N |
gày 11.12.2018, tổ chức UNICEF LHQ
công bố hiện tình trẻ em trên thế giới. Đây là ‘’danh sách đen’’. Lướt qua,
chúng ta cảm thấy các em này từ nhỏ đã nhuốm, trải qua biết bao cực nhọc đau khổ,
‘‘Đâu Có Mùa Xuân”. Danh sách cho biết:
-
50 triệu trẻ em sinh ra không có tên tuổi và không quốc tịch vì không được
khai báo
-
11 triệu trẻ em chết trước 5 tuổi, vì có các bện có loại thuốc chích ngừa
-
120 triệu trẻ em bỏ học vì nhiều
lý do khác nhau
-
100 triệu trẻ em và vị thành niên sống lang thang trên vỉa hè thành phố .
-
2 triệu trẻ em chết và 6 triệu trẻ em bị thương tích vì chiến tranh
đó đây
-
300 ngàn trẻ em bị buộc gia nhập quân đội chiến đấu.
-
14 triệu trẻ em dưới 15 tuổi mồ côi vì cha mẹ chết vì chiến tranh hay bị
bệnh liệt kháng.
-
211 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi bị khai thác bóc lột lao động nặng nhọc.
Trong hầm đá, quặng mỏ (Mỹ châu Latinh), xưởng dệt thảm, khâu bóng đá, bị chủ
xích vào máy dệt, trả nợ thay cho cha mẹ
(Ấn Độ, Bacladesh, Pakistan). Các
em làm việc, ăn ngủ tại chỗ.
-
1 triệu 200 ngàn trẻ em bị liên lụy trong dịch vụ buôn bán trẻ em mãi dâm.
Có tổ chức lời hàng triệu Mỹ kim / năm. Bên Mỹ châu Latinh có nạn giết, bán bộ
phận trẻ em bụi đời.
-
Hàng triệu trẻ em bị cha mẹ người thân bạo hành, mang thương tích suốt đời.
-
(ns HN 312, 12. 2018, tr.27)
-
Diễn văn trước giáo triều 22.12.2018, trong 40 phút, ĐGH Phanxicô đề cập
tới :
-
Việc Chúa giáng sinh là
ánh sáng liên kết : Lần đầu Chúa đến trong khiêm nhường, lần thứ hai, Chúa
đến trong vinh quang. Củng cố niềm tin, đừng thất vọng.
-
Chúa sinh ra trong bất ổn chính
trị và tôn giáo, tranh đấu căng thẳng, và u ám. Chúa sinh ra cho sự chờ đợi của
một số người. Số đông từ chối.
-
Trong diễn văn này, hướng về các
trẻ em, nạn nhân nhiều hình thức khác
nhau trên thế giới, ĐGH nói, chúng ta quan tâm đến trẻ em hàng ngày thiếu nước,
thức ăn và thuốc men. Các em thiếu thốn nghèo đói cùng cực. Bạo lực nhắm vào những
người dễ bị tổn thương, trẻ em và phụ nữ. Những cuộc chiến tranh tuyên bố hay
không. Tất cả những người bị tra tấn bất công trong xã hội.
Chúng ta đang
trải nghiệm một thời tử đạo, khốc liệt tàn bạo hơn thời Roma. Một Néron mới đàn áp tín hữu. Nhóm cực đoan mới nhắm
vào nhà thờ, nơi thờ phượng, các thừa tác viên và các thành viên tín hữu. Các
phe đảng, nhóm mới cũ, nuôi dưỡng hận thù với Chúa Kitô với Giáo Hội. Có biết bao
Kitô hữu đang gánh chịu sự bách hại nặng nề, đẩy ra bên lề, kỳ thị bấy công. Họ
chấp nhận cái chết hơn bác bỏ Chúa Giêsu.
ĐGH chủ sự chầu tạ ơn Te Deum, 31.12.1918, tại
Đền Thánh Phêrô. Trong bài giảng, ĐGH nói : Chúa sinh ra để giải thoát,
đưa chúng ra ra khỏi tình trạng nô lệ và đem trở lại phẩm giá xứng đáng con
Thiên Chúa. Trong Roma có tới hơn 10. 000 vô gia cư, nam nữ trẻ em. Cuộc sống của
họ rất phức tạp gặp nhiều khó khăn, vất vưởng lay lứt trên vỉa hè công viên bến
xa… Chúa chào đời để biểu lộ tình yêu dành cho người bé mọn, người nghèo
và qua đó gieo rắc Nước Trời trên thế giới. (vietcatholic New 31.12.2018)
Trong
Tông Huấn ‘’Vui Mừng Hoan Hỷ’’(Gaudate et Exultate, 19.3.2018) ĐGH đặc biệt kêu
gọi nghĩ
đến những người xấu số trong xã hội hôm nay.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ được Thiên Chúa ủi
an
Thế giới
nói với chúng ta điều ngược lại : giải trí, thú vui, tiêu khiển và thoát
ly thực tế mới
Làm cho cuộc sống dễ chịu. Người thế gian ngoảnh
mặt trước vấn đề đau ốm, buồn phiền gia đình hay chung quanh. Thế giới
không muốn khóc lóc, đúng hơn, họ không quan tâm đến những tình cảnh đau
thương, tìm cách phủ lấp hoặc che giấu các hoàn cảnh ấy. Người ta tốn nhiều
công sức để chạy trốn đau khổ và tưởng rằng có thể che giấu được thực tại,
nhưng thực tế cuộc sống không bao giờ vắng bóng thập giá (Tông Huấn số 75)
Một người biết nhìn các sự vật đúng như sự thật của chúng, biết cảm nhận những
đau khổ và muộn phiền, thì mới có thể chạm đến chiều sâu của đời sống và tìm được
hạnh phúc chân thật. Người ấy được Chúa Giêsu an ủi chứ không phải thế gian.
Người như thế, không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh những
hoàn cảnh đau thương. Như thể họ khám phá ra ý nghĩa đau khổ cuộc sống bằng
cách giúp đỡ những người đau khổ, cảm thông nỗi thống khổ của người ta mà mang
lại sự xoa dịu. Người ấy cảm nhận tha nhân là xương thịt của chính mình mà
không sợ đến gần, Chúa Giêsu an ủi chứ không phải thế gian. Người như thế,
không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh những hoàn cảnh đau
thương. Như thế họ khám phá ra ý nghĩa cuộc sống bằng cách giúp đỡ những người
đau khổ cảm thông nhữn nỗi thống khổ của người ta và mang lại sự xoa dịu. Người
ấy cảm nhận nơi tha nhân là thịt và xương của mình và không sợ đến gần. Thậm
chí chạm vào các vết thương của họ. Họ cảm thương người khác đến nỗi mọi khoảng
cách đều không còn. Như thế, người ấy có thể lời khuyên của Thánh
Phaolo6 : Hãy khóc với người khóc (Rm 12, 15)
Biết khóc
với người khác : Đó là sự thánh thiện (số 76)
Tìm lại
mùa xuân. Ngoài lời kêu gọi trên của ĐGH, trong một thế giới và xã hội như thế chúng
ta phải làm gì cho những người xấu số bên cạnh mà chúng ta gặp. Xin đọc và suy
nghĩ những mẩu tin và truyện sau :
1. ĐGH nêu gương : Ngày
10.12. 2018, ĐGH cắt băng khánh thành phòng khám bệnh y khoa cho những người ăn
xin chung quanh đền thờ Thánh Phêrô. Phòng mang tên : Phòng Khám Bệnh, Mẹ Lòng Thương Xót. Phòng ở ngay hàng cột tay trái
công trường Thánh Phêrô. Ngày 18.12.2018, ĐGH đến dùng cơm trưa với người vô
gia cư do Hội Bóng Đá Ý tổ chức tại câu lạc bộ Bóng Dá. Trong bữa tiệc, ĐGH
phát biểu : Belem nghĩa là ‘‘nhà
bánh’’. Trong ‘’ngôi nhà’’ này, Chúa muốn gặp gỡ nhân loại. Ngài biết chúng ta
cần lương thực để sống. Từ máng cỏ Belem đến phòng tiệc ly ở Giêrusalem. Chúa
đã trở thànlương thực trên bàn thờ hàng ngày. Ngài gõ cửa nhà để vào cùng ăn với
chúng ta. (x. Kh.3,20)
2. Nhật ký của nữ y tá (+ 2014) kể lại :
Hôm ấy, 11.11. 1999, khoảng 8g, trại tôi nhiều việc, bận rộn. Một cụ khoảng 80
tuổi bước vào, và xin cắt chỉ khâu ở ngón tay. Ông nói ông vội vì có hẹn vào
lúc 9g. Tôi mời ông ngồi vì phải hơn 1 giờ nữa mới có nngười giúp ông. Tôi thấy
ông nhìn đồng hồ vì lúc đó ông bận gì, nên tôi quyết định khám vết thương. Khi
khám tôi thấy vết thương ăn da non, thế là tôi nói với bác sỹ khác cắt chỉ, còn
tôi săn sóc vết thương cho ông. Tôi hỏi, phải chăng ông hẹn với bác sỹ khác.
Ông nói sáng nay ông vội đến nhà dưỡng lão để ăn sáng với vợ. Bà bị alzheimer.
Ông vỗ nhẹ vai tôi và nói : Bà không nhận ra tôi, nhưng tôi biết bà là ai.
Khi ông
đi rồi, tôi không cầm nổi nước mắt, còn hai cánh tay nổi da gà. Tôi nghĩ rằng đây
là tình yêu tôi muốn có trong đời : Tình yêu chân thật, không thân xác, không
lãng mạn. Chân thật là chấp nhận tất cả. Trong những chuyện bông đùa email thỉnh
thoản, cũng có thông điệp, hôm nay tôi muốn nói : Những người hạnh phúc nhất
là người biết tổ chức những gì mình có. ‘’Sống không phải thoát khỏi trận
bão, mà nhảy múa dưới cơn mưa’’.
3. Các nước không cho Chúa Hài Đồng
sinh ra. Hai lý do là ý thức cộng sản và chủ nghĩa Hồi Giáo cực doan, hình như
bị cấm mừng lễ Giáng Sinh. Đó là các nước :
- Brunei : Nước có 5765 csv, 420.000
dân, 62% là Hồi Giáo. Chỉ được có thể mừng lễ Giáng Sinh trong gia đình. Từ
2015, có lệnh phạt tù từ 5 năm hay tiền, những ai công khai, lớn tiếng mừng Lễ
Giáng Sinh. Có video phổ biến cấm người Hồi Giáo tham dự các lễ nghi của Kitô
giáo, như dùng thánh giá, thắp đèn cầy,
trang hoàng cây Noel, ăn uống vào đêm Noel
- Somalie : Từ 2015, vua Hồi
Giáo ra lệnh cấm mừng lễ Giáng Sinh : Tất cả Giáng Sinh và năm mới là đi
ngược lại văn hóa Hồi Giáo và làm hại đức tin cộng đồng Hồi giáo.
- Tadjikistan : Từ 2013, nhà cầm
quyền cấm TV chiếu phim Noel. Trường học không được trưng cây Noel và nhận quà
Noel. Cấm đốt pháo bông, bữa ăn và gây qũi dịp năm mới.
- Arabie Saoudite : Nước cai
trị nghiêm nhặt nhất theo Hồi Giáo. Cấm mừng lễ Giáng Sinh. Nên có đụng độ giữa
nhóm cởi mở và cực đoan.
Noel 2015, trong bệnh viện công cho phép người không Hồi Giáo mừng lễ Giáng
Sinh, thì nhóm Hồi Giáo quyết liệt chống.
- Bắc Hàn : Từ 1950, cộng sản
đến, tất cả sinh hoạt thờ phượng bị cấm. Tổ chức bảo vệ nhân quyền ước lượng
50.000 đến 70.000 tín hữu trong các nhà tù. Năm 2016, nhà độc tài Kim Jong-Un không
những cấm mừng lễ Giáng Sinh đêm 24.12, mà phải mừng sinh nhật bà nội ông là bà
Kim Jong-Suk (1949-1919), người đánh bại Nhật và trở thành vợ nhà độc tài đầu
tiên Kim II Sung, Bắc Hàn. Bà là ‘’mẹ thánh cuả cách mạng’’.
- Trung Quốc : Có bán ‘vật dụng,
cảnh trí ’’ trang hoàng Giáng Sinh, nhắm thu lợi nhuận thương mại kinh tế. Đa số
dân chúng coi dịp cuối năm như ‘’lễ hội theo mùa’’ hay ‘‘nét văn hóa hiện đại, theo tây phương’’, là kẻ thù dân tộc. Dưới mắt
dân chúng, mừng Giáng Sinh với con mắt dè dặt, thù nghịch. Năm 2014, viện Khoa
học Xã Hội phát hành sách có phần ‘các vấn đề gay go nhất’’ : ý tưởng dân
chủ du nhập từ tây phương, quyền bá chủ tây phương, phát tán tin tức trên
internet, sự tăng trưởng tôn giáo. Nhóm 10 sinh viên Tiến sỹ công bố bài
báo tố cáo ‘sùng bái Noel’’ kêu gọi dân chúng ‘tẩy chay Noel’’. Họ cho ‘‘đây là
bước tiến mới Kitô hóa’’ đất nước họ. (ns
HN, số 312, 12. 2018, ttr.58-59)
4. Truyện ‘’Cô bé bán diêm’’ (La
Petite Fille Aux Allumettes, viết 1845) của văn hào Đan Mạch, Hans Christian Andersen
(1805-1875), nhiều người biết : Vào buổi tối mùa thu, khu phố Copenhagnen,
Đan Mạch. Trước mặt độ 10 bước, Andersen nghe tiếng khàn khàn vọng ra của
cô bé, khoảng 10 tuổi, run rẩy ngồi co ro ngồi trên thềm nhà cao ráo, ánh đèn
trong nhà hắt ra. Andersan bước tới, ái ngại, cất tiếng :
- Tối lắm rồi, sao cháu chưa về nhà ngủ ?
Cô bé
nhích mép : Chú ơi ! Mua hộ
cháu bao diêm !
Rồi chỉ
tay vào túi vải bên cạnh, em khẩn nài : Cả ngày, cháu chẳng bán được gì. Và chả ai bố thí cho cháu đồng
nào. Cô bé rớm rớm nước mắt, thân hình tiều tụy, ốm yếu run lên khi gió lạnh
thổi qua.
Sát đến gần,
Andersen động lòng, khẽ vuốt mái tóc dài xoắn từng búp trên lưng cô bé : Gia đình cháu đâu cả ? Không ai lo cho
cháu ?
Cô bé buồn,
lắc đầu, bùi ngùi kể : Những năm
xưa, khi còn sống trong căn nhà xinh đẹp. Từ khi bà em mất, gia sản lụi bại. Gia
đình chui rúc trong xó hẹp tối tăm. Nhìn Anderson với vẻ cầu khẩn : Không có tiền, em đâu dám về nhà, sợ ba đánh
chết. Thật, em có người cha khắc nghiệt. Hai cha con chen nhau ở trên gác xép tồi
tàn, gió rét vẫn chui vào dù bít kín kẽ vách. Về nhà không ích gì.
Lúc này cô bé mang đôi giầy vải mòn của mẹ để
lại.
Anderson yên ủi : Cháu đừng
lo. Rồi móc túi, đặt một số tiền vào tay bé bỏng của em : Còn bấy nhiêu cho cháu hết. Về nhà mau, kẻo
chết cóng.
Đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay
chàng : Ôi, lạy Chúa. Từ ngày bà
cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất. Với món tiền này bố con cháu sẽ có
nhiều bữa no.
Cô bé đăm chiêu : Chú cho hết, thì tiền đâu chú sống. Hở chú ?
Chàng mỉm cười, nụ cười hiền dịu : Cháu khéo lo ? Chú còn cho cháu nhiều
thứ nữa. Chú sắp đi xa. Đầu năm chú trở lại sẽ tặng cháu món quà đặc biệt.
- Ồ,
thích quá. Còn cháu, sẽ tặng chú một món quà. À mà tên chú là gì ?
- Chú là
Anderson. Có bao giờ nghe đến tên ấy chưa ?
- Tên chú
quen lắm. Có phải chú là thợ mộc, thợ may, hay bác sỹ ?
- Không
phải. Thế này. Chàng đưa ngón tay vẽ vào không
khí…
- A, cô bé reo lên : Cháu hiểu, chú làm nghề bán bút ?
Sau đó,
Anderson đi dj lịch. Một năm sau. Anderson trở lại. Dò hỏi thăm Cô bé bán diêm,
thì chủ hiệu quần áo cho biết cô đã chết cóng, lúc nào ở góc giữa 2 ngôi nhà.
Ngồi bên cạnh những bao diêm, có 1 bao đã đốt nhẵn. (bđd. Ttr.76-77)
Cuối bài,
cũng là cuối năm, cùng đọc thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa) xin Chúa giải
phóng, mở cửa cho những ai tin tưởng nơi Ngài.
Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi
hát mừng. Tuyên xưng Ngài là Đức Chúa. Chúa là Cha, Đấng trường tồn vạn đại.
Hoàn vụ này kính cẩn suy tôn. Trước nhan Chúa các tổng thần phủ phục. Mọi thiên
thần và đạo binh thiên quốc, đều cảm tạ và cung chúc tôn thờ. Chẳng khi ngừng
vang dạy tung hô. Thánh! Thánh! Chí Thánh. Chúa tể càn khôn là Đấng Thánh. Trời
đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. Bậc tông đồ đồng thành ca ngợi Chúa. Bao
vị ngôn sứ tán tụng Ngài. Đoàn tử đạo quang huy hùng dung. Máu đào đổ ra minh
chứng về Ngài. Và trải rộng khắp nơi trần thế. Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên
xưng. Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng. Và Con Một Ngài chí tôn chí ái. Cùng Thánh
Thần. Đấng an ủi yêu thương.
Lạy Đức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống.
Ngài là Chúa hiển vinh. Đã chẳng nề mặc lấy xác
phàm, nơi cung lòng Trinh Nữ. Hầu giải phóng nhân loại lầm than. Ngài đã
ra tay chiến thắng tử thần. Mở cửa cho những ai tin tưởng. Ngài hiển trị bên hữu
Chúa Cha. Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề
tôi. Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. Xin được hợp đoàn cùng muôn thần
thánh. Phúc miên trường vui hưởng vinh quang. Amen.
Bài viết khác
Anh lính Cứu Hỏa được hoán cải sau trận hỏa hoạn tại nhà thờ Đức Bà Paris - Công Bình
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang