TÓM LƯỢC DIỄN TỪ CỦA TỔNG THỐNG PHÁP
EMMANUEL MACRON ĐỌC TRƯỚC
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
TẠI HỌC VIỆN BERNADINS NGÀY 09/04/2014
Tôi
hết lòng cám ơn Đức TGM Chủ tịch và Hội đồng Giám mục Pháp đã cho tôi được vinh
dự trình bầy tại Học viện Bernadins. Về phía quý vị và chúng tôi, chúng ta vượt
qua sự hoài nghi để cùng nhau chia sẻ về mối quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước đã
bị thương tổn. Chúng ta phải hợp lực chấn chỉnh lại bằng
cách nói thẳng sự thật.
Việc
đối thoại là cần thiết. Tôi sẽ tóm lược quan điểm của tôi. Việc
Giáo hội khẳng định không quan tâm đến các vấn đề thế tục là chưa đáp ứng đúng ơn
gọi, đồng thời nếu vị nguyên thủ quốc gia cũng khẳng định không quan tâm đền các
vấn đề của Giáo hội là thiếu sót nhiệm vụ.
Tôi
nhận định liên hệ giữa Nhà nước Pháp và đạo công giáo được hình thành vào thời điểm
mà giá trị đích thực của con người được chứng nghiệm. Nếu người công giáo đều
muốn phục vụ và làm thăng tiến nước Pháp bằng cách chấp nhận cái chết, điều đó
không đơn thuần bắt nguồn từ các lý tưởng nhân bản hoặc luân lý kitô giáo thế tục
hóa, nhưng xuất phát từ đức tin vào Thiên Chúa và cách sống đạo.
Có
thể một số người cho rằng các quan điểm này vi phạm nguyên tắc thế tục. Các vị
tử đạo và các anh hùng liệt sĩ của mọi tôn giáo trong lịch sử hiện đại đã chứng
minh nguồn gốc luân lý của họ là sự hy sinh trọn vẹn. Thừa
nhận một số người không có nghĩa là hạ thấp mốt số người khác. Thế tục không có
nghĩa là từ bỏ tôn giáo nhân danh thế quyền, cũng không có nghĩa là dứt bỏ phàn
thiêng liêng trong xã hội vốn nuôi dưỡng bao người.
Với
danh nghĩa nguyên thủ quốc gia, tôi có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do tin hay
là không tin, tôi không thể làm ra một tôn giáo Nhà nước, thay thế siêu việt
thiêng liêng bằng một tín biểu cộng hòa.
Nhắm
mắt làm ngơ trước chiều kích siêu nhiên của người công giáo trong đời sống đạo
đức, trí thức, gia đình, nghệ nghiệp, xã hội là có cái nhìn khiếm diện về nước Pháp,
không nhận biết lịch sử ; chấp nhận dửng dưng là chưa làm tròn nhiệm vụ.
Trong
tác phẩm Thần học lịch sử (Théologie de l’histoire), Marrou đề cập đến việc Giáo
hội tỏ ra ngần ngại về mối quan hệ với chính trị. Lịch
sử nước Pháp cho thấy Giáo hội đã thiết lập giữa lòng thủ đô Paris.
Ngày
nay, trong thời điểm có nhiều khó khăn trong xã hội, sự thống nhất của quốc gia
có nguy cơ phân rẽ, trách nhiệm của tôi không cho phép để cho niềm tin của người
công giáo đối với chính trị và các chính sách bị xói mòn.
Sở
dĩ có tình trạng hiện nay, vì trong nhiều năm có chính sách không nhận biết các
người công giáo ở Pháp. Tình trạng một phần chính giới quá quan tâm đến liên hệ
với Giáo hội vì lý do bầu cử, ngược lại với tinh thần tôn trọng sự dị biệt và sức
sống của Giáo hội Pháp cũng như khát vọng của đạo công giáo nhằm hướng tới sự
phổ quát.
Mặt
khác, người ta đưa ra các lý lẽ để không lắng nghe người công giáo vì bị áp lực
của một thiếu số thành viên là đi ngược với sự nhất trí của toàn dân.
Diễn
văn của Đức TGM Chủ tịch HĐGM Pháp đã phác họa quan tâm của Giáo hội. Tôi
đưa ra lời giải đáp hoặc làm sáng tỏ thêm. Vấn đề mà HĐGM đưa ra không chí liên
hệ đến quyền lợi của một cộng đoàn, nhưng có liên hệ đến nước Pháp và cả nhân
loại.
Chính
sách ưu tiên của tôi dựa trên ý thức nhân vị mà Mounier đã đưa ra.
Từ
nhiều thế kỷ, Giáo hội đã diễn đạt bản tình nhân loại và ý nghĩa cuộc sống qua
văn học, triết học, kiến trúc, hội họa. Theo Pascal, đạo công giáo đáng kính trọng
vì thừa nhận con người. Có hai vấn đề thời sự được đặt ra : đạo đức sinh học
và vấn đề di dân.
Theo
quan điểm của HĐGM Pháp, nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ đời sống, nhất là khi
sự sống chưa được bảo vệ. Giữa sự sống một hài nhi vừa ra đời và sự sống của
con người trước bờ vực tử thần hoặc đời sống người tỵ nạn đã mất đi tất cả, quý
vị thấy có một điểm chung : họ đều cùng quẫn, trơ trụi, rất dễ bị tổn thương.
Họ
chờ mong có bàn tay dang ra, lòng từ nhân giúp đỡ họ. Thấu hiểu sự lo ngai của
giới công giáo, tôi thử giải đáp bằng cách nói lên sự thật và sự xác tìn của
tôi.
Về
người nhập cư, công luận đôi khi trách cứ
chúng tôi không tiếp nhận rộng rãi mà cho những di dân và trẻ vị thành niên đi
một mình vào các trung tâm tạm giam, dung dưỡng sự bạo hành của cảnh sát. Nhưng
nói đúng ra, chúng tôi hiện đang làm những gì ? Chúng tôi muốn chấm dứt tình
trạng trước đây mà chúng tôi phải tiếp nhận, càng ngày càng trở nên nan giải vì
thiếu các quy định, vì áp dụng không đúng. Nói đến thời hạn xử lý
hành chánh, điều hiện để cấp thẻ tỵ nạn. Việc làm của chúng tôi là giúp di dân
ra khỏi tình trạng mù mờ, phải trông chờ vô ích, phải chịu đựng các điều kiện
tiếp cư tệ hại trong các trung tâm đã quá tải.
Công
việc chúng tôi làm là điều hợp giữa luật pháp và nhân đạo. Đức Thánh Cha đã mệnh danh sự quân bình
này là ‘‘thận trọng’’ của chính quyền, đối chiếu giữa sự thiết yếu nhân bản
trong việc tiếp cư và chính sách tiếp nhận và hội nhập. Đó chính là mục tiêu của
chủ
nghĩa
nhân bản thực tiễn mà tôi đã ấn định. Lúc nào cũng có những hoàn cảnh không thể
chấp nhận được, chúng tôi tìm mọi cách để giải quyết. Chúng tôi không quên trách
nhiệm của các lãnh thổ còn nhiếu khó khăn trong việc tiếp nhận người tỵ nạn.
Làn sóng tỵ nạn khiến người dân lâm vào tình trạng khó xử, đẩy họ về các xu hướng
cực đoan, đưa đến phản ứng bảo hộ. Trách
nhiệm của chúng tôi là duy trì chính sách nhân bản để bảo vệ những người
tỵ nạn, nhiệm vụ này của chúng tôi đã được ghi trong Hiến pháp. Sự bảo vệ những
người yếu đuối nhất đáp ứng được các quy tắc cần được tôn trọng để được tiếp
nhận.
Chúng
tôi mời gọi sự minh triết của quý vị, làm sao tránh đi sự sợ hãi. Làn
sóng nhập cư ồ ạt mà quý vị nói đến là hậu quả sự bất quân bình trên thế giới.
Về
đạo đức sinh học, tôi nhận định ý kiến của Hội đồng Quốc gia Tư vấn Đạo đức vẫn
chưa đủ, mà còn cần tới ý kiến của các nhà lãnh đạo tôn giáo. Dự
luật sinh học đạo đức cần có các cuộc thảo luận của Hội đồng vừa nói và các
khuynh hướng triết học, tôn giáo, chính trị liên hệ đến mỗi người.
Chúng
ta phải trực diện với các cuộc thảo luận luân lý, đạo đức sâu xa đánh động lương
tâm mỗi người. Tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo hội khi đưa ra nến tảng nhân bản của
mọi tiến bộ kỹ thuật, tôi tán thành quan điểm của quý vị về những giới hạn của
kỹ thuật, chúng tôi công nhận vị trí của Giáo hội trong xã hội cũng như cho gia
đình nói chung, tôi cũng đồng ý phải phối hợp giữa tử hệ và dự định của các bậc
cha mẹ muốn có con. Chúng ta phải đương đầu với một xã hội mà
hình thức gia đình biến chuyển tận gốc rễ, quy chế con cái còn chưa rõ ràng, lại
có người mong muốn lập gia đình theo khuôn mẫu truyền thống.
Tôi
đồng ý quan điểm của hàng giáo phẩm cũng như các hội đoàn công giáo. Một
số nguyên tắc Nhà nước đưa ra đối chiếu với thực tế đầy phức tạp : hàng
ngày, các linh mục phải đồng hành với các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, các gia đình
ly thân, các gia đình đồng tính, các gia đình muốn phá thai, thụ thai nhân tạo
trong ống nghiệm, thụ thai nhờ kỹ thuật y khoa (PMA), các gia đình có thân nhân
sống nhờ các ống nuôi dưỡng, các gia đình bị chia rẽ vì các chọn lựa thiêng
liêng hoặc luân lý.
Giáo
hội đồng hành một cách kiên trì với các tình trạng tế nhị, tìm cách dung hòa các nguyên tắc với thực
tế. Tuy
nhiên, các kinh nghiệm thực tế vẫn không làm suy suyển lập trường của Giáo hội.
Cần
tìm ra một giới hạn, vì xã hội mở ra cho mọi khả năng, nhưng thủ thuật chế tạo
ra sự sống là không thể chấp nhận được.
Nói
như vậy có nghĩa là chính trị và Giáo hội cùng chia sẻ nhiệm vụ tìm ra giải pháp
cho thực tế, cả hai cùng đối đầu với các vấn đề thế tục khó khăn và phức tạp.
Giải pháp phát sinh từ tương quan giữa hệ thống giá trị, giữa nhân sinh quan và
thực tế.
Chúng
tôi lắng nghe quan điểm của Giáo hội kết hợp giữa thực tế và quan niệm siêu việt
về con người để đưa ra chính sách của chúng tôi. Tiếng nói của Giáo hội đặt vấn
đề về mọi khía cạnh, nhất là về hai vấn đề vừa nêu ra.
Nhà
nước và Giáo hội thuộc về hai lãnh vực khác nhau, không cùng một bình diện.
Nhưng
cả hai có thẩm quyền và cấp thẩm. Mỗi bên đều có nhiệm vụ
thiết lập các nguyên tắc rõ rệt. Chúng ta đều chung một nhiệm vụ làm ngọn lửa bừng
sáng, cho sinh khí luôn sống động. Nhiệm vụ này thật là khó khăn. Chúng ta cùng
nhau trao đổi quan điểm trên nền tảng vững vàng, còn lại những điểm tế nhị liên
hệ đến con người.
Trong
biến động, đối diện với rủi ro, chúng ta cùng nhau vượt qua mọi trở lực. Quốc
gia trở nên lớn mạnh nhờ sự sáng suốt của Giáo hội.
Sự
đóng góp của Giáo hội về các vấn đề thế tục làm sáng tỏ vấn đề cứu chuộc mà mỗi
người, dù tin hay không tin, diễn giải một cách khác nhau nhưng đều đồng ý về ý
nghĩa cuộc sống.
Vấn
đề này dường như biến mất trong xã hội hiện nay, nhưng các dấu chỉ vẫn còn đó,
tuy còn được dấu kín. Mỗi người diễn nghĩa khác nhau. Trong
diễn văn đọc tại Amiens năm 1967, triết gia công giáo Paul Ricoeur cho rằng
‘‘duy trì một mục tiêu xa vời với con người, ta gọi đó là lý tưởng theo ý nghĩa đạo đức, hoặc niềm hy vọng theo ý
nghĩa tôn giáo.’’ Đó là tương lai mà không có viễn tượng (la prospective sans perspective) vậy.
Lê
Đình Thông (lược dịch)
Bài viết khác
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA MINH NGUYỄN TUẤN ANH - Lê Đình Thông
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông