NHÂN CHỨNG LÒNG THƯƠNG XÓT
T |
hiên Chúa giàu Lòng Thương Xót đối với con người. Nhưng Chúa cũng muốn con người thương mến, chia sẻ, đùm bọc nhau.
Dưới đây xin ghi lại một số Chứng Nhân mới, thời sự về Lòng Thương Xót Chúa.
Chúa
Thương Xót
Ngự
trong Phép Thánh Thể
Một trong những cử chỉ đầy
yêu thuơng là Chúa ngự trong Phép Thánh Thể. Ý thức rằng ‘‘Tin vào Thiên Chúa
là tình yêu’' (x. 1Ga 4, 16). Trong Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta là tấm bánh.
Năm Thánh là cơ hội nhìn lại hành trình đức tin. Có bổn phận ‘‘Sống Thánh Thể
và loan báo Tin Mừng’‘.
Rất nhiều phép lạ về Mình
Thánh, chứng minh Chúa ngự thật trong Mình Thánh Máu Thánh. Hỗ trợ và tăn thêm
đức tin cho tín hữu:
- Giáng Sinh 2013, tại
Balan. Một Mình Thánh bị rớt xuống sàn nhà thờ. Cha xứ kính cẩn đặt trong hộp
kiếng. Từ từ người ta thấy một góc Bánh Thánh có giọt máu chảy. Đem xét nghiệm,
thấy Giọt Máu Thánh là cơ của trái tim con người. Ngày càng đông dân chúng đến
kính viếng. Và được Tòa Thánh công nhận là Phép Lạ.
- Nhiều vị Thánh sống nhờ
rước Mình Thánh như chị Đáng Kính Marthe Robin (Pháp, 1902-1981), bại liệt, mà
51 năm sống chỉ chịu Mình Thánh. Chị còn là người ‘‘cố vấn ơn gọi’‘ cho ai đến
gặp. Dòng Bác Ái do chị có mặt khắp nơi trên toàn thế giới.
- Cha Thánh Padre Pio,
(Ý, 1887-1968) được in Năm Dấu. Thánh lễ cha dâng, kéo dài mấy tiếng đồng hồ.
Và bàn tay cha rỉ máu khi đọc lời Truyền Phép. Ngài còn được ơn ‘‘có mặt’‘ hai
nơi xa nhau một lúc. Và biết tội người đến xưng tội. Trong năm Thánh này, Di
hài Thánh Nhân được rước về Roma, như bảo chứng ''Thánh có Lòng Thương Xót''.
Chứng
nhân của Lòng Thương Xót
Mới nhất, Linh mục
Jacques Hamel, 86 tuổi, (1930-2016), bị sát hại lúc 9g45, ngày 26.7.2016. Hai
tên khủng bố trẻ , 19 tuổi, mệnh danh là
chiến binh Hồi Giáo (Isis) đã lén vào cửa sau thánh đường Saint Etienne du Rouvray,
gần Rouen, Normanday, tây bắc Pháp, dùng dao sát hại cha đang cử hành Thánh Lễ.
Và một người bị thương. Làm cả thế giới bàng hoàng, lo sợ. Phát ngôn viên tòa
Thánh loan tin này cho đây là vụ gây kinh hoàng xúc động gây ra đau khổ vô
biên.
Nữ tu Danielle, một trong
những người bị bắt làm con tin khi biến cố, đã thoát khỏi nhà thờ báo cho cảnh
sát. Nhưng họ không đến kịp. Nữ tu nói : Tôi không nghĩ họ sát hại cha Jacques.
Lúc đó mờ sáng. Ngài đang qùi trước bàn thờ. Họ bắt ngài quì xuống. Ngài chống
cự lại. Nhưng chúng tôi nhìn họ cầm dao. Tôi nhủ thầm : nguy rồi, thực sự điều
đồi tệ đang xảy ra.
Các nữ tu và giáo dân
tham dự Thánh Lễ la lên, bảo bọn khủng bố dừng tay. Nhưng họ cứ làm. Họ vừa cắt
cổ cha vừa la : Bọn Kitô giáo các ngươi đang loại trừ chúng tao. Hai tên khủng
bố đã bị bắn chết. Bị sát hại, Cha chống trả với đôi chân và nói : Satan, hãy
xéo đi, Satan, hãy xéo đi.
Nữ tu Danielle nhớ lại :
Cha Jacques thật là tuyệt vời, ngài là linh mục phi thường.
Tin từ Giáo Xứ St
Etienne, 6.6.2016, cha Hamel dặn dò mời
gọi mọi người cư xử với nhau tình huynh đệ, cậy trông vào Lòng Thương Xót Chúa,
ghi : Năm nay mùa xuân còn lạnh. Nếu tinh thần có bị sa sút. Hãy vững tâm vì
ngày hè sẽ đến. Ngày hè là thời gian gặp gỡ, chia sẻ. Có người đi tĩnh tâm hoặc
hành hương. Người khác nghiền ngẫm Lời Chúa, giúp ta vui sống, hoặc gần với
kinh sách, ngắm nhìn cảnh vật đẹp, nhắc nhở kỳ công Thiên Chúa. Nào ta lắng
nghe Chúa nhắn nhủ ta sống với nhau hòa thuận, trong tình huynh đệ. Mùa hè còn
là thời gian nguyện cầu cho những ai lâm cảnh thiếu thốn, cho hòa bình, chung sống
hiền hòa. Trong năm Lòng Chúa Thương Xót, nào ta hãy quan tâm đến các điều tốt
đẹp.
Ngay chiều hôm sau, 27.7.
2016, thánh lễ tiễn biệt Cha tại Notre Dame de Paris. Có Tổng Thống, Thủ Tướng
và thành phần chính phủ Pháp tham dự ĐHY Vingt Trois, chủ lễ giảng : những kẻ
mượn danh tôn giáo che đậy hành động giết hại dân lành vô tội, nhân danh thần
chết gieo tang tóc, kinh hoàng, họ đừng trông mong nhường bước cho ảo vọng hão
huyền. Niềm hy vọng Thiên Chúa khắc ghi trong tâm hồn loài người mang tên ‘‘sự
sống’’. Niềm hy vọng nâng đỡ nung nấu tín hữu tập họp quanh Đức Thánh Cha
Phanxicô đang chủ sự JMJ ở Balan.
Hội Đồng Giám Mục Pháp chọn
ngày 29.7 là ngày ăn chay cầu nguyện sau biến cố.
Phản ứng, cha Lombardi,
giám đốc báo chí Vatican thông báo: ĐTC chia sẻ nỗi đau đớn và kinh hoàng vì bạo
lực vô nghĩa này. Ngài lên án mọi hình thức oán ghét đồng thời cầu nguyện cho
những người bị tổn thương. Chúng tôi gần gũi với Giáo Hội và nhân dân Pháp.
Thánh lễ kết thúc trong
nhạc chuông tiễn đưa cha Hamel với niềm hy vọng vào Lòng Thương Xót Chúa.
Một tuần sau, 2.8. 2016,
Giáo phận Rouen, Đức cha giáo phận Dominique Lebrun, dâng lễ ngoài trời, tưởng
niệm ‘‘Vị Tử Đạo’’ làm chứng cho Tin Mừng.
Khoảng 4.000 người tham dự trong cơn mưa. (Vietchatholique. New .27+28.7.2016
và 2.8.2016)
Đức ông Olivier Ribadeau
Dumas, Tổng thư ký HĐ GM Pháp nói : Những
gì xảy ra Pháp thì đang xảy ra nơi khác trên thế giới. Thật
ra, chúng ta biết người Kitô hữu đang hiến dâng cả đời mình vì đức
tin. Sự kiện thêm động lực sống trong
tình anh em cùng Cha như chúng ta được mời gọi.
Vẫn còn những nỗi đau.
Tương tự, cách nay 58 năm, tại Hưng Hóa, linh mục thừa sai Paris, Jean-Pierre
Idiart-Alhor (1904-1948), bị ám sát. Cha đến VN năm 1933, là vị thừa sai 44 từ
ngày thành lập giáo phận (1895), tăng cường cho hàng giáo sỹ tại thượng du Bắc
Việt. Cha đã có người cậu làm thừa sai từ
trần tại Sơn Tây (1893). Sau khi học tiếng
Việt và làm việc tại tòa giám mục Hưng Hóa 4 năm, Cha Idiart được cử đến Sapa,
nơi nắng nhất trong vùng, và học tiếng H’Mong. Cha làm quen với giáo dân, xây
nhà thờ và tháp chuông, ưu ái đón nhận người đến từ khắp nơi. Cha còn giúp
trong hai năm xây tu viện cho 10 nữ tu người Pháp từ Nhật di tản đến Đông
Dương, xa Sapa 8 cây số.
Tháng 5.1945, cha bị Việt
Minh bắt, giam giữ trong khi dâng lễ, sau chuyển cha Cha về Hà Nội. Sapa trở
thành thành phố chết. Đức cha Mazê, giám mục Hà Nội đề nghị cha về quê Basque,
bên Pháp. Cha từ chối. Từ 1947, Cha xin trở lại Sapa vừa tuyên úy quân đội vừa
giúp đoàn chiên nheo nhóc. Cha rảo bộ thăm dân làng đổ nát. Cha đi khắp vùng hẻo
lánh và nói: Cha ở lại giữa anh em cho đến hết chiến tranh.
Ngày 24.5.1948, Hội Thừa
Sai Paris loan tin: Cha Adiart Alhor bị ám sát tại Sapa, ngày 18.5.1948. Vài
ngày sau, báo Etienne của ông Alexandre Esculer mô tả đau thương thấm thía cho
tất cả người Pháp từng quen biết Cha. Người anh em chúng ta bị ngã gục trên bàn
qùy vào lúc 6 giờ sáng. Khi chuẩn bị thánh lễ. Sau đó kẻ sát nhân chặt đầu
ngài. Thi thể cha được mai táng sau nhà thờ, bên cạnh Đức cha Paul Ramond.
Đức cha Mazê hành hương về Pháp mang theo bức thư người con, cha Alhor, gửi cho mẹ già ở Banus, xứ Basque. Bà mẹ can đảm trong bình an tin tưởng, thanh thản với niềm tin chờ đợi Đức Mẹ trên đồi Calve, con mình sống lại trở về. (Vietchatolic / New.29.7.2016)
Hàng giáo dân, Ông Supert
Neudeck (1939-2016) tiến sỹ, người Đức đã qua đời ngày 31.5. 2016, tại bệnh viện
Koln, bên Đức, làm xôn xao và thương nhớ của đông đảo người VN tỵ nạn. Ông là
nhà thần học, nhà báo và hoạt động xã hội công giáo nổi tiếng. Vào thập niên
1970, ông đã kêu gọi và quyên góp, thành lập những tàu ‘‘Cap Anamur’‘, được 1.3
triệu tiền Đức, vớt ghe, nhờ những con tàu nhân đạo từ tâm này. Con tàu ra khơi
đầu tiên ngày 9.8.1979. Trong 7 năm, nhóm đã vớt đưọc 11.300 thuyền nhân trên
223 ghe. Ông cùng nhà văn Heinrich Boll đoạt giải Nobell, 1972, thuyết phục được
chính quyền cho định cư tại Đức. Sau VN, nhóm của ông tiếp tục giúp người tỵ
nạn Afganistan, Pakistan, Somali. Để tỏ lòng qúi mến, chính phủ Đức trao tặng
huân chương Chevalier, nhưng ông từ chối. Ông còn đánh động lương tâm TT Mỹ
Jimmy Carter, ra lệnh tuần dương hạm Mỹ cứu vớt thuyền nhân VN.
Ngày 14.6. 2016, Liên
đoàn công giáo VN Đức tổ chức thánh lễ tại nhà thờ St Hippolytus Troisdorf cầu nguyện cho linh hồn Ông và
bày tỏ sự trân trọng và biết ơn người ‘‘cứu
tử nhất sinh’’
Hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam và con cháu, đã 40 năm cùng có mặt, cám ơn người cứu sống mình.
Nhiều người nói nếu không có ông, nếu không có tàu Cap Anamur thì làm sao chúng
ta sống được và có mặt ở đây.
Người ta nhắc lại trong
cuộc phỏng vấn trên TV (năm 70) khi thấy thuyền nhân lênh đênh trên biển Đông,
ông chia sẻ : Tôi PHẢI giúp họ. Trong ý nghĩ
tôi không thể nghĩ câu: Tôi có
thể, tôi xem lại, tôi tính, nhưng TÔI PHẢI và thực hiện ngay. Trong thánh lễ,
ĐHY Rainer Maria Woln kết bài giảng: Ông Rupert ơi, ông cứ yên tâm nằm nghỉ,
chúng tôi tiếp tục.
Dân tộc Đức hãnh diện về
người con nhân ái này. Được biết, hồi nhỏ gia đình ông đã nhờ chiếc tàu cứu vớt
khỏi thủy lôi hồng quân Liên Sô, với 9.000 người. (ns ĐĐGD, 176. tháng 7.2016,
tr. 74 và số 177, 8. 2016, tr. 63)
Đức Phanxicô, nhiệt liệt
đề cao Bà Carmen Hermandez, (Tây Ban Nha, 1930-2016) đồng sáng lập '' Con Đường
Tân Dự Tòng'', vừa qua đời, tại Madrid, ngày 19.7.216, thọ 85 tuổi. Trong sứ điệp
của ĐGH được đọc trong lễ an táng của
bà, 21. 7. 2016, tại nhà thờ chính toà Madrid, ĐTC viết: Cuộc đời bà ghi đậm bằng
tình yêu Chúa Kitô và lòng hăng say truyền giáo. Bà là người khám phá ra bí
tích Rửa Tội và thường huấn đức tin. Bà đã hiến toàn thân trong việc loan báo
Tin Mừng nơi mọi môi trường, cả những nơi xa lạ, và không quên những người bị gạt
ra ngoài lề. Tôi xin Chúa giữ mối quan tâm truyền giáo của bà luôn sinh động,
hoạt động trong hiệp thông với giám mục, linh mục, thực thi lòng kiên nhẫn và từ
bi với mọi người (vietcatholique/New 27.7.2016)
Đức
Giáo Hoàng Phanxicô được giới truyền thông cho triều đại ngài là ‘‘Triều đại
Thương Xót’‘. Sau Thánh Faustina và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô đã sống và loan truyền Lòng
Thương Xót. Ngài đã mở Năm Thánh Lòng Thương Xót, kết thúc vào 11. 2016.
Trong đêm canh thức, lúc
19g, tại JMJ, Krakow, Balan, 31.7.2016, tại công trường Lòng Thương Xót, trong
bài giảng, Đức Giáo Hoàng cầu nguyện với những lời tha thiết: Xin cho bạn trẻ để
lại dấu ấn cuộc sống bằng lịch sử của mình và người khác. Giữ kín an toàn khỏi
bị tổn hại. Sống đa dạng qua đối thoại và đa văn hóa. Chúa Giêsu yêu cầu người
trẻ từ bỏ con đường chia rẽ, và trống rỗng, sống liên kết trong gia đình và môi
trường. Tìm con dường dễ dàng đến với Thiên Chúa. (Vietcatholic.net 31.7.2016)
Cũng trong đêm canh thức
JMJ này, cô Natalia, người Balan nói trước ĐGH và đám đông giới trẻ về sự trở về
của mình, nhờ cảm nghiệm qua Lòng Thương Xót Chúa. Cô kể : Đời con đã thành
công mọi mặt, chủ bút báo thời trang ở thành phố Lodz, có nhiều bạn trai, ăn
chơi, sống thoải mái. Đến một ngày,
15.4.2012 con thức tỉnh lo lắng, đời mình chẳng có gì tốt đẹp. Con hiểu, cần phải
xưng tội. Con đọc trong mạng, mục ''Confessione'' có câu: Thiên Chúa chết vì
yêu chúng ta. Con suy nghĩ và biết tình trạng mình. Con bật khóc. Con lấy tờ giấy
ghi lại tội mình, thật rõ ràng, phạm đủ 10 điều răn. Con tìm đến một linh mục
ngay, ở nhà nhà thờ chính tòa. Con can đảm bình tĩnh xưng thú mọi lỗi phạm.
Xưng tội xong, cha hỏi và trả lời :
Hôm nay ngày Lòng Chúa
Thương Xót. Bây giờ là giờ thứ 3. Và đây là nhà thờ chính tòa, nơi Thánh
Faustina Kowalska cầu nguyện hằng ngày,
khi còn sống ở Lodz
Cha nói : Tội con được
tha và đừng để chúng trở lại và bứng khỏi đầu óc. Con đi và sống bình an.
Thưa Đức Thánh Cha, con
bước ra khỏi nhà thờ, từ bãi chiến trường. Nhưng con vui mừng và xác tín rằng Chính Chúa đang trở
về nhà với con (vietcatholic.net 3.8.2016)
Đêm 30.7. 2016, tại JMJ.
ĐGH nói với các cặp vợ chồng: Đừng bao giờ, cuối ngày mà không làm hòa với
nhau. Vợ chồng luôn luôn biết dùng với nhau ba từ: Xin vui lòng, cám ơn và xin
lỗi.
- Ngày 17.6.2016, Tòa
Thánh công bố video gây chú ý trên toàn thế giới cho sáng kiến gây qũi của tổ
chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ. Sáng kiến ''Hãy là Lòng Thương Xót Chúa''
đưa ra nhằm tích cực đánh dấu Năm Thánnh
Lòng Thương Xót, được chính thức phát động trong cuộc họp báo của đài Vatican.
Trong video này, ĐTC kêu gọi: thực hiện công trình Lòng Thương Xót cùng với tổ
chức Trợ Giúp các Giáo Hội Đau Khổ, tại mọi góc trời thế giới, đáp ứng nhu cầu
ngày nay. ĐTC kêu gọị tất cả thamgia của lòng thương xót thực hiện trong thành
phố, giáo phận và hiệp hội. Chúng ta cần Lòng Thương Xót của Chúa, nhưng cũng cần
đến lòng thương xót của nhau. Cần nắm tay người khác, chăm lo chăm sóc cho
nhau. Đừng gây ra quá nhiều chiến tranh, đau khổ tang tóc cho những phần đất
thiếu may mắn thiên nhiên, cho trẻ thơ vô tội
và ngây thơ.
Chiến dịch này kéo dài 4
tháng, trong 2016, bao gồm chăm sóc mục vụ tù nhân, cai ma túy, và nâng đỡ phụ
nữ bị bạo hành. (Vietchatolic New. 17.6. 3016)
Với 80.000 khách hành hương, trong thánh đường
Phaolô VI, 30.4. 2016, ĐTC quả quyết:
tòa giải tội không phải nơi hạch tội, phòng tra tấn, hoặc hỏi cung. Vì người ngồi
tòa giải tội là đại diện Thiên Chúa, ôm lấy con người, để tha thứ, vác lên vai
con chiên lầm lạc, lỡ bước . (Vietchatolic New. 30.4.2016).
Bài viết khác
Âm Nhạc Công Giáo trong Văn Hóa Việt Nam - Gs Lê Đình Thông
Vidéo : NGÀY VĂN HÓA THƯ VIỆN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS - Chúa Nhật 07/04/2024
Thư mời Ngày Văn Hóa Thư Viện Giáo Xứ VN Paris 07-04-2024
The Chosen : Đấng được chọn - Công Bình
Rogations, nghi thức Cầu Mùa đang được hồi sinh tại giáo xứ Moissac - Công Bình
Chúc Thọ & Chúc Thêm - Cung Chi
Vâng Phục Qua Giấc Mơ - Anê Thùy Dung
Nhìn và Ngắm - Nguyễn Đăng Quế
Mùa Chay 2023 : Mùa Cháy – Mùa Chạy – Mùa Chảy - Lm Nguyễn Thanh Hiền, OSB
Đức Thánh Cha Phanxicô và chuyến công du đầu năm 2023 - Công Bình
Chuyện Yếu Đuối - Trầm Thiên Thu
Suối nước chữa lành - Sr. Maria Thúy Nga, FMA
Đôi lời tri ân độc giả Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris - Giang Minh Đức
Vè Tết Quý Mão - Anna Trương Thị Lâm Sang