Phạm Bá Nha
Chiến
sỹ Đức Tin
C |
hiến sỹ đức tin là những người không sợ chết, sẵn sàng hy
sinh mạng sống để bảo vệ, tuyên xưng đức tin. Chính vì thế, dù bị đày, hay đe dọa...xâm
phạm tới đức tin, tù nhân đã cảm nghiệm được bao nhiêu ơn Chúa ban. Sống cho
Chúa và Giáo Hội.
Dưới đây, chúng ta có thể chứng minh được tư tưởng mộc mạc
trên, qua cái chết của những ‘‘chiến sỹ đức tin’’ đang do những ‘‘ âm mưu toan
tính’’ ám hại Giáo Hội khắp nơi hiện
nay.
Chiến
sỹ Đức Tin
Ngày 16.9.2016, ĐGH trả lời phỏng vấn đài Renascenca, Bồ Đào
Nha, và cho biết: Giáo Hội hôm nay đang
sống trong tình trạng ‘‘bầm giập’’, vì lối sống khép kín, nên thân thể khẳng
khiu, dễ bệnh hoạn. Nghĩa là giống như người bị tai nạn, gặp ngoài đường. Thế
giới cần bỏ đời sống ấm êm, ra ngoài tìm hiểu và sống với người cùng cực túng bấn,
bị bỏ rơi. Chúng ta đang được Chúa gõ cửa, mà cứ giữ Chúa riết trong nhà. Mà
quên không đem Chúa ra ngoài, công bố
vương quốc của Người. Như Chúa nói ‘‘Ta
đang đứng cửa mà gõ. Nếu mở, Ta sẽ vào dùng cơm với con. ’’ Vietcatholic. New..9.2016)
Căn cứ vào báo cáo, ĐGH cho biết Giáo Hội bị ‘‘bầm giập’’ hơn
hay kéo dài bao lâu, thì không biết rõ. Còn tùy thuộc vào phúc lành của Chúa,
ban cho Hội Thánh. Lúc này, Năm Thánh Lòng Thương Xót hy vọng nhiều người cảm
nghiệm Giáo Hội là Mẹ. (Vietcatholic, 16.9.16)
Trong thánh lễ 14.9.16, tại Ste Marta, cầu nguyện cho LM Jacques Hamel, mới bị sát hại ĐGH đã nói:
Ngày nay, con số các vị tử đạo còn nhiều hơn Giáo hội sơ khai. Ngày nay có nhiều Kitô hữu bị cầm tù, giết hại.
Vì họ không chối bỏ Chúa Giêsu Kitô. (vietcatholic, 19.9.2016)
Ngày 17.9.2015, ĐGH đã gặp 5000 người sống thánh hiến từ
Trung Đông đến thăm Vatican. ĐGH nhấn mạnh rằng ngày nay các Kitô hữu bị bách hại
nhiều hơn so với những năm đầu của Kitô giáo. ĐTC cho biết ngài đang đeo cây
Thánh Giá của linh mục Iraq tử đạo, bị cắt cổ vì không chối Chúa, do linh mục
khác đến thăm ngài. (Ns HN số 274, 10. 2015, tr. 110)
Cùng ngày, ĐGH đã gặp các đại diện tổ chức nhân đạo ở Syrie
và Iraq trong hội nghị hợp tác và cải thiện hỗ trợ cho khu vực do Hội Đồng Tòa
Thánh Cor Unum tổ chức. ĐGH mô tả tình hình Trung Đông là ‘‘đại dương đau khổ’’
mà toàn thế giới đều biết đang xẩy ra. ĐGH than phiền cộng đồng quốc tế đã
không ngăn chặn chiến tranh làm lợi cho kẻ buôn bán vũ khí. Trong khi hàng ngàn
người dân vô tội thiệt mạng (Bđd, tr.111)
Chúng ta kiểm lại, gần đây thôi, xem tình trạng Giáo Hội đang
bị bách hại, khắp nơi và chung quanh.
Linh mục Jacques Hamel (86 tuổi, ,1930- 2016), bị sát hại lúc 9g45, ngày 26.7.2016. Hai tên khủng bố mệnh
danh là chiến binh Hồi Giáo (Isis) đã lén vào cửa sau thánh đường Saint Etienne
du Rouvray, gần Rouen, tây bắc Pháp, dùng dao sát hại cha đang cử hành Thánh Lễ.
Làm cả thế giới bàng hoàng, lo sợ. Thánh lễ an táng ngày 2.8.2016 do ĐC
Dominique Lebrun chủ lễ.
Vào lúc 7 giờ sáng 14.09.2016 (nhầm lễ Suy tôn Thánh giá), tại
nguyện đường Sainte-Marthe trong khuôn viên Tòa thánh Vatican, Đức Thánh Cha
Phanxicô đã cử hành thánh lễ tưởng niệm cố linh mục Jacques Hamel. Có Đức Cha địa
phận và 80 người từ Rouen qua tham dự.
Trong bài giảng dài, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên dương ‘‘vị
linh mục tử đạo đã dâng hiến cuộc sống cho chúng ta. Ngày nay, con số các vị tử
đạo còn nhiều hơn Giáo hội sơ khai. Các tín hữu được phúc tử đạo, bị chặt đầu,
vì họ không chối bỏ Chúa Kitô. Cha Jacques Hamel có trong số các vị tử đạo
xuyên suốt lịch sử. Chúng ta cầu nguyện ngài trong số các tiền nhân tử đạo. Cái
chết hào hùng của ngài đem lại cho chúng ta tình huynh đệ, sự an hòa và lòng
cam đảm để nói lên điều này : nhân danh Thượng Đế để giết người chính là hành động
của ác quỷ satan. Việc cha Hamel hiền lương, chính trực, nhân ái bị sát hại như
một tội phạm đã hào hùng vặch mặt chỉ tên kẻ sát nhân. Này quỷ satan, hãy xéo
đi.’’
Phát biểu sau thánh lễ, linh mục Lhermitte thuộc giáo phận
Rouen cho rằng ‘‘cuộc hành hương của chúng tôi là để cầu nguyện cho mọi người.’’
Cha Hamel là một vị thánh tử đạo của Giáo hội giữa thế giới hôm nay, như ca
nguyện tử đạo nước ta : ‘‘Càng đau đớn nhiều, càng thêm hoa trên đường mới, dắt
lên chốn trời cao còn hạnh phúc nào hơn.’’ (GXVN Paris, ngày 14.09.2016 Lê
Đình Thông)
Đức Giám Mục ấn Độ, Franco Mulakkai giáo phận Jalandhar cho
thông tấn công giáo biết, cô Balwinder Kaur, 55 tuổi, bị mất trí nghiêm trọng,
mới bị giết, 11.9.2016, cách dã man bởi
tín hữu theo đạo Sikh, là những người nghĩ rằng cô đã làm nhục sách Thánh của họ.
Cô bị kéo từ nhà mình ra đường, bị đánh
dã man, bị chặt đứt chân tay bằng rừu. Cô bị để cho máu chảy từ từ, đau đớn. ĐC
nói, tất cả những điều này cho thấy đang có những cuộc bách hại công khai tại
tiểu bang Punjab, ấn Độ (Vietcatholic, 16.9.2016)
Nữ tu Monica Joseph, Tổng phụ trách Dòng Nữ Tu Chúa Giêsu Đức
Maria, tại Hoa Kỳ thông báo cái chết của nữ tu Isabel Sola Matas, 51 tuổi, gốc
Barcelona, Tây Ban Nha, truyền giáo tại
Haiti từ nhiều năm qua. Thông báo cho biết nữ tu Isabel bị giết trong vụ cướp gần
nhà thờ chính tòa Port au Prince, ngày
2.9.16 trong khi sơ đang lái xe từ trung tâm về thủ đô. Chị bị trúng hai phát đạn
từ bọn cướp. Gỉo xách, đồ dùng của chị đã bị cướp theo. ĐGH trong kinh Truyền
Tin, 4.9.16 nhắc mọi người nhớ đến những người xả thân phục vụ, như sơ Isabel
Sola Matas.
Được biết, ngày 8.10. 2010, Ông Julien Kénord điều hành
Caritas Thụy Sỹ đã bị giết ở Port au Prince. Và ngày 24. 4. 2013, linh mục
Canada Richard E. Joyal dòng Đức Maria bị giết trong vụ cướp tiền khi cha vừa
rút tiền từ ngân hàng ra (vietcatholic 14.9.2016).
Một linh mục Ba Lan Wladyslaw Bukoxwinski (1904-1974) trải
qua 13 năm tù cải tạo bên Liên sô sẽ được tuyên phong Chân Phước tại nhà thờ
chính tòa Karaganda, bên Karakhstan, vào 11.9.2016. ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng
Bộ Phong Thánh chủ sự lễ. ĐTC Phanxico nhận xét trong kinh Truyền Tin, rằng:
Bao nhiêu cơ cực cha đã phải gánh chịu. Cha bị sát hại vì đức tin. Suốt đời,
cha đã bày tỏ tình yêu dạt dào cho những người yếu đuối và nghèo khổ nhất. Chứng
tá của cha là kết tinh của bác ái về tinh thần và thể xác (Vietcatholic. 13.9.
2016.
Bốn Nữ Tu Bác Ái Truyền Giáo của Mẹ Teresa bị sát hại đầu
tháng 3.2016. Ngày 3.9.2016, ĐGH đã gặp các những tông đồ của Lòng Thương Xót
trong buổi họp mặt. Sau đó ngài đến Quảng Trường Thánh Phêrô và đặc biệt nghe
hai chứng từ Nữ Tu Sally người ấn Độ, đang phục vụ tại Aden, bên Yemen, nơi có
bốn nữ tu bị quân khủng bố sát hại hồi tháng 3 năm nay. Khi chúng tấn công vào
nhà dưỡng lão, nơi các chị phục vụ (vietcatholic, 5.9.2016)
Ngày 2.11. 2014, trong khi dọn dẹp nhà, chị Shaham, 31 tuổi,
công giáo, đốt giấy tờ của bố chồng. Thì một người làm chung là Muhammed Irlam
la lên chị đã đốt bản kinh Quran. Khỏang 300 người Hồi giáo đến vây chị và bắt
chồng Shahzad Bibi, 35 tuổi, đem hai vợ chồng đến
lò gạch, đánh đập và quăng và lò nung gạch. Chị Shama đang có
thai và là mẹ 4 đứa con. Sự việc này, xảy ra tại huyện Kot Radha Kishan, tỉnh
Kasar, bang Punjab, gây công phẫn cao độ trong cộng đồng Kitô hữu Pakistan. Trước
sức ép của Hồi giáo quá khích, phiên tòa ngày 18.4.16, tuyên bố tha những người
trước kia liên quan đến thảm sát đau thương. (Ns HN, số 281, 5.2016, tr. 110)
Tháng 8.2015, công an Trung Quốc sát hại một linh mục rồi vu
cáo cha tự tử. Xác cha Yu Heping
được tìm thấy trên sông Fen ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây vào 8.11. Nhưng tổ chức
Hồng Y Cung Phần Mai cho biết cha Yu bị giết chứ không tự tử. Vì cha vẫn lạc
quan, hoạt bát vui tươi với mọi người. Tổ chức khẳng định người công giáo không
tự tử, dù ngịch cảnh. Một linh mục lại càng không. (Ns HN, số 276, 12.2015, tr.
110)
Cha Abraham Kanmampala, tổng đại diện giáo phận Jagdalpur, ấn
Độ cho biết, nhiều nơi trong bang Chattisgarh tiếp tục cấm sự hiện diện của
linh mục, bất chấp tòa án quyết định tòa án ra lệnh ngưng cấm đoán vô lý này.
Cha cho biết thêm, bầu khí trong tiểu bang
này rất bất lợi cho Kito hữu. Chúng tôi bị đe dọa, vì là thiểu số. Ngày 15.11.
2015, thành phần Ấn giáo quá khích đã lôi kéo dân chúng xông vào nhà thờ Tin
Lành Ngũ Tuần, đánh đập tàn bạo tín hữu và buộc họ phải cải đạo sang Ấn giáo.
Đông đảo linh mục hay mục sư buộc rời làng mạc. (Bđd)
Ngày 17.11.2015, ĐHY Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Hiệp Nhất
Kitô hữu, trong bài thuyết trình tại hội nghị ở Schwaebisch Guend bên Đức,
tuyên bố Kitô giáo bị bách hại nhiều nhất. Tới 25 quốc gia các Kitô hữu bị đe dọa
tớI tính mạng. ĐHY phê bình nhận thức của giới truyền thông ít nói tớI những
bách hại. Và chuyện tử đạo là qúa khứ. Thực tế, không kỳ nào có nhiều vị tử đạo
cho bằng thế kỷ XX. Ngày nay, Giáo Hội trở thành Giáo Hội của các vị tử đạo.
(Bđd)
Ngày 5.6.2015, ĐTC đã ký sắc lệnh nhìn nhận linh mục Joseph
Thao Tiên và 14 tu sỹ và giáo dân Lào là những vị tử đạo từ 1954-1970. Họ bị
sát hại, hành hung hay chết kiệt sức. Các ngài chết vì đức tin trong bối cảnh
du kích quân cộng sản quyết định loại trừ những gì ngoại lai và Kitô giáo. (Ns
HN số 271. 7.2015)
Riêng Giáo Hội Campuchia đã chính thức mở hồ sơ cấp giáo phận
trong tiến trình phong Chân Phước cho 35 vị tử đạo, là nạn nhân chế độ Pot Pot,
Khmer Đỏ, bị bách hại từ 1970-1977 (vietcatholic.net 17.6.2015)
Ngày 24.9.2016, linh mục người Đức tên Engelmar Unzeitig
(1911-1945) có biệt danh ‘‘Thiên thần của (trại giam) Dachau’’ được tuyên phong
chân phước tử đạo, tại Wurzburg. Cha được giao coi giáo xứ bên Áo, bị 4 năm tù ở
trại Dachau. Đời cha tự nguyện phục vụ người bị thương hàn. Trong kinh Truyền
Tin 24.9, Đức Phanxico nói: ngài bị giết trong trại Dachau vì đức tin, lấy tình
yêu chống hận thù, dịu hiền chống tàn ác. Mong gương sáng của ngài giúp chúng
ta là chứng nhân bác ái và hy vọng giữa khốn khó. (vietcatholic 26.9.16)
Hàng năm cứ tới ngày 11.11, nước Pháp và các nước tham dự đệ
nhất thế chiến (1914) làm lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh. Giáo Hội Pháp đưa
con số 32.000 công giáo, tu sỹ thiệt mạng vì công tác mục vụ tại chiến trường.
Sau đây xin lược qua 5 chiến sỹ công giáo, trong số 32.000:
1. Linh mục Truyền Giáo Léo Bourjade (Mottauban, 1889-1924)
là con trong gia đình 7 người. Bố là công chức thuế vụ. Từ nhỏ đã có lòng đạo,
năm 19 tuổi nhập tu dòng Thánh Tâm Truyền Giáo, ở Issoudun, đào tạo ở Espagne
và Thụy sỹ. Về Pháp theo nghĩa vụ quân sự, thuộc sư đoàn 23, đóng ở Toulouse,
có anh là sỹ quan.Trong quân ngũ anh vẫn tỏ ra người công khai sống đức tin,
tôn kính Thánh Thérèse de Lisieux. Năm 2016, tham gia mặt trận Vosges. Sau chiến
tranh, năm 1921, thụ phong linh mục cùng với 5 thày khác, đặt tay do Đức Cha Tuyên Úy, Jacques Griffrond.
Cha giải ngũ, 1924, vì bệnh sốt rét rừng.
2. Linh mục Dòng Tên Pierre Teillhard de Chardin (Puy de
Dôme, 1881-1955), ) nhập tu đệ tử Dòng Tên ở Aix en Provence (1899), học xong
Triết học làm giáo trung học cho trường
Dòng Tên ở Le Caire, Ai Cập.
Năm 1911, thụ phong linh mục tại Anh. Nổi tiếng là triết gia, năm sau trở
lại Pháp, cộng tác với Muséum d'histoire Naturelle de Paris. Năm 1914, cha bị động viên, được điều động về
Clermont Ferrand, và tình nguyện làm người chuyên chở thương binh (le
brancardier). Cha có mặt trong nhiều trận tuyến miền Bắc Pháp trong sư đoàn 8,
lính Maroc. Cha làm việc chung với nhóm ‘‘Poilus’’, bị thương khi tải thương,
nhận huy chương quân đội với cập bậc hạ sỹ (caporal) và nghỉ việc. Cha viết cuốn
nổi tiếng: L'union créatrice ou La
Nostalgie du Front (tạm dịch ‘‘Nỗi Buồn Biên Giới’’)
3) Linh Mục Dòng Benedictin François-Josaphat Moreau
(Chatellerealt, 1881- 1944) dòng Benedictin Saint-Martin de Ligugé. Được tu học
ở Bỉ và Ý. Ngày 12.3.1910, thụ phong
linh mục, ở Saint Jean de Latran, phụ trách giáo lý trường Saint Athanase tới
khi chiến tranh bùng nổ. Trở về Pháp,
Cha bị động viên, công việc là người lính chuyên chở thương binh (le
brancardier), trong nghành chuyên môn y khoa. Cha có mặt tại trận chiến ở
Marne, tiếp tay với nhóm chemin des dames’’ (tải thương ở hậu cứ). Năm 1924,
sau chiến tranh, cha lập ra ‘‘cựu chiến binh’’ (DRAC). Qui tụ cả linh mục, giáo
dân đã đi lính. Những khuôn mặt mới trong giáo xứ. Cha xuất bản cuốn ‘‘Les
Liturgies Eucharistiques, notes sur origine et leur développement’’. Cha qua đời
năm 1944.
4. Y tá Freddy Durrleman (Roubaix, 1881-1944), có vợ, 3 con,
Y tá trong nhà thương Quân Đội Bégin, được sai đi biên giới Dardanelles. Tại mặt
trận biên giói, anh đã vào sinh ra tử để cứu người vị thương. Trong thư gửi cho
vợ, anh kể làm việc chung với hai bác sỹ, bất cử ngày đêm vì thương binh quá
đông. Đôi khi anh còn giữ vai trò ‘‘tuyên úy hay mục tử’’, an ủi nâng đỡ bệnh
nhân về tinh thần. Đành tuyệt vọng vì vết thương quá nặng...
5. Linh mục Chân Phước Daniel Brottier (Loir et Cher,
1897-1936) được phong Chân Phước 25.11.1984. Từ 14 tuổi đã bị chứng sốt rét
kinh niên.
Cha thánh có công sáng lập trung tâm ‘‘Apprentis d’Auteuil’’
đồng thời tuyên úy quân đội, trong thời
chiến, Phát ngôn viên của tổ chức ‘‘Poilus’’ (nhóm tình nguyện đến trại binh hậu
tuyến, qui tụ những người lính công giáo (Union nationle des Combattants (UNC).
Trẻ em d'Auteuil thành lập sau chiến tranh, ngày
nay phát triển mạnh, tập trung trẻ em mồ
côi gia đình chiến tranh, dạy nghề song song với học chữ. Tổ chức ''Poilus'',
thành hình theo nhu cầu cấp bách của chiến trường. Gồm các nữ tu, giáo dân đeo
băng chữ thập đỏ đi cứu trợ không phân biệt. Nạn nhân được băng bó tại chỗ
trong lều trại, hay chuyển người bị thương về hậu cứ xa, an toàn hơn. (La
Croix, Dimanche, 9. Nov. 2014, tr. 2). Đã có người trẻ VN, được trung tâm đón nhận học, có việc làm. Nay
đã ra trường.
Những Âm mưu Toan tính
Ngoài những công việc sát hại trên, còn những toan tính, dự định mà chưa thành hình,
báo chí phanh phui công khai cho biết, như:
ABC News trong bản tin 16.9.2016, loan tin FBI đã bắt giữ một
thiếu niên 15 tuổi (dấu tên) đã có mưu toan muốn giết ĐGH Phanxico, dịp ngài
thăm Hoa Kỳ. Cậu mới có bước đầu chiêu dụ bạn bè, tìm cách chế biến chất nổ. Cậu
được quân khủng bố Islam (Isis) tuyên truyền, dụ dỗ. (vietcatholic, 6.9.2016)
Cảnh sát ở Sumatra Indonesia đã bắt giữ tên khủng bố mưu toan
giết một linh mục đang cử hành thánh lễ, tại nhà thờ thánh Giuse Sumatra, vào
Chúa Nhật 28.8.16. Giáo dân tham dự lễ kể,
sau khi chủ tế đọc Tin Mừng, một tiếng nổ dữ dội từ những hàng ghế trong
nhà thờ. Tên khủng bố chạy nhanh lên bục giảng, cánh tay còn cuốn chất nổ, khi
bom trên tay không nổ, y dùng búa chém linh mục. Anh em giáo dân quật ngã y.
Linh mục bị thương nhẹ vì va chạm. Indonesia có dân số Hồi Giáo đông nhất thế
giớì. (vietcatholic/ net. 19.6.2016)
Cả giáo dân cũng bị uy hiếp như phi công John Testrake, tháng
6. 1985, trên máy bay TWA, bay từ Hy Lạp về Roma, bị không tặc uy hiếp, bằng lựu
đạn, bắt đổi đường bay, lái từ Hy Lạp qua Alger. Họ bắn chết một hành khách,
đánh đập một số khác. Họ bắt để 39 con tin trên máy bay, bắt thả xuống địa điểm
họ muốn. Anh phi công kể lại: Lúc đó tôi biết có Chúa ở với và phù trợ tôi. Tôi
không sợ mà tràn ngập bình an và tin tưởng, trong lúc bị uy hiếp. Tin có Chúa
phù trợ. Anh nói thêm đã theo đạo năm 25 tuổi. Nhờ Thánh Kinh mang trong mình
và cầu nguyện. Đến đâu anh cũng cho là Chúa giải thoát anh. Anh còn cho biết
cách đây hai năm, Anh xin nghỉ ở TWA, để tập trung chuyên chở các nhà truyền
giáo đi các miền xa, hẻo lánh. (suyniemloichua@googlegroupd.com. 2.6.2016)
Tờ Dabip, ấn phẩm của quân khủng bố Hồi Giáo IS, kêu gọi ‘‘thánh
chiến’’ trên trang nhất trong số mới nhất công khai chỉ trích cá nhân hăm dọa
giết ĐGH Phanxico.
Tỉnh Chiết Giang bên Trung Quốc, từ hai năm nay, chính quyền
phát động chiến dịch chống các biểu tượng và hiện diện Kitô giáo. Các hình thức
hoạt động tôn giào tại các bệnh viện đều bị cấm. Ngay đón các linh mục hay mục
sư cũng bị cấm. Bệnh viện Ôn Châu do Tin Lành xây cất và điều hành, dán thông
cáo cấm ngặt như vậy. Tỉnh Chiết Giang đứng đầu đàn áp, chiến dịch chống Thánh
Giá. Các tín hữu tin rằng sở dĩ chiến dịch này gia tăng để giảm đi tác động và ảnh
hưởng của cộng đoàn Kito hữu công khai như hầm trú, đã đưa đến gia tăng nhiều
cuộc trở lại đạo. (vietcatholic 7.9.16).
Anh Anil Gomes, dạy đại học ở Bangladesh, theo Đạo Hồi, cải đạo
theo công giáo và được rửa tộI 15.5.1994, cho biết, từ ngày cải đạo bị gia đình
và xã hội ruồng bỏ. Khi anh đang đọc Thánh Kinh Gioan, đồng nghiệp bắt gặp, anh
bị đuổI việc. Từ đó, anh là mục tiêu tấn công bạo lực và cái chết đe dọa. Anh bị
nhóm trẻ Hồi Giáo đánh đập, đến chết ngất và muốn giết. Gia đình từ chối thừa kế.
Anh đã lập gia đình với cô công giáo và có con 8 tuổi. Từ nay, anh chỉ bươn chải
sinh sống. (vietchatolic 4.9.2016)
Bên cạnh những đe dọa và mưu hại này, còn thấy những mục tử
hay anh hùng hy sinh trong đoàn chiên, như:
Đức Cha Mar Jacob Muricken, 52 tuổi, người ấn Độ, giám mục phụ
tá Palai, đã hiến tặng một quả thận cho anh Sooraij Sudhkaran, ấn giáo, 30 tuổi
suy thận đã hai năm. Anh là người lao động chính trong gia đình. Thất nghiệp,
phải bán nhà nuôi mẹ và vợ. Bố chết vì rắn cắn, Anh của Sooraij chết vì nhồi
máu cơ tim. Hiệp hội tặng thận do Lm Davis Chiramel làm chủ tịch, đã kêu gọi được
15 linh mục và 6 nữ tu, tặng thận cho những người không liên hệ. Đức cha đã trả
chi phí mổ, xét nghiệm, bắt đầu 1.6. 2016. (CNA. 1.6.2016. Radio Vatican,
19.6.2016)
Tờ Quan Sát Viên Roma đã tôn vinh Đức Cha Vinh Sơn Huang
Shoucheng giáo phận Mingdong tỉnh Phúc Kiến phía đông, vừa qua đời
30.7.2016, vì ung thư, 93 tuổi. ĐC là giám mục thầm lặng. Đám táng của Đức Cha,
2.8, tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Mân Côi ở Mindong, thu hút 20.000 người, mặc
dầu chính phủ chỉ cho phép 3.000. Báo này cho biết, Đức Cha đã bị 35 năm tù.
Ngài được nhớ đến như một người khiêm tốn và thông minh và mục tử vĩ đại. Nhờ cố
gắng phi thường của ngài giữa những nghịch cảnh và bách hại, giáo phận Mingdong
có khoảng 90.000áo dân, 60 linh mục, 200 nữ tu và 300 phụ nữ thánh hiến tham
gia truyền giáo. (vietcatholic.21.8.2016)
Linh mục Mychal Judge
dòng Phanxico, tuyên úy công giáo cho lính cứu hỏa New York từ 1992, đã hy sinh
đang khi xức dầu cho những nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố sát hại trung
tâm thương mại thế giới New York, 11. 9. 2001. Khi được tin phát nổ, tòa nhà
tháp đôi, do chiếc máy bay thứ nhất, Cha Mychal và anh em cứu hỏa chạy tốc lực
đổ vào trung tâm hiện trường để cứu những nạn nhân trong tòa nhà. Cha thoát chết
khi ngôi nhà xụp đổ. Cha và những người lính cứu hỏa thừa biết xông vào tòa nhà
lúc đó là hết sức nguy hiểm. Cha đã ngưng lại ban bí tích xức dầu cho những anh
xông vào. Đang khi cha cử hành bí tích, nhà ào ào xập đè lên lưng cha và một số
anh em, trong đó có Peter Ganci.
Anh Peter Ganci, 33 tuổi và cha Mychal vào đám cháy khói đầu
tiên. Anh thuộc giáo xứ Lilian,
viên chức cao cấp nghành cứu hỏa. Tuy còn trẻ, anh đã được nhiều huy chương anh
dũng bội tinh vì lòng can đảm trong chức vụ. Như thông lệ, vào Chúa nhật 24 thường
niên hàng năm, Hoa Kỳ tổ chức thánh lễ kỷ niệm và cầu nguyện cho nạn nhân biến
cố đau thương này.
Vào Chúa nhật 24 thường niên vừa qua (năm C.2016), hơn 2000
người đến nhà thờ Kilian, cầu nguyện cho anh Peter và cha Mychal. Họ hát bài
American The Beautiful (Ôi Hoa Kỳ đẹp biết bao)
(Ns. HN số 285. 9.2016. tr. 6)
Ngày 8.9.2016, chính quyền Trung Quốc bắt giam một giám mục
công giáo Phêrô Thiệu Chúc Mẫn, và đưa xa khỏi giáo phận, để ngăn chặn tấn
phong ngài là giám mục phó Ôn Châu với quyền kế vị. Thay thế ĐC Chu Duy Phương
mới qua đời, hồi đầu tháng. (Vietcatholic netword..9.2016)
Và trung thành lớn lao, đôi khi tới độ hy sinh mạng sống nữa.
Chứng tá gương mẫu của các vị nhắc chúng ta
Nhiều thế hệ giám mục Trung quốc trung thành với Vatican bị bắt,
mất tích, thời gian sau biết đã chết, như : - Tại nghĩa trang giáo phận Yixian,
có bia mộ hai giám mục chết năm 1989 và 1993. -Ngày 31.3.2015, chính quyền
thông báo ĐC Côme Shi Enxiang qua đời, 94 tuổi, bị bắt 2001. - Năm 1997, ĐC Su
Zhimin bị bắt, đến nay chưa tin tức gì.(báo Le Monde. Ns HN số 270, 6.2015, tr.
110)
Trong buổi triều yết, 20.5.2015, Đức Phanxico kêu gọi cầu
nguyện cho Giáo Hội Trung quốc, Và nhắc 24.5 là ngày Đức Benedicto XVI lập
(2007) cầu cho Giáo Hội (Bđd).
Cô Gianna Jessen, 30 tuổi. Cách nay 30 năm, ngày 6.4.1977, một thiếu nữ 17 tuổi vào nhà bảo
sanh California, Hoa Kỳ phá thai, bào thai đã 7 tháng. Thay vì quẳng thùng rác,
bào thai được đưa vào nhà thương cấp cứu. Bé sống. Bà Penny nhận nuôi đặt tên
Ià Gioanna Jessen.
Bác sỹ khuyên đừng nhận vì bé không ngồi và đi được, sống như
khúc cây. Bà và con gái bà tên Diana de Paul, cứ nhận làm con nuôi. Lên 3, bé
đi lại như thường. Nay em đã 30 tuổi,trở thành thiếu nữ xinh đẹp nhưng hơi khập
khễnh. Gia đình không nói hoàn cảnh sinh ra của Gioanna, nhưng cô đoán ra và chấp
nhận sự thật. Nhờ tình thương của mẹ nuôi. Cô tổ chức ‘‘Bênh Vực Sự Sống’’. Người
ta tranh nhau mời cô đi diễn thuyết. Đề tài diễn thuyết là: bênh vực sự sống và
chống phá thai.
Trong lần nói chuyện tại Hạ Viện Luân Đôn, 2005, cô nói: Tôi
là cô gái hoàn toàn bình thường. Nhưng tôi có câu chuyện kể là sự hiện diện và
hoạt động của Chúa trong đời tôi. Cô muốn thông truyền sứ điệp: Bào thai cũng
là người. Và bào thai đó đang đứng trước mặt quí vị đây, đang sống và hô hấp.
Bào thai đó không phải chỉ là tế bào người ta, có thể cắt bỏ như khúc ruột thừa.
Hiện cô nhận bảo trợ nuôi 56 trẻ em trên khắp nơi. (Radio Vatican. 2.7.2016)
Để kết thúc, xin trích lời huấn dụ của ĐGH Phanxico, kêu gọi
khách hành hương trong kinh Truyền Tin, 14.8.2016: Chúa Giêsu diễn tả: Thầy tới
ném lửa trên trái đất và ước ao nó bùng cháy lên (Lc 12, 49). Trong lúc này tôi
nghĩ đến giáo sỹ, tu sỹ và giáo dân trên thế giới đang tận hiến cho loan báo Tin Mừng với tình yêu thương biết
Giáo Hội không cần chuyên viên bàn giấy rườm rà và các công chức mẫn cán, nhưng
cần các thừa sai đam mê, bị dày vò bởi lòng hăng say đem tới cho tất cả mọi người
lời an ủi của Chúa Kito và ơn thánh của Ngài. (Vietcatholic.17.8.2016)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang