N |
gày mùng 8/2/2016 tới đây, chúng ta chính thức mừng xuân Bính Thân (năm Khỉ [1]), chân dương hành Hỏa (lửa). Quý độc giả đã từng thưởng thức bao loạt bài về Tết mỗi độ Xuân về (duyên do, ý nghĩa, tục lệ…). Mục đích của chúng tôi khiêm tốn hơn, nhằm trình bày cùng quý độc giả uyên nguyên, của âm lịch Á đông, đã từng làm cương lĩnh cho môi sinh tinh thần của những xã hội này hàng bao năm nay (Trung Hoa , Việt, Nhật, Hàn…).
Những tư
liệu mà chúng tôi xử dụng tuy bất toàn, nhưng cũng xin trình bày thật đơn giản,
phần lớn dựa vào sách Thuyết Văn và tài liệu của cha Matteo Ricci, Dòng Tên
Chúa Giêsu, vị thừa sai đã đầu tư cả cuộc đời cho công cuộc truyền giáo tại
Trung Hoa, theo TINH THẦN NHẬP THẾ, theo ÁNH ĐẠO ĐÔNG PHƯƠNG [2], đặc biệt dưới triều đại vua Thanh Thánh
Tổ, Khang Hy, (1644-1722), nhà Thanh.
Như một
nỗi âm hưởng đồng vọng
Ngoại sử viết [3] : Sau khi Trưng Trắc (Hoàng Đế Trưng
Trắc), thống nhất toàn cõi Lĩnh Nam, gồm Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Quế Lâm,
Tượng Quận, Nam Hải, nghĩa là hơn diện tích VN 3,42 lần (1.127.851/329.566
km2), ngày tháng bảy năm kỷ hợi, tức năm 39 sau Tây lịch, Ngài hội ý quan Tư Đồ,
Công Chúa Nguyệt Đức Phùng Vĩnh Hoa, về phương pháp làm Lịch. Làm LỊCH ĐỂ NÊU
RÕ CHÍNH THỒNG. Công Chúa Nguyệt Đức, hậu duệ của phái Sài Sơn, mà sư tổ là Đức
Phù Đổng Thiên Vương, tâu trình như sau [4] :
Lịch Lĩnh Nam đã có từ
thời Hồng Bàng, năm 2879 trước Tây Lịch. Vua Hùng ra chiếu chỉ làm Lịch, vì Lịch
là kỷ cương của Âm Dương, giao thoa giữa người và đất trời, và đặt Lịch Quan Lệnh
coi về công tác làm Lịch. Sự khác biệt giữa Lịch Tàu và Lịch Hồng Bàng là ở chỗ
hai vùng nóng lạnh khác nhau, còn đại thể tương tự, vì cùng đặt căn bản trên âm
dương ngũ hành. Quý độc giả còn nhớ : năm 2353 trước Tây Lịch, vua Hùng đã
cống hiến cho vua Nghiêu thứ năm cách làm Lịch, gọi là Quy Lịch, vì ghi chép
trên lưng con rùa lớn tới 3 thước (0,96m). Sự kiện này có ghi trong bộ Khâm Định
Việt Sử thông giám cương mục phần tiền biên [5].
Lịch Hồng Bàng của ta
chia ngày thành 100 khắc, mỗi khắc chia thành 100 phân, mỗi phân chia thành 100
giây. Mỗi tháng âm lịch dài 29,53059 ngày. Nếu chúng ta so sánh với Tây lịch,
dù theo phương pháp của César hay Đức Giáo Hoàng Grêgôriô (Grégoire), con số một
năm là 365,2425 ngày. Sự sai biệt với âm lịch là 26 giây, tháng ta chỉ sai biệt
có 2 giây. Và Phò Mã An Tiêm, khi bị đày ra đảo Hải Nam, chiêm ngắm sự chuyển vận
của mặt trời, mặt trăng và cõi thiên hà bát ngát, ông đã sửa chữa lại lịch Hồng
Bàng và được nhà vua hết lòng khen ngợi. Ông dùng một dụng cụ gọi là TRẮC THỜI
ĐỒ để chia thời giờ và quán sát thiên hà.
Trong thời gian bị Tàu
đô hộ, phái Sài Sơn vẫn tiếp tục nghiên cứu lịch số, chia một năm thành 24 tiết
khác nhau, mỗi TIẾT có một loại khí khác nhau, căn cứ vào sự chuyển vận của mặt
trời, nông dân biết đó mà trồng cấy làm ruộng [6], thày thuốc biết đó mà ước tính bệnh [7]. Mỗi tiết dài hơn 15 ngày, hai tiết theo
đó dài hơn một tháng. Khó khăn ở chỗ : mỗi tháng âm lịch dài 29,53059
ngày, tức mỗi tháng chỉ có 29 ngày rưỡi thôi sao ? Để giải quyết khó khăn
này, Liệt Tổ phái Sài Sơn đã đặt một tháng 30 ngày gọi là tháng đủ, một tháng
29 ngày gọi là tháng thiếu. An Tiêm gọi ngày không trăng, tức ngày mùng 1, là
ngày SÓC, ngày trăng tròn là ngày VỌNG. Tổng cộng ta có trong một năm sáu tháng
đủ và sáu tháng thiếu, tức 354 ngày, dư ra 11,2425 ngày ( ?), trong khi một
năm có 365,2425 ngày, giải pháp ra sao ?
Phò Mã An Tiêm tìm ra
rằng : cứ 19 năm, mặt trăng và mặt trời lại giao hội (conjonction) tại thời
điểm cũ. Khoảng cách 19 năm đó, ông gọi là một CHƯƠNG. Một CHƯƠNG có có 235
tháng, gồm 110 tháng thiếu, 125 tháng đủ, vị chi là 6940 ngày. Như vậy, những
năm thứ 3, thứ 6, thứ 9, thứ 11 ,thứ 14, thứ 17 và thứ 19 là năm nhuận, tức là
có 13 tháng [8]. Đúng ra, phương pháp làm Lịch của Phò Mã
An Tiêm phải gọi là ÂM DƯƠNG LỊCH mới đúng, vì dựa vào sự chuyển vận của mặt
trăng lẫn mặt trời
Cột Trời
Nhánh Đất (thiên can địa chi)
Đây là phần khó giải
thích cho quý độc giả, vì đặt căn bản trên Kinh Dịch, tức cơ bản là thuyết âm
dương ngũ hành, tứ tượng, bát quái, nên chúng tôi chỉ xin phép trình bày trên
phương diện lịch số thôi. Lịch pháp cổ Việt ta căn cứ vào âm dương, ngày xuân của
chúng ta là ngày đầu tiên của tháng, tháng này cũng bắt buộc gần nhất của ngày
lập xuân : thời điểm mà ngọn gió từ phương Đông thổi vào là làm cho băng
giá bắt đầu tan. Ý Nghĩa HỒI XUÂN sau những tháng ngày giá lạnh của tiết
Đông .
Theo sách Thuyết văn
giải tự (chú giải của Hứa Thận), thì : chữ CAN có nghĩa là thân
cây mọc thẳng lên, chữ CHI có nghĩa là những nhánh trúc bị rời khỏi thân. Vậy
CAN CHI là sự phối hợp giữa thân cây thẳng và nhánh cây ngang, tượng trưng cho
THÔNG SỐ của âm dương trời đất. Sau đây là ý nghĩa của từng CAN,CHI [9].
1/ Mười cột trời
(thiên can) :
GIÁP giải là : khí Dương của mùa Xuân Đông phương
làm cho vạn vật mọc mầm, khởi động, da cây bị nứt ra, tượng trưng cho ĐẦU người.
ẤT giải là : cây cối đang lúc mọc lên, mà còn bị
uốn cong, vì Âm khí còn mạnh và đang cố vươn lên. Khí Dương vẫn còn trong giai
đoạn khởi đầu. ẤT thừa tiếp GIÁP. T ượng trưng cho ĐẦU người.
BÍNH giải là : tại phương Nam, vạn vật rạng rỡ.
Khí DƯƠNG sơ khởi, khí ÂM đã dần suy.
BÍNH thừa tiếp ẤT, tượng trưng cho VAI người.
ĐINH giải là : vào mùa hè, vạn vật đều chín (thực).
Con người thành trai tráng, sung mãn nội lực. Đinh thừa tiếp Bính, tượng trưng
cho TIM người.
MẬU giải là : vạn vật đều thịnh đạt, khí trời
khí đất tương thông. MẬU thuộc Trung Cung. Tuy nhiên, theo triết Á đông, lúc thịnh
nhất cũng là lúc bắt đầu suy thoái (Dương thịnh , thì cũng là lúc bắt đầu suy).
Chữ QUA là hình ảnh của sự sát thương. Mậu thừa tiếp Đinh, tượng trưng cho SƯỜN
người.
KỶ giải là : tuy thuộc Trung Cung, nhưng khí âm
bắt đầu miễn cưỡng vươn lên, vạn vật sắp ẩn tàng. Kỷ thừa tiếp Mậu, tượng trưng
cho BỤNG người.
CANH giải là : định vị tại phương Tây, vạn vật
tuy thực (chín), nhưng tượng trưng cho mùa thu. Canh thừa tiếp Kỷ, tượng trưng
cho RỐN người.
TÂN giải là : thu về, vạn vật đều thành và thục,
mùi cay. Tân thừa tiếp Canh, tượng trưng cho BẮP VẾ người.
NHÂM giải là : định vị tại phương Bắc. Khí Âm đạt
tới cùng cực thì là khởi đầu của khí Dương. Nhâm thừa tiếp Tân, tượng trưng cho
ĐẦU GỐI người.
QUÝ giải là : tiết Đông, nước và đất đồng cung,
có thể đo lường được độ và lượng, tượng trưng cho nước từ bốn phương chảy vào
lòng đất. Quý thừa tiếp Nhâm, tượng trưng cho CHÂN NGƯỜI .
2/ Mười hai Nhánh Đất
(thập nhị chi) [10]
SỬU giải là : cái núm. Tháng 12, vạn vật khởi động,
tượng trưng cho BÀN TAY. Khí Âm chờ nắm cái núm, tháng 12 là biên giới của thủy
chung (bắt đầu và kết thúc).
DẦN giải là : tháng giêng, khí động. Tuy khí Âm ẩn
tàng, tù đọng, nhưng nước từ dòng suối muốn phụt lên. DẦN có nghĩa là diễn ra.
Người làm nghề nông có thể bắt đầu canh tác được.
MÃO giải là : cây cối sum sê, khí Dương đang thịnh.
Vào tháng hai, vạn vật sáng và thịnh từ lòng đất lên, tượng trưng cho hình cửa
mở ra. Gọi tháng hai là cửa trời (thiên môn).
THÌN giải là : tiếng sấm vang. Vào tháng ba, khí
Dương động, sấm sét nổ vang. Nông dân đang lúc làm ruộng, vạn vật đều nẩy sinh.
TỴ
giải là : xong rồi. Tháng tư, khí Âm đã tàng ẩn, khí Dương đã xuất phát. Dù
Tỵ tương trưng cho con rắn, nhưng muôn vật đã hiện ra mới mẻ, với bao màu sắc rực
rỡ.
NGỌ
giải là : lớn. Ngọ là trưởng thành. Tháng năm, khí Dương vẫn còn chưa chịu
khuất. Trong tháng này, Âm Dương giao nghịch, vì khí Âm bắt đầu sinh, cho dù khí
Dương đội đất xung lên và không chịu khuất phục.
MÙI
(VỊ) giải là : mùi vị. Tháng sáu vạn vật thành đạt, nên có mùi vị.
THÂN
giải là : thân. THÂN đây là biểu trưng của thân thể. Tháng bảy, muôn vật đều
thành thực, khí Dương cũng thành tựu.
DẬU
giải là : thành tựu. Dậu là co mình lại, thu liễm. Tháng tám, lúa thử chín,
có thể dùng để nấu rượu.
TUẤT
giải là : diệt. Tháng chín, vạn vật xem như thành thục xong. Dương khí suy
tàn, giáng xuống nhập vào lòng đất. Trong ngũ hành, hành THỔ ở cung Tuất.
HỢI
giải là : rễ cỏ. Tháng mười, Hợi hặc tội của người khác, khí Âm hạch sách vạn
vật. Vào tháng mười, khí Dương nổi lên tiếp giáp cho thịnh Âm.
Và vòng LỤC THẬP HOA GIÁP (12 con giáp x 5 hành) cứ như vậy, khi
suy khi thịnh – trong vòng 60 năm, như một chiếc vòng ngọc không đầu mối. HOÀN
VÔ ĐOAN. Không có điểm khởi đầu, không có lúc kết thúc[11].
Thưa quý độc giả,
Chúng ta đã kinh qua phần ngữ nguyên (Etymologie) tương đối khó
hiểu. Người viết phải cố gắng giải thích qua sự lý giải của Hứa Thận trong sách
Thuyết Văn Giải Tự và Y Học Nhập Môn của Lý Diên. Điều chúng tôi muốn trân trọng
và thân thưa cùng quý độc giả là : trong nền học thuật của Á Đông, dù Y học,
Võ thuật, Chính trị, Kinh tế… tất cả đều có tính cách nhất quán, có một cái
nhin tổng hợp. Với kiến văn và tuổi đời, có gì sai lầm và khiếm khuyết, xin qúi
vị chỉ giáo và bổ túc cho. Được vậy, xin qúi vị đôi điều :
• Từ nay khí Dương xin đươc biểu thị bằng (+) và Âm bằng (-).
• Ngũ hành, năm nguyên tố cấu thành vũ trụ trong
triết học cổ đại của Tàu (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) xin được hiểu như 5 sự chuyển
vận (hành, mouvement).
Quý độc giả sẽ đặt vấn đề : xưa nay, chúng tôi chỉ nghe nói
tới tuổi Tý (chuột), tuổi Sửu (trâu)…chứ không hoàn toàn triết… vấn như bài viết.
Truyền thuyết kể rằng : vào thế kỷ thứ IV, 12 con vật tề tựu trước Đức Phật
để xin định danh, con chuột nhảy vọt lên trước và ‘gãi tai trâu’. Con trâu nhột
quá và xin nhường bước. Nhưng vào thế kỷ thứ IV, ảnh hưởng của Phật giáo bên Tàu
cũng chưa phát triển lắm. Biểu tượng của 12 con vật trong hệ thống THẬP NHỊ CHI
chắc có trước giai đoạn này, có lẽ manh nha vào giai đoạn tính giờ và phép tính
La Bàn [12].
Đàng khác, nếu tuổi Mão, Tàu cho là Thỏ rừng, thì Việt ta quy vào Mèo. Tuổi Mùi
thường cho là Dê, nhưng cũng là Mùi vị. Vậy xin cứ tạm coi 12 nhánh đất, thập
nhị chi, diễn tả qua 12 con giáp, chỉ là BIỂU TƯỢNG VÀ LỌAI SUY (analogie) giúp
cho đại chúng dễ hiểu. Thế thôi, chúng tôi sẽ xin giải thích sau.
Triết Trung Hoa cổ đại nhin vũ trụ như một toàn thể đơn giản :
khởi đầu là Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (khí Âm, khí Dương), và năm hành
thô sơ là : Mộc (gỗ), Hỏa (lửa), Kim (kim lọai), Thủy (nước) và Thổ (đất).
Vũ trụ quan thô sơ này (âm dương, ngũ hành) biến dịch thành : tứ tượng (bốn
mùa), bát quái (tám hướng). Sự biến dịch không ngừng nói đây, là tiêu biểu việc
đổi màu trên lưng con kỳ nhông (caméléon), con tích DỊCH. Một vũ trụ quan Động.
Áp dụng trong lịch số Á Đông, chúng ta có biểu đồ như sau :
Biểu
đồ : VÒNG GIÁP TÝ hay LỤC THẬP HOA GIÁP
60
Năm, một thế kỷ của Á Đông
NĂM |
+ |
- |
+ |
- |
+ |
- |
+ |
- |
+ |
- |
Thiên can |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Qúy |
Địa chi |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mão |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Hành |
Mộc/4 |
Mộc/5 |
Hỏa/6 |
Hỏa/7 |
Thô/8 |
Thổ/9 |
Kim/10 |
Kim/11 |
Thủy/12 |
Thủy/13 |
Can |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Qúy |
Chi |
Tuất |
Hợi |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mão |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Hành |
Mộc/14 |
Mộc/15 |
Hỏa/16 |
Hỏa/17 |
Thổ/18 |
Thổ/19 |
Kim/20 |
Kim/21 |
Thủy/22 |
Thủy/23 |
Can |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Quý |
Chi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mão |
Thìn |
Tỵ |
Hành |
Mộc/24 |
Mộc/25 |
Hỏa/26 |
Hỏa/27 |
Thổ/28 |
Thổ/29 |
Kim/30 |
Kim/31 |
Thủy/32 |
Thủy/33
|
Can |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Qúy |
Chi |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tý |
Sửu |
Dần |
Mão |
Hành |
Mộc/34 |
Mộc/35 |
Hỏa/36 |
Hỏa/37 |
Thổ/38 |
Thổ/39 |
Kim/40 |
Kim/41 |
Thủy/42 |
Thủy/43
|
Can |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Qúy |
Chi |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tý |
Sửu |
Hành |
Mộc/44 |
Mộc/45 |
Hỏa/46 |
Hỏa/47 |
Thổ/48 |
Thổ/49 |
Kim/50 |
Kim/51 |
Thủy/52 |
Thủy/53 |
Can |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Qúy |
Chi |
Dần |
Mão |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Hành |
Mộc/54 |
Mộc/55 |
Hỏa/56 |
Hỏa/57 |
Thổ/58 |
Thổ/59 |
Kim/0 |
Kim/1 |
Thủy/2 |
Thủy/3 |
Như vậy, vòng Hoa Giáp
60 năm, bắt đầu ở Giáp Tý và chấm dứt ở Quý Hợi. Một chu kỳ, một thế kỷ Á Đông gồm 60 TUẾ (năm), sau đó lại
bắt đầu ở Giáp Tý như một chiếc vòng ngọc không đầu mối (hoàn vô đoan). Nhìn
vào biểu đồ, chúng ta sẽ thấy một Can + (số lẻ, số dương, số cơ 1,3,7,9…) hợp với một Chi + ; một Can - với một Chi - (số âm, số ngẫu, số chẵn 2,4,6,8…), còn NGŨ HÀNH : khi sinh thì phát
ra Dương +,
khi thu liễm về là Âm -.
Xin được thông qua ngũ
hành tương sinh, tương khắc.
Đặc biệt, trong biểu đồ
về Hành, chúng tôi có đánh kèm theo số từ 0-59, nhằm giúp độc giả biết năm Tây
Lịch thuộc Can Chi Hành + hay -.
Thí dụ : năm 2016 thuộc năm nào của Âm lịch ? Chúng ta lấy số 2016
chia cho 60. Số thành là 35, số dư là 36. Số dư, nếu nhin trên biểu đồ là 36. Vậy
năm 2016 là năm Bính Thân, thuộc hành hỏa (+).
Chúng ta có thể quy kết
tạm thời như sau :
5 ngày (nhật) = 1 hậu.
3 hậu = 1 khí (15 ngày). 6 khí = 1 thời (90 ngày). 4 thời = 1 tuế (360 ngày).
Nói khác đi : một năm = 360 ngày = 4 thời x 90 ngày = 24 khí x 15
ngày [13].
Thực ra, nếu nhìn biểu
đồ, chúng ta thấy chỉ có Năm là tương đối chính xác. Còn Mùa, Giờ và nhất là
Tháng (Nguyệt) còn khó hơn nữa, vì tháng thiếu, tháng đủ, tháng nhuận. Ngày (nhật)
cũng gay go lắm, vì có 365,2425 ngày trong một năm, chưa tính năm nhuận.
Ở đây, chúng tôi xin trình bày công
thức tính âm lịch (luận án tiến sĩ của ông Hồ ngọc Đức,
Đại học Leipszig, Đức quốc) :
<http://www.informatik.uni-leipzig.de/ duc/amlich/>
Một
« thoáng » về… Dương Lịch
Phương Tây chịu ảnh hưởng
của văn minh Roma, nên lấy lịch pháp Roma làm khuôn khổ. Lịch này do Romulus
sáng lập, mỗi tháng chỉ có 30 ngày, một năm chỉ có 10 tháng. Ông Numa thêm vào
hai tháng nữa cho ‘san sát’ với sự xoay vần của thời tiết. Đến đời vua Jules
César mới cải cách trên căn bản Dương lịch, chia mỗi năm thành 365 ngày, mỗi
tháng khi đủ khi thiếu.
Tuy nhiên, nếu tính
theo lịch César, thì cứ một chu kỳ 900 năm, thì lại dư 7 ngày tròn. Năm 1582, Đức
Giáo Hoàng Grêgôriô 13 ban hành một cuộc cải cách, theo đó ngày 5/10/1582 sẽ kể
là ngày 15/10/1582. Và lịch này đã được các nước Tây Phương công nhận
(calendrier Grégorien) công nhận. Còn tên tháng và ngày, chắc chịu ảnh hưởng của
thần thoại La Hy, mà thủy tổ là ngành chiêm tinh Can-đê (Chaldée), đại để như
sau :
Tên tháng
• Tháng Giêng/Janvier, tức Janus, ông thần có hai
khuôn mặt, một nhìn lại quá khứ, mặt kia hướng về tương lai.
• Tháng hai/Février, tức Febro (Diêm vương).
• Tháng Ba/Mars, thần chiến tranh (sao
Hỏa).
• Tháng tư/Avril (tức thần Aperta, có
biệt danh là Apollon, một thần trong Thái dương hệ).
• Tháng năm/Mai, tức Maius (còn có tên
là Jupiter, vua Thiên đình).
• Tháng sáu/Juin, tức Junon, hoàng hậu
của vua Jupiter.
• Tháng bảy/Juillet, tức Jules César,
nhằm tưởng nhớ vị vua đã có công cải tổ Dương lịch.
• Tháng tám/Août, tức Auguste, vì ông
canh cải lại Dương lịch.
• Tháng
9 cho tới tháng 12, vì như chúng tôi đã đề cập, trong lúc thành lập thành Roma,
chỉ có 10 tháng thôi. Thành ra : tháng September=7, Octobre=8, tháng
November=9, tháng Décembre =10.
Tên ngày
Chịu ảnh hưởng của ngành chiêm tinh Can-đê, mỗi ngày lấy tên một
vì sao (tinh tú) mà họ tìm ra :
• Ngày chủ nhật/Dimanche/ Thần Mặt Trời (Dio), chỉ
Tâm thần, tức sao Thái Dương.
• Ngày thứ Hai/Lundi/ Mặt trăng (Lune), chỉ Thân xác,
tức sao Thái Âm.
• Ngày thứ Ba/Mardi/ Máu huyết (Mars), thần chiến
tranh, tức sao Hỏa.
• Ngày thứ Tư/Mercredi/ (Mercure), Trí tuệ và lời
nói, tức Thủy tinh.
• Ngày thứ Năm/Jeudi/ (Jupiter), chỉ sự tiết độ, tức
Mộc tinh.
• Ngày thứ Sáu/Vendredi/ (Venus), dục cảm, tức Kim
tinh (sao Thái bạch).
• Ngày thứ Bảy/Samedi/ (Saturne), chỉ thân xác nặng
nề, tinh thần trì trệ , tức Thổ tinh.
Sự chia ngày trong tuần thực ra đã lẫn lộn hai quan điểm : xưa
kia lấy trái đất làm trung tâm vũ trụ, và bây giờ lấy mặt trời làm trung tâm[14]. Thực
ra, đâu có dễ gì thay đổi quan niệm dân gian đã có từ xa xưa và những bác vấn
khoa học mà chúng ta tiếp thụ trong thời này.
Thiết tưởng hãy coi đó là những biểu tương, hình thái và theo phương
pháp loại suy (analogie), gần tương tự như nhau. Chẳng hạn, khi nói tới tuổi Tý,
bạn có thể nghĩ tới biểu tượng Tý (còn đọc là ty), tức tháng 11, khí Dương bắt
đầu triển khai, khí trời lành lạnh, vì còn thuộc phương Bắc.
Tạm
thay lời kết
Chúng tôi không dám làm một cuộc so sánh giữa Âm & Dương lịch,
vì kiến văn hẹp hòi, vì sự khác biệt từ căn cơ giữa hai nền văn hóa Đông &
Tây. Nhân ngày xuân, chúng tôi chỉ xin nêu lên một vài ý nghĩa :
• Trừ bỏ những gì không tốt đẹp trong cuộc sống,
nhằm tiến tới một tương lai hanh thông hơn (theo tinh thần : HỰU NHẬT TÂN,
ngày lại một mới, cho bản thân và
gia đình,
• Truy niệm cội nguồn : một kết tinh ngời sáng
của chữ HIẾU Việt Nam,
• Hướng thiện cầu phúc (bên Á Đông có quan niệm :
Dĩ Đức thắng số),
• Tỏ lòng tôn kính các bậc ân nhân, các bậc thầy,
• Củng cố tình máu mủ nội ngoại và chòm xóm.
Thực ra, thì quan niệm liên tục của không thời gian (continuum
spatio-temporaneum) có lẽ chỉ nằm trên phương diện triết học. Thời gian, theo lịch
số, của nền văn hóa hay văn minh nào đi nữa, đó chỉ là QUY ƯỚC thôi : chỉ
có vũ trụ và con người. Chỉ có CON NGƯỜI, kinh qua những điều kiện của TÂM và VẬT,
KHÔNG và THỜI, TRUNG và HÒA, sẽ có khả năng Thần Hóa (capable de Dieu), vì nó vốn
là một hữu thể biến hình, đứng giữa biên thùy của hạn hữu thời gian và vô tận đời
đời [15].
Đoàn Quốc Khánh
Một ngày tiết thu phân 2015
[1] Người viết sợ rắn lắm. Nhớ ngày xua, đi bắt dế, bi rắn đuổi có… cờ. Đàng
khác, rắn cũng là biểu tượng sự ác trong Thánh Kinh. Thôi xin viết về Mùa Xuân Á Đông cho gọn nhá.
[2] Cha Matteo Ricci, LM dòng Tên Chúa Giêsu nổi tiếng, trong việc rao giảng
Tin Mừng, nhưng vẫn tôn trọng nhựng giá trị Tâm Đạo Á Đông, một nhà truyền giáo
Trung Hoa nổi tiếng. Cha là một nhà ngữ học đầu tiên tại xứ này. Quý cha Dòng
Tên đang vận động xin phong thánh cho cha.
[3] Gọi là ngoại sử, vì không
ghi trong chính sử. Nhưng không phải vì thế mà ngoại sử thiếu tính cách khả tín.
Chẳng hạn, vua Hùng tặng vua Nghiêu phương pháp Quy lịch, có ghi trong Quốc sử
quán triều Nguyễn. Tuy không ghi trong chính
sử, nhưng có thể tìm thấy trong những cuốn Phổ, Thần tích, Huyền sử, Tạp thư,
Truyền tụng nhân gian. Phần này, chúng tôi nương theo Yên Tử cư sỹ, Cẩm khê di
hận, nxb Nam Á, Paris, 1991, trang 570-576. Tuy ông tiểu thuyết hoá, nhưng thấy
cũng có lý ( !! ).
[4] Ngay từ trước Công nguyên, bên Văn Lang ta (VN xưa) đã có những phái võ
như : Tản Viên, Sài Sơn, Long Biên, Cửu Chân, Tây Vu…
[5] Chúng tôi không tìm được thư mục (số trang, năm xuất bản, nhà xuất bản…).
Xin lỗi qúi độc giả vậy.
[6] Xin được trình bày 24 tiết khí của Á Đông :
Tháng giêng |
Lập xuân (bắt
đầu xuân) |
Vũ thủy (nước
mưa) |
Tháng hai |
Kinh trập (sâu
bọ cọ quạy) |
Xuân phân (giứ
xuân) |
Tháng ba |
Thanh minh
(sáng trong) |
Cốc vũ (mưa tưới
lúa) |
Tháng tư |
Lập hạ (bắt đầu
mùa hè) |
Tiểu mãn (cây
cỏ mới lớn) |
Tháng năm |
Mang chủng
(lúa trỏ đòng đòng) |
Hạ chí (hè cực
độ) |
Tháng sáu |
Tiểu thử (nóng
vừa) |
Đại thử (nóng
nhiều) |
Tháng bảy |
Lập thu (bắt đầu
thu) |
Xử thử (hết
nóng) |
Tháng chín |
Hàn lộ (sương
lạnh ) |
Sương giáng
(sương sa) |
Tháng mười |
Lẫp Đông (bắt
đầu mùa Đông) |
Tiểu tuyết
(tuyết ít) |
Tháng mười một |
Đại tuyết (tuyết
nhiều) |
Đông chí (đông
cực độ) |
Tháng mười hai |
Tiểu hàn (lạnh
ít) |
Đại hàn (lạnh
nhiều). |
(Xin xem Nhất Thanh, Âm lịch Dương lịch và Tết ta, Phương Đông năm 1973, số 19-20, tr. 67).
[7] Thày thuốc trong Việt y, sau khi đã Vọng Văn Vấn thiềt (nghe âm thanh,
nghe tiếng nói, nghe phỏng vấn, và nhất là bắt mạch), nếu ông có khả năng, có
thể dùng Tý Ngọ Châm Cứu để chữa bệnh. Người viết không biết dịch là gi, xin dùng
chữ thời-châm (chronopuncture).
[8] Xin xem Huỳnh minh Đức, Tý ngọ
lưu chú, nxb Biên Hòa, 1986, trang 79-90. Cf Kespi J.P., Acupuncture (châm cứu) , nxb Maisonneuve, Paris, tr. 439-443.
[9] Vì người viết không ưa Tàu, nên xin dẹp chữ tàu. Vả lại, cũng không hại gì
cho tâm thức Việt.
[10] Hình 12 con vật : chúng tôi chụp lại trong cuốn Votre Horoscope
Chinois của ông Nguyễn ngọc Rao, Trang bìa 1, éd.Denoël.
[11] Bạn có thẻ đọc thêm : NGUỒN GỐC VN của tên 12 con giáp, Nguyễn Anh
Thông, dunglac.net. Bạn có thể đọc
thêm : nhà văn Bình Nguyên Lộc, nhưng chúng tôi không nhớ nguồn. (hình như
ông viết về nguồn gốc12 con giáp từ Mã Lai).
[12] Cf. Hon de Komadec J.M., Astrologie
chinoise, tr.141-144,
trong cuốn Astrologie, Passion, nxb Hachette, Paris 1992.
[13] Xem Huỳnh Minh Đức, sđd, tr. 88-90.
[14] Quan niệm xưa lấy trái đất là trưng tâm vũ trụ (univers géocentrique),
bây giờ lấy mặt trời là trung tâm (héliocentrique). Thủy tinh (Mercure) là sao
Thủy Diệu bên Á Đông. Mộc tinh (Jupiter là sao Mộc Đức. Thổ tinh là sao La Hầu.
Người viết cũng không dám bàn phần Dương lịch, vì cũng không tin tưởng gì trong việc tỷ giảo (so sánh
) này. Hai lối so sánh hoàn toàn khác nhau.
[15] Xin xem Tômmasô Aquinô, trong tập Đối
thoại với lương dân (Contra gentes t.2, 28) : ‘quasi existens in
horizente temporis et aeternitatis’.
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang