Đức Ông Mai Đức Vinh
Trong sáu năm 1986 - 1992, nhiều giáo dân đã lấy sáng kiến cá nhân và được cha Vinh khuyến khích, hợp với tiếng nói của Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ, viết thư cho dòng Thăm Viếng (Visitandines) hay gửi lên cho Đức Hồng Y (ĐHY) J.M. Lustiger.
Những người viết thư cho dòng Thazam Viếng là chị Marie Thérèse Nguyễn Thị Mỹ Phước, ông Joseph Vũ Văn Nghi và nữ tu Chistine Lan ...
Nội dung của các thơ đều trình bày nhu cầu về cơ sở của Giáo Xứ Việt Nam, Paris. Không thể đăng lại ở đây mọi lá thư, chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số thư gửi lên cho DHY J.M. Lustiger.
Ngày 01.10.1986, ông Trần Văn Cảnh viết thư cho Đức Hồng Y J.M.Lustiger :
" Kính thưa ĐHY, con qua Pháp tu nghiệp năm 1973, thường xuyên con đi dự lễ ở nhà thờ Pháp hay Việt. Con nhận thấy một sự tiến triển khác thường của Giáo Xứ Việt Nam Paris (GXVNP) qua bốn đường nét sau đây :
1) Có sự tăng vọt rõ nét của đồng bào Việt Nam tại Pháp, nhất là sau 1975. Trong số 80.000 người VN tại Pháp thì một nửa cư ngụ tại vùng Paris, tức quãng 40.000, trong đó quãng 13.000 là công giáo và tập trung về GXVNP, mà đa số là người trẻ.
2) Số giáo dân đến dâng và sinh hoạt dưới nhiều dạng thức tại GXVNP vào cuối tuần không kém một xứ đạo trung bình của Tổng Giáo Phận Paris.
3) Sau phạm vi thiêng liêng, các sinh hoạt của GXVNP mỗi ngày một hướng về phạm vi xã hội và văn hoá.
4) GXVNP nghiễm nhiên trở thành tiêu biểu cho mọi người Viêt Nam sống tại Pháp, thành gạch nối liên kết Giáo Hội Pháp với Giáo Hội Việt Nam, và như vậy ôn nhớ lại công phúc của các linh mục Thừa Sai
Kính thưa ĐHY, trước sự gia tăng về số giáo dân, về sự hiện diện của giới trẻ, và về các sinh hoạt tông dồ dưới nhiều dạng thức phong phú, con thấy cơ sở hiện nay của GXVNP quá bé nhỏ, có nhiều nguy cơ về an ninh ; con ước ao làm sao cho GXVN có một nhà thờ lớn đủ để giáo dân đến dâng lễ chủ nhật cách xứng đáng và có nơi sinh hoạt nghiêm chỉnh
Xin ĐHY nhận lòng kính cẩn và biết ơn cửa con "
Joseph Trần Văn Cảnh, Paris.
Ngày 10. 03. 1987, từ Bar-le-Duc, nữ tu Marie Thérèse TRẦN viết thư cho Đức Hồng J.M. Lustiger :
"Kính thưa ĐHY, con là người VN, từ ba năm nay con ở tỉnh xa, nhưng trước đó con ở Paris bảy năm liền. Con hay đến GXVN để cầu nguyện và dâng lễ bằng tiếng mẹ đẻ. Hầu như mọi người công giáo VN hiện nay ở Pháp có chung mộït nhu cầu như con và hơn con, vì con biết tiếng Pháp hơn họ.
GXVN lại là một GX có nhiều người trẻ đến để bồi dưỡng đức tin, nơi có nhiều sinh hoạt mục vụ thiêng liêng, xã hội và văn hoá, nơi có nhiều người lớn tìm học giáo lý (mỗi năm trung bình hơn 20 người), nơi các người tị nạn lấy lại tinh thần và niềm tin sau bao nhiêu khó khăn đã trải qua. Vì thế, thưa ĐHY, nhân dịp đầu Mùa Chay, con mạo muội đến chia sẻ tâm tình với ĐHY là vị Cha chung của cộng đồng người Việt tị nạn qua Pháp. Chính tai con đã nghe nhiều lần ĐHY F. Marty và ĐC D. Pézéril, vì xúc động nhìn thấy giáo dân Việt Nam chen chúc, đứng tràn ra đường phố để dự thánh lễ, đã hứa tìm cho họ một ngôi nhà thờ rộng lớn hơn. buồn là cho tới nay những lời hứa đó chưa được thể hiện
Con và mọi người khác luôn giữ hy vọng và kiên trì chờ đợi, xin ĐHY vui lòng nghiên cứu tận nơi phương án nằm lòng của GXVN là mong có một cơ sở, một nhà thờ
.
Con mong rằng một ngày gần đây con sẽ có tin vui
. Con xin ĐHY nhận lòng kính mến và biết ơn sâu xa của con".
Marie Thérèse TRẦN, 3 rue Berlioz, 35000 Bar le Duc.
Ngày 10. 06.1987, chị Marie Julie Dương Nguyệt Di viết thư cho Đức Hồng Y J.M. Lustiger :
"Kính thưa ĐHY, con xin phép nói đôi lời về con : Nhân dịp được cử qua mấy nước Aâu Châu để nghiên cứu về "Vấn đề xã hội trong bệnh viện", con được Chúa Quan Phòng cho ngừng lại vĩnh viễn tại Nước Pháp.
Từ 1975, con lại hành nghề "cán sự xã hội", và con được làm việc cho Sở Xã Hội Quốc Tế, nghành Pháp". Khi làm việc, con có dịp tiếp xúc với nhiều cơ quan xã hội chuyên lo đồng bào tị nạn. Dĩ nhiên con không quên GXVN, nơi đối với con, vừa là trung tâm sống Đức Tin vừa là trung tâm sinh hoạt xã hội và văn hóa.
Con thấy 2/3 dân tị nạn Á Châu sống trong vùng Paris, nên họ thường đến GXVN để tìm nguồn sống đức tin, huynh đệ, vàm tìm việc làm.
Do đó GXVN đã thay đổi rất nhiều, cha Giám Đốc đã phá hết những gian phóng nhỏ để có ngôi nhà nguyện rộng rãi hơn
Tuy nhiên, lễ chủ nhật bao giờ cũng tràn ngập giáo dân, chen chúc, đứng ra ngoài đường phố. Con rất thương những ông bà già phải đứng chen chúc suốt cả buổi lễ, lâu lâu có người ngất xỉu
Nhìn thấy cảnh tượng đó, con rất cảm động và nhớ lại câu viết của P. Jacob " Silence, la Messe commence
Une Messe commence, quand un monde se construit, Notre vie est la semence d'une Eglise qui fleurit" (Thinh lặng, Thánh Lễ bắt đầu. Thánh Lễ bắt đầu là thế giới được thiết lập ! Đời sống chúng ta là mầm giống làm cho Giáo Hội trổ sinh hoa trái).
Giáo xứ là nơi cử hành các Bí Tích, là nơi nuôi sống văn hóa dân tộc, là nơi những người cùng chung kiếp tha hương sưởi ấm cho nhau
Làm sao đáp lại được những ước nguyện thâm sâu, những nhu cầu khẩn trương của giáo dân Việt Nam đã bị mất hết, cần tái tạo lại cuộc sống
nếu không có một cơ sở lớn hơn để quy tụ, để hoạt động
Ước nguyện ấy, chúng con chỉ biết nhìn vào ĐHY, vào Giáo Hội Paris
Quả đúng "La France n"est pas Paris, mais Paris est la France "
Mong sao niềm mơ ước của chúng con trở thành hiện thực ! Điều này tùy thuộc ở ĐHY. Chúng con hoàn toàn tin tưởng và cậy trông nơi ĐHY !
Chúng conxin ĐHY nhận lòng biết ơn hiếu tử của chúng con".
Marie Julie Dương Nguyệt Di, 18bis rue Fessart, 75019 Paris.
Ngày 03. 10. 1987, cha Mai Đức Vinh, đại diện Ban Giám Đốc và ông Phan Quang, đại diện Hội Đồng Mục Vụ gửi thư lên ĐHY J.M. Lustiger :
"Chúng con viết thư lên ĐHY như làm một sự vận động đầy hy vọng cho vấn đề cơ sở của GXVN thật khẩn trương đối với những sinh hoạt mục vụ, xã hội và văn hóa hiện nay
Với tình hình hiện nay, chúng con mường tượng ra ba giả thuyết :
a) Ở lại tại chỗ (thì cần làm sao mở rộng ngôi nhà và mở rộng khuôn viên
),
b) Tìm một nhà thờ khác ở Paris (nhưng làm sao GXVN vẫn giữ được sự độc lập và tự do trong việc xử dụng
),
c) Tìm một nhà thờ khác ở ngoại ô (nhưng làm sao GXVN vẫn giữ quy chế thuộc về Paris
). Chúng con nghĩ rằng giáo dân VN rất quảng đại cho công việc nhà Chúa, nếu được các Đấng Bề Trên kêu gọi đóng góp
".
Thư này mang chữ ký của ông Phan Quang và lm Mai Đức Vinh, và đồng gửi đến Đức Cha Cl. Frikart, cha Menteur và cha J. Reymond.
Ngày 14.04. 1988, Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ gửi thư cho Đức Hồng Y J.M. Lustiger :
"Kính thưa ĐHY, Mới đây cha Menteur cho biết ĐHY muốn biết về tin tức của GXVN. Chúng con rất cảm động niềm ưu ái phụ tử của ĐHY. Kể từ làn sóng tị nạn 1975, GXVN mỗi ngày một tăng thêm số giáo dân, vì thế mỗi chủ nhậït có ba Thánh Lễ. Tiếc là nhà ngyện quá chật hẹp không đủ chỗ ngồi, cho nên hơn một nửa giáo dân đến dâng lễ phải đứng chen chúc, tràn cả ra ngoài đường phố
, cả khi đã vợi qua chừng 200 người sang nhà nguyện của các cha Capucins
Vào những lễ đặc biệt như lễ lá Mùa Chay, Lễ các Thánh Tử Đạo VN, chúng con phải mượn nhà thờ Notre Dame des Champs. Vì hiện nay GXVN ngoài việc dâng Thánh Lễ và cử hành Bí Tích, còn có nhiều sinh hoạt mục vụ trong ba phạm vi thiêng liêng, xã hội và văn hóa
nên chúng con không dám tiếp nhận những đề nghị "chỉ nguyên chỗ dâng lễ, chứ không có phòng ốc sinh hoạt" như trường hợp nhà thờ Saint Cyrille và Saint Méthode
Vì quá bé nhỏ sánh với lượng người đến dâng lễ và sinh hoạt đặc biệt vào cuối tuần, cơ sở Boissonade có thể gây nên nhiều "nguy cơ" về an ninh và vệ sinh : hỏa hoạn, ngộp thở, ẩm ướt, vệ sinh (như phòng ngủ của các linh mục), lối thoát cấp cứu
Điều chúng con cảm thấy mỗi ngày một rõ là "việc kiếm cho GXVN một cơ sở khả dĩ hiện đang ở trong ngõ cụt (impasse)", và "vấn đề chỉ giải quyết được khi có sự can thiệp trực tiếp và cương quyết của ĐHY"
. Tin tưởng rằng ĐHY không nỡ để chúng con thất vọng, chúng con dâng lên ĐHY lòng kính cẩn và biết ơn chân thành của chúng con.
Ký tên : lm Joseph Mai Đức Vinh, Joseph Đinh Đồng Thượng Sách, Vincent Nguyễn Văn Cẩn, Pierre Bùi Duy Nghiệp, Nt Têrêsa Huỳnh Thị Na, Ô. Antoine Nguyễn Văn Hộ.
Ngày 10.10.1989, ông Pierre Đặng Kim Ban viết thư cho Đức Hồng Y J.M. Lustiger :
"Kính thưa ĐHY, Đã hơn 30 năm con đi lại Giáo Xứ Việt Nam (GXVN). Con nhận thấy một sự tiến triển tốt trong phạm vi mục vụ. Con cũng nhận thấy mối ưu tư to lớn hay ước nguyện tha thiết của cộng đồng giáo dân việt nam hiện nay là có được một cơ sở lớn hơn để hoạt động và một nhà thờ xứng đáng để thờ phượng Chúa và biểu lộ niềm tin. Đó là động lực thúc đẩy con viết thư nhỏ này đệ lên ĐHY
Con hân hạnh được biết ĐHY khi ĐHY còn là tuyên úy sinh viên tại trung tâm Richelieu vào những năm 1966-1968.
Nhiều lần chứng kiến sức sống và lòng sốt sáng của GXVN, Đức HY F. Marty và ĐC D. Pézéril đã hứa tìm cho một ngôi nhà thờ xứng đáng
ï, nhưng rủi thay cho tới nay những lời hứa đó chưa được thực hiện
Một điều khá rõ là nhiều giáo dân Việt Nam cao niên không hiểu được tiếng Pháp, họ cần được cầu nguyện và dâng lễ bằng tiếng Việt
Trong khi sẵn sàng trình bày thêm những điều ĐHY muốn biết thêm về GXVN, con hy vọng ĐHY sẽ cho con và GXVN một câu trả lời tích cực
Xin ĐHY nhận nơi con lòng kính mến chân thành".
Pierre Đặng Kim Ban (Thư sao gửi cho Đức Cha Michel Coloni, Đức Cha Cl. Frikart, linh mục Giám Đốc Giáo Xứ, Oâng Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ).
Ngày 12. 09. 1992, ông Vũ Văn Nghi viết thư cho Đức Hồng Y J.M. Lustiger :
"Kính thưa ĐHY, Con rất cảm động về bài giảng của ĐHY trên đài vô tuyến Notre Dame, nhất là khi ĐHY nói đến một người ăn xin. Hôm nay con muốn là người ăn xin đó đến xin ĐHY cho GXVN một nhà thờ và một cơ sở phù hợp với luợng giáo dân và với mức độ sinh hoạt hiện nay của GX. Aáy là chưa nói đến phòng làm việc và ngủ nghỉ của các linh mục làm việc tại GX. Con trộm nghĩ, khi số linh mục ít ỏi thì các Đấng bề trên càng phải quan tâm lo cho các linh mục nhiều hơn. Sức khỏe của họ qúy lắm. Xin ĐHY trực tiếp can thiệp để GX có thể chỉnh trang và làm lớn hơn, hay làm thêm nhà Boissonade. Con biết Tòa Giám Mục không phải là chủ đất, nhưng sự can thiệp trực tiếp của ĐH Y với nhà Dòng hẳn có hiệu lực. Con cũng trộm nghĩ GXVN không thể bị đặt ngang hàng với các xứ ngoại kiều khác vì giữa Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Pháp có nhiều tương quan lịch sử và Tin Mừng. Con hết lòng cám ơn ĐHY đã cho phép con bày tỏ chân thành những bận tâm và ước nguyện của giáo dân VN, xin ĐHY nhận nơi con lòng kính mến và biết ơn chân thành ".
Joseph Vũ Văn Nghi.
Những cố gắng tìm tòi của Ban Giám Đốc và giáo dân
Trong Paris : Cha Vinh và cha Sách dành nhiều giờ đi thăm hỏi và tìm tòi trong 20 quận của thủ đô Paris, xem có nhà thờ hay nhà nguyện nào khả dĩ đề nghị xin Tòa Tổng Giám Mục cho xử dụng thay thế hay tăng cường cho cơ sở Boissonade mỗi ngày một trở nên chật chội và thiếu an ninh đối với số lượng trẻ em đến mỗi chiều thứ bảy và số người lớn đến mỗi ngày chủ nhật. Ba trường hợp không thể quên : cha Vinh và Cha Sách cầm cuốn Almanach Radio Notre Dame 1987 và 1988 đi tìm như vậy trong hai năm
; nhắm mua hay thuê một cái "garage bị phá sản" nằm dưới hầm nhà, một cửa mở ra Bd Edgard Quinet, một cửa mở ra Bd Raspail; chung vốn để xây cất khu phố quanh gare de Lyon trong đó sẽ có cơ sở cho Giáo Xứ
Ngoài Paris :
Nhà thờ Saint Paul tại Palaiseau, thuộc giáo phận Essonne, không thành vì xã lấy "quyền ưu tiên" mua làm thư viện ;
Thăm nhiều nhà nguyện vùng Antony, nhưng cha sở xứ Saint-Saturnin luôn "tỏ thái độ tiêu cực, vì giáo phận Nanterre không có chính sách mục vụ dân tị nạn";
Nhắm mua một "garage phá sản" ở saint Denis, không thành vì vấn đề di chuyển và an ninh ;
Với chủng viện Issy Les Moulineaux, Giáo Xứ chịu bỏ tiền xây nhà xứ trên đất của tu hội Saint Sulpice và xin xử dụng nhà nguyện của chủng viện, không thành vì không có quyền xây nhà trên đất vườn "được nói là có mạch nước nóng!",
Dòm ngó ngôi nhà và khu vườn rộng trên đại lộ Aristide Briand gần Antony, nhưng không thành vì đã có người đặt tiền mua trước rồi.
Độc đáo nhất là lá thư của ông Giuse Nguyễn Tiến Đạt, đề ngày 16.08.1987, gửi đến Quý Ông Bà, đưa ra một đề nghị như sau : " . Vì đất ở Paris rất đắt
tôi mạnh dạn ngỏ cùng ông bà rằng : chúng ta hãy lợi dụng năm nay Đ.T.C. sẽ phong thánh cho các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, thì anh em chúng ta ngồi lại với nhau để tìm cách xây nhà thờ chung cho cả Paris và các vùng phụ cận thì là một dịp rất thuận tiện.
Đại khái như, trên các cha, các tu sĩ nam nữ và toàn thể anh em giáo hữu đồng đứng tên làm đơn thông qua tòa Giám Mục rồi gửi lên chính phủ xin một mẫu đất ở gần phụ cận Paris, miễn là nơi đó thuận tiện giao thông, để làm hai cái đài kỷ niệm, một để ghi nhớ công ơn các anh hùng tử đạo VN, một để ghi ơn chính phủ và nhân dân Pháp đã cho chúng ta tị nạn.
Với những ý nguyện xin ấy chứng tỏ mình biết ơn họ, và làm đẹp trên đất nước họ, và trình bày những cái văn hóa của mình cho dân chúng họ biết một cách cụ thể, thì tôi tin rằng rất có thể họ cho đất và cao hứng họ còn giúp tiền để làm nữa là khác
Và như vậy là ta được đất xây nhà thờ và đài kỷ niệm
Chúng ta sẽ xây nhà thờ theo kiểu nhà thờ Phát Diệïm
Xin ông bà thông cảm và nhận nơi đây lòng tôi tha thiết mong mỏi có nhà thờ. Xin ông bà giúp lời cầu nguyện và góp thêm ý kiến thì thật là qúy giá lắm vậy
Thành tâm", Joseph Nguyễn Tiến Đạt. (Xin đọc '60 năm GXVN Paris' t.2, tr.1060-1078).