1. Thời gian 1942-1950 : ba địa chỉ ở 75006 và 75015 Paris
Bản Điều lệ đầu thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, tiền sinh của Sở Truyền Giáo Việt Nam rồi Giáo Xứ Việt Nam ngày nay cho biết : trụ sở tạm đặt tại 106 rue d'Assas, 75006 Paris (nhà của Bác sĩ Nguyễn Văn Aùi, một thành viên trong Ban Trị Sự) (1).
Cho tới nay, trụ sở luôn là một vấn đề "mỗi ngày thêm khẩn trương" của tập thể Công Giáo Việt Nam, dù với danh xưng Liên Đoàn, Sở Truyền Giáo hay Giáo Xứ Việt Nam. Tài liệu cho chúng ta biết, lần lượt trụ sở được đặt tại :
5 rue Falguière, trường học của giáo xứ Saint Antoine Padou, 75015 Paris
80 rue Vaugirard, nhà dòng nữ Đaminh, 75006 Paris.
52 Bd Lefèbvre, nhà xứ của giáo xứ Saint Antoine Padou, 75015 Paris
36bis Bd Raspail, tòa báo Missi của các cha dòng Tên, 75007 Paris.
Lý do đổi địa chỉ là vì "Liên Đoàn chưa có qũy để trả tiền thuê, trụ sở chỉ là một phòng hội hay một địa chỉ cho mượn để lên lạc thư từ
khi chủ nhân cần phòng hay không muốn cho mượn dịa chỉ" nữa, thì Liên Đoàn bó buộc đi kiếm "trụ sở mới"
2. Thời gian 1950-1957 : 36bis Bd Raspail, 75007 Paris
Năm 1950, trước khi cha Giuse Nguyễn Quang Lãm được chính thức bổ nhiệm làm Giám Đốc (1951-1952) và tổ chức Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (Fédération Catholique Việtnamienne en France) được nâng lên là Sở Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp (Mission Catholique Vietnamienne en France) tập thể người Công Giáo Việt Nam mới có trụ sở 36bis Bd Raspail tương đối lâu bền và khang trang.
Bác sĩ Nguyễn Văn Ái đã diễn tả trụ sở Đại Lộ Raspail như sau: "Nhờ sự giúp đỡ đặc biệt của Đức Cha Chappoulie, năm 1950, Liên Đoàn thuê được trụ sở tương đối khang trang, địa chỉ 36bis Boulevard Raspail, 75007 Paris, với nhiều thuận tiện : đi lại có hai đường metro "Mairie d'Issy les Moulineaux - Porte de la Chappelle" và "Auteuil-Austerlizt" và các bus 68, 74, 94, 83. Mua bán, có chợ "Bon Marché". Cầu nguyện có nhà thờ Mission Etrangère, Médaille Miraculeuse.
Trong nhà có phòng tiếp khách (a), phòng cha Tuyên Uùy (b), phòng ngủ cho anh chị em mới tới hay ở tỉnh lên (c), phòng làm việc của ban trị sự, và hội họp, dâng lễ hàng tháng (d) và một phòng khá rộng để giải trí pingpong, bàn cờ hay những buổi cấm phòng, thuyết trình (đ). Ba đoàn thể chính bấy giờ là Sinh Viên, Phụ Nữ và Lao Động chia nhau trực điện thoại và quán xuyến tủ sách, lo sạch vệ sinh
" (3). Bác sĩ Nguyễn Văn Aùi viết thêm : "Từ khi có trụ sở, mọi sinh hoạt sum tụ và đầm ấm hơn nhiều. Nhưng vấn đề khó khăn là tiền thuê nhà hàng tháng ". Vì thế, ngay năm 1951, cha Trần Thanh Giản đã viết thư cho Đức Khâm Sứ John Dooley trong đó xin "Yểm trợ tài chánh cho Liên Đoàn, đặc biệt tiền thuê trụ sở".
3. Thời gian 1957- 1968 : 32 Ave de l'Observatoire, 75014 Paris
Cha Trần Thanh Giản cho biết, trụ sở 36bis Bd Raspail hết hạn thuê vào năm 1952, và nhờ sự giúp đỡ tận tình của Đức Cha Rupp, giám mục phụ tá của Paris, Cộng đoàn Viện Nam thuê được trụ sở mới, 32 Ave de l'Observatoire, 75014 Paris. Đây là một ngôi nhà nhỏ thuộc tu viện Visitandines, mà người thuê trước là cộng đoàn Hiệp Sĩ Thánh Bernard (Chevaliers de Saint Bernard). Sau khi ông giám đốc từ trần, hiệp hội hết hoạt động và ngôi nhà bỏ hoang đã hai năm. Nay nhờ sự yểm trợ của của Bộ Truyền Giáo, của Hội Thừa Sai Paris, cộng đoàn Việt Nam mới thuê được ngôi nhà này : trùng tu lại, trụ sở mới có phòng họp, phòng đọc sách, quán cơm xã hội và phòng giải trí tương đối khang trang. Sinh hoạt của Cộng Đoàn thêm sầm uất. Mọi người cảm tạ Chúa
Nhưng vào năm 1958, cha Provenchères thay thế đức cha Rupp, đưa ra dự án "xây một ngôi nhà lớn sau ngôi nhà số 32 Ave de l'Observatoire, để làm cơ sở chung cho các cộng đoàn ngoại kiều. Trong ngôi nhà đó cộng đoàn Việt Nam được hưởng ¼, vì đông số và có những hoạt động đáng chú ý.
Trước tình thế đó, cha Trần Thanh Giản cùng các cha Đinh Văn Hưởng, Nguyễn Ngọc Lưu, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Tiến Huynh, Nguyễn Định Tường, và một số giáo dân vận động với "ông Quận trưởng quận XIV, xin ông nhìn nhận công việc xã hội của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam", với đức cha Nguyễn Văn Bình là Giám mục bảo trợ, can thiệp với toà Tổng giám mục Paris, mục đích là xin "thay đổi dự án xây trụ sở chung của cha Provenchères". Đồng thời cha Trần thanh Giản và các cha, đến năn nỉ dòng Visitandines "xây riêng cho cộng đoàn Việt Nam một cơ sở nhỏ nằm trên đường Boissonade". Nhờ có nhiều can thiệp của cấp trên, sở nguyện của Cộng Đoàn Việt Nam được đón nhận. Lịch sử của cơ sở Boissonade khởi đầu từ đó. (Có thể đọc thêm trong cuốn 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, t.2, tr. 1042-1045).