Phạm Bá Nha
Chúa Giêsu xuống thế làm
người
là thể hiện Lòng Thương
Xót
V |
ì
thương nhân loại, Chúa Giêsu xuống thế làm người để thể hiện Lòng Thương Xót.
Sau khi con người sa phạm, cần cứu chuộc, cần thương xót, bằng sai Con Một
xuống thế làm người.
Mùa Giáng Sinh, Giáo Hội đón nhận Thiên Chúa làm người : Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng (Ga, 1,14).
Thánh
Phaolô cho biết rõ hơn :
Đức
kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất thiết duy trì địa vị ngang
hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân, sống như người trần (Pl 2, 6-7)
Nên
Giáng Sinh đem đến : Tin mừng trọng đại, cũng là niềm vui cho toàn dân : Hôm
nay, một Đấng Cứu Độ đã được sinh ra cho anh em, trong thành Đavid, Ngài là
Đấng Kitô Đức Chúa. (Lc 2, 10-11)
Chúa Giêsu xuống Thế làm người là thể
hiện Lòng Thương Xót
Chính
Chúa Giêsu, bản tính là tình yêu Thương Xót của Chúa Cha. Do đó mục đích nhập
thể và vượt qua của Chúa Kitô là để ‘‘tỏ Cha ra’’ (Ga 1,18). Nhờ đó, con người
biết được Cha là Tình Yêu Thương Xót. ‘‘Cha Thày yêu Thày thế nào Thày cũng yêu các con như vậy’’ (Ga
14, 9). Như môn đệ Chúa yêu thương viết:
‘‘Người yêu thương những người thuộc về Người ở trên thế gian này, thì
người muốn chứng tỏ Người yêu thương họ đến cùng’’. (Ga 13,1)
Đức
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viết : Nơi Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa chẳng
những nói với loài người mà còn tìm kiếm họ nữa. Việc Con Thiên Chúa nhập thể
chứng tỏ là Thiên Chúa đã đi tìm loài người. Đó là một tìm kiếm mà khởi điểm
bắt đầu từ cõi lòng của Thiên Chúa và đích điểm ở nơi việc nhập thể của Ngôi
Lời. (Tt. Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, 10.11. 1994)
Nhập
Thể Con Thiên Chúa làm người mục đích tìm chiên lạc. Như trong hai dụ ngôn Lòng
Thương Xót :
-
Tìm chiên lạc (Lc 15, 4-7). Bỏ 99 con, đi tìm một con là loài người trên trần
thế.
- Và người cha ở nhà chờ đứa con hoang đàng
phung phá trở về (Lc 15, 11-31). Người cha ám chỉ Người Con nhập thể Giáng
Sinh.
Trong
tông sắc ‘‘Miresicordiae Vultus’’ (Khuôn
Mặt Thương Xót), mở Năm Thánh, ĐGH Phanxicô đã cảm nhận Thiên Chúa có bản tính
tỏ hiện nơi Chúa Giêsu nhập thể, cứu thế, viết : Chúa Giêsu là dung nhan của
tình thương Chúa Cha. Những lời này có thể tóm lại rõ ràng mầu nhiệm đức tin
Kitô giáo. Tình thương đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giêsu Nazareth,
đạt đến tột đỉnh của mình nơi Người...Đức Giêsu Nazareth là Đấng mạc khải cho
thấy tình thương của Thiên Chúa, bằng lời nói của Người, hành động và toàn thể
bản thân Người. (số 1)
Tình
yêu này giờ đây trở thành hữu hình và khả giác nơi tất cả cuộc đời trần thế của
Chúa Giêsu. Bản thân của Người chẳng khác hơn là tình yêu, một tình yêu được
tặng ban nhưng không... Hết mọi sự nơi Người đều nói về tình thương. Không một sự gì nơi Người mà
lại trống rỗng lòng cảm thương. (số 8)
Nhân chứng cho Chúa Kitô
Quan
trọng nhất trong mục vụ là làm cho người tín hữu là khí cụ bình an của Chúa
(Mt. 1, 12; Rm 12, 18). Ai cũng cảm nghiệm được Thiên Chúa đang ở với chúng ta
và chia sẻ tình yêu đó với người chung quanh (1Tx 2,8)
Bằng
tình yêu tha thiết, Chúa muốn các Môn Đệ các ngài cảm nghiệm niềm vui và bình
an trong đời sống. (Lc 34, 39)
Sách
Tông Đồ Công Vụ là cuốn sách truyền giáo. Tường thuật về sự phát triển khai
sinh, sứ mạng Giáo Hội. Chúa Giêsu mời gọi các Tông Đồ đóng vai trỏ nhân chứng
khi đi rao giảng. Chính Chúa sửa soạn cho các ông ra đi làm chứng nhân của
Ngài. Ngài có mặt bên các ông, giảng dạy... để tạo thành Giáo Hội truyền giáo
(x. Cv 1, 3-5)
Khi
rao giảng cho dân ngoại, Thánh Phêrô
chẳng nói: Còn chúng tôi đây, xin làm chứng về mọi sự Người đã làm trong cả
vùng Do Thái và Giêrusalem. (Cv 10,39). Không gì làm chứng nhân bằng chính cuộc
sống của mình.
Tông
huấn Evangeli Nuntiandi của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói lên vai trò
nhân chứng trong đời sống : Chính với phẩm cách và đời sống mình, mà Giáo Hội
sẽ Phúc Âm hóa thế giới. Bằng chứng tá sống động về lòng trung thành với Chúa
Giêsu. Chứng tá về khó nghèo và siêu thoát, tự do khi phải đối đầu với quyền
Iực trần gian. (số 41)
Bs
Bernie Siegal, tác giả cuốn ‘‘Love, Medecine and Miracles’’ một người tận hiến
cả đời cho trẻ em tàn tật, bị bệnh nan y đã nói : Tất cả bệnh tật đều liên hệ đến tình yêu. Tình
yêu có thể chữa lành. Khoa học chứng minh rõ ràng thái độ bác ái yêu thương ảnh
hưởng tới sức khỏe. Khoa học khẳng định rằng gắn bó chặt chẽ niềm tin tông giáo
giúp cho sức khỏe hồi phục nhanh và tốt hơn. (ns. HN số 281. 5.2016, tr. 8)
Thiên
Chúa muốn chúng ta khám phá chính chúng ta là nhân chứng cho Chúa Kitô, mang
lại nguồn bình an cho mọi người. (1Ga 3, 16-18).
Một
thời gian ngắn trước khi chết, Tom Dooley, vị bác sỹ truyền giáo nổi tiếng ở
Mỹ, đã trở lại Hoa Kỳ để cổ động gây qũi cho bệnh nhân bên Đông Nam Á. Ông bác
sỹ này bị ung thư, biết mình sẽ chết. nhưng trong hoàn cảnh này có nên về quê
hương hay bệnh viện Đông Nam Á, nơi dân chúng cần ông. Đang suy tính, thì ông
nhận được điện tín: Chúng tôi cần bác sỹ ở đây... (ns. HN số 281. 5.2016, tr.
9)
Chúa
Giêsu cũng hứa ban Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần đến làm vui tươi và bình an
như Tin Mừng công bố : bình an cho các con (Ga 20, 19). Chúa Thánh Thần là món
quà vô giá (x. 1Cr 1, 4-9). Thế giới cần Chúa Thánh Thần hướng dẫn mang đến
hoàn thành công trình sáng tạo và cứu rỗi. (x.Ep 1, 3-14)
ĐGH
Phanxicô, dịp thăm Thụy Điển 31.10.2016 đã ký thông cáo chung với giám mục
Mounib Youman, chủ tịch Liên Hiệp Tin Lành Luther thế giới. Mở đầuông cáo bằng
câu:
Hãy ở lại trong Thày
như Thày ở lại trong anh em.
Cũng như cành nho không thể
tự mình sinh hoa trái,
nếu không gắn liền với cây nho,
anh em cũng thế nếu không ở lại trong Thày. (Ga 15, 4)
Và
trong thông cáo có mục ''Chúng tôi dấn thân cùng chung làm chứng''. Chúng tôi
tình nguyện làm chứng cho ân sủng lòng thương xót của Thiên Chúa, được thấy rõ
nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh và sống lại. Chúa Kitô muốn chúng tôi nên Một, để
cho thế gian có thể tin (x. Ga 17, 21). Cầu nguyện cho Công giáo, Tin Lành cùng
nhau làm chứng cho Phúc Âm mời gọi mọi người lắng nghe Lời Chúa và phục vụ tha
nhân.
Làm người hoàn Thiện Giữa Đời
Thiên
Chúa dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 26-27) và được gọi nên
hoàn thiện như Cha trên Trời.
Làm
người hoàn thiện giữa đời không dễ. Con người từ đầu muốn thành ‘‘thần’’ như
Evà muốn(x. St 2,4), và con cháu sau nay cũng muốn hơn ai. Trong khi đó, Chúa
nói muốn nên thánh thiện phải giống như trẻ nhỏ (x. Mt 19, 13-15). Chúa Giêsu
làm người trước, tự xưng là ‘‘Con Người’’ (x. Mc 2,10) và trở nên giống con
người mọi sự ‘‘đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không
phạm tội’’ (x. Dt 4, 5).
Nên
Chúa mới kêu gọi : Hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường (Mt 11,29)
và Anh em hãy yêu thương nhau như tôi đã yêu anh em. (Ga 13,34)
Nhập
thể, Chúa Giêsu không muốn ưu tiên. Muốn đóng vai trò tôi tớ, phục vụ : Đến để
hầu hạ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn dân. (Mt 20,28)
Thiên
Chúa cứu độ, nghĩa là tha thứ hòa giải. Chúa tha thứ để chúng ta hòa giải với
Người: Khi chúng ta còn là thù địch mà Con Thiên Chúa đã chết để hòa giải chúng
ta với Thiên Chúa (Rm 5,10). Đễ hòa giải với chúng ta, như Thánh Phêrô xác
nhận: Bao nhiêu tội chúng ta, chính Người đã mang vào thân thế mà đưa lên cây
thập giá, để một khi đã chết với tội, chúng ta sống đời công chính. (1Pr 2, 24)
Mầu
nhiệm Giáng Sinh là Thiên Chúa hạ mình làm người, ngang hàng với mọi người,
chia sẻ cho con người trong địa vị con cái Thiên Chúa. Mầu nhiệm mời gọi đồng
hành như anh em trong xã hội. Cùng nhau thực hiện làm con Thiên Chúa, yêu
thương nhau.
Kết
bài, chúng ta cùng hát lên ca tụng mừng Đấng Cứu Độ trần gian :
1. Hát lên mừng
Chúa một bài ca mới
vì Chúa làm nên bao việc lạ lùng,
Người chiến
thắng bởi cánh tay hùng mạnh
bởi cánh tay thần thánh của Người
2. Chúa biểu dương ơn Người cứu độ
mạc khải đức công binh trước chư dân
Người nhớ lại ân nghĩa tín thành
Dành cho tổ phụ Israel
3. Khắp cõi đất này đã từng
xem thấy ơn cứu độ của Chúa chúng ta
tung hô Chúa bởi toàn thể địa cầu
Hãy vui lên reo hò mà đàn hát
4. Nào dâng lên Chúa khúc hạc cầm dìu dặt
Nương khúc hạc cầm réo rắt giọng ca
Kèn thổi vang lên, xen tiếng tù và
tung hô Chúa là
vị Quân vương. (TV.97)
Mầu
nhiệm nhập thể là Thiên Chúa lấp khoảng cách giữa Tạo Hóa và tạo vật, giữa
Thánh Thiện và tội lỗi, giữa Trời Cao và đất thấp. Từ đáy lòng, dâng lên Chúa
Hài Nhi niềm khao khát mong chờ :
Trời cao hãy đổ xương xuống
và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội
Trời Cao hãy đổ sương xuống
và ngàn mây, hãy mưa Đấng cứu đời
Trong đêm u tối, chúng con mong ngày mau tới.
Như nai đang khát ước mong mau tìm thấy suối
Chúa ôi ! Dừng cơn giận Chúa lại thôi.
Chúa ôi ! Đoàn con đã hối tội rồi.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang