Phạm Bá Nha
ƠN GỌI TRONG GIÁO HỘI
T |
hời gian và đi rao giảng của Chúa Giêsu tại trần gian vỏn vẹn 3 năm. Nhưng Chúa đã huấn luyện nhóm người tuy nhỏ nhưng đầy khôn ngoan, can đảm nghị lực và làm tròn nhiệm vụ trao phó. Phần còn sức sống bên trong do Chúa Thánh Thần chỉ dạy. Anh em đừng lo lắng xao xuy%n (x. Ga 14, 26-27). Như Chúa Cha sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em (Ga 20,21).Hết nhóm này tới nhóm khác, nối tiếp nhau được Chúa chọn cho cánh đồng truyền giáo.
Thầy chọn và sai Anh Em (x. Lc 24, 49)
Ngay trong thời đại chúng ta, nhiều vị được Chúa chọn, dù là thợ vườn nho kém, lại gặp khó khăn. Xin đơn cử :
1. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII (1881-1963), không ai ngờ được tuyển chọn lúc 77 tuổi và cho rằng ngài là Giáo Hoàng chuyển tiếp. Ngài lại là người gần dân chúng, giản dị, bình dân. Khởi xướng và điều hành phần nửa Công Đồng Vatican II. Xác Ngài còn nguyên vẹn trong lồng kiếng tại đền Thánh Phêrô. Ngài được mệnh danh là ''Giáo hoàng đơn hậu''
2. Chân Phước Phaolô VI (1897-1978) hầu như đau yếu liên miên, thường nghỉ bệnh ở gia đình. Thế mà được chọn làm Giáo Hoàng. Triều đại ngài (1963-1978) nổi bật qua :
Bán ''hoàng miện ba tầng'', được 1 triệu Mỹ kim, lấy tiền phụ với Mẹ Têrêsa, nuôi người nghèo. Giáo hoàng đầu tiên công du mục vụ, ra nước ngoài (1965). Tiếp tục Công Đồng Vatican II, kết thúc tốt đẹp.
Người đứng mũi chịu sào trước những khó khăn ‘‘tư bề và mỗi ngày thêm vũ bão’’ chính là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI.
Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã sáng suốt š thức trách nhiệm, đã can đảm và kiên trì chịu đựng mọi khó khăn, mọi chống đối, và đã khôn ngoan giữ vững con thuyền Giáo Hội. Nguồn an ủi và sức mạnh của Ngài là lời Chúa Giêsu : ‘Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế’ (Mt 28,20).
Không ai có thể quên được sự nghiệp canh tân của Đức Phaolô VI, mà đức hồng y Joseph Ratzinger đã nói trước khi lên ngôi giáo hoàng : ‘‘Đức giáo hàng Phaolô VI là người đã hoàn tất Công Đồng Vatican II và đã áp dụng các nghị quyết của Công Đồng một cách khôn ngoan và can đảm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần’’.(GXVN 3. 2015, tr. 4)
3. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005) đến từ cộng sản Balan, khẩu hiệu là Totus tutus, làm giáo hoàng 27 năm. Công du mục vụ 129 nước với 104 chuyến đi. Quan trọng và đáng kể là giải phóng đông Âu khỏi cộng sản (1989). Vị giáo hoàng bị mưu sát mà không chết (1981).
4. Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI khi ra mắt dân chúng xưng mình là Tôi chỉ là người làm vườn nho bé nhỏ. Tuy thoái vị, nhưng là Giáo Hoàng khởi động cải cách, giảng dạy tuyệt vời, thật sự khiêm nhường. Đọc lại lời ngài thoái vị, 11.2. 2013, mới thấy con người nhân đức thánh thiện: Sau nhiều lần tư vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đi đến xác tín rằng năng lực của tôi do tuổi cao không phù hợp để cáng đáng sứ vụ Giáo Hoàng. Tôi biết rằng sứ vụ này do bản tính siêu nhiên, phải thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, nhưng phải kèm theo không những lời cầu nguyện và đau khổ.Tuy nhiên, trước một thế giới với quá nhiều thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin, để có thể lèo lái con thuyền Giáo Hội và rao giảng Tin Mừng.. Vì lý do này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của giám mục Roma, kể từ 20 giờ, 28.2.2013. (Vietcatholique. Net. 21.4.2016
5. ĐHY PHX. Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) tưởng là chết rũ tù. Nhưng như Thánh Phaolo viét thư cho các giáo đoàn, thì ĐHY đã viết Đường Hy Vọng, hướng dẫn sống đức tin. Mục đích:
Này, người lữ hành hôm nay thân mến,
Nơi đây không cống hiến cho con
Những lời khuyên lơn răn bảo
Cũng không thay con suy ngẫm
Nhưng đây chỉ là những kinh nghiệm sống
Của các bậc Thánh và các người Thánh
''Những người lữ hành trên đường hy vọng''
Họ có thật và họ sống thật...
Mong con hãy bình tâm suy niệm
Để rút ra tia sáng
Soi chiếu bước chân đi...
6. Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo (1909-2001) với khẩu hiệu Bác ái, chân thành, không giả tạo (2Cr 6,6). Một người yếu đau, bệnh tật, sức khỏe mỏng manh mà đã làm cho Phát Diệm biết bao việc. Như ngài viết trong thư khi nghỉ hưu cho giáo phận: Suốt đời tôi Giám mục 40 năm (1959) tôi đã phục vụ giáo phận Phát Diệm qúi yêu. Chức vụ giám mục quả là gánh nặng. Vì anh em chỉ thưa với Chúa.Còn tôi phải thưa với Chúa về cả đời sống anh em nữa.
(Phát Diệm 1.12.1998)
7. Chân Phước Oscar Romero (1917-1980) là Tổng Giám Mục Salvador, nhiều năm đấu tranh cho người nghèo, bảo vệ giáo sỹ bị bách hại, kiên trì kiếm tìm công lý chân chính hòa bình. Vì thế ngài là cái gai đối với người có thế lực. Ngài luôn bị đe dọa và theo dõi. Ngày 24.3.1980, Đức TGM Romero bị bắn trên bàn thờ, ngay sau bài giảng và chuẩn bị dâng lễ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cao tấm gương tân Chân Phước và mời gọi dân chúng El Salvador tiến vào con đường hòa giài đích thực: Đức Cha Romeo đã xây dựng hòa bình bằng sức mạnh của tình thương, làm chứng đức tin bằng cuộc sống hiến thân đến cùng. (vietcatholique New 25.5.2015)
8. Chân phước hồng y Alojzije Stepinac (1898-1960) bị cộng sản Croatia bắt giam 5 năm, chết trong thời gian quản thúc.
9. Bảy tu sỹ áo trắng dòng Trappist bị giết tại Algerie, năm 1996. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết tựa bằng tiếng Pháp cho cuốn sách viết về Bảy tu sỹ này: Hai mươi năm sau của họ, chúng ta được mời gọi là dấu chỉ đơn sơ và lòng thương xót trong thời đại chúng ta trong việc thi hành hàng ngày cho đi chính mình, theo gương Chúa Giêsu. Sách ra mắt 6.4.206, có tựa đề: Tribirine L'heritage = Di Sản Tribirine. (Vietcatholique/ New, 13.4.2016)
8. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, năm 75 tuổi mới lên ngôi giáo hoàng. Trong ba năm, có nhiều thay đổi: Không dùng đặc quyền, đặc lợi, xử dụng xe Ford thường, không dùng xe chống đạn. Tự trả tiền phòng khách sạn. Văn phòng làm việc ngay tại Santa Maria, thay vì trong cung điện Vatican, như tháp ngà. Để gần, tiếp cận với những ai đến. Tự mình trải nghiệm vấn nạn, không cần trung gian. ăn mặc nghèo, đơn sơ. Triều đại Phanxicô được gọi là ''thương xót'' với nhiều công việc từ tâm bác ái, do chính giáo hoàng làm gương.
Chúng tôi cùng ra Khơi với Anh (x. Ga 21, 3)
Dù gặp khó khăn, thử thách, Vâng lời Thầy, chúng tôi thả lưới (x, Ga 21, 4-8). Vì tin vào Thầy sẽ ở lại với anh em cho đến tận thế (Mt 28, 20). Nếu anh em bị bách hại trong thành này, hãy chạy qua thành khác. Ngày nay, Giáo Hội vẫn thường gặp nhiều chống đối và bách hại.
1.Thánh Joseoph Vaz (1651-1771)
Chân Phước Joseph Vaz được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Goa vào năm 1676. Ngài đã gia nhập một cộng đoàn nhỏ các linh mục Ấn Độ năm 1684 và đã giúp hình thành Dòng Anh Em Thuyết Giảng Thánh Philip Neri. Cha Vaz rất nhạy cảm với hoàn cảnh của những người Công Giáo ở Tích Lan dưới sự bách hại của người Hà Lan. Ngài đã trá hình thành một người lao động bình thường để sang vùng đất này vào năm 1687 và đặt trụ sở tại Kandy. Ngài đã hoạt động miệt mài trong 24 năm để xây dựng lại Giáo Hội tại Sri Lanka.
Cuộc sống của Chân Phước được đặc trưng bằng lửa tình yêu của Thiên Chúa thiêu đốt trong lòng, một lòng bác ái anh hùng và nỗi khát khao không hề tắt trong lòng cho phần rỗi các linh hồn.
Kiệt quệ vì công việc truyền giáo của mình và bị nhiễm bệnh, cha Vaz đã qua đời vào ngày 16 tháng Giêng năm 1711, ở Kandy. (gxvn.3.2015. tr.5)
2. Ngày 4.3.2016, tại Aden, nam Yemen, quân Hồi giáo cực đoan Al-Qada đã bắt 4 tu sỹ của Mẹ Têrêsa và linh mục Tom Uzhunnlil, 56 tuổi, đang ở trong nhà hưu các sơ. Nơi nuôi dưỡng người già và khuyết tật. Riêng cha Tom, Dòng Salésiens, thứ Sáu tuần Thánh, 25.3. 2016, họ đem cha ra đóng đinh, như chế nhạo. Sau đó không biết bốn vị ở đâu.(New post. 11.4.2016)
3. Chúa nhật 17.4. 2016, ngày thế giới cầu cho ơn gọi, lần 53, ĐTC truyền chức cho 11 tân linh mục. Trong giảng lễ, ĐTC huấn dụ: Những tân chức sẽ được nâng lên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và đời đời họ sẽ được thánh hiến như tư tế đích thực. Với danh nghĩa đó, họ liên kết với với Giám Mục và trở thành người loan báo Tin Mừng.
Sau phép lành, nhân chuyến đi Hy Lạp về, Đức Phanxicô kểà cho là tử đạo : có thanh niên Hồi giáo 40 tuổi kết hôn với thiếu nữ Kitô giáo và hai người có con. Cô ta bị chiến binh Hồi giáo chém đầu vì không chịu bỏ đạo. (Vietcatholique.net. 19.4.216).
4. Tại Pakistan, 2.11.2014, Anh Shahzad Bibi, 35 tuổi và vợ là Shama Bibi, 31 tuổi, là công giáo, đang có thai con thứ 5, bị đánh què, ném vào lò gạch thiêu sống. Chỉ vì khi dọn nhà bà vợ vô ý đốt giấy tờ cũ của bố chồng. Nhóm 300 người Hồi Giáo la làng vu cáo là chị đốt kinh Quoran.
5.Tại thủ đô Kenya, Nairobi, 16.01.2009, linh mục Giuseppe Bertaina, 82 tuổi, dòng Đức Mẹ An Ủi bị hai tên cướp đột nhập, bịt mắt bịt miệng đến ngọp thở, chết.
Đồng thời, bắc Kivu Congo đêm 14.1.2009, nhóm vũ trang phiến quân tấn công trường kỹ thuật Don Bosco thành phố Goma. Bắt 4 tu sỹ và cướp phá trường. (GXVN 4.2009, tr. 33)
6. Ngày 25.4.2016, tại ấn Độ, Đức Cha Prasad Gallelan, giám mục miền nghèo, trông coi toàn người Dalits hay ''ổ chuột'', giáo phận Cuddapah, bị bắt cóc và đánh đập dã man, suốt đêm, trọng thương. Được thả ra cách giáo phận chừng 50 dặm. (vietcatholique. net. 1.5.2016)
7. Theo thư của linh mục Martin Lasarte gửi báo The New Jork Times (6.4.2010) kể: cha Roberto, 75 tuổi, đi trong đêm ở Luanda, chăm sóc trẻ em bị ngộ độc do xăng dầu.Cha Maiato, 80 tuổi đi thăm từng nhà nghèo. Cha Stephae, dựng nhà tạm trú cho thanh niên bị đánh đập. Cha Marcos Aurelio, giải cứu trẻ em trong trận chiến Angola. Trên đường về cha bị bắn chết cùng với 1 tu sỹ Phanxicô, và 5 giáo lý viên. Cũng tại Angola, nhiều nhà truyền giáo đi thăm giáo dân bị mìn nổ chết tung xác. (ns HN 246, 6. 2013, tr. 54)
8. Trong giảng lễ tại Santa Martha, 4.5.2013, ĐGH Phanxico nhận định với vẻ cay đắng: có quá nhiềều cộng đoàn Kitô trong thế giới này đang bị bách hại. Thực ra, so với thời gian tiên khởi của Kitô giáo, ngày nay, ngay bây giờ, trong giờ này, đang có nhiều cộng đoàn bị bách hại. Trước thái độ bách hại ấy, đối thoại là cần. Nhưng với thủ lãnh trần gian, không thể đối thoại được. (bđd, tr. 62)
9. Trong kinh lạy Nữ Vương Thiên Đàng, 1.5. 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: Tin từ Syrie, các hình thức bạo lực tiếp tục làm trầm trọng thêm hoàn cảnh nhân đạo đến tuyệt vọng của đất nước này. Họ tiếp tục giết các nạn nhân vô tội, trong đó nhiều trẻ em, người đau yếu, tàn tật, ngay cả những người hy sinh lớn dấn thân giúp người khác.
10. Để nhắc tới các vị tử đạo ngày nay. Ngày 29.4.2016, Hội Trợ Giúp các Giáo Hội Đau Khổ pha nước màu đỏ để phun tại giếng nước Trevi, Roma. Nơi có đông du khách qua lại. Tổ chức kêu gọi mọi nơi chú trọng tới tình trạng bách hại Kitô hữu đang diễn ra khắp nơi. Đặc biệt ở Syrie và Iraq, Kitô hữu bị bắt, làm nô lệ. Bắc Hàn thì cho Kitô giáo là bất hợp pháp.
Ngày 19.9.1978, Tổng Thống Hoa Kỳ Geoges Bush tuyên bố, trong buổi tiễn biệt ĐGH Gioan Phaolô II, dịp viếng thăm Hoa Kỳ: Đức tin không thể nào bóp nghẹt bởi bất cứ quyền lực nào. Diễn văn từ giã, TT nói: Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục làm việc tại Liên Xô sau 60 năm tuyên truyền cho chủ thuyết vô thần. TT Georges Bush
kể lại cho ĐTC như sau: Trong nghi lễ an táng tổng bí thư Breznev tại Mascova, với nhiều lính tráng và hoa tím, nhưng không có đức tin và Lời Chúa. Tôi theo dõi bà quả phụ đang tiến đến quan tài để nói lời từ biệt. Kìa có Chúa làm chứng cho tôi. Giữa sự lạnh cóng của chế độ độc tài, bà Breznev chăm chú nhìn chồng rồi cúi nhẹ xuống và làm dấu Thánh Giá trên ngực người chết. Ông Bush cũng kể lại rằng gặp Mao Trạch Đông trước khi ông này qua đời. Chủ tịch họ Mao đã tâm sự với ông như sau. Tôi sắp sửa về Trời, tôi đã nhận được lời mời của Chúa. Đưa ra hai sự kiện trên, ông Bush kết luận: không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể quét sạch những gì ăn rễ sâu vào lòng người. (Web site:''Suy niệm Lời Chúa @qooglegroups.com. 16.4.2016)
Để kết bài, xin trích lời giảng của Đức Phanxicô trong giảng lễ tại nhà nguyện Santa Marta, tại Vatican, 2.5.2016: Chúa Thánh Thần kiên cường giúp chúng ta có thể làm chứng tá cho Chúa ngay trong cơn bách hại, thậm chí ngay cả lúc phải hiến mạng sống của chúng ta. Nhưng qua các cuộc bách hại nho nhỏ như tin đồn nhảm nhí, và qua những lời phê bình chỉ trích, những bách hại. Chúng ta là nhân chứng của Chúa, nhờ Chúa Thánh Thần.Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ vững mạnh làm chứng cho Ngài ngay cả lúc cấm cách. Nhiều nơi các Kitô hữu bị đàn áp bách hại, bắt bớ, tù đầy, giết chết. Người tín hữu chúng ta cũng được mời gọi làm chứng nhân qua môi trường hằng ngày. Bất hạnh thay, nhiều lúc chứng tá chúng ta bị người đời tấn công và bách hại.
Điều này Chúa tiên báo: Họ sẽ trục xuất các con ra khỏi hội đường. Đây là giờ mà kẻ giết hại các con cho rằng họ làm để tôn thờ Thiên Chúa (radio Vatican, 2.5.2016)
Pt Phạm Bá Nha
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang