu.
Các cơ sở của
Dòng Tên có từ1975, đã bị nhà nước trưng dụng:
-Giáo Hoàng Học
viện, 13 Đinh Tiên Hoàng, Đà Lạt, hiện nay dùng làm cư xá nhân viên hạt nhân,
Đà Lạt và cư xá đại học Yersin mới lập.
- Học viện
Dòng Tên, 9 Cô Giang, Đà Lạt, nay là Khu vật liệu bệnh viện Y Học Dân Tộc, Lâm
Đồng.
- Trung tâm
Đ¡c Lộ, 161 Lý Chính Thắng, Sàigòn, trụ sở BềTrên Miền, Trần Quốc Toản Sài Gòn
làm cư xá cho công nhân viên.
- Nhà Tập, Thủ Đức là Trung học Tín Đức
Nhà Dòng vỏn
vẹn chỉ còn một phần khu canh tác Tam Hà, Thủ Đức
Sau 1975.
Tháng 3.1975, tình hình bất ổn, các Cha Dòng Tên Học viện Pio X di tản về Sài
Gòn. Ngày 3.4.1975, các cha trở về Đà Lạt.
41 tu sỹ ngoại quốc về nước vào tháng 9. 1975. Dòng Miền quyết định tiếp tục sống hòa mình
vào xã hội mới. Nhân sự ít, một số cơ sở máy móc trao cho nhà nước quản lý, chỉ
còn khu nhỏ canh tác Tam Hà, Thủ Đức. Lớp đi nghĩa vụ quân sự, Thanh Niên Xung Phong,
hay sản xuất tại nhà.
Năm 1980, nhờ
bạn bè, ân nhân, một cơ sở đan len, Thủ Đức, có 60 máy với 70 lao công. Anh em
Dòng Tên có dịp qui tụ thực hiện tình anh em…dần dần trở về trong các xứ có anh
em Dòng Tên.
Tháng
12.1980, tại nhà thờ Sài Gòn, anh em Dòng Tên họp, dâng lễ. Trung tâm Đắc Lộ vượt
qua thử thách lớn. Quyết tâm tiếp tục con đường của thánh sáng lập, sống khó
nghèo, vác thập giá. Anh em trở về tu trì, tiếp tục học. Dòng trở thành miền độc
lập. 1991, lớp linh mục được chịu chức. Tổ chức Dòng tiếp tục nếp tu như xưa.
Có nhiều ơn gọi, tu sinh được du học. 2007, Dòng Tên VN trở thành tỉnh Dòng. Từ
2007, cha Vũ Quang Trung là giám tỉnh Dòng Tên VN
Dòng Tên và văn hóa. Các tác phẩm. Các cha giáo và chủng
sinh của học viện vừa giảng dạy vừa học lại chia nhau viết hay dịch tài liệu
cho khóa học, như :
1) Thánh Công
Đồng Chung Vaticanô II, tập I (Các văn kiện, 1980). Tập II (Mục lục phân tích
chủ đề, 1972). Hai tập 1371 trang.
2) Tự Vựng
Thánh Kinh, dịch của Xavier Léon Dufort, SJ
3) Điển Ngữ
Thần Học Thánh Kinh
4) Hợp Tuyển
Thần Học, ra không định kỳ, mỗi số khoảng 100 trang.
5) 40 tác phẩm
khác: Thần Học Thiêng Liêng (2 cuốn),
Con Người, Triết Sử Ấn Độ, Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ, Kito Học, Đức Kito…
6) Nguyệt san
‘‘Đông Phương’’, 100 trang, chuyên về Triết Đông, từ 1971 đến 1975, do cha
Hoàng Sơn Hoàng Sỹ Quí chủ trương. Nhóm có tổ chức thuyết trình ‘‘hội nhập văn
hóa’’ sau lễ mỗi 3 tháng.
Sự cống hiến cuộc đời Anh Em Dòng Tên cho Giáo Hội VN thật vô kể. Quê hương VN sinh ra được vun trồng là nhờ hạt giống tốt đã gieo. Xin kết luận bằng “tinh thần phó thác, của thánh Inhaxio’’ ở phần cuối kinh của các tu sỹ Dòng Tên đọc hàng ngày :
Cùng với các
thánh và các Chân Phước trong Dòng
Cũng như bậc
cha anh đã phục vụ tại VN
mà nay đang
hưởng vinh quang thiên quốc
chúng con
dâng lên lời kinh của Thánh I-Nhã :
Lạy Chúa xin
nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu và trọn cả ý muốn của con
cùng hết thảy
những gì con có và những gì thuộc về con
Mọi sự ấy,
Chúa đã ban cho con,
Lạy Chúa, con
xin dâng lại Chúa.
Tất cả là của Chúa, xin Chúa
xử dụng hoàn toàn theo ý Chúa
Chỉ xin ban cho con lòng mến và ân sủng
Chúa
Vì như thế là đủ cho con.
Amen
******************
Tài liệu viết bài
- Kỷ Yếu Mừng 50 Dòng Tên trở lại Phục vụ tại VN, 1957-2007.)
- Jésuites. Annuaire de la Compagnie de Jésus. 2006
- http://dongten.net.
Bài viết khác
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA MINH NGUYỄN TUẤN ANH - Lê Đình Thông
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông