Vũ Hạ
Chuyện Ăn Tết (Thân Hữu)
P |
háp
quốc thuộc vùng ôn đới nên mùa đông khởi điểm vào ngày 22 tháng 12 (2015) và
mãi đến ngày 19 tháng 3 (2016) mới chấm dứt. Tết âm lịch (đúng ra phải gọi là
âm-dương lịch) của chúng ta năm nay tính theo dương lịch thì nhằm ngày 8 tháng
2 tức là ngay giữa mùa đông.
Mùa
đông năm nay không lạnh lẽo như mọi năm, không mênh mông tuyết trắng, nhưng dù
gì cũng là mùa đông với gió bấc mưa phùn, bước chân xuống phố cũng phải quấn
cánh, không dày thì mỏng.
Dân
ta định cư lâu ngày nơi xứ người nên ít nhiều nhập gia tùy tục : chọn đêm Giáng
Sinh để gia đình quây quần mở quà dưới chân cây thông, như Tây ; ngày đầu năm
dương lịch thì thăm viếng bạn bè rồi kéo nhau đi ăn đi chơi quầy nầy quán nọ,
như Tây ; còn dịp tết âm lịch thì… Tây không có nên Ta – những người Công Giáo –
lục đục đến Giáo Xứ Việt Nam Paris tham dự Thánh lễ rồi vui tết với nhau.
Mà
Giáo Xứ thì nhiều buổi vui tết lắm, nào là Tết Thân Hữu, Tết Giới Trẻ, Tết Cao
Niên, Tết Thiếu Nhi Thánh Thể, Tết Cộng Đoàn các nơi… Cuối tuần nào cũng vui
như tết. Mà là tết chứ còn như gì nữa.
Năm nay, mở màn là Tết Thân Hữu, Chúa nhật 31 tháng 1.
Mưa.
Lại mưa. Mưa từ hôm trước kéo dài đến hôm sau, lai rai lắc rắc chắn lối đi. Thế
nhưng vẫn không đủ ngăn cái tình đồng đạo, đồng hương vọng cố quốc nên ai đến sớm
thì có chỗ đậu xe còn ai đến muộn thì chịu khó "du xuân", loanh quanh
luẩn quẩn tìm bến đỗ.
Từ
cổng nhìn vào thì dưới bầu trời xám xịt là khoảnh sân ướt đẫm, gió bên kia gọi
vói qua, gió bên nầy tinh nghịch xô lộp độp mấy hạt nước trên cành. Thế mà vừa
đẩy cánh cửa kính, chưa kịp len vào thì Tết bên trong đã ùa ra, huyên náo. Sừng
sững trước mắt là bức liễn thật to, cao cũng có đến hai thước, màu vàng những
đoá mai với câu đối :
Ngày xuân hạnh phúc bình
an đến
Năm mới vinh hoa phú quý
về
Đầu
cầu thang dẫn xuống phòng khánh tiết thì chấm phá những câu Chúc
Mừng Năm Mới, Chào Mừng Quan Khách, Mừng Tết Bính Thân…, và nơi ngả rẽ chân thang, cạnh tượng Đức
Mẹ là cội mai rực rỡ điểm xuyến những bao lì xì đỏ thẫm (trang trí thôi nhé).
Không có cây nêu tràng pháo, không thấy ông đồ già vẽ chữ, nhưng có anh chị
Trung - Bích với gian hàng bánh chưng xanh. Hàng hàng lớp lớp bánh chưng vuông
khổ, bánh tét dài đòn chất chồng dưới tấm biển biểu dương thành tích, đại khái
: tết năm ngoái Nhóm Doanh Thương thu lời 10 nghìn € (âu kim) bán bánh để góp
quỹ Giáo Xứ. Mại yô ! Mại yô !
Đi
thẳng một đoạn vài bước đến đầu thang nhì đối diện nhà bếp thì "mùi tết"
còn rõ nét hơn nữa. Các anh các chị Ban Ẩm Thực chộn rộn tới lui trong tiếng
soong chảo va vào nhau leng keng lách cách cứ như pháo. Thực đơn ghi mặt sau
trên vé vào cửa, các món khai vị gồm : chả đuôi phụng, nem chua, súp, gỏi, chả
giò, hoành thánh chiên, bánh tét với dưa món… Khoái khẩu.
Ngay
trước cửa phòng ăn và nhà bếp, gian hàng anh chị Hảo - Mai vẫn hiện diện kiên
trì như những cuối tuần, quanh năm. Vẫn bánh cuốn, bánh gai, bánh giầy, bánh
lá, bánh bèo, ôi thôi nào là bánh ! Cũng có bánh chưng, bánh tét nữa. Và, luôn
luôn, cạnh bên, cái máy cà phê "cứu tinh" được các anh tận tình chiếu
cố.
11
giờ rưỡi, Thánh lễ trang nghiêm diễn ra với Cha Mai Đức Vinh là chủ tế, ngoài
ra còn có những 8 cha và thầy phụ tế. Thầy mới nhất là Thầy Cao Trọng Nghĩa và
cha trẻ nhất là Cha Phạm Đức Dũng. Không khí xuân quê nhà bàng bạc trong lời
nguyện tiếng kinh. Ca đoàn hùng hậu hơn mọi khi với những bài hát thánh xuân.
Tết
trời tây bên nầy vì không là ngày lễ nên người Ta không khệ nệ sắm tết, gia
đình tứ tán năm châu bốn bể thì cũng khó thăm nhau, khí trời lại lành lạnh như
lòng người vong quốc ; thế là người Ta đến bên nhau nơi những tôn nghiêm như
chùa chiền, nhà thờ… ngõ hầu tìm lại chút hương vị cổ truyền, cái thanh sắc của
yêu dấu ngày xưa, cũng là để chỉ dẫn cho những đầu xanh chút đỉnh tập tục gọi
là. Người Nhật đã từ lâu mừng tết theo dương lịch cho tiện việc sổ sách, âu
cũng hay. Người Việt trời Âu tận tình "ăn tết" tất tần tật cả dương lịch
lẫn âm lịch để tránh bị chỉ trích là thiên vị ; kế sách vẹn toàn hữu hảo đấy chứ.
Đám con nít được bao mừng tuổi đến hai lần thì thích lắm ; hớn hở, vui ra fête !
Cuối
lễ, Thầy Phạm Bá Nha xướng : "Lễ xong, chúc anh chị em đi
bình an". Mà có mấy ai đi đâu xa, người người lũ lượt kéo nhau qua phòng tiệc, cách mỗi cái ngưởng cửa. Vé có số ghế số bàn nên ai nấy dễ dàng định vị.
Trong
khi chờ đợi khai mạc buổi tiệc xuân, trong những tiếng nói cười chào hỏi nhộn
nhịp xuân, trong những màu sắc rực rỡ xuân, vang lên những âm điệu réo rắt vui
đón xuân, như : Nữ Vương Mùa Xuân của linh mục Vũ Mộng
Thơ, Mừng Xuân Mới của Liên Bình Định, Xuân, Mẹ Và Em của văn Duy Tùng, Xuân Yêu
của Đinh Dũng… Những ca khúc mới mẻ nầy xen lẫn vào những ca khúc "kinh điển"
như Xuân Và Tuổi Trẻ của La Hối, Điệp
Khúc Mùa Xuân của Quốc Dũng, Ngày Tết Quê Em của
Từ Huy…
Ngày xuân không thể thiếu Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương được cả hội trường đồng thanh, sau tiếng trống thập thùng của đoàn múa lân Thiếu Nhi Thánh Thể, lời chào mừng của Cha Vinh và chị Kim Chi (chủ tịch hội đồng mục vụ). Chương trình văn nghệ đã bắt đầu. Đúng 2 giờ chiều như quy định.
Theo lời cô Trúc Tiên, điều dẫn viên chương trình, thướt tha yêu kiều trong chiếc áo dài vàng điểm hoa đào, thì phần phụ diễn văn nghệ – ăn cỗ là chính – chỉ gồm "cây nhà lá vườn". Cô quên một chi tiết là có hoa biết hát nữa vì tiết mục theo ngay sau đó là liên khúc dân ca ba miền, gồm các điệu lí do ba đoá Mai Hương, Lệ Thanh và Thu Hồng cất tiếng.
Như
trên bìa báo Giáo Xứ Việt Nam (số 319, mới phát hành tháng giêng năm nay) với 3
chữ đỏ khá to "Tết Gia Đình" (bên cạnh bài thơ cùng tên của Du Sinh),
chương trình văn nghệ có một số "tiết mục gia đình" do những đôi uyên
ương kì cựu song ca như Giao Phương & (thầy giáo) Hiền với Xuân Đang Về của Văn Tứ Quý, Thiên Túc đệm dương cầm cho bố mẹ
– Kim Tuấn & Bạch Thảo – trong ca
khúc Tình Ru do chính Kim Tuấn phổ nhạc từ thơ Cung Chi
(linh mục Đinh Đồng Thượng Sách)…
Tiếc
là Cha Sách không khoẻ nên không có mặt để thưởng thức văn nghệ vì ngoài Tình Ru ra còn có 2 nhạc phẩm khác cũng phổ từ thơ của Cha là
Tơ Trời và Ánh Sáng do chính
tác giả – Mộng Trang, ca nhạc sĩ khách mời duy nhất của chương trình hôm nay –
trình bày. Lần đầu tiên Mộng Trang vận áo dài lên sân khấu, chứ thường thì cô
ôm tây ban cầm với quần jean và mũ phớt, và vẫn với môi cười rạng rỡ nâng giọng
hát ngọt ngào. Tiếc là tiết mục nầy có một chút trục trặc kĩ thuật âm thanh.
Vũ khúc Như Hoa Mùa Xuân (một nhạc Phẩm của Châu Đăng Khoa) do 3 em Mai Vy, Thảo My và Ngọc Vi đảm đương tưng bừng trổi lên – các em mới chỉ 10, 12 tuổi, hãy còn là "búp" nên "như hoa" là vậy ! – trong khi các anh các chị đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể bày ra các bàn những món Tôm bọc thịt nướng (thực đơn còn ghi trong ngoặc là "long ẩn trùng dương", hẳn là cao lương mĩ vị của vua chúa gì đây), gà hầm sen dùng với cơm thập cẩm bốc khói nóng hổi.
Phần
lớn các Trưởng của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã ra trường, thành nhân thành tài,
đã tạo cho mình không chữ "sư" thì cũng chữ "sĩ" thế mà mỗi
khi có tiệc hội đều trình diện đông đủ trong đồng phục áo trắng quần jean để…
làm "bồi" chạy bàn. Được hầu bàn bởi toàn những kĩ sư, tiến sĩ, nha
sĩ, bác sĩ… thành thử trông các thực khách (phụ huynh) tươi roi rói hơn cả nắng
xuân đang thiếu bên ngoài.
Cũng
xin một tràng pháo tay cảm tạ Ban Ẩm Thực đã "xuất sắc trong vai tì nữ"
vì toàn ban làm việc nhiều, luôn luôn thành công, món nào cũng ngon, tráng miệng
có trái cây cắt xén trang trí đẹp mắt và món tàu hủ nước dừa ngọt lịm đến chết
người. Thế mà các anh chị ấy chỉ thập thò phía sau, tất bật bếp núc ; lắm người
biết mặt mà ít người rõ tên. Nêu danh vài người xem có ai biết không nhé :
Trung, Sơn, Hồng, Hương, Huệ… Có một vị không ai xa lạ là Cha Trần Anh Dũng
tình nguyện "lái dĩa bay", một chồng cao ngất nghểu.
Sau phần đơn ca của Quang Đại qua nhạc phẩm buồn hiu Xuân Nầy Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân thì đến tiết mục mong đợi là trích đoạn cải lương Tiếng Trống Mê Linh (nhiều tác giả) do Trúc Tiên thủ vai Trưng Trắc, Tri Văn vai Thi Sách và Phương Khanh trong vai Thánh Thiên diễn suất, ngoài ra còn có sự phụ hoạ của Thảo (đàn tranh), Xuân Giao (đàn phím) và Văn Trực (lục huyền cầm). Những tiết mục có ý nghĩa vì tuy vui xuân chúng ta không quên quê nhà vẫn trong vòng kềm toả, áp bức và nhất là đang bị "láng diềng 4 tốt 16 chữ vàng" lấn chiếm biển đảo, sát hại ngư dân. Ai nấy bùi ngùi, nước mắt đoanh tròng ; và những tràng pháo tay nhiệt liệt tán thưởng.
Trong
tinh thần đó còn có nhạc phẩm Phiên Gác Đêm Xuân của
Nguyễn Văn Đông do Ngọc Châu trình bày. Ban nhạc được tăng cường 3 tây ban cầm :
Lan Hương, Hiền và Thanh, và phiếm ngà do Công Huy múa ngón.
Nhóm
Thân Hữu Taxi vẫn sôi động như mọi khi, đóng góp những 2 ca khúc : Mong Một Niềm Vui của Vũ Tuấn Đức (hợp ca) và Mùa Đông Của Anh (Trần Thiện Thanh) vì Minh Hoàng còn lưu luyến
tiễn năm cũ ra đi ; như bức liễn trên sân khấu với câu "Ôn Cố Tri
Tân", à không, đọc nhầm, "Tống Cựu Nghênh Tân" điểm xuyến cánh
lan hồng. Rồi thì là : "Cung Chúc Tân Xuân", "Vạn Sự Cát tường",
"Toàn Gia An Phúc"… Phải công nhận "nhóm tay chân" năm nay
trình bày sân khấu và hội trường tràn ngập màu sắc Á Đông với hoành với liễn,
tráng lệ làm sao.
Một
thoáng Đông gọi là tưởng nhớ rồi nhịp nhàng trở lại Xuân ngay qua 2 ca khúc : Mùa Xuân Đầu Tiên (Văn Cao) do Thu Hồng và Lệ Thanh cùng
trình bày, và Cánh Thiệp Đầu Xuân (Minh Kỳ - Lê Dinh) với
tiếng hát cao vút của Mỹ Hằng.
Khi
khán giả thưởng thức Tiếng Sáo Thiên Thai (Văn cao) do
Bích và Giao Phương song ca thì cũng là lúc được nhâm nhi cà phê và trà loại
thượng hảo hạng (không phải trà Tàu nhé, trà Ta đấy. Thế mới hách !) Sau đó là
nhạc phẩm ngoại quốc duy nhất, Dòng Sông Xanh (Beau Danuble Bleu, Johann Strauss II), Thư Hương êm ái trình
bày… bằng tiếng Việt. Ca khúc chấm dứt thì tràng pháo tay nổi lên vang dội – đấy
là ngôn ngữ quốc tế.
Chương trình văn nghệ mừng Xuân Thân Hữu năm nay không có tiết mục trình diễn áo dài như mọi năm, nhưng áo dài không hề vắng bóng. Không riêng gì Chào Mùa Xuân Mới mà Bích và các cô phụ hoạ đều thướt tha yểu điệu với áo dài, nhạc phẩm cuối tiếp nối sau đó là Tâm Điểm Yêu Thương của Khắc Dũng do nhóm vũ Cursillo trình diễn cũng với cả tá áo dài đủ màu đủ kiểu. Ai cũng đẹp. Cũng không quên, trước đó, nhóm Phụng Ca Lê Bảo Tịnh với những gương mặt khả ái mới, tươi vui trong ca khúc Xuân Ca của Phạm Duy. Ngoại trừ Mai Hương và Thu Hồng hát Lý Cây Đa (Bắc) và Lý Cây Bông (Nam) nên vận áo tứ thân với lại áo bà ba, chứ còn tất cả các nữ ca sĩ "hoa vườn nhà" đều kiều diễm trong tà áo nhè nhẹ quấn hồn người. Các "phó nhòm" Huy, Quốc Việt, Hiếu & Phang lăng xăng chạy tới lui để ghi nhớ những khoảnh khắc thân tình. Đặc điểm của chương trình văn nghệ là đến cuối buổi rồi, đã chiều lắm rồi, đã tạnh mưa và nắng cũng nhạt rồi thế mà hội trường vẫn ăm ắp người với người.
Có
những món ăn thanh đạm như canh mồng tơi, khổ qua xào trứng, ba khía kho quẹt…,
xưa chúng ta không lưu ý mấy ; đến khi xa mới biết quý, mới gợi nhớ, mới thấy
thèm.
Còn áo dài thì thủa xưa đã yêu, nay vẫn cứ yêu.
Có
tóc ngắn áo dài vàng mới dễ thương làm sao !
Vũ Hạ
10 tháng 2, 2016
Mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm
Nữ Vương Mùa Xuân
Nhạc&Lời : Lm Vũ Mộng Thơ
(Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt nam Hải Ngoại)
Ca sĩ Tuyết Mai trình bày
Bài viết khác
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024
Lịch trình Giáo Lý Hôn Nhân Năm 2024 - Ban Mục Vụ Hôn Nhân
Hình : Tiệc Tết Giáp Thìn Giáo Xứ Việt Nam Paris - 28/01/2024