TIẾNG KÊU TỪ
VỰC SÂU
‘‘ Từ vực sâu u tối,
con cầu xin Chúa, Chúa ơi !
Từ vực sâu thương đau,
con đợi trông Chúa nhậm lời.’’
T |
rong Mùa Chay, chúng ta thường hát những
lời thánh ca trên đây để tỏ lòng sám hối, xin Chúa thứ tha mọi lỗi lầm của
chúng ta. Nhưng chúng ta không chỉ hát những lời thánh ca nầy trong Mùa Chay mà
thôi, chúng ta cũng hát mỗi khi có lễ an táng hoặc lễ cầu hồn như để người quá
cố mượn lời của chúng ta kêu van với Chúa, xin Chúa cứu họ khỏi vực sâu u tối
và ban cho họ hạnh phúc thiên đình.
Vì sao lại nói là ‘‘ từ vực sâu
u tối ’’ ?
Thông thường, chữ ‘‘ vực ’’
có hai nghĩa : thung lũng giữa hai vách núi và nâng lên, và chữ ‘‘ sâu
‘’ cũng có hai nghĩa : khoảng cách tính từ mặt bằng đến đáy và côn trùng.
Hai chữ ‘‘ vực sâu ’’ ghép lại dùng để ám chỉ một nơi thấp, chìm
trong lòng đất. Theo nghĩa đó, ‘‘ vực sâu ’’ cũng được gọi là âm ty
hay âm phủ, và theo quan niệm Do thái, ‘‘ vực sâu ’’ (sheol) là nơi
dành cho tất cả những người đã chết. ‘‘ Dần dần, do ảnh hưởng của các ngôn
sứ về sự thưởng phạt bên kia thế giới, ‘‘ sheol ’’ được phân chia
thành cấp bậc: những người gian ác thì ở dưới đáy (Ed 32,22; Is 14,15), và ta
có thể giả thiết là người lành thì ở tầng trên (x. Tv 49,15). Dù sao, thì ‘‘ sheol ’’
là nơi tạm giam những người chết cho đến ngày tận thế, khi người lành sẽ sống lại,
còn người ác thì bị thảy vào hỏa ngục. Như vậy, danh từ ‘‘ sheol ’’
thay đổi ý nghĩa trải qua dòng thời gian: từ một nơi dành cho tất cả mọi người
chết đến nơi dành riêng cho kẻ ác. Hơn nữa, do sự tiến triển thần học, người ta
còn phân chia làm bốn “ngục”: 1/ ngục tổ tông (nơi giam giữ những người công
chính trước khi Chúa cứu chuộc; ngục này đã bị phá khi Chúa sống lại); 2/ ngục
“lâm bô” (tiếng Latinh: limbus parvulorum, dành cho các thiếu nhi chết khi chưa
được rửa tội; nhưng ngày nay các nhà thần học nói là không có ngục này); 3/ luyện
ngục (nơi dành để thanh luyện những người chưa được thanh sạch; dựa theo công đồng
Firenze năm 1439, Sách Giáo lý Công giáo số 1430 nhắc nói đến “tình trạng”
thanh luyện, hơn là một “nơi”); 4/ hỏa ngục dành cho những kẻ chết trong tình
trạng mất ân nghĩa với Chúa.’’ (x. daminh.net - Đức Kitô xuống ngục tổ tông)
Như thế, chỉ còn lại ‘‘luyện ngục’’
và ‘‘hỏa ngục’’. Hỏa ngục thì đã rõ vì Chúa Giêsu có đề cập đến trong Tân ước :
‘‘Ai rủa anh em mình là khùng thì phải bị lửa hỏa ngục thiêu đốt’’ (Mt
5,22), ‘‘Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được Linh Hồn.
Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.’’
(Mt 10,28), ‘‘Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một
tay mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục, phải
vào lửa không hề tắt.’’ (Mc 9,43), ‘‘Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai,
hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục.’’ (Lc 12,5) …
Nhưng còn về luyện ngục ? Theo
sách Giáo lý Công giáo, ‘‘những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được
thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắc chắn được cứu độ đời đời, còn phải chịu
thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để vào hưởng
phúc Thiên Đàng. Hội Thánh gọi việc thanh luyện cuối cùng của những người được
chọn là luyện ngục.’’ (số 1030-1031). Do óc tượng hình, chúng ta thường nghĩ Luyện
ngục là một nơi đầy lửa đang thiêu đốt các linh hồn, nhưng thật sự đó chỉ là một
sự thanh luyện cuối cùng trước khi hưởng hạnh phúc trên thiên đàng. Đó không phải
là ‘‘nơi chúng ta phải đến để bị trừng phạt vì tội lỗi của mình. Cũng không phải
là cách Thiên Chúa giúp chúng ta ăn năn trở lại vì những sai lầm chúng ta đã
làm, vì một khi đã chết, chúng ta không còn làm gì được. Luyện ngục không gì
khác hơn là tình yêu cháy bỏng có sức thanh tẩy của Thiên Chúa trong cuộc đời
chúng ta ! Khi ai đó chết trong ân sủng của Thiên Chúa, người ấy rất có thể
chưa được hoán cải 100% và hoàn hảo về mọi mặt. Ngay cả những vị thánh vĩ đại
nhất thường cũng có một số khiếm khuyết để lại trong cuộc sống của họ. Luyện ngục
không gì khác hơn là sự thanh tẩy cuối cùng khỏi tất cả những ràng buộc còn lại
với tội lỗi trong cuộc sống của chúng ta. ’’ (www.hdgmvietnam.com).
Vì chúng ta biết những người quá cố
đang ở trong tình trạng nào – ngoài những vị thánh đã được Giáo Hội công nhận
là đang hưởng nhan thánh Chúa như các Thánh Tử Đạo Việt Nam – chúng ta cần cầu nguyện,
xin lễ cho họ, cách riêng cho những người thân của chúng ta. Ở bên kia thế giới,
họ chỉ biết cậy nhờ vào lời cầu nguyện của chúng ta để xin Chúa, vì công nghiệp
của Chúa Ki-tô trên thập giá, mà ban cho các linh hồn ánh sáng ngàn thu. Vì thế,
xin lễ cho các linh hồn là điều tốt nhất, để các linh hồn hưởng nhờ ơn cứu độ
mà Chúa Ki-tô đã thực hiện qua mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Ngài, và được
tái diễn trên bàn thờ. Cũng chính vì thế, trong mỗi thánh lễ, đều có lời nguyện
cầu cho những người quá cố : ‘‘ Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng
con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ
tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình
thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa. ’’
(Kinh nguyện Thánh Thể 2)
Dĩ nhiên, khi chúng ta cầu nguyện cho
các linh hồn, chúng ta cũng nghĩ đến chính mình. Ngày nào đó, chúng ta cũng nhắm
mắt xuôi tay, từ giã cõi đời nầy, và lúc đó, linh hồn chúng ta sẽ đi về đâu ?
Thiên đàng, Luyện ngục hay Hỏa ngực ? Những nơi chốn đó đều tùy theo cách
chúng ta sống trên dương thế này. Nếu chúng ta sống đạo đức chu toàn nhiệm vụ
người kitô hữu, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong niềm tin, cậy, mến, luôn
trung thành với tình yêu Chúa thì chắc chắn Chúa sẽ đón linh hồn chúng ta về với
Ngài. Trái lại, nếu chúng ta không sống kếp hợp với Chúa ở đời nầy, không sống
Lời Chúa, không thực thi Đức Ái, thì chúng ta cũng sẽ không được hưởng Nhan
thánh Chúa ở đời sau. Từ đó, chúng ta cần phải sống tỉnh thức bằng đời sống thấm
nhuần đức tin và đầy lòng bác ái, sống tốt từng giây từng phút trong đời sống
hiện tại, luôn sống đẹp lòng Chúa. Có như thế, chúng ta không sợ Chúa nói với
chúng ta trong ngày cánh chung : ‘‘ Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho
khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của
nó. ’’ (Mt 25,41)
‘‘ Xin hãy nhớ,
người ơi hãy nhớ, ta được dựng nên từ bụi tro,
là bụi tro mong manh bé
nhỏ, cuối cuộc đời ta trở về tro bụi.
Ôi lạy Chúa nguyện xin nâng
đỡ giữ gìn đây hạt bụi đời con
được cậy tin mến Chúa sắt
son, bởi Ngài là gia nghiệp đời con. ’’
(Thánh ca Hạt bụi đời con – Dấu Chân)
Lm.
Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf