CÁC QUY ĐỊNH CỦA
TÒA THÁNH
VỀ CHỨC VỤ PHÓ TẾ
VĨNH VIỄN
P |
hó Tế (diacre) nguyên ngữ hy lạp διάκονος (diakonos) có nghĩa là người phục vụ, là chức thánh có
nhiệm vụ giúp vị giám đốc giáo xứ. Việc truyền chức phó tế (ordination
diaconale) là giai đoạn đầu của việc truyền chức (consécration), giai đoạn hai
là truyền chức linh mục (prêtrise), giai đoạn ba là truyền chức giám mục
(épiscopat).
Chức vụ linh mục là hình ảnh Chúa Kitô tập hợp (Christ
rassembleur), trong khi phó tế là hình ảnh của Chúa Kitô phục vụ (Christ
serviteur). Nhiệm vụ thiêng liêng của chức vụ phó tế là thuyết giảng (prédication),
dịch từ chữ hy lạp μαρτυρία (marturia) có nghĩa là chứng từ
(témoignage) ; và thờ phượng (culte), dịch từ chữ hy lạp λειτουργία
(leitourgia) liturgie : phụng vụ.
Sách Tông đồ Công vụ trình thuật việc thiết lập bảy vị phó tế khởi nguyên của Giáo hội Công giáo như sau : ‘‘Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa." Đề nghị trên được mọi người tán thành. Họ chọn ông Tê-pha-nô, một người đầy lòng tin và đầy Thánh Thần, cùng với các ông Phi-líp-phê, Pơ-rô-khô-rô, Ni-ca-no, Ti-môn, Pác-mê-na và ông Ni-cô-la, một người ngoại quê An-ti-ô-khi-a đã theo đạo Do-thái. Họ đưa các ông ra trước mặt các Tông Đồ. Sau khi cầu nguyện, các Tông Đồ đặt tay trên các ông.’’ (Cv 6,1-6)
.
Truyền chức phó tế (thủ bản thế ký
IX)
Vào thế kỷ thứ V, chức vụ phó tế chỉ tồn tại trong các
Giáo hội Công giáo Đông phương. Sau hiến chế tín lý Lumen Gentium, vào năm 1967, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã công bố
tự sắc Sacrum diaconatus ordinem thiết
lập chức vụ phó tế, được gọi là phó tế vĩnh viễn (diacre permanent). Chức vụ phó
tế vĩnh viễn là bí tích truyền chức bậc 1 trong Hội thánh Công giáo, vì vậy được
gọi là giáo sĩ (clerc), không còn là giáo dân (laïc) và được đọc thần tụng
(office divin).
Hiến chế Ánh
sáng muôn dân đã quy định nhiệm vụ của phó tế là cử hành phép rửa tội, phân
phát phép Thánh thể (Eucharistie), cử hành phép hôn phối, ban phép lành và ban
của ăn đàng (viatique) cho người hấp hối, đọc Phúc âm, rao giảng lời Chúa, chủ
sự việc thờ phượng, thừa tác viên các phép bí tích, chủ sự nghi tễ an táng
(sépulture) và thánh hiến các sứ vụ bác ái. Ngoài ra, phó tế còn xướng kinh
công bố phục sinh (exultet) trong vọng lễ Phục sinh.
Theo Giáo luật điều 1031-2, ứng viên phải có ít nhất
25 tuổi nếu còn đôc thân và 35 tuổi nếu đã có gia đình. Hội đồng Giám mục Pháp quy
định các ứng viên phải có 10 năm lập gia đình. Sau đó là một năm thực tập kinh
nguyện, từ 4 đến 5 năm đào tạo, và 1 năm sau truyền chức. Các ứng viên học về
triết học, thần học, chú giải (exégèse), giảng thuyết (homilétique), thần học bí
tích, giáo hội học (ecclésiologie), mục vụ. Sau khi bổ nhiệm về giáo xứ, vị giám
đốc giáo xứ phụ trách việc giám sát.
Trong thánh lễ, phó tế tuyên đọc phúc âm, cho rước lễ
và thuyết giảng. Trong nghi lễ la tinh, phó tế mặc áo trắng dài (aube), đeo giây
các phép (étole), mặc áo lễ phó tế (dalmatique).
Theo tự sắc Omnium
in mentem ngày 26/10/2009, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI sửa đổi điều khoản của
bộ Giáo luật năm 1983 theo đó các nhiệm vụ giáo dục, thánh hóa và quản trị từ
nay dành riêng cho các giám mục và linh mục. Quy định này nhằm phân biệt giữa
nhiệm vụ Chúa Kitô mục tử (Christ pasteur) của giám mục và linh mục ; Chúa
Kitô phục vụ (Christ serviteur) của phó tế.
Theo thống kê của site diaconat.catholique, số phó tế
vĩnh viễn tại Pháp hiện nay là 2883. Trong số các phó tế, 51% vị đã nghỉ hưu,
49% còn hoạt động. Tại Giáo xứ Việt Nam Paris, giám đốc là cha Gilbert Nguyễn
Kim Sang, thầy Phêrô Phạm Bá Nha phụ trách thăm viếng các bệnh nhân và cao niên
và ban tu thư, Thầy Gioan Nguyễn Sơn phụ trách hồ sơ dự tòng và cộng đoàn
Villiers-le-Bel, thầy Phêrô Cao Trọng Nghĩa phụ trách site internet, thư viện
và cộng đoàn Cergy-Pontoise, thầy Giuse Giang Minh Đức chủ bút báo Giáo Xứ, thầy
Michel Nguyễn Anh Hải giúp cộng đoàn Marne-la-Vallée.
Lê Đình Thông
Bài viết khác
Vidéo : TĨNH TÂM MÙA VỌNG ngày 08/12/2024 tại Giáo Xứ VN Paris, với Cha Giuse NGUYỄN QUANG HUY
Bánh Chưng và Tết Xuân Ất Tỵ - Mời Mời Mời - GXVNParis
Hình : Giáo Xứ Mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lịch Trình Khoá Giáo Lý Hôn Nhân tại Giáo Xứ
Tiếng vọng … từ Thư viện Giáo xứ - Lê Quang Đại
Thư mời Ngày Tĩnh Tâm 07-09-2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Hình : Rước Kiệu và Thánh Lễ Mừng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hai Ngày Gặp Gỡ của Nhóm Gia Đình Louis-Zélie 6-7/07/2024
Hình : Hai ngày Kermesse 19-20/05/2024 của Giáo Xứ
Kết Quả xổ số Tombola ngày Thân Hữu Giáo xứ 19/05/2024
Hình : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Những đóa hoa dâng Mẹ trong tháng Năm - Giáo Xứ VN Paris
Vidéo : Diễn Nguyện 14 Đàng Thánh Giá Và Thánh Lễ Lá - Chúa Nhật 24/03/2024 - Huy Quyên
Hình : Thánh Lễ Lá tại Giáo Xứ - Chúa nhật 24/03/2024 - Ngọc Huy
Vidéo : Hai bài Chia Sẻ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 với Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải - Chúa nhật 10/03/2024
Hình : Ngày Giáo Xứ Tĩnh Tâm Mùa Chay 2024 - Chúa nhật 10/03/2024
Tết Cao Niên Cảm Tạ - Một Người Tham Dự
Vidéo & Hình : Tiệc Tết Cao Niên Giáp Thìn - Giáo Xứ Việt Nam Paris - 03/03/2024