Du Sinh
BỆNH QUÊN
Quán càphê thân hữu.
Cuối tháng bảy vừa rồi
tôi có dịp đi đến thành phố Rennes. Tôi được may mắn vào một tiệm cà phê dành
riêng để tiếp đón những người bị bệnh quên và thân nhân của họ. Đây là một điểm
gặp của ‘Người bị bệnh quên’vào mỗi thứ tư, từ 11 đến 14 giờ, do Hội Ái Hữu
Người Quên tổ chức, từ năm 2004. Hôm đó có chùng 15 ‘bệnh nhân’ và hơn 20 thân
nhân đồng hành. Bầu khí nhộn nhịp và huynh đệ. Bà Marie dùng trà, bà Anne dùng
nước suối, ông David uống cà phê, ônng André yêu cầu một chén sữa lạnh… Ai cũng
được tiếp đón và phục vụ niềm nở và chu đáo. Còn gì lý tưởng bằng ngồi dùng trà
dưới bóng cây với gió mát thoảng qua. Sau chén nứớc hay ly sữa … tráng dạ dày.
mỗi người hiện diện được thiết đãi một bữa ăn trưa thanh đạm nhưng bảo đảm chất
lượng và vệ sinh. Bà cu Brigitte ngồi bên cạnh tôi cám ơn người hầu bàn ríu rít
vì đĩa cơm ngon với đậu xanh nấu mềm, thịt bò xay thơm ngát, proma loại đắt
tiền, ly rượu tốt hay nước trái cây nguyên chất, rồi đồ tráng miệng chọn theo
sở thích. Vọng lên không trung còn có tiếng hát êm dịun, tươi mát của nhóm ca
sĩ thiện nguyện….
Mục đích của sinh hoạt thân hữu này
là để giúp cho người mang bệnh có dịp đi ra khỏi nhà, tiếp xúc vói các ‘bạn
đồng bệnh’, và nối lại ‘những tương quan xã hội’. Không chỉ cho người bệnh, hội
còn muốn giúp các thân nhân đi khỏi
những ám ảnh đen tối và mệt mỏi trong đầu, sau những ngày tháng sống bên cạnh
người thân quên lãng. Bà Marie Thérèse nói, đã ba năm bà phải lo cho chồng bà.
Nhiều ngày bà cảm thấy mệt mỏi, ám ảnh trong đầu những ý tưởng đen tối. Có hai
giờ khắc làm vơi nỗi bu-én chán, đôi khi thất vọng, là giờ cầu nguyện và buổi
đến tiệm cà phê thân hữu này. Bà André
tâm sự ‘Vợ tôi bị- bệnh quên đã hơn ba năm. Bà không nói, chỉ nhìn tôi với đôi
mắt khờ dại. Tôi phải giúp bà về mọi sự, từ thay đồ, tắm rửa, vệ sinh, ăn uống,
uống thuốc… và đọc kinh… Nhiều lúc tôi không biết làm gì hơn cho bà. Trước kia
tôi ít cầu nguyện, không biết thông cảm với người đau, nhưng bây giờ tôi đã thay
đổi nhiều… Cầu nguyện là bài thưốc giải sầu rất hiệu lực, đến tiệm cà phê thân
hữu này cũng là lúc giải tỏa đầu óc một chút. Tôi cám ơn những ân nhân sáng
kiến’.
Những con
số cụ thể.
Nhân Ngày Thế Giới Những Người bị bệnh Quên, 21. 09. 2016, cơ quan OMS
(tổ chức thế giới về sức khoẻ) cho biết: Trên thế giới hiện nay có 35,6 triệu người
bị bệnh quên lãng.Mỗi năm trung bình có thêm 7,7 triệu. Theo bản tường trình,
Bệnh quên lãng không nhất thiết chỉ là bệnnh người già. Chỉ 15% là những vị
cao iên trên 80 tuổi. Còn 33.000 bệnh
nhân ở dưói tuổi 60. Bản tường trình còn cho biết số người nữ bị bệnh quên lớn
hơn người nam: cú 25 ngưòi bệnh thì 15 là nữ và 10 là nam. Da số nười bị bệnh
quên là những người mắc bệnh về hệ thống thần kinh lâu năm. Theo những chuẩn
đoán thì con số người bị bệnh quên sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi 20 năm: 65,7 triệu vào
năm 2030, sẽ thành 115,4 triệu vào năm 2050.
Riêng tại Pháp, có 900.000 người bị bệnh quên và mỗi năm có thêm 225.000
bệnh nhân mới. khoản tiền để chi dụng cho các bệnh nhân quên là 5,3 tỷ euros
mỗi năm.
Những lời
chứng trung thực
Anh Pierre (43 tuổi – Paris) : Là cháu
đích tôn, tôi rât mên thương ông nội, nhất là từ hai năm ny, tù hi ông nội bị
bệnh quên lãng. Nhiều lần tôi thấy ông nội ‘bị suy nhược thần kinh, đôi
mát trước kia thật sâu sắc biểu lộ sự
thông minh ngoại hạng, bây giờ trỏ thành lờ đờ, khò dại. Có lúc nhìn qua đôi
mắt tôi ông nội như ở trong cảnh tuyẹt vọng. Không muốn nghe muốn nói, muốn
tiếp xúc với ai cả… Và chính tôi, tôi cụng biết làm gì cho ông nội vui lên
được. Má tôi là người chăm sóc ông nội
môi ngày còn cảm thấy những điều đó rõ hơn tôi…’.
Chi
Ngọc Lan (52 tuổi, Thanh Hóa) : ‘Vì tôi không lập gia đình nên
anh chị em tôi giao cho tôi công tác
chăm sóc mẹ tôi bị bệnh quên từ 6 ăm nay. Trước đây bà người mẹ đảm đang quán
xuyến gia đình, lo cho chồng rảnh giờ đi làm việc tông đồ, các con ăn học thoải
mái. Sáu đứa, bốn trai hai gái ra đời, bằng cấp cao và việc làm tốt. Cả nhà,
thương mến mẹ vô vàn. Nhưng từ năm 2010, lúc vừa đúng 70 tuổi, má tôi bị cúm
nặng, rồi bắt đầu mắt lờ đờ, trí khôn xuống cấp rất nhanh. Chỉ sau 8 tháng, bà
không còn nhớ gì cả, kể cả việc không còn nhận ra các con. Bệnh của má ảnh
hưởng rất nhiều đến đời sống của gia đình… Đi đâu về, nhìn gặp má là cảm thấy
xuống tinh thần. Ba tôi thở dài mỗi ngày nhiều hơn… May là gia đình tôi, ba má
đạo đức, mỗi ngày đọc kinh cầu nguyện sốt sáng. Nhờ việc đọc kinh cầu nguyện mà
gia đình tôi đứng vững, buồn
chứ không bao giờ thất vọng. Đức tin nâng đỡ gia đình thật sự. Riêng tôi, mỗi
lần tôi cầu nguyện cho má, cho gia đình ruột thịt, tôi không quên cầu nguyện
cho những gia đình có chung hoản cảnh vói gia đình của tôi’…
Bà Paula Rosa (65 tuổi, Toronto): ‘Chúa cho
tôi được một ông chồng thật dễ thương, chăm làm việc, luôn hy sinh cho vợ con,
không nghiện ruợu, không hút thuốc lá, càng không nghĩ đến chuyện đỏ đen. Nhưng
nghỉ hưu chưa được bao lâu, thì 2011 ông đã bị bệnh quên lãng. Lúc đầu cả gia
đình đều buồn, nhưng vẫn can đảm đón nhận ý Chúa. Điều tôi muốn trao đổi nhiều
với mọi người, nhất là những người chăm lo bệnh nhân, là cầu nguyện và nhẫn nại
để tạo niềm vui cho người bệnh, cho những thân nhân khác và cho chính mình.
Muốn vậy, người trong gia đình và thân nhân cần lui tới hỏi thăm…
Nếu
có dịp gặp gỡ trao đổi với những người ‘cùng lo bệnh nhân’ càng tốt. Dù quên
lãng, bệnh nhân cần có tiếp xúc và giữ tương quan với xã hội… ‘Bị bỏ rơi’ là
nguyên nhân lớn là cho căn bệnh gia tăng và cho bệnh nhân mau mất niềm vui: nét
mặt buồn thảm, không muốn nói, muốn nghe.. gì nữa!’.
Có khuynh hướng giảm bớt số bệnh nhân quên lãng?
Theo một số công trình nghiên cứu tại các nước Hà Lan, Thuỵ Điển, Anh,
Pháp và Hoa Kỳ thì nhiều người lạc quan cho rằng số người già bị bệnh quên lãng
giảm tới 20% trong 10 năm qua. Thậm chí ở Hoa Kỳ, kể từ 1970 tới nay, số bệnh
nhân quên lãng giảm tới 40%.
Nhưng
theo giáo sư Jean François Dartigues, nhà thần kinh học nổi tiếng của đại học
Bordeaux, thì ‘kết quả những công trình nghiên cứu trên đây, tuy lạc quan nhưng
không bảo đảm xác thực tính. Thực tế tại Pháp, số người già mỗi ngày một tăng
nên số bệnh nhân quên lãng vẫn tăng trung bình 225.000 trường hợp mới. (Báo LA
CROIX 20.09.2016).
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang