Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam
Bài
thuyết trình Ngày Văn Hóa Thư Viện
Giáo
Xứ Việt Nam tại Paris (07/04/2024)
T |
hư
Viện Giáo Xứ Việt Nam tại Paris lưu trữ hàng vạn tác phẩm, từ khi thành lập đến
nay vẫn không ngừng phát triển. Thư tịch của thư viện bao gồm các sách về văn hóa
và các tuyển tập âm nhạc công giáo. Ngày Văn Hóa Thư Viện năm nay đánh dấu 34 năm
thành lập thư viện. Ban điều hành thư viện kết hợp giữa âm nhạc công giáo và văn
hóa dân tộc làm đề tài thuyết trình trong Ngày Văn Hóa Thư Viện năm nay.
Bài
thuyết trình gồm hai phần :
-
Âm nhạc công giáo Việt Nam
-
Sự đóng góp của âm nhạc công giáo Việt Nam trong văn hóa nước nhà.
I
- Âm nhạc công giáo Việt Nam :
Ngay từ đầu công nguyên, đạo công giáo đã có truyền thống
thánh nhạc. Phúc âm thánh Matthêu trình thuật việc Chúa Giêsu hát thánh vịnh
trước khi Ngài bị phản bội (Mt 26,30). Trong thư gửi tín hữu Côlôsê, thánh
Phaolô viết rằng : ‘‘Anh em hãy đem cả tâm hồn mà dâng Thiên Chúa những
bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần khí linh ứng.’’ (Cl. 3,16).
Theo thánh Basiliô, Phos Hilaron (Φως 'Ιλαρον) là bản thánh ca đầu
tiên viết bằng cổ ngữ hy lạp, ngợi ca ánh sáng thiên triều. Cổ ngữ do thái vào
thời kỳ khởi nguyên của Giáo hội vốn có truyền thống ngâm vịnh (cantillation
hébraïque).
Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục,
‘‘Gia tô theo sách Dã lục, tháng 3 năm Nguyên hoàng đời vua Lê Trang Tông
(1533), có một dương nhân là Inikhu đã đi đường biển để vào giảng đạo gia tô ở Ninh
Cường và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy’’. Năm 1583, hai linh mục Die
Doropesa và Pedro Ortiz đến truyền giáo ở vùng ven biển Quảng Ninh. Thời kỳ từ
1533 có thêm các giáo sĩ dòng Phanxicô thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh thuộc
Tây Ban Nha.
Từ 1533 đến 1740 (thời Trịnh Doanh), 1820 (thời Minh Mạng),
1847 (thời Tự Đức) mở ra thời kỳ cấm đạo. Trước đó, trong hai thế kỷ truyền giáo,
nước ta đã có nhiều tín hữu.
Bản thánh ca đầu tiên sáng tác năm 1901 của tu sĩ
Anphong Châu nhan đề ‘‘Thánh Thể’’, cùng tác giả năm 1902 là bài ‘‘Dâng Mẹ’’. Tại
miền Nam, vào năm 1907 có sáng tác của
linh mục Phaolô Đạt xứ đạo Lái Thiêu nhan đề ‘‘Nửa đêm mừng Chúa ra đời’’ và
‘‘Ca vịnh Đức Bà’’. Giữa hai thời kỳ này, các tín hữu còn nguyện ngắm. Ngôn ngữ
tiếng Việt được các nhà ngữ học sắp vào loại ngôn ngữ có thanh điệu (langue
tonale).
Năm 2020, nghệ sĩ Trúc Tiên của Giáo Xứ Paris đã sử dụng
thanh điệu tiếng Việt, thực hiện vở nhạc kịch tài tử nhan đề ‘‘Kiều’’, với các
câu diễn ngâm, nghe như tiếng nhạc, minh chứng khả năng thanh điệu của Việt ngữ :
"Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới xa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa" .
Thúy Kiều sử dụng đàn nguyệt, réo rắt cung điệu Thập
diện mai phục, Phượng cầu hoàng, Quảng lang tán, Tái thượng khúc, thể hiện khúc
Tư Mã Phượng cầu, khúc Quảng lăng và khúc Chiêu quân,
Từ năm 1935 đến 1955, các nhạc sĩ thánh nhạc Việt Nam
chịu nhiều ảnh hưởng tuyển tập thánh ca Pháp ‘‘Cantiques de la jeunesse’’, gồm
có nhạc sĩ Hùng Lân, nhạc sĩ Hải Linh, nhạc sĩ Thiên Phụng, nhạc sĩ Nguyễn Khắc
Xuyên, nhạc sĩ Duy Tân, nhạc sĩ Hoài Đức, nhạc sĩ Tâm Bảo, nhạc sĩ Nguyễn Việt…
Các nhạc sĩ tiên khởi thành lập nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh. Các
bản thánh ca đều soạn theo thể bình ca hoặc hành khúc.
Sau
này, Đức cha Nguyễn Văn Hòa, linh mục Tiến Dũng, linh mục Lương Hoàng Kim, linh
mục Thiện Cẩm, linh mục Ngô Duy Linh, linh mục Vinh Hạnh, linh mục Kim Long sáng
tác nhiều bản thánh ca được truyền tụng rộng rãi.
Trong
phạm vi Giáo xứ Paris, trong những năm 80, ca trưởng Linh Diệu sáng tác bài
‘‘Phó Thác’’, lấy bút hiệu là Kiều Linh để ghi nhớ truyện Kiều của thi hào Nguyễn
Du có âm hưởng âm nhạc. Bài hát này được phổ biến rộng rãi trên youtube, được nhiều
ca đoàn trình diễn, trong số có Thánh ca đơn ca nam Gia Ân 574 130 lần
truy cập, đơn ca nữ Acoustic 361 284 lần truy cập, dàn nhạc giao hưởng của
Hội Nhạc sĩ Công giáo có 34 995, ca đoàn Thiên Ca của tòa Tổng Giám Mục
Saigon có 26 683 v.v.
Linh
mục Cung Chi sáng lập Thư viện Giáo xứ sáng tác bài thơ Chờ Đợi theo thể lục bát,
in trong Thương Ngàn Thương tập 4, trang 52, nội dung như sau :
Con đi mải miết trùng xa
Bao giờ con mới về nhà ? Cha
mong
Mong
từ sáng sớm tinh sương
Lại
chờ cho đến chiều hôm nắng tàn
Ra
vào nôn nóng băn khoăn
Giờ
này con hẳn chôn chân xóm nào ?
Lòng
con không biết ra sao
Lòng
cha chẳng có lúc nào tạm yên
Con
còn biền biệt sáng đêm
Cha
còn nặng chĩu ưu phiền khôn ngơi !
Cha chờ, cha đợi, con ơi !
Thi
nhân cảm tác Chờ Đợi từ Luca 15, 11-31. Ngày 13/2/2024, nhạc sĩ Chính Tâm đã đem
ý thơ Cung Chi lồng vào cung điệu dân gian, đảo ngữ Chờ Đợi thành Đợi Chờ, đưa
lên youtube nhân mùa chay năm nay. Bài thơ diễn tả Chúa Kitô hằng đợi chờ các
con chiên lưu lạc đường trần.
‘‘Đợi
Chờ’’ là ý thơ, nay là nhạc khúc, như vần cổ thi minh họa :
II - Âm nhạc công giáo Việt Nam trong
văn hóa dân tộc :
Tổ
chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) định nghĩa ‘‘văn hóa
là toàn thể các sắc thái đặc thù về tôn giáo’’. Ngoài ra, Félix Sartiaux định
nghĩa văn hóa bao gồm các sinh hoạt trí thức. Nhà sử học Fabien Trécourt cho rằng
âm nhạc mở ra mọi khía cạnh văn hóa (la musique ouvre sur tous les univers de
culture).
Nói
theo các định nghĩa trên đây, âm nhạc công giáo Việt là một sắc thái trong văn
hóa dân tộc. Văn hóa, la ngữ là cultura, còn có nghĩa là trồng người, như
câu nói :
Bách
niên chi kế mạc như thụ nhân
(佰 身之計,莫如樹人)
Âm
nhạc công giáo Việt Nam là bộ môn văn hóa : trồng người kitô giáo lương hảo,
theo đúng mười điều răn :
‘‘Thứ nhất: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người
trên hết mọi sự.
Thứ hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
Thứ ba: Giữ ngày Chúa nhật.
Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
Thứ năm: Chớ giết người.
Thứ sáu: Chớ làm sự dâm dục.
Thứ bảy: Chớ lấy của người.
Thứ tám: Chớ làm chứng dối.
Thứ chín: Chớ muốn vợ chồng người.
Thứ mười: Chớ tham của người.’’
Và tám mối
phúc thật :
‘‘Thứ nhất: ai có lòng khó khăn, ấy là phúc thật,
vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Thứ hai: ai hiền lành, ấy là phúc thật, vì chưng
sẽ được đất Đức Chúa Trời làm của mình vậy.
Thứ ba: ai khóc lóc, ấy là phúc thật, vì chưng
sẽ được an ủi vậy.
Thứ bốn: ai khao khát nhân đức trọn lành, ấy là
phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy.
Thứ năm: ai thương xót người, ấy là phúc thật,
vì chưng mình sẽ được thương xót vậy.
Thứ sáu: ai giữ lòng sạch sẽ, ấy là phúc thật,
vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa Trời vậy.
Thứ bảy: ai làm cho người hòa thuận, ấy là phúc
thật, vì chưng sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.
Thứ tám: ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là
phúc thật, vì chưng nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.’’
Mười điều răn tóm lại là kính mến một Đức Chúa Trời trên hết
mọi sự và yêu mến người như mình ta vậy, giống như truyền thống văn hóa nước ta :
Ái nhân như
kỉ
愛人如己
Trong khi Mười điều răn mang nặng ý nghĩa thần học, Tám mối
Phúc thật nặng chĩu nhân văn. Điều thứ bốn trong 10 điều răn là thảo kính cha mẹ,
cũng là một trong các chủ trương của văn hóa nước ta vậy.
Theo
tác phẩm ‘‘Việt Nam Văn Hóa Sử Cương’’ của học giả Đào Duy Anh, do Quan Hải Tùng
Thư xuất bản năm 1938, âm nhạc công giáo bao gồm trong sinh hoạt trí thức của văn
hóa Việt Nam. Tập Thánh Ca Việt Nam do Ủy ban Thánh
nhạc - Hội đồng Giám mục Việt Nam ấn hành (tập I : năm 2020 - tập II :
2022) ghi 20 đề mục như sau :
1
- Ca nguyện
2
- Thánh vịnh
3
- Nhập lễ
4
- Dâng lễ
5
- Hiệp lễ
6
- Thánh Thể
7
- Thánh Tâm
8
- Mùa Vọng
9
- Mùa Giáng sinh
10
- Mùa Chay
11
- Tuần Thánh
12
- Phục Sinh
13
- Chúa Thánh Thần
14
- Hiệp nhất
15
- Đức Mẹ
16
- Các Thánh
17
-Thánh hiến
18
- Xuân - Hôn nhân - Cha mẹ
19
- Cầu hồn
20
- Bộ lễ
Trong
số các đề mục ghi trên, mục 18 : Xuân - Hôn nhân - Cha mẹ và 19 - Cầu hồn
tương ứng với điều 4 Mười điều răn và Tám mối phúc thật.
Kết luận :
Âm
nhạc công giáo Việt Nam là một bộ môn văn hóa, có hai đặc tính :
-
Phúc âm hóa (évangélisation) cho các thân hữu ngoại giáo đến dự các nghi thức Giáng sinh, Phục sinh.
-
Tân phúc âm hóa (nouvelle évangélisation) giúp các tín hữu tái xác nhận đức tin
trong Chúa Kitô.
Sau
khi đọc bản thảo, anh Trần Anh Dũng, trưởng nhóm Thư viện đã để nghị đưa thêm
‘‘Tuyển tập Thơ Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II và 61 ca nguyện’’ do Giáo Xứ
Việt Nam Paris xuất bản năm 2014 vào bài thuyết trình. Ý tưởng này giúp cho hai
phần nhập đề và kết luận tương hợp, nói theo kỹ thuật thơ Đường là thủ vĩ ngâm (首尾吟). Cả hai đều nói đến văn hóa thư viện.
Mở
đầu tập thơ là bài ‘‘Dâng Hoa’’, dịch từ ‘‘Dédicace de David’’ của Thánh
Gioan-Phaolô II viết năm 1939, để tưởng niệm mẫu thân mất năm 1929 :
Chùm hoa chín cánh mặn mà
Cánh hoa yêu Chúa cánh
hoa yêu người
Cánh hoa thể hiện cuộc đời
Sớm mai vừa nở một thời
thoáng qua.
Bài
thơ được chín nhạc sĩ phổ thành ca khúc, thể hiện văn hóa là phổ quát (culture
universelle), không phân biệt nguyên bản Ba Lan và bản dịch Việt ngữ
Ngoài
ra, Thư viện Giáo xứ còn lưu trữ tuyển tập ‘‘Những khuôn mặt văn hóa Việt Nam hải
ngoại’’, dày 806 trang, do Câu lạc bộ Văn hóa Việt Nam Paris xuất bản năm 2022.
Như vậy, văn hóa còn được thể hiện qua những khuôn mặt (les figures de la
culture vietnamienne).
Tuyển
tập dày công giới thiệu hơn 400 nhà văn hóa còn sống hay đã qua đời, trong số các
văn nghệ sĩ còn sinh hoạt có thi sĩ Đỗ Bình, tiến sĩ Nguyễn Thị Phượng Anh.
Trang
240 có bài ‘‘Tâm Cảnh’’ là một trong năm bài thơ của chúng tôi được chọn đăng, xin
đọc lại thay lời kết luận :
Hồn thơ lận đận nơi cung quế
Thôn Vĩ chiều hôm lạc lối về
Cau trắng trầu xanh sầu cúc huệ
Nắng sớm biển Đông có vẹn thề
Mây giăng núi Ngự gió Kim Long
Bờ lau hiu hắt gió vời trông
Thuyền xuyên bến vắng qua Gia Hội
Cóvớt trăng vàng dưới đáy sông ?
Mờ mịt sương mù áo trắng bay
Chập chờn hạc trắng cuối chân mây
Chợt nhớ thôn xưa là tâm cảnh
Bờ trúc xanh màu có đổi thay ?
Paris,
tháng Tư 2024
Bài viết khác
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang
Chuyện Mèo Năm Mão - Trầm Thiên Thu
Ngày Xuân Đoàn Tụ - Anê Thùy Dung
CHRISTUS VIVIT : Tông Huấn của Tòa Thánh gửi các Bạn Trẻ - Lê Đình Thông