Trần Văn Cảnh
Ngày 31.05.2015, Ban Báo
Chí và Ban Mạng Lưới Giáo Xứ đã họp mặt để phác thảo đường hướng sinh hoạt mới.
Ngày 21.06.2015, Ban Tu Thư cũng đã làm một công việc tương tự. Trước khi giới
thiệu đường hướng sinh hoạt mới vừa được quyết định trong hai buổi họp này, xin
vắn tắt phác lại “Đôi hàng lịch sử” và “Đường hướng sinh hoạt buổi đầu và kết
quả đã đạt” của ba ban văn hóa ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, là Ban Báo Chí, Ban Mạng
Lưới và Ban Tu thư.
CHƯƠNG TRÌNH MỚI CHO SINH HOẠT MỤC VỤ VĂN
HÓA
TẠI GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
1. ĐÔI HÀNG LỊCH SỬ
Dưới khía cạnh hình thức, bảy sinh hoạt văn hóa đã được thực hiện tại Giáo Xứ Việt Nam Paris : 1- Báo chí, 2- thuyết trình, 3- Văn nghệ, 4- Thư liệu, 5- Văn khố, 6- Mạng lưới, 7- và Tu thư. Trong hai ngày cuối xuân, đầu hè năm nay, hai cuộc họp của 3 ban đã được thực hiện, để cập nhật và cải tiến sinh hoạt của mình : Ban in ấn phát hành phổ biến và tu thư, Ban Báo Giáo Xứ và Ban Mạng Lưới Giáo Xứ.
1.1.Ban in ấn, phát hành, phổ biến và tu thư, gọi tắt là Ban Tu Thư, là ban mục vụ văn hóa có sinh hoạt kỳ cựu nhất. Ban đã được khai sinh từ năm 1978, với việc sưu tầm, in ấn và cung cấp cho các cộng đoàn công giáo Việt Nam, tại Pháp và Âu châu, những sách đạo căn bản và cần thiết. Những người trách nhiệm đầu tiên là cha Mai Đức Vinh, Sơ Thân thị Kim Liên, bà Mai Hương, bà Nguyễn Thị Hy. Việc tu thư đã được thực hiện trong giai đoạn này là cuốn Lịch Công Giáo hằng năm. Từ năm 1991, việc tu thư đã hướng về việc tiếp tay với Tuyên Úy Đoàn dịch bộ sách đồ sộ “Tân Lịch Sử Giáo Hội“. Năm 1997, cuốn sách đầu tiên “Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997” đã được biên soạn và phát hành. Hôm nay, 48 đầu sách dịch thuật hay biên soạn đã được phát hành. Nổi tiếng nhất là bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội, được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và được các đại chủng viện và nhiều linh mục xử dụng. Thứ đến là những đầu sách về văn hóa Việt Nam, những đầu sách về gia đình, và những đầu sách về tu đức, những đầu sách về lịch sử Giáo xứ Việt Nam tại Pháp,.
1.2.Ban Báo Giáo Xứ Việt Nam đã được thành lập trong phiên họp ngày 12.11.1983 với 6 người hiện diện là Cha Vinh, Cha Sách, Gs Cảnh, Gs Minh Khánh, Bà Thái và Ông Đạt. Số báo đầu tiên ra mắt đã được phát hành ngày 01.02.1984. Sau hơn 30 năm sinh hoạt, Ban Báo Giáo Xứ Việt Nam đã không ngừng cải tiến và phát triển. Ngày nay, với sự điều hành của cha Chủ Nhiệm Mai Đức Vinh và thầy Chủ Bút Phạm Bá Nha, Báo Giáo Xứ Việt Nam đã được sự cộng tác của 47 cây viết kỳ cựu. Nhiều cây viết mới, già có, trẻ có, đã và đang góp sức nối tiếp công việc văn hóa này.
1.3.Ban Mạng lưới Giáo Xứ Việt Nam đã được Nhóm Chuyên Gia Liên Đới Nghề Nghiệp thành lập trong phiên họp ngày 12.01.2002.
Trách nhiệm tổng quát : Cha Mai Đức Vinh và Thầy Ptvv Tạ Đình Chung.
Trách nhiệm biên tập : Cha Đinh Đồng Thượng Sách, Gs Trần Văn Cảnh, và thầy Ptvv Phạm Bá Nha.
Trách nhiệm kỹ thuật : anh Lương Công Bình, anh Vũ Hữu Lộc, chị Diệu Huyền.
Trách nhiệm pháp luật : Ls Lê Đình Thông. Trách nhiệm tài chánh: chị Nguyễn Thị Kim Thoa.
Mạng đã được khai trương ngày 01.05.2002, ngày Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ ba.
2. ĐƯỜNG HƯỚNG SINH HOẠT BUỔI ĐẦU VÀ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT
2.1. Cả ba ban đều có cùng một đường hướng sinh hoạt chung là Văn hóa và Đức Tin.
I- Đem đức tin Kitô hội nhập vào văn hóa Việt Nam và đưa văn hóa Việt Nam vào đức tin Kitô.
II- Tìm ra những nét rung cảm của văn hóa Việt Nam dẫn lối vào đức tin công giáo.
III- Nghiên cứu, phổ biến và và làm nổi những đóng góp của Giáo hội Công giáo Việt Nam vào việc giữ gìn và thăng hoa văn hóa Việt Nam.
2.2. Trong thực tế, theo nhận xét của một ký giả, thì Ban Báo Chí và Ban Mạng Lưới đã đi được những bước cụ thể như sau : « Trong tổng thể, tờ báo Giáo Xứ của ta bày tỏ một tình huynh đệ Việt Nam rõ rệt. Nó chuyên chở cái văn minh Âu Lạc và Bách Việt. Nó hay dùng cái khung văn hóa Tam giáo để trình bày nhửng vấn đề xã hội. Nó xây dựng cuộc sống hàng ngày trên nền tảng PHÚC ÂM công bình và bác ái CÔNG GIÁO. Phong cách người độc gỉa báo Giáo Xứ rõ rệt phản ánh cái văn hoá mà báo Giáo Xứ chuyên chở. Độc giả lý tưởng của báo Giáo Xứ là người vững Đức tin Công giáo và nặng Văn hoá Việt Nam’.
Cho đến ngày 01 tháng 07 năm 2015 vừa qua, 315 số báo đã được ấn hành. Không kể các mục thường xuyên, như tin tức, sinh hoạt,.. 315 chủ đề đã được trình bày. Các chủ đề này rất phong phú, nhưng xoay quanh một chu kỳ tương đối đều đặn. Chu kỳ ấy là 10 số báo cho một năm. Đại cương trong một năm có khoảng từ 5 đến 7 số dành cho các đề tài liên hệ đến đức tin công giáo, xoay quanh : Phụng vụ về giáng sinh, phục sinh, tháng mân côi, tháng các đẳng,.. ; Mục vụ liên hệ đến các thánh tử đạo VN, xây dựng cộng đoàn, truyền giáo ; Bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối, nhất là ơn gọi linh mục tu sĩ ; Giáo lý về Thánh linh, đức tin, lạc giáo. Và từ 3 đến 5 số dành cho các đề tài liên hệ đến văn hoá Việt Nam, xoay quanh : Các lễ hội xuân, tết,.. ; Các tập tục về hôn nhân, cưới hỏi,… ; Các vấn đề văn chương, văn học liên hệ đến tiếng việt, văn sĩ, thi sĩ, tác giả ; Các mối tình quê hương, nhớ nhà, thương nước,…
Được nuôi dưỡng bằng hai loạt bài Đức tin Công giáo và Văn hoá Việt Nam như vậy, độc giả báo Giáo xứ Việt Nam càng ngày càng sống mạnh, sống vững Văn Hoá Việt Nam với những tác phong tiêu biểu như : Huynh đệ, kính nhường, thông minh, hiếu hoà ; Tự lực tự cường, dùng việt ngữ, xử dụng việt lý ; Siêu thoát, xả kỷ, từ bi ; an nhiên điềm tĩnh ; có cương thường, luân lý ; Có lý có tình, ưa học hiểu, chuyên cần, có tổ chức, pháp trị ; Có đức tin, ngoan đạo, năng học hiểu giáo lý, chịu các bí tich và có tinh thần tông đồ truyền giáo.
Từ ngày thành lập, nhiều lần Ban Biên Tập báo Giáo Xứ Việt Nam đã cùng nhau tự hỏi : ‘Phải viết theo tinh thần nào ? Phải dáp ứng nhu cầu nào của độc giả công giáo việt nam ?’ Câu trả lời luôn luôn đã được xác định là : Đức tin Công giáo và Văn hoá Việt Nam. Đức tin Công giáo và Văn hoá Việt Nam cũng là hai nét đậm vẽ rõ chân dung độc giả lý tưởng của báo GIÁO XỨ VIỆT NAM vậy ».
2.3. Còn như Ban Tu Thư, thì 48 tập sách đã được dịch thuật và sáng tác, qua đó, bốn chủ đề chính sau đây đã dược thực hiện :
A. Lịch sử Giáo hội công giáo thế giới :
1. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII, 2000 ; 540 tr ;
2. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn I : Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 2002 ; 852 tr.
3. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn II : Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 2003 ; 850 tr.
4. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn III : Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 2004 ; 918 tr. ;
5. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn IV : Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 2005 ; 840 tr.
6. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V : Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 2007, 1202 tr.
7. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI : Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 2009 ; 308 tr.
8. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng, 2010 ;
9. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ; 2012
10. Tuyển thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
11. Triết học nhân bản theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 2014
12. Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI, 2015.
B. Lịch sử và sinh hoạt mục vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris
13. Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 ; A4 ; 1998; 110 trang
14. Hội ngộ Niềm Tin ; 2003
15. Báo Giáo xứ Việt Nam, Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Số đặc biệt 200
16. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 2006 ; 270 tr. ,
17. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 2006 ; 138 tr. ;
18. Đức Hồng y Jean–Marie Lustiger với Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 2007 ; 106 tr.
19. Hội Đồng Quý Chức, 2008 ; 444 tr.
20. Kỷ niệm thành lập 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 2008 ; 96 tr.
21. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 2010 ; 1190 tr.
22. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần I : 60 năm xây nền mục vụ ; 2011 ; 344 tr. ,
23. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần II : Những sinh hoạt mục vụ cụ thể ; 2011 ; 330 tr. ,
24. Giáo Xứ Việt Nam Paris 63 năm hành trình Đức Tin, 1947-2010, phần III : Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam ; 2011 ; 184 tr,
25. Công Giáo Việt Nam tại Pháp 226 năm hành trình Đức Tin, 1784-2010 », 2011 ; 363 tr.
26. Lịch sử biên niên Giáo xứ Việt Nam Paris 1787-2013, 2014; 410 tr.
27. Chứng nhân của Thầy, Kim Khánh Linh mục của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, 1965-2015 ; 2015 ; 302 trang.
C. Văn hóa Gia đình Việt Nam
28. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình công giáo), 2000 ; 336 tr.
29. Văn hoá và Đức tin, 2004 ; 640 tr.
30. Văn hoá gia đình ; 2006 ; 552 tr.
31. Điểm nóng gia đình, 2011 ; 464 tr. ,
32. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống, 2001 ; 456 tr.
33. Thơ Vân Uyên, 2011
34. Kính trọng tuổi già ; tập 1 : Giáo hội quan tâm đến tuổi già ; 2014 ; 80 tr.
35. Kính trọng tuổi già ; tập 2 : Suy niệm và cầu nguyện của người cao niên ; 2014 ; 134 tr.
36. Kính trọng tuổi già ; tập 3 : Lời hay ý đẹp về người trọng tuổi ; 2014 ; 36 tr.
37. Kính trọng tuổi già ; tập 4 : Những bài viết về tuổi thọ ; 2014 ; 172 tr.
38. Kính trọng tuổi già ; tập 5 : Tuyển thơ bô lão ; 2014 ; 82 tr.
39. Linh đạo hôn phối theo thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II, 2014 ; 140 tr.
40. Tuyển tập Hoàng Anh Tài, 2015, 530 trang.
D. Giáo lý, tu đức, linh đạo
41. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1998
42. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới. 1998
43. Hành trang sống thế kỷ XXI; 1998
44. Fatima, hoà bình – tình thương, 2000
45. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C) ; 2006
46. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C), 2009.
47. Thánh Gioan Maria Viannê, 2013
48. Các Thánh Tử Đạo thăng hoa Văn Hóa Việt Nam, 2013
3. CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT MỚI
Hai buổi họp ngày 31.05.2015 và 21.06.2015 đã gợi ra một chương trình sinh hoạt cập nhật và cải tiến mới cho ba ban văn hóa : báo chí, mạng lưới và tu thư, xoay quanh ba chiều về những người cộng tác, về nội dung biên tập, và về hình thức trình bày.
3.1. Về những người cộng tác.
Vào năm 2004, trong số đặc biệt, số 200, phát hành ngày 01-02-2004, để kỷ niệm 20 năm tái bản báo « Giáo Xứ Việt Nam », 1984-2004, bà Tạ Thanh Minh Khánh và Thi Chương đã ghi nhận được một sổ tương đối phong phú với 47 cây viết, đã cộng tác với báo Giáo Xứ Việt Nam, Ban Mạng lưới và Ban Tu thư và đã giới thiệu một cách rất đầy đủ những cây viết này :
1- Ðức Ông Mai Ðức Vinh, 2- Phó tế Phạm Bá Nha, 3- Bác Sĩ Nguyễn Văn Ái, 4- Giáo Sư Trần Văn Cảnh, 5- Bà Tuyết Hằng, 6- Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, 7- Ông Phan Hữu Lộc, 8- Linh Mục Lê Xuân Mầng, 9- Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách, 10- Ông Nguyễn Văn Tài, 11- Phó tế Nguyễn Văn Thạch, 12- Tiến Sĩ Lê Đình Thông, 13- Linh Mục Trần Ðức Anh, 14- Bà Nennie Adele Ross, 15- Lm Nguyễn Văn Cẩn, 16- Nữ sĩ Minh Châu, 17- Phó tế Tạ Ðình Chung, 18- Chị Anne Ngọc Cương, 19- Ông Paul Diệp, 20- Lm Trần Anh Dũng, 21- Bs Nguyễn Ngọc Ðỉnh, 22- Lm Trần Ðịnh, 23- Bs Nguyễn Bá Hậu, 24- Ông Nguyễn Văn Hộ, 25- Bình Huyên, 26- Ông Bùi Trọng Khang, 27- Giáo Sư Hương Giang Thái Văn Kiểm, 28- Lm Nguyễn Tiến Lãng, 29- Nhà Văn Trà Lũ, 30- Bs Tạ Thanh Minh, 31- Ông Vũ Văn Nghi, 32- Lm Bùi Duy Nghiệp, 33- Chị Tuyết Nhung, 34- Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước, 35- Ông Phan Quang, 36- Anh Hà Minh Thảo, 37- Lm Bùi Châu Thi, 38- Lm Huỳnh Ngọc Tiên, 39- Huy Thanh, 40- Bà Valette Huyền Trang, 41- Gs Nguyễn Khắc Xuyên, 42- Ðức Ông Trần Ngọc Thụ, 43- Linh Mục Hoàng Quang Lượng, 44- Ông Nguyễn Tấn Hớn, 45- Sư Huynh Trần Văn Nghiêm, 46- Nữ tu Huỳnh Thị Na, 47- Nữ sỹ Công Toàn Mộng Liên.
Hôm nay, ghi ơn những bậc tiền nhân đã khai sinh ra giáo xứ và đã dấn thân cộng tác trong lãnh vực văn hóa, điểm lại những người đang cộng tác, và có thể sẽ cộng tác, những vị tham dự hai buổi họp đã đề nghị làm tươi trẻ hơn Ban Biên Tập. Một số vị đã được nêu danh, trong đó có nhiều bạn trẻ. Những người trách nhiệm sẽ tích cực lưu tâm để liên lạc và xin những vị này cộng tác và viết cho Báo Giáo xứ, Mạng lưới Giáo xứ và các sách mới của Giáo Xứ.
3.2. Về nội dung biên tập.
Đường hướng tổng quát về nội dung biên tập vẫn xoay quanh chủ đề « Văn hóa và Đức tin ». Nhưng đặc biệt cho năm tới, niên khóa 2015-2016, « THÁNH KINH THĂNG HOA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM » sẽ là đề tài biên khảo ưu tiên cho cả ba ban báo chí, mạng lưới và tu thư.
Riêng ban tu thư, trong phiên họp ngày chủ nhật 21. 06. 2015, Đức Ông Mai Đức Vinh đã gợi ra hai điều : Về ‘những việc đã làm thì bỏ qua những ‘thiếu sót bất tòng tâm’, chúng ta phải cám tạ Chúa và cám ơn nhau, Chúa đã thương nâng đỡ và hướng dẫn những việc làm chung của chúng ta… Về công việc mới chúng ta sẽ chung sức thực hiện. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã đề nghị lưu ý đến những điểm sau đây :
A. Đề tài :
Về việc sẽ thực hiện, mọi người đồng ý về đề tài ‘THÁNH KINH VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH (Thánh Kinh thăng hoa văn hóa gia đình Việt Nam ?). Hôm đó đã có nhiều ý kiến được nêu lên và cũng có một số vị đã đảm nhận đề tài. Mấy hôm sau, Đức Ông Giuse về suy nghĩ và đề nghị thêm các đề tài như sau :
1. Con cái là hồng ân của Thiên chúa (Th. Phạm Bá Nha)
2. Thơ Sinh và Thiếu Nhi (1-15) (Thể dục, Trí dục, Đức dục) (C. Đoàn Thị ?).
3. Trao truyền Đức tin (1-14) ( ?)
4. Tuổi trẻ (15-25) (Cha Vinh)
5. Tuổi trưởng thành (25-35) (AC Long Hằng ?)
6. Giáo dục con cái (nói chung) (Ô. Trần Văn Cảnh)
7. Tình nghĩa vợ chồng (A. Phạm Hòa Hiệp)
8. Vai trò của người cha (A. Giang Minh Đức)
9. Vai trò của người mẹ (Bà Tạ Thanh Minh ?)
10. Ông Bà Nội Ngoại (Người cao niên trong gia đình) (C. Kim Chi)
11. Gia đình dưới những góc cạnh dân luật và giáo luật (O. Lê Đình Thông ?)
12. Gia Súc (A. Đoàn Quốc Khánh).
13. Sống đạo trong gia đình (?)
14. Những ngày lễ của gia đình (rửa tội, sinh nhật, cưới hỏi, kỷ niệm hôn phối, an táng…)(?)
15. Những vấn đề thực tế lớn trong gia đình : Tài chánh, việc làm, bệnh tật, nghiện ngập .. (?)
……………….
Những vị có tên chữ đậm là đã chính thức nhận. Những vị có tên mà chấm hỏi là đề nghị nhưng chưa chính thức nhận. Những đề tài chỉ chấm hỏi là chưa có ai nhận. Xin những vị ‘được đề nghị’ vui lòng nhận đề tài. Nếu không, xin vui lòng cho Đức Ông biết ý kiến. Xin mỗi vị vui lòng giới thiệu người nào nhận cho các đề tài còn chấm hỏi.
B. Thể thức thực hiện:
Mỗi người viết đề tài đã nhận bằng dạng chữ Unicode, dài thành cuốn sách từ 100-120 trang 20x14, tức từ 50-60 trang A4 đánh máy bình thường.
C. Những tài liệu chính phải nghiên cứu:
1. Thánh Kinh
2. Văn kiện Công Đồng và các văn thư của các Đức Giáo Hoàng, của HĐGM Việt Nam….
3. Sách vở Việt Nam… càng đọc được nhiều càng tốt : Ca dao tục ngữ, cổ tích, sách truyện, sử, cổ học tình hoa ….….
4. Chúng ta cố viết súc tích vắn gọn và có sự tra cứu tài liệu Thánh Kinh và văn hóa. Vừa cho thấy ‘Việt Nam có một nền văn hóa gia đình sâu sắc và phong phú’, vừa nêu bật ‘Thánh Kinh và giáo thuyết của Giáo Hội song hành, củng cố, thanh lọc và thăng hoa nền văn hóa gia đình Việt Nam’.
5. Xin cho các chú giải về cuối mỗi chương.
D. Phương pháp làm việc : liên đới tập thể
1. Cần để một thời gian tìm đọc Thánh Kinh và tài liệu văn hóa liên quan đến đề tài hầu được gợi ý làm dàn bài trước khi viết…
2. Trao đổi, mách bảo cho nhau về tài liệu …
3. Góp ý giúp nhau làm dàn bài …
4. Đọc bài viết góp ý lẫn nhau…
5. Nếu được chúng ta sẽ gặp nhau một lần vào tháng 12.2015.
E. Thời hạn:
1. Nếu được xin cho bài trước Phục Sinh 2016.
2. Muộn nhất là cuối tháng 6.2016.
Xin Chúa và các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúc lành cho thiện chí và công việc làm của chúng ta. Tất cả vì Danh Chúa, vì yêu mến Gia Đình và Văn Hóa Việt Nam.
3.3. Về hình thức trình bày. Một số cải tiến về trình bày đã được thực hiện từ vài ba năm nay.
Cho tờ báo « Giáo Xứ Việt Nam », độc giả đứng tuổi 40-50 tuổi đã là độc giả ưu tiên thủa ban đầu, vào những năm 80. Ngày nay nhiều người trong số độc giả này đã được Chúa gọi về. Số còn lại, càng ngày càng ít. 200 độc giả đã ghi tên mua báo vào số đầu tiên, tháng 02 năm 1984. Năm tháng sau, vào tháng 07.1984, đã có 400 người mua báo ; rồi tăng lên tới 800 vào tháng 02.1985 ; sau đó tới 1000 vào tháng 09.1998 ; Và tới 1350 vào tháng giêng năm 2004. Từ những năm 2010, số độc giả bắt đầu giảm. Thầy sáu Nha cho biết từ tháng 09.2015, một chiến dịch cổ động độc giả mới sẽ được thực hiện. Báo « Giáo Xứ Việt Nam » sẽ được gửi miễn phí cho những người trẻ chưa mua.
Theo chiều hướng này, ban biên tập sẽ mở rộng ra với những cây viết trẻ. Các bài viết sẽ cố gắng vắn gọn và dễ đọc hơn. Sự trình bày sẽ trẻ trung, sáng sủa và tươi mát hơn. một vài đề nghị đã được nêu ra : 1- có thể thêm mục thơ, văn, truyện,… trên tờ báo. 2- phổ biến báo cũ trên mạng lưới.
Cho mạng lưới « Giáo Xứ Việt Nam », nhắm vào giới trẻ, ngoài những bài viết, từ một năm nay, khai sinh một loạt những phóng sự hình, và phim hình, phim nhạc. Từ sáng kiến này, thầy phó tế Phạm Bá Nha đề nghị soạn một số DVD nói, hình, nhạc về giáo xứ.
Về việc trình bày, từ tháng 05.2015 vừa qua, Thầy Tạ Đình Chung và các chuyên viên kỹ thuật số Lương Công Bình, Nguyễn Ngọc Cẩn đã canh tân và rõ rệt làm tươi mát mạng lưới hơn. Bốn tiêu chuẩn trình bày và tìm bài đã được thiết kế. Hàng trên cùng gồm 5 mục, từ trái qua phải : Trang chủ, Giáo xứ, Tin tức, Thiếu nhi, Giới trẻ, Sinh hoạt Văn Hóa. Cột trái từ trên xuống dưới gồm 5 khu chính : Lời Chúa, Văn hóa & Gia đình, Sách báo giáo xứ, Hình ảnh sinh hoạt, và Vidéo. Cột phải gồm những bài mới, xếp theo tiêu chuẩn mới, từ trên xuống dưới. Ngay bên cột những bài mới, là hàng « Tìm kiếm bài mới (theo tên tác giả) ». Thầy Tạ Đình Chung cũng cho biết dự tính sẽ dần dà mang các sách giáo xứ đã xuất bản lên mạng.
LỜI KẾT
Ba ban văn hóa báo chí, tu thư và mạng lưới, cùng với bốn ban văn hóa khác là thuyết trình, văn nghệ, thư liệu, và văn khố đã góp phần rất nhiều vào công việc mục vụ của giáo xứ. Chính nhờ những suy tư, thiết kế và phổ biến của các ban văn hóa này, mà các sinh hoạt mục vụ của giáo xứ đã càng ngày càng lan rộng và phát triển. Từ ba sinh hoạt chính là thiêng liêng, văn hóa và xã hội, hôm nay Giáo xứ Công giáo Việt nam Paris đã có một sổ 16 sinh hoạt mục vụ rất đa chiều : 1- Thiêng liêng giáo huấn ; 2- Thiêng liêng thánh hoá qua bí tích ; 3- Thiêng liêng thánh hoá qua phụng tự khác ; 4- Thiêng liêng phúc âm hóa môi trường ; 5- Thiêng liêng hiệp thông chia sẻ với các cộng đoàn khác ; 6- Những sinh hoạt văn hoá tổng quát ; 7- Văn hóa giáo dục khởi đầu tổng quát ; 8- Văn hóa giáo dục khởi đầu chuyên biệt ; 9- Văn hóa giáo dục liên tục ; 10- Văn hóa quản trị ; 11- Xã hội tổng quát và vật chất ; 12- Xã Hội Văn Hóa Việt Nam Công Giáo ; 13- Xã hội Gia Đình ; 14-Xã hội quản trị cơ sở vật chất ; 15- Xã hội quản trị tài chính ; 16- Mục vụ hội nhập Tổng Giáo Phận Paris.
Đức Hồng Y Lustiger đã thấy vai trò quan trọng của mục vụ văn hóa tại GXVN Paris. Khi đến Giáo Xứ ngày 15.11.1998 để trao cơ sở mới và trao quyết định của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ cho Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh, Ngài đã nói : « Kể từ ngày 16.11.1980 (ngày mà Đức cha Daniel PÉZÉRIL đến chủ lễ và bổ nhiệm chính thức cha Giuse Mai Đức Vinh vào chức phận Giám Đốc Giáo Xứ), trong việc hành xử chức vụ giám đốc chuyên trách linh hồn các tín hữu, Tân Đức Ông không ngừng củng cố và phát triển Giáo Xứ. Với sự cộng tác chặt chẽ của Ban Giám Đốc, Ngài có công biến Cộng Đoàn trở nên một trong những cộng đoàn ngoại kiều lớn mạnh ở Thủ Đô. Ngoài mục vụ, Cộng Đoàn còn có sinh hoạt đa dạng, phong phú về văn hóa và giáo dục thanh thiếu niên ». Và để ghi nhớ ngày quan trọng này, Đức Hồng Y ghi sổ vàng lưu niệm rằng «Xin Chúa ban cho anh em Bình An và Vui Mừng» [1].
Paris, ngày 29 tháng 07 năm 2015
Trần Văn Cảnh
____________________________________________________
Phụ chú :
(1). Trần Văn Cảnh ; Lịch sử biên niên GXVN Paris, 1787-2013, Paris ; 2014 ; tr. 175-176
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang