B |
ài của cha Toại tuần này
do cô bạn chuyển, bài ngắn một trang A4 nhưng tôi đọc đến hai lần, vì đó cũng
là tâm tư của tôi, tuy nhiên nhân vật được cha đề cập trong bài chắc chắn không
giống nhân vật của tôi.
Cha Toại mở đầu như thế
này,
Mình còn nhớ trước ngày
chịu chức linh mục, cha linh hướng của mình dạy rằng, « sau khi con chịu chức,
con đừng quên chiếc ghế phía cuối nhà thờ mà thỉnh thoảng con vẫn ngồi… hãy
quay lại ngồi vào chiếc ghế đó một vài lần trong tháng trước giờ lễ ».
Mãi về sau mình mới hiểu
sự sâu sắc của lời khuyên đó sau ngày chịu chức.
Các linh mục của Chúa được
ngồi trên cung thánh, mọi người đều hướng về linh mục, và người linh mục trở
thành trọng tâm của tất cả sự chú ý.
Vị trí ngồi trên cung
thánh nói lên vai trò của người linh mục, là người mục tử dẫn dắt cộng đoàn, cử
hành phụng vụ dâng lên Chúa, tuy nhiên, đó cũng là vị trí ẩn đầy cám dỗ và nguy
hiểm.
Một khi ngồi ở vị trí
trên cùng, người ta dễ xa cách người khác vì vị trí cao trọng của mình, đôi khi
người ta làm mọi sự để bám lấy vị trí đó, và nghĩ rằng ở bất cứ nơi đâu mình
cũng phải được ngồi trên cùng, phải được chú ý, phải là người quan trọng nhất.
***
Nhân vật tôi « để mắt » đến
thời gian gần đây chạy loanh quanh trong GX, vài lần trong dịp lễ hội, Bảy liền
tay bưng bê phục vụ, lên trang GX trên mạng, hình ảnh Bảy lẫn lộn trong muôn
vàn hình ảnh, vài trăm hay vài ngàn hình khách mời, khách danh dự, nhân vật
chính ngày hôm đó…
Giai nhân, tài tử, giáo
dân, ai cũng mặc áo vía, áo đẹp trong ngày hội vui chơi, mà sao Bảy vẫn vậy,
trong bộ thường phục, chăm chỉ phục vụ, cứ như Bảy tự thách đố mình phải « chạy
bàn » thật nhiều thật giỏi… để làm gì, chỉ có đương sự và Chúa biết.
Hình ảnh đó cứ ám ảnh
tôi, làm tôi suy tư, đừng nói tại Bảy đẹp bắt mắt, tài cán lừng lẩy nhe, tôi
chuộng « Chân, Thiện, Mỹ », cái đẹp bên ngoài đôi khi làm tôi vỡ mộng, không đè
bẹp nỗi nét đẹp rạng rỡ của tâm hồn.
Những người cộng tác với
GX, dưới mọi hình thức đều mang cái tâm của mình mà cống hiến, tùy tài sức, « của
biếu không bằng cách biếu », đó cũng là cung cách của người có lòng, « cái tâm
» đáng gía ngàn vàng là vậy.
Một hôm dùng cơm trưa tại
GX, Bảy vừa phục vụ căn tin, vừa chạy bàn phòng họp, mâm phở trên tay, Bảy bước
vào phòng e dè như người xin việc chưa biết bắt đầu từ đâu, trông Bảy « lành »
đến tội nghiệp.
Tàn tiệc, tàn buổi họp, Bảy
vẫn đâu đó thu dọn, không thấy Bảy oải mới lạ, cứ dọn rồi dẹp như người máy,
nhưng làm một lúc sẽ hết việc, sau đó Bảy sẽ làm gì, có vào nhà thờ đọc kinh ?
Thắc mắc vớ vẫn, đã đến
GX thì phải vào nhà thờ chứ còn đi đâu, Bảy túc trực ở đây, vài bước cuốc bộ là
thấy Chúa ngay, có chi nhọc nhằn mà không làm được.
Nhưng có khi nào Bảy ưu
tiên dọn dẹp sạch bâng từ trong bếp tới khu vệ sinh rồi mới vào nhà nguyện,
chuyện kinh kệ bị xếp xó sau khi chùi dọn, vì đó là nhiệm vụ Bảy tự đặt cho
mình, hy vọng Chúa sẽ không hờn dỗi Bảy.
Cha Toại nhắc nhở, thỉnh
thoảng linh mục xuống cuối nhà thờ, nhìn « toàn cảnh » cung thánh trước khi
dâng lễ. Bảy làm gì có thời giờ vào nhà Chúa nhìn toàn cảnh, cận cảnh, làm dấu
thánh gía, đọc kinh xong là Bảy « chuồn » ra ngoài tìm xem có gì dọn dẹp,
thoáng đến thoáng đi thế đấy, đơn sơ nhưng đẹp lòng Chúa.
Lời cha Toại làm tôi nhớ
lúc còn ở bên nhà, đến nhà thờ tôi thường ngồi hàng ghế cuối để « xem lễ »,
cũng nhìn toàn cảnh nhà thờ nhưng khác các cha vì tôi không ở vị trí dẫn dắt
con chiên như ngài, mà là con chiên « lo ra ».
Hơn hai mươi năm về trước,
khi cu Beo được vài tháng tuổi, tôi ngồi băng ghế cuối nhà thờ, phòng khi cu cậu
thét lên lúc cái ti nhựa trong miệng bị hắn phun phẹt rơi xuống sàn nhà thờ,
tôi ôm con chạy ra sân « lánh nạn ».
Điều đó làm cha xứ nhà thờ
Mông Triệu xóm Bình Thạnh, nơi tôi cư trú trước khi qua Tây, bực mình, bực vì
thằng nhóc la hét thì ít, mà bực hết sức vì con chiên đi lễ lại « xa rời » cung
thánh.
Thế là hai hàng ghế cuối
nhà thờ được cha ra lệnh « lật úp » xuống đất, tôi lì lợm tiếp tục ngồi hàng ghế
cuối sát hai băng ghế bị vô hiệu hóa, và lại ôm con chạy ra sân mỗi khi thằng
cu buồn cái ti văng khỏi miệng khóc thét lên.
Tội nghiệp cha xứ, ngài sợ
tôi ngồi xa cung thánh, xa rời Chúa Mẹ, dễ nỗi lòng sân si xin đủ thứ phồn hoa
đến lạc lối quay về bên Chúa, ngài lo cho giáo dân như rứa đâu có sai, lỗi ở
tôi chưa thấu lòng cha đó thôi.
Rồi thành thói quen đến bây
giờ, tôi cứ cuối giáo đường mà ngồi, nhìn toàn cảnh nhà thờ, đơn giản vì ở vị
trí này tôi mục kích được nhiều điều thú vị, nhưng không « lo ra, lạc lối » như
cha xứ ngày xưa lo lắng cho tôi.
Bảy bưng bê tung tăng khắp
nơi ngoài nhà thờ, không biết Bảy ngồi băng ghế nào khi dự lễ, có thể Bảy không
ngồi ở hàng ghế cuối suy gẫm như cha Toại, nhưng tôi tin Bảy đã chọn vị trí «
thấp nhất » nơi đây, nhưng lại là « đường cái quan » đến với Đạo, Chúa không
giáng trần vì người giàu sang khoa bảng.
Hào quang thế gian thường
biến ta thành con thiêu thân, đêm về trăn trở, lo âu mai này ta không còn rạng
ngời ở vị trí cao sang, mê muội ôm phù
vân trần thế đến lạc lối khiến Chúa gục đầu xót xa, con Ta yêu dấu xa Ta mất rồi.
Bảy thật đáng phục, công
việc người ta e ngại, Bảy vui vẻ nhảy vào « ôm trọn gói », phi vụ đặc biệt, «
chót hết, sau hết » không có đối thủ, Bảy quả « khôn và ngoan » dâng cả trái
tim, tài mọn nhưng lại đáng giá ngàn vàng.
Vâng bạn thử ngồi vào chiếc
ghế cuối nhà thờ, như cha Toại gợi ý, để chiêm nghiệm lời Chúa, hành trang mang
về nhà Chúa ngày sau cùng không thể là của cải, danh vọng trần thế, chúng ta tự
lượng sức chuẩn bị là vừa.
Nov. 2015 / Đoàn Thị
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang