Xem Công Nghị, nhớ đến một người
H |
ôm nay thứ bảy 19 tháng 11 vào lúc 11 giờ sáng, Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức kết thúc Năm Thánh Lòng Thương Xót với một công nghị tấn phong 17 vị Hồng Y tại Đền Thờ Thánh Phêrô như Ngài đã công bố vào tháng trước, Chúa nhật ngày 9 tháng 10.
Đây
là công nghị tấn phong Hồng Y lần thứ ba trong triều Giáo Hoàng của ngài. Hai
lần trước là vào ngày 14 tháng 2 năm 2015 trong đó ngài nâng lên hàng Hồng Y 20
vị, và lần trước nữa là vào ngày 22 tháng 2 năm 2014, với 19 vị Hồng Y.
17 vị được vinh thăng
Hồng Y lần này thuộc 13 quốc tịch khác nhau, gồm có:
Đức Tổng
Giám Mục Mario Zenari, Ý
Đức Tổng Giám Mục
Dieudonné Nzapalainga, Cộng hòa Trung Phi
Đức Tổng Giám mục
Carlos Osoro Sierra, Tây Ban Nha
Đức Tổng Giám mục
Sérgio da Rocha, Ba Tây
Đức Tổng Giám mục
Blase J. Cupich, Hoa Kỳ
Đức Tổng Giám Mục
Patrick D'Rozario, Bangladesh
Đức Tổng Giám mục
Baltazar Enrique Porras Cardozo, Venezuela
Đức Tổng Giám mục
Jozef De Kesel, Bỉ
Đức Tổng Giám mục
Maurice Piat, Mauritius
Đức Tổng Giám Mục Kevin
Joseph Farrell, Hoa Kỳ
Đức Tổng Giám mục
Carlos Aguiar Retes, Mễ Tây Cơ
Đức Tổng Giám Mục
John Ribat, Papua New Guinea
Đức Tổng Giám mục
Joseph William Tobin, Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục
Anthony Soter Fernandez, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Kuala Lumpur Malaysia
Đức Tổng Giám Mục
Renato Corti, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Novara Ý
Đức Tổng Giám mục
Sebastian Koto Khoarai, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Hoek Lesotho
Và cha Ernest Simoni,
thuộc Tổng Giáo Phận Shkodrë-Pult, Scutari – Albania, cựu tù nhân cộng sản.
* *
*
Đối với tín hữu công giáo thì đây là tin vui mà nhiều người chờ đợi, nhưng đặc biệt hơn nữa vì có một cái tên thu hút sự chú ý bất ngờ cho mọi người: Ernest Simoni, cha xứ ở Shkodrë-Pult, giám quản của Tổng Giáo Phận Shkodrë-Pult, Scutari – nước Albania.
Bất ngờ vì ngài chỉ
là một cha xứ mà được đặc cách phong thẳng lên Hồng y khi chưa bao
giờ giữ chức Giám mục hay một chức vụ nào quan trọng trong giáo triều Vatican.
* *
*
Mọi người
chợt nhớ ra: cách đây hai năm, vào ngày 21 tháng 9 năm 2014, trong chuyến
thăm mục vụ tông đồ của mình ở xứ sở Albania, nguyên quán của mẹ
Thánh Têrêsa thành Calculta, ĐGH Phanxicô mới được biết và hiểu rõ hơn về
giáo hội Albania trong thời kỳ bị bách hại dưới chế độ vô thần cộng sản do
ông Enver Hoxha cầm đầu sau thế chiến thứ II. Hôm đó, một nhân chứng trải qua
28 năm trong ngục tù và trại cải tạo đã đến làm chứng tá và kể lại
cuộc sống của mình trong thời kỳ bi thảm đó cho Đức Thánh
Cha nghe. Trong niềm xúc động dạt dào, Ngài đã phải thốt lên: ‘‘ Hôm
nay tôi đã chạm được vào tay một vị Tử Đạo’’ và trái với thông
lệ và lễ nghi tôn giáo thông thường, chính vị đứng đầu Hội Thánh đã quỳ
xuống và hôn lên tay nhân chứng, vị ‘‘tử đạo sống’’: cha Ernest
Simoni.
Đây là một cử chỉ
tượng trưng sâu sắc, một sự thừa nhận và kính trọng cho tất cả hàng giáo
sĩ Albania trong thời kỳ bị bách hại, mà người từ cõi chết trở về là cha Ernest
Simoni làm đại diện, và việc tấn phong cho ngài Ernest Simoni hôm nay chỉ
có tính cách biểu tượng vì vị tân Hồng y đã ngoài 80 tuổi và không
thể tham gia Mật viện bầu tân Giáo hoàng trong tương lai.
* *
*
Báo chí phương tây đã
ghi lại đầy đủ chi tiết về vị Tân Hồng y đặc biệt Ernest Simoni
này, mình chỉ xin ghi lại vài dòng vắn tắt về ngài trước khi giới thiệu
cùng các bạn một linh mục khác, một linh mục việt nam, cũng đã ‘‘Tử Đạo’’
ngay trên chính quê hương miền bắc của mình.
. . .
Cha Ernest Simoni
sinh năm 1928, ngài gia nhập Tiểu Chủng viện dòng Phanxicô vào năm 1938
và ở đó cho đến ngày chủng viện bị đóng cửa năm 1948.
Ngài được bề trên gởi đến những ngôi làng xa xôi hẻo lánh để rao
giảng tin mừng dưới vai trò một giáo viên dạy học. Năm 1956,
ngài được bề trên gọi về và cho thụ phong linh mục. Năm 1963, ngài bị
bắt cùng hai vị tiền nhiệm với lý do là trong Thánh Lễ trước ngày Chúa Giáng
sinh, ngài đã dám dâng lễ cầu nguyện cho cố Tổng Thống John
Kennedy vừa bị ám sát vào tháng trước theo ý chỉ của ĐGH Piô XII. Hai vị
tiền nhiệm ngài bị tuyên án tử hình và bị bắn chết. Riêng ngài cũng bị
tuyên án tử hình, nhưng sau đó được đổi thành án chung
thân khổ sai và bị giam trong trại cải tạo 28 năm liền, bị tra tấn và
cưỡng bức phải bỏ đạo, nhưng ngài vẫn giữ vững được niềm tin. Những
lúc không bị theo dõi, cha Ernest Simoni đã cử hành Thánh Lễ bí mật cho
các bạn tù, nghe họ xưng tội và ban phép giải tội cho họ.
Ngài chỉ quay lại với chức vụ linh mục ‘‘chính thức’’, sau khi chế độ
cộng sản sụp đổ hoàn toàn ở Albania năm 1991.
Đó là cuộc đời của
Cha Ernest Simoni,
Và đây, xin được
kể với các bạn cuộc đời một vị linh mục việt nam khác, cũng sinh
vào những năm 20-30 của thế kỷ trước, tức là người cùng thời với cha Ernest
Simoni, có thể hơn vài ba tuổi, cũng đã trải qua những ngày
tháng trong ngục tù và trại cải tạo, ngài cũng chỉ là một trong số rất lớn
các thầy tu, linh mục và giám mục việt nam đã phải sống
« Tử Đạo » sau 1975, nhưng ngài là một trong số ít đã
không được sống sót trở về để làm nhân chứng như ĐHY Phanxicô Xaviê
Nguyễn văn Thuận, như cha Ernest Simoni đã làm : đó là
cha Phaolô Nguyễn Khắc Nghiêu.
*
Năm 1954, đất
nước chia đôi, hơn 1 triệu người miền bắc, phần lớn là người công giáo di
cư vào nam. Cha Phaolô Nghiêu bỏ lại sau lưng mảnh đất quê hương,
theo đoàn chiên mình vào Nam và được đưa đến định cư tại
vùng cái sắn, lúc bấy giờ còn thuộc địa phận Cần thơ, do Đức cha
Phaolô Nguyễn văn Bình cai quản. Tại đây cha đã giúp cha JB Đinh Công
Thi làm công việc mục vụ và sau đó thành lập một giáo xứ mới: giáo
xứ Hải Hưng (giáo
dân đến từ 2 địa phận Hải phòng và Hưng hoá), nằm tại đầu
Kênh C, Cái sắn thuộc tỉnh Kiên Giang bây giờ.
Năm 1961, Giáo phận
Long Xuyên được thành lập, tách ra từ Giáo phận Cần thơ. Cùng khoảng thời
gian này, Trung tâm Huấn luyện quốc gia Chi lăng thuộc Quân đoàn IV nằm
trong vùng Thất sơn, Châu-đốc cũng được thành lập. Vì nhu cầu, cha Phaolô
Nghiêu được gởi về đây để lo mục vụ và đời sống thiêng
liêng cho các gia đình quân nhân binh sĩ phục vụ tại trung tâm này,
và cũng vì nhu cầu mục vụ, cha phải gia nhập vào quân đội trong vai trò tuyên
úy với cấp bậc sĩ quan. Có lẽ vì vấn đề tế nhị trong cách giao tiếp
giữa quân nhân và người chăm sóc đời sống tâm linh, nên lúc bấy giờ các vị
tuyên úy (thuộc mọi tôn giáo) khi gia nhập vào quân đội
VNCH đều được gắn lon sĩ quan mà không phải qua một trường lớp huấn
luyện đặc biệt nào.
Cùng với giáo dân mà
phần lớn là quân nhân, kẻ góp của người góp công, ngài bắt đầu
đặt nền móng xây dựng nhà thờ từ năm 1964 cho đến giữa năm 1966
thì hoàn thành. Ngôi nhà thờ thật hoành tráng được khánh thành giữa một
vùng bảy núi cao cao trùng điệp vây quanh, với tượng Đức Mẹ
đứng trên toà tháp cao hơn mười thước trìu mến nhìn xuống đàn con.
Giáo xứ Chi Lăng với tước hiệu Đức Mẹ Hồn xác lên Trời được thành lập
và cha Phaolô Nguyễn Khắc Nghiêu làm chính xứ tiên khởi. Giáo xứ ngày càng lớn
mạnh, số giáo dân mỗi năm một tăng lên.
Tháng 4/1975 đến mang theo nhiều đau thương tan nát. Một buổi chiều một ngày tháng 5/1975, cha gọi ông chủ tịch HĐGX đến, cậu bé giúp lễ chỉ hơn 10 tuổi được bố dẫn theo khúm núm khoanh tay ngơ ngác đứng bên theo dõi câu chuyện: Cha trao cho ông ‘‘Trùm’’ hộp gỗ vuông xinh xắn, bên trong bọc vải nhung đỏ với bộ Chén Dĩa Thánh màu vàng lóng lánh với lời nhắn nhủ : ‘‘Con giữ kỷ dùm Cha bộ Chén Dĩa Thánh này, ngày mai Cha phải lên đường đi học tập như họ đã thông báo, ngày mai không biết sẽ ra sao, con cứ giữ kỷ cho đến ngày cha trở lại, và chỉ đưa về Toà Giám Mục khi biết chắc là Cha sẽ không bao giờ trở lại ’’ .
Hôm sau, cha
đi trình diện và mãi mãi không bao giờ được quay trở lại nơi giáo xứ
thân yêu, quê hương thứ hai của ngài.
Ngài bị đưa về
Sài gòn và sau đó được đưa xuống tàu cho ra Bắc. Trong suốt cuộc
hành trình, để tránh khỏi bị dân chúng để ý, họ chỉ di
chuyển vào ban đêm và xích người này với người kia từng hai người
một vì sợ những người « tù » chạy trốn. Chuyến đi ra Bắc thật là
gian khổ nhưng những gì mà Cha và những bạn tù gặp trong quãng đường
chuyển tù chỉ mới là những thử thách ban đầu. Theo lời Cha Bùi Quốc Khánh
(bị đưa ra bắc, nhưng may mắn được sống sót trở về và hiện định cư tại San
José) trong dịp ghé thăm gia đình đã kể lại : trong lần di chuyển ra
bắc, đoàn xe chở tù đi qua một xã thuộc tỉnh Thanh hoá thì tự
nhiên họ dừng xe lại, cho xuống đi bộ thoải mái, chưa kịp cảm ơn
« lòng chợt từ bi bất ngờ » đó, thì bỗng
đâu xuất hiện một đám đông dân chúng ùn ùn
chạy đến, vừa ném gạch đá vừa la ó : » Đả đảo Mỹ
ngụy « , « đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào » !!!.
Trong lần bị
ném đá theo kiểu « intifada », cha già Nghiêu đã
bị một hòn đá bay trúng vào mắt trái và ngài bắt đầu cuộc
lao động khổ sai chỉ với một con mắt còn lại. Không bà con thân thiết,
không người thăm nuôi và qua những lần bị chuyển trại từ Thái
Nguyên qua Yên Bái, từ Hoàng Liên Sơn về lại « Cổng Trời »,
ngài đã không chịu đựng nổi khí độc của rừng thiêng, những cơn
kiết lỵ triền miên, nên từ « Cổng Trời »*, có lẽ con đường từ Cổng Trời về nước Trời
quá gần, nên cha già Phaolô Nguyễn Khắc Nghiêu đã được
Thiên Chúa gọi về hưởng phúc bên ngài.
* * *
Hôm nay, một vị ‘‘Tử Đạo’’
từ cõi chết trở về được vinh thăng lên bậc Hồng Y như Đức Phanxicô Xaviê
Nguyễn Văn Thuận của giáo hội Việt Nam đã từng được vinh thăng
cách đây 15 năm (2001).
Hôm nay, nhìn tấm ảnh của cha Ernest Simoni trong chiếc áo chùng thâm trước lúc được khoác lên phẩm phục Hồng Y, cậu bé giúp lễ 10 tuổi khi xưa, chợt nhớ đến vị cha xứ đầu tiên của mình, cha Phaolô Nguyễn Khắc Nghiêu, ngày đó cũng với chiếc áo chùng thâm, ra đi và đã nằm xuống trong lao tù, mãi mãi không bao giờ quay trở lại !
Nhớ vị linh mục đã rửa tội cho mình
Công Bình
19/11/2016
Bài viết khác
ĐỨC TÂN GIÁM MỤC ĐA MINH NGUYỄN TUẤN ANH - Lê Đình Thông
Con Số Linh Mục được truyền chức tại Pháp năm 2024 và 4 Linh Mục Việt Nam - Công Bình
Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski làm Đại diện Toà Thánh Vatican thường trú tại Việt Nam - HĐGMVN
Thánh Đa Minh và 11 Thánh Tử Đạo Đa Minh Tây Ban Nha tại Việt Nam - Công Bình
Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục - Lê Đình Thông
Một số Tín Hữu Người Việt Từ Paris tham dự Gặp Gỡ Địa Trung Hải - Lê Đình Thông
23/09/2023 : ĐTC Phanxicô Kết Lễ Tại Vélodrome Marseille - Lê Đình Thông
Mater Coeli ĐTC Phanxicô cử hành Thánh Lễ tại Steppe Arena (Oulan-Bator) - Lê Đình Thông
Hình Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Ban Nhiếp ảnh
Vidéo : Đại Hội Hành Hương Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Lộ Đức 2023 - Huy Quyên
Nữ Vương Tử Đạo Regina Martyrum - Lê Đinh Thông
ĐTC PHANXICÔ LẦN CHUỖI TẠI FATIMA - Lê Đinh Thông
Chúc Mừng Hai Tân Linh Mục Antôn Nguyễn Đại Lợi và Phêrô Hoàng Mạc Văn - Công Bình
Thánh Lễ Truyền chức của Tân Linh Mục Giuse Lê Quang Vinh SJ thứ bảy 06/05/2023 - Công Bình
Bổ Nhiệm Linh Mục Giuse Huỳnh Văn Sỹ làm Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Nha Trang
Biên Bản Hội nghị thường niên kỳ I năm 2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Chính Toà Giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ - HĐGMVN
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ : 90 Năm hiện diện tại Việt Nam - Lê Đình Thông