Đức Ông Mai Đức Vinh
1. Nguồn gốc cơ sở Epinettes :
Cơ sở Epinettes là bất động sản của Association des Patronage (AP).
AP ra đời từ năm 1876, được Đức Hồng Y Guibert, Tổng Giám Mục Paris làm phép trọng thể ngày 04. 02. 1877. Trụ sở của hội toạ lạc trên một khu đất rộng đầu đường Epinettes. Các tuyên úy đầu tiên là qúy linh mục thuộc xứ Saint-Michel, nhưng giám đốc của AP luôn là một giáo dân. Một trong những người giáo dân điều hành sáng giá đầu tiên là ông Borme. Gần 20 năm ông tận tụy với nhiều thành công tốt đẹp. Về các cha tuyên úy, thì không vị nào trổi trang hơn linh muc Firmery. Linh mục giúp Hội từ 1898 cho dến 1940 nghĩa là 42 năm trường
Chính nhờ những nhân vật tài đức như vậy kế tiếp nhau, mà cho đến nay AP đã qua 131 tuổi đời với không biết bao nhiêu nỗ lực đi tới trong công trình giáo dục giới trẻ thật phong phú và đa dạng
Ngay từ 1950, sau đại chiến thứ hai, với trào lưu đô thị hóa, người đã nghĩ dến việc phải có những cơ sở rộng lớn để đáp ứng nhu cầu giáo dục mỗi ngày một dâng cao và khẩn trương
Đó là ơn linh hứng cho cơ sở Epinettes hiện nay
Vì AP là một hội đạo đức chuyên việc giáo dục giới trẻ, nên trong trí ý của AP, cơ sở mới này xây lên như một trung tâm giới trẻ cho hai quận 17 và 18 Paris. Văn phòng Tuyên Úùy Sinh Viên đặt ở đây. Tiếc rằng kể từ khi Mitterand đắc cử tổng thống (1981-1995) và đảng Xã Hội lên cầm quyền, họ có nhiều chính sách tiêu cực đối với mục vụ giới trẻ của Giáo Hội (như vụ trường tư năm 1982), nên việc tập trung giới trẻ công giáo mỗi ngày một gặp khó khăn. Vì thế mức độ sinh hoạt xuống cấp dần và sau cùng trung tâm bị bỏ trống nhiều năm trước khi AP và tòa tổng giám mục quyết định trao cho Giáo Xứ Việt Nam
2. Báo Tin, quyết định và tiến hành :
Vào đầu tháng mười một 1997, đức ông Yves Mallmann điện thoại cho Cha Vinh bảo phải liên lạc gấp với ngài về cơ sở mới mà Tòa Giám Mục muốn đề nghị cho GXVN. Cha Vinh gặp đức ông Yves Mallmann và hẹn ngày đi xem cơ sở. Thứ ba ngày 12. 11. 97, toàn Ban Giám Đốc và qúy ông Nguyêõn Văn Hộ, Nguyễn Ngọc Đĩnh, Nguyễn Văn Thơm và bà Nguyễn Đình Thái được dẫn đi xem cơ sở lần đầu tiên. Cách chung mọi người tỏ vẻ ưng ý, nhưng còn phải suy nghĩ thêm trước khi quyết định. Đức ông Yves Mallmann không quên nhấn mạnh trước khi chia tay : Sở dĩ dành ưu tiên cho GXVN cơ sở này là vì Tòa Giám Mục biết rõ nhu cầu mục vụ chính đáng của GX, thấy rõ khả năng quản trị của GX và đọc được những thư "xin cơ sở" của GX viết từ nhiều năm
, vậy, "lấy hay không lấy", yêu cầu GX trả lời thật sớm. Thứ năm, 14.11.97, trong buổi hội hàng tuần, Ban Giám Đốc quyết định tiếp nhận cơ sở. Tối hôm ấy cha Mai Đức Vinh điện thoại cho đức ông Yves Mallmann. Ngài hài lòng và nói sẽ liên hệ với ông Fandeur văn phòng chưởng ấn để tiến hành việc sửa chữa
Trong buổi hội Ban Thường Vụ đầu tháng 12.97 và kỳ Đại Hội Mục Vụ một tuần sau đó, cha Giám Đốc đã trình bày vụ việc, mọi người đều nhất trí đón nhận cơ sở
Về việc chỉnh trang, đầu tháng giêng 1998, Tòa Giám Mục đã cho biết phần nào Tòa Giám Mục sẽ làm và phần nào Giáo Xứ phải làm. Công việc sẽ bắt đầu vào tháng 04. 1998. Cha Vinh cũng hội với ông Daniel Fandeur, đại diện Tòa Giám Mục, ông Nicol, đại diện Syndic, và ông Lanteaume, chủ tịch chung cư, để xác định trên nguyên tắc những vụ việc tương quan đến Giáo Xứ.
Ngày 07.09.1998, tòa giám mục Paris gửi xác nhận cha Mai Đức Vinh là đại diện của tòa giám mục trong "Nghiệp đoàn đồng chủ nhà" (Syndicat des Copropriétaires). Sau đó hai văn kiện quan trọng được ký kết giữa ADP, ARE và MCVN là Tờ Giáo Ước (Convention) và Giấy xử dụng nhưng không (Commodat dUtilisation Gratuite).
3. Công trình sửa chữa:
Cả Toà Giám Mục và Giáo Xứ đều khởi công chỉnh trang cơ sở trong một thời điểm giống nhau 15.04 - 15.08. 1998.
Toà Giám mục sửa lại hệ thống điện (nhưng chỉ sửa những cái chính yếu gọi là "tạm thời" thôi. Công việc sửa hệ thống điện còn dài, cho đến bây giờ vẫn chưa hoàn tòan ổn định! Thay lại hết các tấm plát-tíc lót cầu thang, các phòng lớn và sửa lại bốn cánh tường gỗ bị hư hại từ lâu năm. Phí tổn chắc chắn trên 200.000frs và mãi đến tháng 10.1998 mới xong.
Riêng Giáo Xứ paris, công việc sửa chữa bắt đầu từ 15.04 Cũng là ngày cha Trần Anh Dũng xung phong lên ngủ và giữ nhà mỗi đêm. Người quan xuyến chung mọi công việc sửa chữa là ông Nguyễn Văn Thơm, ủy viên đặc trách về cơ sở. Ông tự nguyện ngưng mọi "chantiers" của riêng ông để lo việc chỉnh trang cơ sở mới. Mỗi ngày có 8 người thợ chuyên môn làm và cuối tuần có từ 20-30 giáo dân đến làm đủ chuyện. Công tác chính là sửa chữa, chỉnh trang, sơn quét lại toàn bộ trong và ngoài các phòng lớn nhỏ.
Một điểm son chói sáng mãi: Những ngày mệt mỏi đã qua, nhiều người đã dành những ngày hè để dọn nhà cho giáo Xứ. Coi như việc nhà mình. Không thể kể hết tên những người giày công làm tự nguyện. Nhưng mỗi khi đến Giáo Xứ, chắc những người đến làm việc trong thời gian dọn nhà, cảm thấy vui và phấn khởi, khi nhìn vào chỗ này và góc kia, nơi có bàn tay của mình làm giúp vào đó... Nhiệt tình này không phân biệt, từ các cụ lớn tuổi đến các bạn trẻ tuổi, đều hăng say đóng góp. Quả thật không sức mạnh nào tình đoàn kết gắn bó giữa con chiên với chủ chiên. Một điểm son sáng còn chói sáng mãi.
Sau một hai tháng dọn nhà, cơ sở Épinettes tương đối đã sáng sủa, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp
mát mắt. Kịp cho mọi sinh hoạt thường xuyên, mà đầu tiên là hai khóa Tĩnh Huấn Cursillo cuối tháng bảy và đầu tháng tám. Lễ Đức Mẹ Lên Trời, 15.08.1998, Thánh Lễ đầu tiên của Cộng Đoàn tại cơ sở mới, có tới 1.000 người về dự. Ai cũng hài lòng và khen ngợi ban giám đốc và ban thường vụ đã sáng suốt quyết định tiếp nhận cơ sở này. Khen bà con đã tích cục trong công việc tu sửa và dọn dẹp.
Trong Thánh Lễ, cha Vinh kêu gọi mọi người cùng dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria lời tạ ơn chân thành. Đồng thời ghi ơn từng người, kẻ góp công người góp của để giáo xứ có một cơ sở khang trang thờ phượng Chúa và sống tình huynh đệ ! Sau Thánh lễ, mọi người đều hân hoan với buổi tiếp tân "mừng cơ sở mới".
4. Thánh Lễ Tạ Ơn.
Niềm hân hoan và lòng tri ân của Giáo Xứ Việt Nam tại Paris dâng cao lên nữa trong ngày chúa nhật 15.11.1998, ngày Đức Hồng Y J.M. Lustiger đến cơ sở Epinettes, với danh hiệu là nhà nguyện Thánh Giuse, chính thức trao cơ sở cho Giáo Xứ, chia vui với mọi người và cùng mọi người dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, Đức Mẹ Lavang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Dưới đây, chúng tôi trích lại một phần bài phóng sự của ông Lê Đình Thông đăng trong báo Giáo Xứ.
" Chiều chủ nhật 15.11, Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, Tổng Giám Mục Giáo Phận Paris, đã chủ lễ đồng tế cùng Đức Tổng Giám mục giáo phận Huế Stéphane Nguyễn Như Thể, Đức Ông Pierre Nguyễn Văn Tốt, Tham Tán Phủ Sứ Thần Tòa Thánh tại Pháp, Đức ông Joseph Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ vùng Paris và linh mục Jean Baptiste Etcharren Bề Trên Hội Thừa Sai Paris.
Đây là Thánh Lễ Tạ Ơn (Te Deum) của cộng đoàn dâng lên Thiên chúa nhân kỷ niệm 10 năm Đại Lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-1998) và việc Giáo Xứ tiếp nhận trụ sở mới toạ lạc tại số 38 rue des Epinettes, Paris 17e
.
Trong lời chào mừng Đức Hồng y, Đức Ông Mai Đức Vinh biểu lộ niềm hân hoan của cộng đoàn được tiếp đón vị chủ chăn. Đức ông nhấn mạnh nỗ lực hội nhập của Giáo Xứ, nhưng vẫn bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc. Sự hội nhập sáng tạo này làm cho giáo phận thêm phong phú, đồng thời kết hợp giáo xứ chặt chẽ hơn với giáo phận.
Đức ông dâng lên Đức Hồng Y lòng tri ân về tình thương phụ tử, biểu thị qua việc giáo phận Paris chuyển giao cho giáo xứ trụ sở mới khang trang, đáp ứng được các nhu cầu phụng vụ và văn hoá của cộng đoàn, sinh hoạt và học tập của các hội đoàn, nhất là sinh hoạt giới trẻ và thiếu nhi
.
Phần Đức Hồng Y, ngài mượn lại lời của Đức Jean Paul II giảng trong Đại Lễ Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988) rằng : "Thiên kỷ thứ nhất là của Châu Aâu, thiên kỷ II là của Tân Thế Giới, và thiên kỷ III là của Châu Á", để lưu ý người công giáo Việt Nam về trọng trách tông đồ tại Đông Nam Á. Ngài khuyên riêng giới trẻ Việt Nam cố gắng học thêm một ngôn ngữ Á châu khác ngoài tiếng Việt, để tận hiến cho công cuộc truyền giáo tại Á châu. Riêng với giáo Xứ Việt Nam, Đức Hồng y khẳng định : "Anh chị em sống tại thủ đô nước Pháp là anh chị em sống ngay trong nhà của anh chị em, vì thế tìm cho Giáo Xứ một nhà thờ để dâng lễ, một cơ sở để sinh hoạt là bổn phận của tôi, của giáo phận
hy vọng rằng cơ sở này đáp ứng được phần lớn nguyện vọng của Giáo Xứ Việt Nam tại Paris
"
Thánh lễ được kết thúc bằng cuộc tiếp tân đăc biệt trên sân
vui ôi là vui ! (32).
5. Mua căn nhà A1 trên lầu I
Bài viết này được kết thúc bằng đôi hàng về việc mua căn nhà trên lầu I tức A1: Vào cuối tháng tư, chúng tôi nhìn thấy bảng đề "nhà bán, 4 phòng, đầy đủ tiện nghi". Căn nhà này nằm sát trên căn nhà lầu trệt mà các cha sẽ ngủ và làm việc. Do đó căn nhà có thể bị ảnh hưởng bởi hơi nhà bếp, nhất là mỗi cuối tuần. Đàng khác phải nghĩ xa đến việc đón tiếp khách vãng lai Giáo Xứ. Vì thế, cha Vinh, ông Thơm, ông Tốt, ông Cần và anh Ngọc ngồi bàn tính và thấy cần phải mua căn nhà này. Cha Vinh về thảo luận với Ban Giám Đốc. Được Ban Giám Đốc đồng ý, cha Vinh lên xin phép Tòa Giám mục. Tòa Giám Mục cho là hợp lý (vous avez raison). Cha Vinh liền nhờ ông Jean Fouquet, người Pháp, con rể ông Thân Văn Hân, liên hệ với chủ nhà cho biết các chi tiết trước khi tiến hành với Tòa Giám Mục và với văn phòng chưởng khế để "ký promesse de vente".
Sau nhiều lần tiếp xúc, ông J. Fouquet cho biết : Đây là một gia đình dược sĩ, ông Langiaux Francois và bà Govin Marie Pascale, hai vợ chồng và hai con. Một trai một gái. Con họ lớn nên họ muốn đi mua một pavillon vùng ngoại ô Paris. Theo giấy tờ, căn nhà này gồm 4 phòng, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, ba kho đồ, rộng 66,60m2. Giá bán sau cùng là 830.000frs.
Giấy tờ được ký tại văn phòng chưởng khế Christian Lefebvre Bernard Bisson, Jacques R. Beghain, 14, rue Brunel, 75017 Paris, về phía người bán là ông Langiaux Francois và bà Govin Marie Pascale, về phiá người mua là cha Philippe Barboux và ông D. Fandeur, đại diện Tòa Giám Mục, và luật sư Lê Đình Thông và cha Mai Đức Vinh, đại diện Giáo Xứ.
Năm 2000, ông Nguyễn Văn Thơm đã sửa lại căn nhà : biến nhà bếp thành một phòng ngủ cá nhân, chia phòng khách ra để có thêm một phòng ngủ cho 2 người, đặt thêm lavabo và tân trang nhà tắm, nhà vệ sinh. Hiện nay căn nhà này có thể đón 8 khách vãng lai.
Cám ơn Chúa, đây là một "căn nhà vãng lai rất đắt khách" (un appartement de passage bien demandé), và chỉ dành cho qúy Đức Cha, các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh (xin dọc 60 năm GXVN Paris t.2, tr.1078-1096).