DÒNG ĐA MINH TRÊN ĐẤT
VIỆT
(1702-2017)
Ordinis
Praedicatorum (OP)
‘‘Dòng Đa Minh’’ gọi thế là do Thánh Đa Minh
(Dominique) khai sinh, 22.12. 1216, tại Toulouse, Pháp. Dòng có tên khác :‘‘Anh
Em Thuyết Giáo’’, vì mang trách nhiệm ‘‘Truyền giảng Lời Chúa’’. Nên Dòng
chọn khẩu hiệu : Ngợi khen, Chúc tụng và Giảng thuyết (Laudare. Benedicere. Praedicare). Dòng
được ĐGH Honorius III châu phê, 21.1.1217. (Đọc bài trong số này)
Hiện nay, Dòng Đa Minh hoạt
động mạnh, có mặt tại 62 nước, gồm 5.955 Linh mục và tu sỹ, 2773 nữ đan sỹ,
32.500 nữ tu và 150. 000 giáo dân, Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh (Dòng Ba).
Trụ sở chính ở
Santa Sabina, Roma,Ý. Bề trên tổng quyền : Cha Bruno Cadoré. Trụ sở tại
VN : Võ Thị Sáu, Q3, Sài Gòn. Giám tỉnh VN, Cha Giuse Nguyễn Đức Hòa (http://daminhvn.
net)
Các Cha Dòng
Đa Minh đến VN, từ 1702, phụ trách các 5 địa phận (Dòng) truyền giáo : Hải
Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn. Năm 1967, tỉnh dòng VN được
thành lập mang tên : Nữ Vương các Thánh Tử Đạo VN. Năm 2017, tỉnh Dòng VN
kỷ niệm 50 thành lập (1967-2017)
Trong số 117
Thánh Tử Đạo VN, Dòng Đa Minh có 30 vị: 6 giám mục, 16 linh mục (11 VN)
13 Giáo dân Dòng
Ba (Đọc bài trong số này). Dòng đã cống hiến cho GH VN, 2 giám mục : ĐC Đa Minh Hoàng Văn Đoàn (Bắc Ninh, Qui
Nhơn. 1950-1955) và ĐC Giuse Trương Cao Đại (Hải Phòng, 1953-1954)
800 năm
LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH (1217-2017)
Linh mục Kinh Sỹ
Đa Minh có tiếng đạo đức thánh thiện, năm 1201 được ĐC Diego de Acevedo đặt làm
bề trên phó Kinh Đoàn Osma. Trong thời gian mục vụ tại Toulouse, cha đã thấy tận
mắt những khó khăn nhóm lạc giáo Albigense gây ra. Ngài quyết đem hết khả năng
chống lại chủ trương sai lạc của họ. Dùng lời nói, gương sáng và đối thoại.
Tháng 3.1206, ĐC Diego và Cha Đa Minh gặp các vị phụ trách tuyền giáo vùng
Montpellier, Cha đưa ra phương pháp mới để trình bày đức tin ‘‘giảng thuyết
trong thanh bần tự nguyện’’. Nhờ tinh thần cởi mở đón nhận cộng sự viên cho
việc ‘‘rao giảng Chúa Kitô’’ , ngày Cha càng thêm người cộng tác.
Năm 1206, nhu cầu
đòi hỏi, cần ‘tín nữ’’ cầu nguyện. Nên cộng đoàn Prouville, ở Fanjeaux, Pháp,
Cha lập ra tu bvi ện cho N ữ Đan Vi ện
Rồi năm 1215, Cha
đặt nền tảng thành lập tu viện Nam, ở Toulouse. Gọi là ‘’Dòng Thuyết Giáo’’.
Năm 1213. Cha Đa Minh phổ biến và phát động phong trào
lần Chuỗi Mân Côi. Nhờ Kinh Mân
Côi, nhiều người lạc giáo trở lại.
Tháng 4. 1215, tại Toulouse, Pháp. Hai người đầu tiên
tên Thomas và Seila tuyên hứa trong tay Cha Đa Minh
Châm ngôn Dòng : Chiêm niệm và truyền thông chân lý
Mục đích : Rao giảng Tin Mừng khắp thế giới
Linh đạo : Nói với Chúa và nói về
Chúa
Ngày 21.01.1217, ĐGH Honorio III, chính thức châu phê
danh hiệu và Luật Dòng Nam.
Tinh thần truyền
giáo của Đa Minh , mà các Cha Đa Minh theo là ‘tinh thần GH sơ khai’’ (CV 4, 32). Các
tu sỹ Đa Minh vừa lo rao giảng Lời Chúa ban ngày, vừa chăm sóc người nghèo ban
đêm. Cha Đa Minh từng ngủ qua đêm trong gia đình lạc giáo, mới chinh phục họ trở
về.
Logo Dòng Đa Minh
DÒNG ĐA MINH TRÊN ĐẤT VIỆT
Năm 1550, vì nhu cầu cấp bách tại VN, số tín hữu gia tăng, ĐC
Phancisco Pallu gửi thư mời và được hai linh mục Juan de Santa Cruz và Juan
Arjona, thuộc Dòng Đa Minh tỉnh Dòng Philippines, từ Manilla qua VN, hoạt động chung với các Linh Mục Thừa Sai.
Năm 1659, ĐGH Alexandro VII
ban hành sắc lệnh thành lập Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài. Năm 1679, ĐGH
Innocenxio XI, chia Đàng Ngoài thành hai : Tây Đàng Ngoài trao cho Hội Thừa
Sai, duới quyền GM De Bourges. Đông Đàng Ngoài, do ĐC Deydier Hội Thừa Sai phụ
trách.
Năm 1693, ĐC
Deydier qua đời, ĐC De Bourges trao địa phận này cho Dòng Đa Minh phụ trách. Từ
Roma, Cha Raimondo Lezoli, OP được cử giúp cha Juan Cruz, đang ở Trung Linh.
Sau này Cha coi sóc cả miền Đông.
Ngày 2.2. 1702, tại
Kẻ Sặt, Cha Raimondo Lezoli, được thụ phong Giám Mục, Giám Mục Đa
Minh đầu tiên. Từ đây, ảnh hưởng Dòng Đa Minh rất lớn nơi xứ đạo, đặc biệt
lòng tôn sùng chuỗi Mân Côi.
Năm nay Dòng Đa
Minh kỷ niệm 800 năm thành lập (1217-2017). Dòng đã tổ chức tổng hội từ 17-1 kết
thúc vào bế mạc năm Lòng Thương Xót 21.1.2017, gồm cầu nguyện, đàm luận và hội
thảo. ĐGH Phanxico đến bế mạc bằng thánh lễ, tại vương cung tháng đường Gioan
Latêrano.
Mục đích tổng hội
là cảm ta Thiên Chúa, lấy lại sứ vụ truyền giáo, để phát huy năng lực mới và
thúc đẩy tươi mát mới. Dịp này, thày Vivian Boland phát biểu : Chúng tôi không phải dòng duy nhất Rao Giảng
Tin Mừng. Dòng giúp GH giải đáp những
thách thức trong mọi lãnh vực. Chúng tôi
có tới 130 vị Thánh và dòng cũng rất ‘‘con người’’ với những sai lầm
Trong lễ, ĐGH nói với tu sỹ
Đa Minh : Hãy là Muối và Ánh
Sáng cho thế gian hôm nay. Tìm kiếm những gì mới và thích hợp. ĐGH
kuyên : hãy sẵn sàng chịu đựng gian khổ. Thánh Đa Minh và những vị đầu
tiên trải qua thử thách, 800 năm về trước. (vietcatholic. Net)
50 năm
THÀNH LẬP TỈNH DÒNG ĐA MINH VN (18.3.1967- 18.3.2017)
Từ 17đến
23.3.1967, phái đoàn Cha Tổng quyền Aniceto Farnandez, từ Roma đến thăm và ký sắc
lệnh thành lập Tỉnh Dòng Đa Minh : Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo VN.
Sinh hoạt phái đoàn:
50
năm trước, ngày 17.3.1967 : 9g,
từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Tu viện Alberto Phú Nhuận, học sinh trường Thomas
chào đón. 11g Thánh lễ tạ ơn. 11g30, Phái đoàn đến thăm ĐTGM Nguyễn Văn Bình.
17g, Nghi thức
tuyên bố thành lập tỉnh Dòng VN. Hiện diện : VN có Cha Gioakim Nguyễn Văn
Liêm Bề trên Phụ Tỉnh VN. ĐC Angelo Palmas, Khâm sứ Toà Thánh, ĐC Bình, ĐC Thiện
(Vĩnh Long). ĐC Đoàn. ĐC Khâm.
Phái đoàn :
Cha Aniceto Farnandez, Bề trên Tổng Quyền, Cha José Gayo, Giám Tỉnh Dòng Mân
Côi, Cha Hilaire Carpentier, Tổng thư Ký Dòng, Cha Jerome O’Rorke, Giám tỉnh
Dòng Úc.
Văn kiện ký ngày 18 .3.1967, giữa Cha Gioakim Nguyễn Văn Liêm Bề trên Phụ Tỉnh VN và Cha Tổng quyền Aniceto Farnandez. Sau đó là nghi thức venia của Tân Giám Tỉnh VN. Cha Tổng quyền tuyên bố : Đã đến lúc tách rời VN ra khỏi Philippines và thành lập tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn’‘Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo VN’’. Tôi cầu chúc tỉnh Dòng Nữ Vương các Thánh Tử Đạo sẽ là tỉnh Dòng nổi tiếng đạo đức và kỷ luật (18.3. 1967)
Các ngày sau,
phái đoàn thăm học viện Thủ Đức, đi vào xây cất, giáo xứ Ngọc Đồng, Thánh Tâm,
Cao Xá. Trung học Thomas (Nhà thờ Ba
Chuông), Chân Phước Liêm (Gò Vấp), Đệ Tử Tu Viện Mai Khôi (Gò Vấp).
Sau đó, các Cha
Đa Minh họp công nghị, ban hành Qui Chế Statutum, ngày 8.12.1969, do cha giám tỉnh
Nguyễn văn Liêm, ký.
Danh sách Dòng Đa
Minh bấy giờ, tới 1977 : 2 Đức Cha, 52 linh mục và 23 trợ sỹ. Hoạt động
trong 6 trung tâm :
1. Tu viện Thánh
Anbe Phú Nhuận, lập 1959, phụ trách giáo xứ Đa Minh và trường Thomas.
2. Tu tập viện
Thánh Toma Vũng Tầu, 1961,
3. Tu viện Rất
Thánh Mân Côi Gò Vấp, 1965
4. Tu viện Thánh
Phụ Đa Minh Thủ Đức, 1967
50 năm sau, Dòng Đa Minh VN đã tổ chức
hai nơi mừng kỷ niệm 50 thành lập tỉnh Dòng :
1) Ngày 18.3.2017, tổ chức nội Dòng, tại nhà thờ Ba Chuông, nơi
đã ký văn kiện thành lập tỉnh Dòng Đa Minh. ĐTGM Bùi Văn Đọc chủ lễ, ĐC
Nguyễn Thái Hợp giảng lễ. Đồng
tế, có ĐC Bản, ĐC Tứ, ĐC Hiệu...
2) Ngày 19. 3.2017, tổ chức lớn, tại Dòng Đa Minh
Martino, Hố Nai, lễ tạ ơn 50 năm lập tỉnh
dòng Đa Minh VN, khoảng 8.000 người. Đến dự, ngoại quốc, có Bề trên tổng quyền
từ Roma, cha Bruno Cadoré và đại diện Đa Minh tại Châu Á, Tây Ban Nha, Pháp,
Trung Hoa… VN có : Đức Khâm Sứ, ĐTGM Sài Gòn, ĐC Hợp, ĐC Bản… Cha
Giuse Nguyễn Đức Hòa giám Tỉnh Đa Minh, chủ lễ và các Đan Phụ…Giảng lễ, Cha Tổng
quyền Bruno Cadoré, từ Roma qua, nói nhiều lần : Nếu chúng ta, như Chúa nói với người phụ nữ
Samari, nếu nhận ra…Chúa trong anh em và ân huệ… của Chúa. Thì anh em Đa Minh
VN phải vừa loan báo Tin Mừng vừa cần thinh lặng. Kết lễ, Cha Giám Tỉnh
VN, dâng lời cám ơn Thiên Chúa, và cho hay, bỡ ngỡ vì tu sỹ nam nữ Đa
Minh ngày càng đông đảo. (http : // daminhvn.net)
DÒNG NAM ĐAMINH HIỆN NAY Ở
VN
Hiện nay, Dòng Đa
Minh VN có chương trình ‘Để Lời Chúa Được Lớn Lên’’ được các Cha Dòng ĐM phụ
trách chia sẻ Lời Chúa theo Tin Mừng mỗi Chúa Nhật. Phát thanh trên đài Chân lý
Á châu. VN có:
- 4 tu viện (dạy
tu và mục vụ) : 3 ở Sài Gòn (Chân Phước Liêm Gò Vấp, Giáo Xứ Đa Minh
(nhà thờ Ba Chuông), Cư xá Thanh Đa và 1 tên là Martino, ở Hố Nai,
Xuân Lộc.
-Ba tu xá (chuyên công tác xã hội) : Sài Gòn, Đà Lạt và Cần Thơ
- 10 Giáo xứ : 5 ở Sài Gòn, 3 tại Xuân Lộc, 1 Đà Lạt và 1 Phú Cường
- Học viện Đa Minh, Thủ Đức
DÒNG NỮ ĐA MINH VIỆT NAM
Dòng Nữ Đa Minh
phát sinh từ thời cấm đạo. Thời sơ khai, chị em Đa Minh nảy sinh từ cánh đồng
truyền giáo, thấm máu đào anh hùng tử đạo. Năm 1766, tại Đàng Ngoài, đã có qui
tụ và thành lập các cộng đoàn (từng 5) chị em Đa Minh trong địa phận Đông Đàng
Ngoài. Tu phục : mặc quần áo thường, đội núp đen. Giữ ba lời khấn theo Luật
Nhà Mụ. Bà Mụ thường đứng tuổi, nhân đức kinh nghiệm và được một Cha Đa Minh giới
thiệu.
Năm 1860, đã có bản
Lề Luật bằng chữ Nôm. Theo Luật của Tây Ban Nha. Năm 1920, danh từ Nhà Mụ thay bằng Nhà Phước. Từ khai sinh,
các Chị tự lực, nhưng tích cực giúp các linh mục trong công tác tông đồ và xã hội.
Năm 1916, địa phận Trung (= Bùi Chu) đã có 15 nhà.
Thời bách Đạo,
các Chị là liên lạc, thông tin, chuyển thư, che dấu, thăm viếng các vị bị giam
cầm... hay bị bắt, cùng tù và tử đạo. Sau cấm cách, các Chị lo dạy học, giáo lý
tân tòng, giúp phụ nữ hoàn lương…
Công Đồng Đông Dương (Hà nội, 1934) có lời
khen các Chị và khuyến khích bản quyền sớm lo các Chị trở thành dòng, có lời khấn,
theo Giáo Luật.
Theo nguyện vọng
trên, Ngày 8.9.1946, ĐC Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn, lấy nửa tài sản MTG và Đa Minh, lập
ra ở Bùi Chu, dòng Con ĐM Mân Côi, chọn nhà phước Đa Minh, Trung Linh, làm nhà
Mẹ đầu tiên.
Ngày 4.8.1950, ĐC
Phạm Ngọc Chi, kế vị ĐC Cẩn, cải tổ 7 nhà Phước Đa Minh thành Nữ Đa Minh theo Giáo Luật, chọn nhà Phước Bùi Chu, cạnh
Tòa GM làm nhà Mẹ.
Ngày 30.4. 1951,
với bản Nội Qui, Dòng Nữ Đa Minh tại VN đầu tiên được thành lập, trụ sở ở Bùi
Chu, thường gọi là Dòng Nữ Đa Minh Bùi Chu, thuộc quyền GM địa phận. Các địa phận
Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, lần lượt cải tổ Dòng Đa Minh.
Năm 1954, di cư.
ĐC Chi đặc 6 dòng Nữ trách di cư, 6.8.1955, gửi thư cho các bề trên di cư đề cập
đến cải tổ Dòng Nữ Đa Minh. Nên Đa Minh lập lại :
- Dòng Nữ Đa Minh Bùi Chu. Hố Nai. Năm 1957
- Dòng Nữ Đa
Minh, xứ Thánh Tâm, Hố Nai, năm 1958.
- Dòng Nữ Đa Minh
ở Xuân Hiệp, Sai gon, thường gọi Dòng Nữ Đa Minh Rosa Lima-Xuân Hiệp. 1973.
- Dòng Nữ Đa Minh ở xứ Lạng Sơn, Xuân Lộc. 1978
- Dòng Nữ Đa Minh Tam Hiệp, Xuân Lộc ( ?)
- Dòng Nữ Đa Minh ở xứ Thái Bình. 2003
Ngày 2.5.1991, 6 dòng Nữ Đa
Minh họp lại, tại trụ sở Đa Minh Sài Gòn, soạn thảo Hiến Pháp chung (ban hành
2004) : thống nhất tu phục, nghi thức Khấn, đào tạo, phụng vụ và sứ vụ.
Liên Dòng thành lập học viện Thánh Toma, Thủ Đức, từ 2001, chương trình 3 năm.
Hiện nay, VN
có 11 Dòng Nữ Đa Minh, gồm 127 cộng đoàn, trong 13 giáo phận :
1. Dòng Nữ Đa
Minh Bà Rịa. Năm 2015 có 8 vĩnh khấn
2. Dòng Nữ Đa
Minh Bắc Ninh
3. Dòng Nữ Đa
Minh Bùi Chu có từ 1951, một số di cư vào Nam. Các Chị còn lại khó khăn. Mãi
năm 1959, các chị mới phục hồi. Có 3 tu viện
4. Dòng Nữ Đa
Minh Đức Maria Thánh Linh, lập năm 2002, tại Lạc Quang, Sài Gòn.
5. Dòng Nữ Đa
Minh Lạng Sơn, lập 1913. có 16 cộng đoàn. Năm 2015 có 15 vĩnh khấn
6. Dòng Nữ Đa
Minh Mân Côi Phú Cường. Cư ngụ và sinh hoạt tại Gx Hà Nội, Xuân Lộc.
7. Dòng Nữ Đa
Minh Rất Thánh Mân Côi Montteils, Thủ Đức
8. Dòng Nữ Đa
Minh Rất Thánh Mân Côi Rosa Lima, Xuân Hiệp, Thủ Đức. 1954, các Chị Dòng từ Bắc
Ninh di cư, tái lập tại Thủ Đức, 1973. Năm 2015 có 13 vĩnh khấn
9. Dòng Nữ Đa
Minh Tam Hiệp. Biên Hòa. Lập ở Bùi Chu 1954. Di cư tái lập, 1964, tại Tam Hiệp,
có 23 cộng đoàn. Năm 2015 có 16 vĩnh khấn.
10. Dòng Nữ Đa
Minh Thánh Tâm. Hố Nai, Biên Hòa. Lập ở Bắc Ninh 1955, tái lập ở Hố Nai 1958,
có 13 cộng đoàn.
11. Dòng Nữ Đa
Minh Thái Bình. Lập 2004, có 11 cộng đoàn. Năm 2015 có 5 vĩnh khấn. Số Nữ tu Đa
Minh : 1.095 khấn trọn. 513 khấn tạm. 91 tập sinh. (http:// www.
binhgia.org)
Tại sao gọi là DÒNG BA ĐA
MINH
Ở VN có Dòng Ba
Phanxico, Đa Minh, Augustin và Camêlô. Tại sao gọi là DÒNG
BA ?
Thời Trung cổ, thế
kỷ X, người ta thấy trong GH có 3 hàng ngũ (tertus ordo) : Giáo sỹ, đan sỹ
và Giáo dân. Chính thánh Phanxicô Assisi chia : Nam tu sỹ, nữ tu Clara và
giáo dân muốn nên trọn lành theo giữ một bản tu luật. Thực ra từ thế kỷ VIII đã
có nhiều giáo dân, nam nữ, muốn chia sẻ nếp tu trì, tình nguyện vào nhà dòng tu
nào đó, làm việc lặt vặt, không lương. Tham gia sinh hoạt động phụng vụ, nhưng
không khấn và không mặc tu phục Đa Minh. Họ thường khóac áo choàng đen ở ngoài,
khi phụng vụ. Có lễ nghi trao áo choàng cho Dòng Ba. Họ thưòng nhờ các Cha Đa Minh làm linh hướng. Năm 1968, chung cho Dòng
Ba, đã có ‘Bản Luật’ áp dụng cho toàn thế
giới. Ngày nay, danh từ Dòng Ba thay vào ‘‘Huynh đoàn Giáo Dân Đa
Minh’’ hay ‘’Huynh đoàn Phanxicô tại Thế’’
Thực tế, Dòng Ba
Nam Nữ Đa Minh VN đầy nhiệt tâm, là cánh tay mặt trong cánh đồng truyền giáo
VN. Công đồng Kẻ Sặt (1930) và công đồng Đông Dương (1934) đặc biệt quan
tâm đến Dòng Ba. Thánh Công Đồng Vatican có văn kiện đánh giá cao vai trò giáo
dân trong GH.
VN, cha Chu Đức
Cung, làm giám đốc Dòng Ba, 1974. Cha chủ trương tờ Liên Lạc Nguyệt San
Năm 1974, tổng cộng
đoàn viên Dòng Ba Đa Minh, thuộc 206 huynh đoàn, được 24.784 (Dòng Đa Minh
trên đất Việt, tr. 397).
Nay đã thay đổi,
Dòng Ba Đa Minh đi vào ‘‘ơn gọi làm cho sự hiện diện Chúa Kitô trở nên sống động’’.
KẾT LUẬN
Dịp kỷ niệm 50
năm (1967-2017), tại Hố Nai, Tỉnh Dòng Đa Minh Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo VN.
Kết thúc bài giảng, Cha Tổng Quyền Đa Minh Bruno Cadoré, nói : anh
em Đa Minh VN phải vừa loan báo Tin Mừng vừa cần thinh lặng. Chúng ta lại
nghe lời Cha giám tỉnh VN nói sau lễ kỷ niệm : Bỡ ngỡ vì con số nam nữ
tu sỹ đông đảo.
Kết hợp với quyết định
chung, 4.4.1975, toàn Dòng Đa Minh, khi Sài Gòn náo động :
-Tất cả bề
trên và các vị hữu trách ở lại nhiệm sở
-Tỉnh Dòng
không tổ chức di tản.
- Các tu sỹ
phải chung sống tại các tu viện, khi không có thể thì tản mác sống với dân
chúng để củng cố đức tin cho họ. (Sđd. tr. 401)
Cho
phép kết luận : Đây là sự quan phòng và hồng ân Chúa và Đức Mẹ Mân Côi ban
cho GH Việt Nam.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang