Du Sinh
CARITAS VIỆT NAM
Trang viết dưới này rút ra từ tập ‘CẨM NANG CARITAS VIỆT NAM’ do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ban hành ngày 24. 11. 2008, với lời giới thiệu của đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, chủ tịch UBBAXH/Caritas Việt Nam.
Đinh nghĩa từ Caritas.
Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động tình thương. Hoạt động cụ thể của Caritas là liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Chúa Giêsu. Đây là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Vì thế Giáo Hội khuyến khích việc thiết lập nhiều tổ chức Caritas để thể hiện tình thương bác ái và liên đới Phúc Âm.
Logo Caritas.
Logo Caritas gồm hình Thánh Giá với các ngọn lửa màu đỏ tỏa ra chung quanh và phía dưới là dòng chữ Caritas Việt Nam. Rất nhiều tổ chức Caritas quốc gia đã dùng hình ảnh này theo ý nghĩa sau đây :
Thánh Giá là trung tâm điểm của mọi hoạt động bác ái, vì việc hiến thân trên thập giá của Chúa Giêsu là hành động yêu thương cao cả nhất mà Người thực hiện cho Thiên Chúa và cho con người. Chiều dọc của Thánh Giá tượng trưng cho sự liên kết của con người với Thiên Chúa, chiều ngang nói lên trách nhiệm của con người đối với nhau trong xã hội (x Ga 4,20-21). Hai chiều này cần tương ứng với nhau. Những ngọn lửa lan tỏa ra từ Thánh Giá, biểu lộ tác động của Chúa Thánh Thần : ‘Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi’ (2Cr 5,14). Người thôi thúc mọi thành viên Caritas thực hiện việc bác ái để phục vụ anh chị em đồng loại.
Đôi dòng lịch sử .
Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức. Sau đó lan qua Thụy sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (1910) …
Tại Việt Nam, Caritas được thành lập năm 1965 và đức cha Phạm Ngọc Chi đặc trách với sự cộng tác của một cha giám đốc là linh mục Hồ Văn Vui. Đến năm 1968, đức cha Nguyễn Kim Điền thay thế đức cha Phạm Ngọc Chi. Catitas Việt Nam đã được tổ chức theo hệ thống giáo phận và giáo xứ. Được sự hỗ trợ tích cực bởi Toà Thánh và các nước công giáo đàn anh như Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Gia Nã đại, Caritas Việt Nam còn mở các lớp huấn luyện nhân viên, các trạm phát thuốc, các cuộc ủy lạo, các trường học nghề … Nói tắt là sinh hoạt của Caritas rất tích cực và hiệu lực bên cạnh những người nghèo và nạn nhân chiến tranh… Năm 1972, đức cha Nguyễn Văn Thuận được đề cử đặc trách, ngài mở rộng hoạt động bác ái xã hội bằng việc thành lập cơ quan điều hợp các tổ chức. Cơ quan này mang tên gọi là COREV (Cơpération pour la Réédification du Vietnam), mục đích ‘Hợp tác xây dựng lại Việt Nam’…
Sau biến cố 1975, tháng 6. 1976, Caritas bị ngưng hoạt động, và phải bàn giao cơ sở và phương tiện cho Uỷ ban Quân quản Tp/HCM…
Mãi tới năm 2001, trong đại hội VIII tại Hà Nội, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) mới quyết định lập Ủy Ban Bác Ái Xã Hội. Ủy ban này chỉ được hoạt động kể từ 2002. Tới năm 2007, HĐGMVN bầu đức cha Nguyễn Chu Trinh đặc trách Ủy ban Bác ái Xã hội và linh mục Nguyễn Ngọc Sơn làm tổng thư ký. Kể từ đây, Uỷ Ban Bác ái Xả hội xin xử dụng lại danh xưng Caritas ở mọi cấp trung ương, giáo phận và giáo xứ, đồng thời đi vào tổ chức Caritas quốc tế.
Ngày 02. 07. 2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi công văn số 941/TGCP-CG chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas. Ngay sau đó, trong đại hội thường niên tại Xuân Lộc, từ 22-26. 09.2008, HDGMVN đã long trọng bày tỏ ước nguyện :
HĐGMVN đồng ý và mong muốn Caritas Việt Nam được sát nhập vào Caritas quốc tế (Caritas Internationalis) để cùng thực hiện hoạt động bác ái theo đường hướng của Giáo Hội toàn cầu.
HĐGMVN mong ước nhiều tín hữu tham gia vào Caritas Việt Nam để thực hiện tình bác ái của Chúa Kitô cho mọi người.
Hệ thống tổ chức.
Tổ chức Caritas Việt Nam có mục đích phối hợp cách hữu hiệu những hoạt động của các tín hữu Công giáo và mọi người thiện chí để thực hiện những hoạt động bác ái theo những nguyên tắc đạo đức Kitô giáo và giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Cơ cấu tổ chức :
Caritas trung ương, Caritas giáo phận và Caritas giáo xứ.Tùy theo hoàn cảnh cụ thể tại mỗi miền, mỗi địa phương, HĐGM có thể thành lập Caritas giáo tỉnh hay Giám mục giáo phận có thể thành lập Caritas giáo hạt, với điều kiện đủ nhân sự để công việc bác ái được hiệu qủa hơn.
Caritas trung ương: Ban thường trực trung ương: Chủ tịch, Tổng thư ký, các ban chuyên môn: Y tế, Cứu trợ, Giáo dục, Truyền thông, Phát triển, Đối ngoại, Tài chính, Quản lý nhân sự.
Caritas giáo phận: Trưởng ban và các nhân viên tùy thuộc.
Caritas giáo xứ: Trưởng ban và các thành viên.
Hội đồng quản trị :
Đức cha chủ tịch UBBAXH đồng thời là chủ tịch Caritas Việt Nam. - Tổng thư ký – 3 đại diện của Caritas giáo phận (mỗi giáo tỉnh 1 người), - 2 đại diện dòng tu, - 1 tình nguyện viên. - Họp ba tháng một lần trừ khi có biến cố khẩn thiết.
Hội đồng đại biểu:
Đức cha chủ tịch, - Tổng thư ký, - các trưởng ban của mỗi giáo phận, - Các trưởng văn phòng trung ương, - 4 đại diện dòng tu, - 2 đại diện của tình nguyện viên. Cứ 3 năm Hội đồng đại biểu nhóm họp một lần.
Caritas không chỉ là một tổ chức bác ái từ thiện giúp đỡ dân chúng nghèo khổ về vật chất, mà còn là một tổ chức Công giáo Tiến hành. Vì thế, hoạt động của Caritas phải hướng về việc cổ võ loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu cách thiết thực. Trong sinh hoạt của Giáo Hội, Caritas đóng vai trò lớn lao. Ước mong mọi tín hũu xác tín rằng ‘hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của của Giáo Hội’, như đức thánh cha Biển Đức XVI đã xác định trong thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ (Deus Caritas) (số 20).
Đinh nghĩa từ Caritas.
Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động tình thương. Hoạt động cụ thể của Caritas là liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Chúa Giêsu. Đây là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Vì thế Giáo Hội khuyến khích việc thiết lập nhiều tổ chức Caritas để thể hiện tình thương bác ái và liên đới Phúc Âm.
Logo Caritas.
Logo Caritas gồm hình Thánh Giá với các ngọn lửa màu đỏ tỏa ra chung quanh và phía dưới là dòng chữ Caritas Việt Nam. Rất nhiều tổ chức Caritas quốc gia đã dùng hình ảnh này theo ý nghĩa sau đây :
Thánh Giá là trung tâm điểm của mọi hoạt động bác ái, vì việc hiến thân trên thập giá của Chúa Giêsu là hành động yêu thương cao cả nhất mà Người thực hiện cho Thiên Chúa và cho con người. Chiều dọc của Thánh Giá tượng trưng cho sự liên kết của con người với Thiên Chúa, chiều ngang nói lên trách nhiệm của con người đối với nhau trong xã hội (x Ga 4,20-21). Hai chiều này cần tương ứng với nhau. Những ngọn lửa lan tỏa ra từ Thánh Giá, biểu lộ tác động của Chúa Thánh Thần : ‘Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi’ (2Cr 5,14). Người thôi thúc mọi thành viên Caritas thực hiện việc bác ái để phục vụ anh chị em đồng loại.
Đôi dòng lịch sử .
Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức. Sau đó lan qua Thụy sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (1910) …
Tại Việt Nam, Caritas được thành lập năm 1965 và đức cha Phạm Ngọc Chi đặc trách với sự cộng tác của một cha giám đốc là linh mục Hồ Văn Vui. Đến năm 1968, đức cha Nguyễn Kim Điền thay thế đức cha Phạm Ngọc Chi. Catitas Việt Nam đã được tổ chức theo hệ thống giáo phận và giáo xứ. Được sự hỗ trợ tích cực bởi Toà Thánh và các nước công giáo đàn anh như Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Gia Nã đại, Caritas Việt Nam còn mở các lớp huấn luyện nhân viên, các trạm phát thuốc, các cuộc ủy lạo, các trường học nghề … Nói tắt là sinh hoạt của Caritas rất tích cực và hiệu lực bên cạnh những người nghèo và nạn nhân chiến tranh… Năm 1972, đức cha Nguyễn Văn Thuận được đề cử đặc trách, ngài mở rộng hoạt động bác ái xã hội bằng việc thành lập cơ quan điều hợp các tổ chức. Cơ quan này mang tên gọi là COREV (Cơpération pour la Réédification du Vietnam), mục đích ‘Hợp tác xây dựng lại Việt Nam’…
Sau biến cố 1975, tháng 6. 1976, Caritas bị ngưng hoạt động, và phải bàn giao cơ sở và phương tiện cho Uỷ ban Quân quản Tp/HCM…
Mãi tới năm 2001, trong đại hội VIII tại Hà Nội, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) mới quyết định lập Ủy Ban Bác Ái Xã Hội. Ủy ban này chỉ được hoạt động kể từ 2002. Tới năm 2007, HĐGMVN bầu đức cha Nguyễn Chu Trinh đặc trách Ủy ban Bác ái Xã hội và linh mục Nguyễn Ngọc Sơn làm tổng thư ký. Kể từ đây, Uỷ Ban Bác ái Xả hội xin xử dụng lại danh xưng Caritas ở mọi cấp trung ương, giáo phận và giáo xứ, đồng thời đi vào tổ chức Caritas quốc tế.
Ngày 02. 07. 2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi công văn số 941/TGCP-CG chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas. Ngay sau đó, trong đại hội thường niên tại Xuân Lộc, từ 22-26. 09.2008, HDGMVN đã long trọng bày tỏ ước nguyện :
HĐGMVN đồng ý và mong muốn Caritas Việt Nam được sát nhập vào Caritas quốc tế (Caritas Internationalis) để cùng thực hiện hoạt động bác ái theo đường hướng của Giáo Hội toàn cầu.
HĐGMVN mong ước nhiều tín hữu tham gia vào Caritas Việt Nam để thực hiện tình bác ái của Chúa Kitô cho mọi người.
Hệ thống tổ chức.
Tổ chức Caritas Việt Nam có mục đích phối hợp cách hữu hiệu những hoạt động của các tín hữu Công giáo và mọi người thiện chí để thực hiện những hoạt động bác ái theo những nguyên tắc đạo đức Kitô giáo và giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Cơ cấu tổ chức :
Caritas trung ương, Caritas giáo phận và Caritas giáo xứ.Tùy theo hoàn cảnh cụ thể tại mỗi miền, mỗi địa phương, HĐGM có thể thành lập Caritas giáo tỉnh hay Giám mục giáo phận có thể thành lập Caritas giáo hạt, với điều kiện đủ nhân sự để công việc bác ái được hiệu qủa hơn.
Caritas trung ương: Ban thường trực trung ương: Chủ tịch, Tổng thư ký, các ban chuyên môn: Y tế, Cứu trợ, Giáo dục, Truyền thông, Phát triển, Đối ngoại, Tài chính, Quản lý nhân sự.
Caritas giáo phận: Trưởng ban và các nhân viên tùy thuộc.
Caritas giáo xứ: Trưởng ban và các thành viên.
Hội đồng quản trị :
Đức cha chủ tịch UBBAXH đồng thời là chủ tịch Caritas Việt Nam. - Tổng thư ký – 3 đại diện của Caritas giáo phận (mỗi giáo tỉnh 1 người), - 2 đại diện dòng tu, - 1 tình nguyện viên. - Họp ba tháng một lần trừ khi có biến cố khẩn thiết.
Hội đồng đại biểu:
Đức cha chủ tịch, - Tổng thư ký, - các trưởng ban của mỗi giáo phận, - Các trưởng văn phòng trung ương, - 4 đại diện dòng tu, - 2 đại diện của tình nguyện viên. Cứ 3 năm Hội đồng đại biểu nhóm họp một lần.
Caritas không chỉ là một tổ chức bác ái từ thiện giúp đỡ dân chúng nghèo khổ về vật chất, mà còn là một tổ chức Công giáo Tiến hành. Vì thế, hoạt động của Caritas phải hướng về việc cổ võ loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu cách thiết thực. Trong sinh hoạt của Giáo Hội, Caritas đóng vai trò lớn lao. Ước mong mọi tín hũu xác tín rằng ‘hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của của Giáo Hội’, như đức thánh cha Biển Đức XVI đã xác định trong thông điệp ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ (Deus Caritas) (số 20).
Du Sinh
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang