Mônica Têrêsa Túy Nga
CHUYỆN
CỦA BA CHÚ KHỈ
không
nhìn không nghe không nói
1.
Giới thiệu
Xét về mặt giá trị mỹ thuật
thì ba chú khỉ tượng trưng cho ba KHÔNG, làm bằng gốm mỹ nghệ cao cấp được nung
bao phủ bên ngoài lớp sơn bóng nổi vân màu xanh cẩm thạch này xứng đáng bị gia
chủ nào đó đem vứt bỏ vào ngày 28 Tết vừa qua. Vì nhìn chúng vừa cũ kỹ, vừa lại
có chú đã bị gãy mất một bàn chân, có chú bị trầy sờn một bàn tay nữa... Thế mà
tôi đã hân hoan đi ôm lượm mang hết về nhà, rửa chùi thật sạch, rồi ân cần đặt
bên cạnh gốc cây mai nhỏ ngoài ngõ. Những ngày Mừng Xuân Bính Thân 2016, con
cháu rút hết về quê ăn Tết, tôi ở nhà một mình. Ngoài giờ đi tham dự Thánh lễ ở
giáo đường và đọc Kinh cầu nguyện tại gia ra, tôi để mặc cho ba chú khỉ khọt này múa máy làm khuấy động
tâm trí tôi! Vì đây là sự “khuấy động” hướng thiện, gợi hứng cho tôi ngồi viết
bài này.
2.
Hình thức và một thoáng truy cứu về nguồn gốc
Cả ba chú khỉ hiện diện
trước mặt tôi đều được nghệ nhân cho đổ khuôn theo kiểu ngồi chồm hỗm, mỗi chú
cao khoảng một tấc rưỡi, nhìn kỹ tôi không thấy có chú nào toát nét vui vẻ gì cả.
Nhưng chịu khó nhìn cho sâu hơn, toàn bộ cho tôi bắt gặp cái “khí thế ưng chịu”
phải là như thế! Cho mọi sự giao thoa được bình yên. Thật thấy mà thương thay!!
Và, vì “thương” nên tôi tìm hiểu thêm, được biết:- Ba bức tượng của ba chú khỉ
này từ rất lâu nay được thoát thai từ bức tượng thần Vajrakilaya có sáu tay ở Ấn
Độ. Mỗi đôi tay của tượng thần Vajrakilaya giơ cao lên để bịt kín đôi mắt, bịt
kín miệng, và bịt kín hai tai của mình lại. Hiện nay ở vùng Nikko, cách Tokyo
khoảng 140 cây số về hướng Bắc, trong đền
Toshogu hãy còn đó một bức điêu khắc cổ bằng gỗ quí, trong đó có ba chú khỉ
nhìn rất sống động, ẩn ý triết lý răn dạy người đời một cách cao siêu, của một
nghệ nhân nổi tiếng vào thế kỷ 17, ông
tên là Hidan Jingoro. Và Mizaru, Kikazaru, Lwazaru, là tên của ba chú khỉ đó.
Chú khỉ Mizaru bịt mắt, không nhìn. Chú khỉ Kikazaru bịt tai, không nghe. Và
chú khỉ Lwazaru, bịt miệng, không nói. Phía sau của ba chữ không nhìn không
nghe không nói, chúng ta thấy có hai nguyên âm và hai phụ âm đứng gần nhau kết
thành âm đôi zaru. Zaru khi phát âm ra lại giống trài trại với Saru, mà nghĩa của
Saru là con khỉ. Thế là từ đó hình ảnh của ba con khỉ thân mến như đã nói bên
trên được lên ngôi, làm biểu tượng khuyên răn con người. Con người nên nhìn,
khi cần phải nhìn. Con người nên nói, khi cần phải nói. Con người nên nghe, khi
cần phải nghe. Cả ba hành xử vừa nêu, ngay trong Năm Thánh 2016 này, đem kết hợp
chặt chẽ với Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, thì không có gì sánh bằng.
3. Bài
học quý giá
Nhìn ngắm ba con khỉ, tôi
giựt mình, nhìn lại chính mình! Và, ngay giờ đây ba chú khỉ tượng trưng cho ba
KHÔNG, tên Mizaru, Kikazaru, và Lwazaru chính là ba vị Thầy của tôi. Chúng cho
tôi nhiều bài học để số
- Chú khỉ Mizaru bịt mắt
không nhìn, dạy tôi chỉ nhìn khi cần phải nhìn. Mà nếu đã nhìn thì hãy nhìn với
ánh mắt của Lòng Chúa Xót Thương, từ đó mọi chuyện dù có xấu cũng được từ từ
hóa giải cho thành tốt.
- Chú khỉ Kikazaru bịt tai
không nghe, dạy tôi biết lắng nghe với tinh thần biết trân trọng mọi sự, nhất
là biết lấy lương tâm ra mà phân biệt tốt xấu phải trái để:- Hoặc tôi học theo
gương sáng, hoặc tôi lấy bước vấp ngã của người khác mà làm kinh nghiệm cho con
đường thẳng tiến tốt lành của mình.
- Chú khỉ Lwazaru bịt miệng
không nói, dạy tôi nên nói, khi cần thiết phải nói. Và nếu đã nói thì tôi chỉ
nên luôn nói lời khiêm nhường dịu ngọt êm tai để làm vui lòng người khác. Cho
dù người đang đứng trước mặt tôi đã từng làm đau lòng tôi. Hy sinh như vậy đâu
ăn thua gì đối với Tình Yêu Thiên Chúa hằng ban cho tôi, nhất là trong Năm Thánh
Lòng Chúa Thương Xót 2016 này.
4.
Kết bài
“Ra
đây lên núi chơi với khỉ
Khỉ
nhảy cà tang ta nhảy cà tưng
Nhảy
cho đã để quên đời khỉ gió
Mai
mạnh giò ta tiếp bước gian truân”.
(Trích
thơ của Nhạc sĩ Đynh Trầm Ca)
Mônica Têrêsa Túy
Nga
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang