BÌNH AN DƯỚI THẾ
Phạm Bá Nha
G |
iáng Sinh năm nay 2020, lần nữa
bài ca hòa bình lại vang lên giữa tiếng chuông nhà thờ trên khắp nẻo đường muôn
nơi. Từ thành thị tới thôn quê. Nhân loại
luôn khao khát sống bình an ấm no hạnh phúc.
Chủ trương của con người
Người
đời: Hay phân biệt đối xử. Ai cũng coi mình hơn kẻ khác. Đánh giá tốt về mình mà
hạ thấp người khác. Thường đổ lỗi cho kẻ khác và coi kẻ khác là nguyên nhân gây
ra tội ác.
Thi
hào R. Tagore (Calcutta, 1861-1941) nghĩ và viết đúng trong bài thơ số 10 của tập
Gitanjali, tác phẩm được giải Nobel 1913:
Chỗ
này thảm hoa để Người đặt chân.
Nhưng
Người lại đứng đàng kia.
Bên hàng hạ nhân tay trắng, khốn cùng.
Cho
dẫu muốn cúi đầu chào Người.
Lòng
kính cẩn trong tôi, cũng không chạm tới chân Người.
Đang
ngừng nghỉ, cùng những người tay trắng, khốn cùng, hèn mọn
Lòng
kiêu ngạo chẳng bao giờ đi tới
Nơi
những người trong manh quần tả tơi tấm áo đơn sơ
Đang
cùng đi với những người tay trắng, khốn cùng, hèn mọn.
Tìm
tôi chưa một lần tìm thấy đường đi
Dẫn
đến nơi Người đang bước
Cùng
những kẻ lạc loài
Trong đám những người tay trắng, khốn cùng, hèn mọn.
(Đỗ Khánh Hoan dịch. CGDT 11.2008, tr. 5)
Lão
Tử hiền triết Trung Hoa viết trong Đạo Đức Kinh:
Người
đời vui vẻ như hướng thái lao, như lên xuân đài
Riêng
ta im lặng, chẳng dấu vết chi
Như
trẻ sơ sinh, chưa biết tươi cười, rũ rượt mà đi
Đi
không chỗ về, người đời có dư
Riêng
ta thiếu thốn.
(Đỗ
Khánh Hoan dịch. CGDT 11.2008, tr. 6)
Chúa Giêsu xuống thế làm người
Chúa Giêsu lại khác, như Thánh
Phaolô : Hoàn toàn bỏ vinh quang (Pl 2,
7). Nhờ máu Người đổ ra trên Thập Giá. Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi
loài dưới thế và muôn vật trên trời. (Cl 1, 20).
Chúa sinh ra làm người cũng trải
qua tuổi thơ và yêu mến trẻ thơ (x. Mt 18, 1-4). Người đã chọn đời sống lao động
nghèo, từ ở Nazareth, không chỗ tựa đầu (x. Mt 8, 20) và đi khắp nẻo đường ở
Galilê lên Giêrusalem đi và dừng trên Núi Gongotha.
Và khi công bố Tám Mối Phúc
chân thật Chúa Giêsu đưa ra điều kiện, muốn được hạnh phúc Nước Trời : nghèo khó, hiền lành, sầu khổ, công hính,
thương người, trong sạch, xây dựng hòa bình, bị xỉ vả và bách hại (x. Mt 5,
1-12).Thánh Phêrô xác tín : Hãy để
Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá
sống động mà xây nên ngôi đền thờ thiêng liêng…(I Pr, 2, 5). Thánh Phaolô
quả quyết : Trong Người toàn thể công
trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn thành ngôi đền thánh, trong Chúa. Trong
Người, cả anh em nữa, cũng xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà
Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí. (Ep 2, 21-22)
Ngôn sứ Malakhi, xưa loan cho
dân Do Thái : Bỗng nhiên, Chúa Thượng mà
ngươi tìm kiếm, đi vào Thánh Điện của Ngài (Ml 3,1). Chúa Giêsu không đến
trong cung điện hay ngự trên ngai vàng mà chỉ bọc tã đơn sơ. Trong lòng mỗi người.
Emmanuel là Chúa ở cùng chúng ta. Như
trên núi Khôrep, Người đến với ngôn sứ Elia, không trong sấm chớp hay động đất
hoặc lửa cháy mà trong ‘tiếng gió hiu hiu’ (1V
19, 12). Trong ngày Giáng Sinh Chúa đến âm thầm lặng lẽ, thân hình nhỏ bé của
Hài Nhi, hơi thở nhẹ nhàng. Vì thế, chúng ta đừng tìm kiếm Người đâu xa nơi
sang trọng, mà đến thờ lạy nơi Trẻ Thơ. Hãy yêu mến và yêu Chúa trong những trẻ
thơ, mồ côi, nghèo khổ hoặc bị bỏ rơi. Hãy thờ lạy, nghĩa là yêu Chúa đang hiện
diện nơi người nghèo, bằng chia sẻ cơm áo, săn sóc, đau yếu hay khách lạ và
thăm viếng (x. Mt 25, 34-46). Như
trong Thánh Vịnh cầu xin: Vùng hoang địa
xanh rì ngọn cỏ. Cảnh núi đồi hớn hở vui tươi. Chiên cừu phủ
trắng đồng xanh. Lúa vàng dưới lũng rung rinh dạt dào. Câu hò tiếng hát trổi
cao (Tv 64, 13-14)
Đức
Giáo Hoàng Phanxicô cổ vũ hòa bình
1)Sứ điệp cho
Ngày Thế Giới Hòa Bình, 1.1.2020, ĐGH gửi với chủ đề: Hòa bình như con đường hy vọng: đối thoại, hòa giải và hoán cải sinh
thái. Sứ điệp đề cập đến:
- Hòa bình, hành trình của hy vọng khi đối mặt với trở
ngại và thử thách. Hy vọng cho chúng ta đôi cánh đạt tới hòa bình. Hòa bình là
mục tiêu phải đạt tới bất chấp khó khan. Hy vọng cho chúng ta đôi cánh tiến về
phía trước. Tình huynh đệ là ơn gọi của nhân loại và tạo ra đối thoại và tin tưởng
- Hòa bình,
hành trình lắng nghe dựa trên ký ức, tình liên đới và huynh đệ. Ghi nhớ về quá
khứ vì tương lai bình yên. Ký ức là chân trời hy vọng. Một cử chỉ nhỏ vì tình
liên đới nhận được cũng truyền cảm hứng cho những lựa chọ can đảm, anh hùng có
thể tạo ra năng lượng mới khơi dậy hy vọng nơi cá nhân và cộng đồng. Hòa bình
xuất phát từ trái tim. Do đó mở ra và vạch ra con đường hòa bình là thách đố,
phức tạp hơn.
- Hòa bình, hành trình của hòa giải trong sự hiệp thông
huynh đệ. Trong sự tha thứ nhận ra nhau như anh em. Hãy từ bỏ ước muốn thống trị
người khác. Thúc giục chúng ta học cách nhìn nhau ‘như con người, con Chúa, anh
em’. Chúng ta có thể bẻ gẫy ‘vòng xoáy trả thù’ và đón nhận con đường hy vọng.
Học cách sống tha thứ sẽ tang thêm khả năng trở thành người của hòa bình.
- Hòa bình, hành trình của hoán cải sinh thái. ĐGH kêu gọi sự hoán cải sinh
thái trước hậu quả thù nghịch với người khác, bởi không tôn trọng ngôi nhà
chung và khai thác lạm dụng tài nguyên thiên nhiên và coi nó như công cụ hữu dụng
vì lợi ích hôm nay, mà không tôn trọng cộng đồng, lợi ích chung và thiên nhiên.
- Hy vọng bao nhiêu nhận được bấy nhiêu. Cuối sứ điệp
ĐGH kêu gọi: Con đường hòa giải đòi hỏi kiên nhẫn và tin tưởng. Hòa bình không
thể đạt được nếu không hy vọng nó. Tình yêu tự do không giới hạn, nhưng không và
không mệt mỏi. Hãy vượt sợ hãi là nguồn xung đột, làm gia tăng văn hóa gặp gỡ
là khả năng và món quà tình yêu quảng đại của Thiên Chúa, để sống huynh đệ phổ
quát. (Ns Hiệp Nhất, số 325, 1.2020. Ttr.
54-55)
2) Thông Điệp Fratelli Tutti (Tất Cả Là Anh Em) ĐGH Phanxicô
đã viết, ban hành 4.10.2020.
- Con đường dẫn
đến hòa bình là đem mọi người làm việc chung với nhau, sát cánh, theo đuổi mục
tiêu có lợi cho mọi người… Con đường dẫn đến hợp nhất xã hội luôn đòi hỏi phải
thừa nhận khả thể là người khác có quan điểm chính đáng, một điều gì đáng giá để
đóng góp, ngay khi họ mắc lỗi lầm hành động tồi tệ. Chúng ta đừng bao giờ giới
hạn ngưởi khác vào những gì họ có thể nói hoặc làm. Nhưng hãy coi trọng họ vì lời
hứa, mang theo tia hy vọng mới. (số 228)
- Đàm
phán trở nên càn thiết để lên khuôn các nẻo đường cụ thể dẫn đến hòa bình. Tuy
nhiên, diễn trình thay đổi dẫn đến hòa bình lâu dài được các dân tộc tạo ra trước.
Mỗi cá nhân hành động như chất men hữu hiệu bằng lối sống mỗi ngày của họ. Mọi
người đều vai trò căn bản trong dự án sang tạo vĩ đại nhất. Viết trang sử mới,
hy vọng hòa bình và hòa giải. Có lối kiến trúc hòa bình, trong đó các định chế
khác nhau đóng góp tùy lãnh vực chuyên môn. Nhưng cũng có nghệ thuật hòa bình
bao gồm mọi người chúng ta. (số 231)
- Việc xây dựng
hòa bình xã hội một quốc gia không thể kết thúc. Đúng hơn là nhiệm vụ không bao
giờ kết thúc, đòi hỏi dấn thân của mọi người và thách thức chúng ta làm việc
không mệt mỏi để xây dựng hợp nhất quốc gia. Bất chấp trở ngại, khác biệt và
quan điểm khác nhau về đường lối chung sống
hòa bình. Nhiệm vụ này kêu gọi kiên trì đấu tranh nhằm cổ vũ nền ‘văn hóa gặp gỡ’. (số 232)
3) ĐTC tham dự họp Liên Tôn Đại Kết. Ngày
20.10.2020, ĐTC cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới tham gia họp Đại Kết
cầu cho hòa bình tại quảng trường Michelangelo, trên đồi Capitoline, gần tòa thị
chính Roma. Kết thúc tại đền thờ Đức Mẹ Aracoeli. Chủ đề năm nay: Không ai được cứu một mình -
Hòa bình và tình huynh đệ. Đây là lần 34, do sáng kiến của Thánh Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II, 1986. Cuộc họp sẽ trực tuyến bằng 8 ngôn ngữ. Trong cuộc họp
liên tôn, lời kêu gọi Hòa bình đã được công bố. Ngọn nến hòa bình được thắp
sáng và cuối cùng là cử chỉ chúc bình an. Các tham dự đã dành một phút thinh lặng
tưởng nhớ nạn nhân đại dịch Covid-19
Trong diễn từ họp đại kết tại đền thờ
Đức Mẹ Aracoeli. Bài Tin Mùng trích từ cuộc thương khó trước khi Chúa trút hơi
thở trên Thánh Giá. Vào thời điểm tột cùng đau khổ và tình yêu của Ngài. Nhiều
kẻ trong số những kẻ nhạo Ngài một các tàn nhẫn : ‘Hãy tự cứu mình đi’(Mc 15, 42).
Đây là một sai lầm của ‘những người đi qua’ (c. 29), ‘các thượng tế, kinh sư’ (C
31), ‘những người bị đóng đinh’ cùng Chúa Giêsu (c 42). Người ta chỉ tìm đến
Chúa Giêsu để giải quyết các vấn đề của họ. Tuy nhiên Chúa đến để giải thoát
chúng ta khỏi vấn đề thực sự, thiếu tình yêu. Chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân.
Chúng ta cầu xin Chúa chịu đóng đinh
cho chúng ta được hiểu hiệp thông và huynh đệ xây dựng hòa bình. Xin cho chúng
con nhớ lại lời Chúa : Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thày thì sẽ cứu
được mạng sống ấy (Mc 8,35).
Kết luận bằng mong muốn của ĐGH ngay trong lời mở đầu thông điệp Fratelli Tutti (4.10.2020):
Theo gương thánh Phanxicô, vị thánh vui tươi giản dị của hòa bình và tình yêu huynh
đệ. Ngài gần gũi hơn với những người cùng xương cùng thịt như mình. Bất cứ đi đâu ngài cũng gieo những hạt giống
hòa bình và đi bên cạnh những người nghèo, người bị bỏ rơi, những người bị ốm yếu
và bị ruồng bỏ. Những người bé nhất của ngài. (số 2).
Thánh Phaxicô
cho thấy tính cởi mở trong tấm lòng không biên giới và vượt quá những khác biệt
về nguồn gốc, quốc gia, màu da hay tôn giáo…Lòng trung thành của thành Phanxicô
đối với Chúa đồng cân lượng với tình yêu ngài dành cho anh em của mình. Không
quan ngại đối với những người gian khổ và nguy hại liên hệ (số 3. Bản dịch của VietCatholic News)
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang