Vũ Hạ
Buổi Tựu Trường
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…”
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…”
Ai trong chúng ta mà lại không biết và lại không nhớ đến đoạn văn mở đầu truyện ngắn Tôi Đi Học của nhà văn Thanh Tịnh cho dẫu bao nhiêu cái buổi tựu trường đã đi qua mà ta không còn đi học nữa, mà ta chỉ ôm cặp hộ nắm tay với các cô các cậu nhỏ xíu, là những “Tôi” bây giờ, của buổi tựu trường hôm nay.
Xin phép sửa đổi một chút cho giọng văn Thanh Tịnh được hợp thời :
“Hằng năm cứ vào cuối… hè, còn lâu nữa mới đến thu nên lá vẫn trên cành, và trên không có những đám mây vần vũ… Ôi, cái buổi tựu trường giữa bầu trời ảm đạm…”
Vâng, tựu trường năm nay nó như thế đấy: những cơn gió rít lanh lảnh, những vạt mưa từng đợt lộp độp trải xuống đường, chưa hết hè mà trời đã lạnh như giữa thu, như đầu đông. Chỉ không khác những tựu trường trước là những tiếp diễn như đoạn phim quay tới lui : xe dừng lại trước cổng, một người lớn dắt díu đám trẻ thơ bước xuống, tách mưa băng qua cái sân nhỏ ướt sũng lao vào bên trong ; bên ngoài thì chiếc xe cũng phóng đi tìm về… chỗ đậu ; chiếc khác trờ đến, đỗ lại… Cứ thế.
Cả tuần trời nắng đẹp, không dưng hôm nay lại đổ mưa, như doạ dẫm, như thử thách.
Bọn nhỏ không nao núng – tắm mưa thì vui chứ sao ! – các bậc phụ huynh trông đến ngày mai, tương lai, đằng trước bước. Đạp mưa mà đi. Cái bộ dạng ngược gió lao đao nhưng sao mà quyết chí ấy thì hẳn cái tình cho các “cậu ấm”, “cô chiêu” nhiều lắm. Hẳn nhiều lắm !
Không đặt bàn ghi danh nhập học trên sân nắng được thì trú mưa và báo danh trong các phòng. Các Trưởng hướng dẫn viên lúc thì chìa tay bên phải, khi lại trỏ về bên trái, lễ phép và dáng điệu nghiêm cẩn : « Ấu Nhi bên nầy, bác ạ, các phòng đầu cầu thang…», « Dạ, thưa Thiếu Nhi bên kia, các phòng cuối dãy, tầng một ạ. » Thế rồi người người tất tả ngược xuôi, lách nhau trong những hành lang nhỏ hẹp, mắt đảo quanh kiếm tìm. Tiếng chân, tiếng chào, tiếng bọn nhỏ gọi nhau ơi ới pha rộn những tiếng cười ; trong cái hỗn loạn huyên náo rồi đâu cũng vào đấy.
Bọn nhỏ áo trắng khăn xanh lá, những đứa đã qua một vài năm học nên quen trường biết lớp thì tụm năm tụm ba hỏi han nhau chuyện tắm biển, trèo đồi những ngày nghỉ hè vừa qua. Có một ít là lần đầu nên quấn chân mẹ, bỡ ngỡ với mắt tròn to chứa cả cơn mưa bên ngoài, cái cặp mới lủng lẳng trên lưng. Duy có một “Chàng” đứng giữa phòng khóc toáng lên, báo hại hai Trưởng khăn đỏ dỗ dành, nỉ non những chuyện thần tiên. Không thấy bố mẹ cậu đâu, chắc là lấp ló đâu đó sau bức tường dày với chung quanh những người là người.
Cái quang cảnh của buổi tựu trường nó như thế đấy. Từ thủa ông Thanh Tịnh đi học cho đến hôm nay nó vẫn thế. Trời có nắng có mưa, đến trường buổi sáng hay buổi trưa, vào mùa thu hay mùa hạ thì cái cảm giác của “Tôi” vẫn như trong Tôi Đi Học, vẫn không khác, vẫn “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Ngày xưa mẹ ông Thanh Tịnh đưa ông đến trường để mưu cầu tri thức và một tương lai xán lạn cho ông. Hôm nay, những phụ huynh đưa con đến đây cũng vì thế, và còn hơn nữa – vì nơi nầy là Giáo Xứ Paris với những lớp Việt ngữ và giáo lí – là mong con luôn biết mình là người Việt Nam và là con chiên Chúa.
Xin phép sửa đổi một chút cho giọng văn Thanh Tịnh được hợp thời :
“Hằng năm cứ vào cuối… hè, còn lâu nữa mới đến thu nên lá vẫn trên cành, và trên không có những đám mây vần vũ… Ôi, cái buổi tựu trường giữa bầu trời ảm đạm…”
Vâng, tựu trường năm nay nó như thế đấy: những cơn gió rít lanh lảnh, những vạt mưa từng đợt lộp độp trải xuống đường, chưa hết hè mà trời đã lạnh như giữa thu, như đầu đông. Chỉ không khác những tựu trường trước là những tiếp diễn như đoạn phim quay tới lui : xe dừng lại trước cổng, một người lớn dắt díu đám trẻ thơ bước xuống, tách mưa băng qua cái sân nhỏ ướt sũng lao vào bên trong ; bên ngoài thì chiếc xe cũng phóng đi tìm về… chỗ đậu ; chiếc khác trờ đến, đỗ lại… Cứ thế.
Cả tuần trời nắng đẹp, không dưng hôm nay lại đổ mưa, như doạ dẫm, như thử thách.
Bọn nhỏ không nao núng – tắm mưa thì vui chứ sao ! – các bậc phụ huynh trông đến ngày mai, tương lai, đằng trước bước. Đạp mưa mà đi. Cái bộ dạng ngược gió lao đao nhưng sao mà quyết chí ấy thì hẳn cái tình cho các “cậu ấm”, “cô chiêu” nhiều lắm. Hẳn nhiều lắm !
Không đặt bàn ghi danh nhập học trên sân nắng được thì trú mưa và báo danh trong các phòng. Các Trưởng hướng dẫn viên lúc thì chìa tay bên phải, khi lại trỏ về bên trái, lễ phép và dáng điệu nghiêm cẩn : « Ấu Nhi bên nầy, bác ạ, các phòng đầu cầu thang…», « Dạ, thưa Thiếu Nhi bên kia, các phòng cuối dãy, tầng một ạ. » Thế rồi người người tất tả ngược xuôi, lách nhau trong những hành lang nhỏ hẹp, mắt đảo quanh kiếm tìm. Tiếng chân, tiếng chào, tiếng bọn nhỏ gọi nhau ơi ới pha rộn những tiếng cười ; trong cái hỗn loạn huyên náo rồi đâu cũng vào đấy.
Bọn nhỏ áo trắng khăn xanh lá, những đứa đã qua một vài năm học nên quen trường biết lớp thì tụm năm tụm ba hỏi han nhau chuyện tắm biển, trèo đồi những ngày nghỉ hè vừa qua. Có một ít là lần đầu nên quấn chân mẹ, bỡ ngỡ với mắt tròn to chứa cả cơn mưa bên ngoài, cái cặp mới lủng lẳng trên lưng. Duy có một “Chàng” đứng giữa phòng khóc toáng lên, báo hại hai Trưởng khăn đỏ dỗ dành, nỉ non những chuyện thần tiên. Không thấy bố mẹ cậu đâu, chắc là lấp ló đâu đó sau bức tường dày với chung quanh những người là người.
Cái quang cảnh của buổi tựu trường nó như thế đấy. Từ thủa ông Thanh Tịnh đi học cho đến hôm nay nó vẫn thế. Trời có nắng có mưa, đến trường buổi sáng hay buổi trưa, vào mùa thu hay mùa hạ thì cái cảm giác của “Tôi” vẫn như trong Tôi Đi Học, vẫn không khác, vẫn “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Ngày xưa mẹ ông Thanh Tịnh đưa ông đến trường để mưu cầu tri thức và một tương lai xán lạn cho ông. Hôm nay, những phụ huynh đưa con đến đây cũng vì thế, và còn hơn nữa – vì nơi nầy là Giáo Xứ Paris với những lớp Việt ngữ và giáo lí – là mong con luôn biết mình là người Việt Nam và là con chiên Chúa.
Vũ Hạ
09/2015
09/2015
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang