Phạm Bá Nha
Giáo hội luôn bị đe dọa và bách hại nhưng vẫn không mở rộng và kiên vững. Trái lại phát triển không ngừng, như lời Chúa hứa: Ta sẽ ở tới ngày tận thế, Qủi hỏa ngục không phá nổi. Khi còn tại thế, Chúa Giêsu ao ước và cầu mong '' trước sau vẫn là một'' (x. Ga 18, 21)
Tình hình thế giới biến chuyển
Mấy năm gần đây, đánh dấu nhiều nơi cởi mở biên giới cho Tin Mừng được vào
Ngày 26..2014, Dòng Chúa Cứu Thế kỷ niệm 150 năm phục chế Bức Ảnh ĐM HCG, đang đặt tại đền thờ Thánh Anphôngsô, Roma. Cách đây 300 năm, nhà thờ Thánh Matthêu bị phá hủy và bức ảnh ĐM HCG bị lưu lạc. Bỗng nhiên 26.4.1866, Bức ảnh xuất hiện cho dân chúng tôn kính, tại đền Thánh Anphôngsô, Roma. Xưa là nhà thờ Thánh Mattheu.ĐGH Pio 9, ủy thác cho DCCT lưu giữ phổ biến tôn kính với lời nhắn nhủ: Hãy làm cho thế giới biết đến Mẹ. Các thừa sai DCCT ghi sâu và tuân hành. Năm 2016, là năm Thánh của DCCT. UB trung ương thành lập để chuẩn bị. Trước mắt, Hội nghị DCCT tổ chức tại Gampo Grande, Brazil vào 5.2014. (DCÂC, 379, 5,14, tr. 12)
Sau nội chiến kéo dài (1989-1996) Liberia đã độc lập, có nữ Tổng Thống Ellen Johnson Sirleaf. Ngày 7.4.14, bà đã gặp ĐGH tại Vatican. Hai bên kêu gọi hợp tác trong xã hội, kinh tếđể Liberia sống hòa bình, thân thiện hơn. (Bđd, tr. 14)
Ngày 7.4.2014, Rwanda kỷ niệm đánh dấu chấm dứt 20 năm tội ác diệt chủng. Có 80.000 chết dưới bàn tay cực đoan người Hutu năm 1994, nạn nhân bi tấn công bằng dao phay.Chết chóc kết thúc, tháng 7.1994, khi Mặt trận yêu Nước Rwanda (RPF) nổi dậy từ Uganda tiến vào. Hành quân tiến vào Kigali và nắm quyền.Thánh lễ tại nhà thờ Sainte famille ở Kigali tưởng nhớ nạn nhân (Bđd. tr.14)
Chính phủ Cuba quyết định thêm, thứ sáu tuần Thánh là ngày nghỉ chính thức kể từ 6.2014, theo yêu cầu của ĐGH Benedicto XVI. Được biết chính phù cho phép cử hành Thứ Sáu tuần thánh, từ 2012. Sau khi Fidel Castro nắm quyền (1959) các ngày lễ tôn giáo bị cấm. Sau khi thánh GH Phaolo II thăm Cuba (1998) nhà nước cho mừng lễ Giáng Sinh. (Bđd 380, 6.2014, tr.13)
Tin mới tiết lộ, và được chính giới Hoa Kỳ xác nhận, Đức Phanxicô thành công giúp quan hệ Cuba-Hoa Kỳ tốt đẹp hơn. Tháng 9 này, ĐĐH ghé thăm Cuba trước khi thăm Hoa Kỳ. Trước đây, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II và Benedicto XVI từng được Chủ tịch Fidel Castro nồng nhiệt đón tiếp.
Nam Phi kỷ niệm 20 năm chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc độc tài và được tự do bầu cử (27. 4. 1994). Từ 1991, chính phủ Frederik de Klerk cải tổ, hủy bỏ chế độ kỳ thị, ông Nelson Mandela, sau 27 năm tù, được bầu làm tổng thống. (Bđd tr. 14)
Ngày 18.4.2015, Nga trả lại nhà thờ và tu viện Smolny cho GH Chính Thống. Nhà thờ xây cất 1764. Năm 1922, bị cộng sản dùng làm nhà kho, sau dùng hòa nhạc. Việc thờ phụng được tái phục từ 1922.
Kêu gọi của Đức Phanxico
Sáng 7.3.2013, trong cuộc họp ngắn trước khi vào mật viện, Hồng y TGM Buenos Aires, Jorge Mario Bergoglio đã gợi ý và xác quyết: Trước khi Phúc Âm hóa, Giáo Hội phải vong thân và đi tới biên thùy địa dư và của mình. Đó là bí ẩn của tội, đau khổ, bất công, dốt nát, dửng dưng tôn giáo. Giáo Hội tương lai phải thoát khỏi biên cương hiện hữu của mình. Trở thành mẹ của hoa trái, đạt được sự sống từ niềm vui ngọt ngào và êm ái Phúc Âm hóa. Và ngài đã hỏi : Qúi huynh đệ có muốn thoát khỏi những trói buộc và khuôn mẫu bệnh hoạn đang ngăn cản loan báo Tin Mừng và mời gọi người khác vào với Giáo Hội không ?
Qúi huynh đệ có thích thú chuy<n giao niềm tin của mình và giúp người ngoài chưa có niềm tin biết và tin vào Chúa Kito không? Qúi huynh đệ có thực sự và thực tâm là nhà truyền giáo ?
Ra khỏi mật viện, HY Bergoglio trở thàng Giáo Hoàng Phanxico, møc tº ra khÕi Vatican. (ns.HN 262. 10. 2014. tr. 98)
Trưa Chúa Nhật 01.6.2014, gần một trăm ngàn tín hữu hành hương đã về Quảng Trường Thánh Phêrô để nghe bài giáo huấn của Đức Thánh Cha, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
và nhận phép lành từ ngài.
Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã triển khai š tưởng về ngày lễ Chúa Thăng Thiên. Ngài nhấn mạnh đến việc ‘‘ra đi’’ của người môn đệ Chúa. Đây là lệnh truyền chứ không phải là chọn lựa. Mọi người, mọi cộng đoàn, mọi dòng tu đều phải ra đi để làm chứng cho Chúa.
Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng triển khai một š tưởng khác là nhờ những thương tích của Đức Giêsu, chúng ta đã được tha thứ mọi tội lỗi. Đức Giêsu về trời nhưng Ngài không rời bỏ chúng ta, Ngài vẫn hiện diện với chúng ta qua Giáo Hội. Ngài vẫn đồng hành với chúng ta, dù chúng ta không thấy Người.
Tin Mừng theo thánh Matthêu tường thuật lại lệnh truyền của Đức Giêsu dành cho các môn đệ: lời mời gọi hãy ra đi, hãy lên đường để loan báo cho muôn dân biết thông điệp cứu độ (x. Mt 28,16-20). "Ra đi", hay đúng hơn là "lên đường" trở thành từ ‘‘khóa’’ của ngày lễ hôm nay: Đức Giêsu khởi hành tiến về với Cha và ra lệnh cho các môn đệ khởi hành tiến về thế giới.
Đức Giêsu lên đường, thăng thiên, nghĩa là trở về với Cha, Đấng đã sai Ngài xuống thế. Ngài đã hoàn thành việc của mình và bây giờ Ngài trở về cùng cha. Nhưng ở đây không gợi lên cho chúng ta sự xa cách, vì Ngài vẫn luôn ở cùng chúng ta, theo một dạng thức khác. Với sự thăng thiên của mình, Chúa Phục Sinh đã thu hút cái nhìn của các tông đồ, và của cả chúng ta nữa, về tầm cao của Thiên Đàng để cho chúng ta thấy cùng đích của hành trình của chúng ta là chính Chúa Cha. Chính Ngài cũng đã từng nói rằng Ngài ra đi là để dọn chỗ cho chúng ta ở trên Thiên Đàng. Tuy nhiên, Đức Giêsu vẫn hiện diện ở đây và hoạt động nơi những biến cố của lịch sử con người với quyền năng và ân sủng của Thánh Thần Ngài. Ngài ở cạnh mỗi người chúng ta, dù chúng ta không thế tỏ tường bằng mắt, nhưng có Ngài ở đó! Ngài đồng hành với chúng ta, hướng dẫn chúng ta, cầm tay chúng ta và nâng chúng ta dậy mỗi khi chúng ta vấp ngã. Đức Giêsu phục sinh ở kề bên những Kitô hữu bị bắt bớ và bị phân biệt đối xử; ngài ở gần tất cả chúng ta, hôm nay, ngài hiện diện ở đây, nơi quảng trường này. Thiên Chúa luôn ở với chúng ta!
Anh chị em có tin đều này không? Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nói lớn lên : Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Khi trở về Trời, Đức Giêsu mang đến với Chúa Cha một món quà. Món quà nào vậy? Những thương tích của Ngài. Thân thể của Ngài hết sức tuyệt đẹp, không có những vết thâm tím, không có những đau vết đau từ đòn roi, nhưng còn lại những thương tích. Khi ngài về với Chúa Cha, Ngài sẽ chỉ cho Chúa Cha thấy những thương tích ấy và Ngài nói với Chúa Cha rằng: "Cha ơi, Cha nhìn này, đây là giá phải trả cho ơn tha thứ mà Cha đã ban". Khi Chúa Cha nhìn thấy những thương tích của Đức Giêsu, Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta, không phải vì chúng ta tốt lành, nhưng vì Đức Giêsu đã trả thay cho chúng ta. Nhìn đến những thương tích của Đức Giêsu, Chúa Cha sẽ động lòng thương yêu. Đây là điều mà Đức Giêsu làm trên Thiên Đàng hôm nay: cho Chúa Cha thấy giá phải trả cho ơn tha thứ, đó chính là những thương tích của Ngài. Chúa Cha luôn luôn tha thứ, vì Người nhìn thấy những thương tích của Đức Giêsu, Người nhìn thấy tội lỗi chúng ta và Người tha thứ tất cả."Nhưng Đức Giêsu vẫn hiện diện với chúng ta qua Giáo Hội mà Ngài đã sai đi để nới rộng sứ mạng. Lời cuối cùng Đức Giêsu nói với các môn đệ là lệnh truyền hãy ra đi:
"Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy"
(Mt 28,19).
Đây chính xác là một lệnh truyền, không phải là một chọn lựa! Cộng đoàn Kitô giáo là một cộng đoàn "ra đi", "lên đường".
Việc Chúa Kitô làm
Những năm rao giảng, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến với chiên lạc nhà Israel (x. Mt 10, 6; 15,24). Nên Chúa không thể từ chối chữa con bà dân ngoại Canaan (x. Mt 15, 22)
Chúa vượt ra biên giới Israel chữa người đầy tờ viên đội trưởng liệt giường (x. Mt 8,5-13)
Quên sao khi Chúa chữa hai người bị qủi ám vùng đất lạ bên kia bờ hồ (x. Mt 6, 28-34).
Thiên Chúa thúc dục ai tin vào Ngài "bước đi".
Abraham nhận lời kêu gọi đi tới vùng đất mới (St 12, 1-3). Mai sen nghe tiếng Chúa gọi hãy đi, Ta gửi người đi (Xh 3,10) và dẫn dân đi đất hứa (Xh 3,17)
Chúa nói với Giêrêmia: Ta gửi ngươi đến tất cả những ai, thì ngươi phải đến (Gr 1, 7)
Giáo Hội thực thi sứ mệnh mới
Đức Phanxico đang lãnh đạo Giáo Hội dấn thân tham dự công tác truyền giáo "đi tới" (Sứ điệp Evangalii Gaudium ''Niềm Vui Tin Mừng'', số 20).
Năm nay, 24.3, Giáo Hội tại nhiều nơi, kỷ niệm "Ngày các nhà Truyền Giáo Tử Đạo". Ngày mà Đức Cha Oscar Amulfo Romeo, TGM Salvador bị giết, được phong chân phước vào 23.5 tới. Theo Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho các dân tộc, từ 1980 đến 1989, có 115 nhà truyền giáo bị sát hại.Và từ 1990 đến 2000 tăng lên gấp 6 lần với 604 nhà truyền giáo bi sát hại, nhiều nhất tại Rwanda, 248 nhà truyền giáo bị sát hại. Trong thời gian 2001 đến 2014, 343 nhà truyền giáo bị sát hại. Riêng 2014, có tới 26 vị: 17 linh mục, 1 thày, 6 nữ tu, 1 chủng sinh và 1 giáo dân (Vietcatho New. 24.3.15)
Thống kê niêm giám Tòa Thánh (2015) cho biết kết quả thiêng liêng rất khích lệ. Thế giới 1 tỷ 253 người công giáo, tức thêm 25 triệu, tăng 2% so với năm trước, chiếm 1,7% dân số toàn cầu. Giám mục: 5.173. Linh mục: 415.338. Phó Tế: 43.195. Sư huynh: 55. 253. nữ tu: 639.575. Đại chủng sinh: 118.251. (CNS 24. 3.15)
Ngày 6.3.15, ĐTC tiếp 7 ngàn thành viên Con Đường Dự Tòng và gửi 30 đoàn truyền giáo cho dân ngoại, tổng cộng 200 gia đình. ĐTC nhìn nhận và cám ơn con đường Tân Dự Tòng là nguồn ich lớn trong Giáo Hội. Ngài nói trước mọi người: Thế giới ngày nay cần sứ điệp cao cả này. Bao nhiêu đau khổ, cô đơn, xa cách Thiên Chúa trong các khu ổ chuột tại Âu và Mỹ châu. Tổ chức này do Ô. Kiko Arguello và B. Carmen Hermandez tại Madrid, năm 1967, Tây Ban Nha. Năm nay có 21 ngàn, tại 124 quốc gia, thuộc 150 giáo phận (SD 6.3.15)
Trong buổi tiếp 16 giám mục Nhật Bản, 20.3.15. ĐGH khuyến cáo GH Nhật tăng cường hoạt động loan báo Tin Mừng. Dịp Nhật kỷ niệm 150 năm đón nhận Tin Mừng. Nhật chỉ có 0,35% công giáo.(SD 2D 20.3.15)
Mặc dầu nội chiến ngày càng khốc liệt tại Yemen, 5 linh mục Dòng Salesien tình nguyện ở lại sống chết với đoàn chiên, cho 300 giáo dân tại thành phố Aden. Họ là công nhân đến từ ấn Độ hay Phi luật Tân.
Tại Roma, Đại hội quốc tế đào tạo tu sỹ, gồm 1.500 linh mục tu sỹ, đến từ khắp nơi, kéo dài từ 7 đến 11.15, TGM José Rodriguez Carballo, Tổng thư ký bộ Tu sỹ và các Hiệp Hội Tông Đồ, cho biết đề tài thảo luận và áp dụng vi tính vào giảng dạy.
Sau hai năm trên ngôi giáo hoàng của Đức Phanxico, giới truyền thông đánh giá tầm ảnh hưởng ủng hộ lên 90% tại Hoa Kỳ.
Thế giới cũng như bản thân Ngài mong muốn Giáo Hội: ''Tôi mơ ước một giải pháp truyền giáo. Nghĩa là một thúc đẩy truyền giáo có khả năng biến cải mọi sự. Để các phong tục của Giáo Hội, cách thức làm việc...thời khóa biểu, ngôn ngữ cơ cấu được vận dụng thích đáng để Phúc Âm hóa. Hơn nữa duy trì chính mình việc canh tân cơ cấu do hướng mục vụ đòi hỏi. (Thông điệp "Niềm vui và Hy vọng").
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang