Sinh hoạt báo chí
Những tờ báo Giáo xứ :
Văn hóa là 1 sinh hoạt quan trọng, nói lên sự hiện diện và sức sống của Giáo xứ ta. Tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa là Tờ Báo. Nhìn lại hσn 50 năm qua, chúng ta phải xác nhận Giáo xứ ta, lúc còn mở rộng cả nước Pháp cũng như khi chỉ trải trên vùng Paris, đã rất để ý đến vai trò báo chí. Trước năm Giáo xứ chính thức khai sinh, 1947, thì lúc vừa hoài thai, 1943, Giáo xứ đã có tờ báo rồi. Mặc dù cú vài trường hợp không được biết chính xác về năm tháng, nhưng căn cứ vào những tài liệu còn lại, chúng ta vui mừng thấy sự liên tục của các tờ báo do Giáo xứ ban hành từ 1943 đến nay :
1943- ? : "Hiệp nhất"
1947-1951 : "Thông tin"
1951-1952 : "Liên đoàn"
1953-1955 : "Nhận định"
1955-1957 : "Hừng đông"
? ? ? ?
1968-1977 : "Giáo xứ Việt Nam" (nguyệt san)
1977-1982 : "Giáo xứ Việt Nam" (mỗi số 1 tờ A4)
Mục đích và tôn chỉ của báo Giáo xứ :
1.Thông tin sinh hoạt của Giáo xứ
2.Giúp giáo dân đào sâu Giáo lý
3.Chia xẻ sinh hoạt với các cộng đoàn Việt Nam hải ngoại
4.Liên lạc với Giáo Hội và Quê hưσng Việt Nam
5.Mở tầm nhìn về Giáo Hội hoàn vũ và thế giới
6.Phát triển khả năng văn hóa của người Việt hải ngoại
Ngày 30-12-1963, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã viết cho tờ "La Croix" như sau :"Thời buổi ngày nay, mỗi người chúng ta không được phép sống mà không được quan tâm thường xuyên đến lịch sử chúng ta đang sống". Thật vậy,"quan tâm đến lịch sử chúng ta đang sống" là biết tin tức sinh hoạt của tha nhân, của những cộng đoàn xa hay gần với ta. Biết thế để mà làm giàu cho nhân cách mình, biết thế để thông cảm với tha nhân, iết thế để mà bỏ đi được nhiều mặc cảm, nhiều thành kiến không phù hợp tình bao dung, lẽ sống của mỗi người Công giáo...Muốn thể hiện theo chiều hướng đó, một tờ báo tin tức và bình luận phải đầy đũ và trung thực. Ban biên tập chúng tôi tự nguyện chu toàn một phần công việc đó, phần còn lại chúng tôi mong chờ ở bạn đọc 4 phưσng cộng tác với chúng tôi bằng cách cho bài vở, tin tức khu vực mình sống...Sự sống còn của một tờ báo nội san lệ thuộc rất nhiều vào sự ủng hộ tài chánh của độc giả..."(trích Lá Thư Hàng Tháng của Ban Biên Tập, trong báo Giáo xứ Việt Nam, số 1 Nov.1968)
Báo Giáo xứ Việt Nam hiện nay
Được thành lập vào ngày 30-10-1983, Hội Đồng Mục Vụ tiên khởi củ Giáo xứ đã phác họa một chưσng trình hoạt động. Trong đó có văn hóa và báo chí là mục tiêu cực kỳ quan trọng. Ban Giám Đốc Giáo xứ và Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh đã chấp nhận dự án này. Cha Mai Đức Vinh đã và nhân viên của Ban Thường Vụ, giáo sư Trần Văn Cảnh, Bà Nguyễn Thị Thái và Ông Nguyễn Tiến Đạt đã khởi sự tái bản bộ báo mới, phát hành từ 01-02-1984.
Tới nay được 19 năm, mỗi năm 10 số, hai tháng 8 và 9, báo nghỉ hè. Mỗi tháng in 1300 số. Mỗi số dầy 36 trang, khổ giấy A4. Mọi việc đánh máy , trình bày, lên khuôn, ấn loát, phát hành đều làm tại Giáo xứ. Hầu như mọi việc hoàn thành do giáo dân tự nguyện, từ trợ bút đến phát hành, nên giá báo hàng năm chỉ 30 Euros. Vì thế, nhiều độc giả "quên giúp tiền bv225o", báo vẫn tạm đủ để gởi báo cho bưu điện, bảo trì máy móc, mua giấy, bản kẽm và các chất liệu cần thiết (và thường đắc tiền)...cho việc ấn loát.
Những trợ bút : Linh mục Mai Đức Vinh, Bác sỹ Nguyễn Văn Ái (Vân Uyên), thầy Phạm Bá Nha, Nữ văn sỹ Marie Catherine Thu Nguyệt (Tuyết Hằng), Ông Nguyễn Văn Tài (Hoàng Anh Tài), Linh mục thi sỹ Lê Xuân Mừng, Ông Nguyễn Hữu Lộc, Thi sỹ Cung Chi, Chổi Cùn Giáo xứ, Giáo sư Trần Văn Cảnh, Thérèse Trinh, Luật sư Lê Đình Thông, Bà Tạ Thanh Minh Khánh.
Đánh máy và trình bày : Nữ tu Thân Thị Kim Liên, anh Vũ Đình Khiêm, Linh mục Mai Đức Vinh, Thầy Nguyễn Văn Thạch.
Kỹ thuật ấn loát : Phạm Quang Tòng
Phát hành : Bà Nguyễn Thị Qúy, Bà Nguon Khánh Huệ, Bà Marie Danh, Bà Trần Vinh, Bà Mai Thị Đảm, Bà Nguyễn Thị Qúy, anh Nguyễn Văn Tốt, Anh Phan hải, Anh Trần Huynh, Anh Nguyễn Hoàng, Ông Bà Nguyễn Qúi Toàn, Ông Trần Văn Đoàn, Ông Nguyễn Xuân Cần