NIỀM VUI GIÁNG SINH
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 – 2021
Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang Csf
G |
ần đây,
giới truyền thông đã đưa ra một thống kê về tâm trạng của người Pháp sau một năm
đại dịch Covid. Nói chung là mệt mỏi, chán nản, lo âu và thiếu tin tưởng vào ngày
mai. Hết đợt một rồi đợt hai, hết đợt hai rồi đợt ba … và bây giờ là đợt năm với
sự xuất hiện của con vi khuẩn biến thể Omicron xuất phát từ Nam Phi và đang lan
tràn khắp thế giới. Cứ tưởng là sau mỗi đợt, cuộc sống sẽ trở lại bình thường,
sinh hoạt kinh tế, công nghiệp, văn hóa có thể hồi sinh sau những tháng ngày bế
tắc. Nào ngờ một con vi khuẩn biến thể mới lại xuất hiện để rồi nhiều sinh hoạt
lại bị hạn chế, đình chỉ. Trong bối cảnh đó, làm sao tinh thần ngưòi dân Pháp có
thể phấn chấn được ? Tuy nhiên, gần đến lễ Giáng Sinh, bầu khí ảm đạm của thời
Covid hầu như tan biến trước niềm vui của ngày lễ hội. Khắp nơi, từ thành thị đến
thôn quê, từ trong nhà đến ngoài phố, đâu đâu cũng được trang trí hình ảnh về lễ
Giáng Sinh, những ánh đèn màu rưc rỡ được giăng khắp đó dây, những cây thông lấp
lánh "ngàn sao" muôn màu tỏa sáng trong trời đêm. Giáng Sinh thật nhiệm
mầu và huyền diệu, làm cho lòng người vui lên dù bầu khí ảm đạm của bầu trời
Covid đang bao trùm dương gian.
Thật
thế, nói đến Giáng Sinh là nói đến niềm vui, niềm vui không chỉ ở ngoài đường
phố với muôn ngàn ánh đèn rực rỡ, mà còn ở trong gia đình và nhất là ở trong lòng
người, một niềm vui khó diễn tả được. Là Kitô hữu hay không, mọi người đều cảm
thấy có mõt niềm vui nào đó trong tâm hồn mình. Với người không mang tín ngưỡng
Kitô giáo, vui vì đây là dịp hội ngộ gia đình, dịp biểu lộ tình thương qua các
món quà trao cho nhau. Còn với các Kitô hữu, vui vì Giáng Sinh nhắc đến một biến
cố có một không hai trong lịch sử nhân loại : mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể
làm người và ở với mọi người.
"Ngàn vì sao
đêm nay
soi sáng khung trời
này
Chào đón Chúa Ngôi
Hai
đã giáng sinh trần
ăi
Người đến giữa mùa
đông,
đêm tối đang bao
trùm
Nhân loại còn đang
ngủ say."
(Thánh
ca "Tin Mừng Cứu Chuộc" – Lm Duy Thiên)
Vậng ! Giáng Sinh, trước
hết, là một mầu nhiệm :
-
mầu nhiệm của Tình yêu nhập thể. Thánh Gioan định nghĩa "Thiên
Chúa là Tình yêu" (1Ga 4,8). Ngài yêu thương nhân loại ngã sa đến nỗi đã
ban Con Một mình để cứu nhân loại. Như thế, tình yêu của Ngài không phải là một
cảm tính trừu tượng, nhưng là một tình yêu cụ thể qua hành dộng cũng theo lời
thánh Gioan : "Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người
đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của
Người, mà được cứu độ." (Ga 3,16)
- mầu nhiệm của Tình yêu hy sinh dấn thân. Trong Thông điệp "Thiên
Chúa là Tình yêu", ĐTC Bênêđictô đã viết : "Hành động của Thiên
Chúa giờ đây mang lấy một hình thái gây ấn tượng mạnh hơn nữa khi trong Chúa
Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa là Đấng đi tìm "những con chiên lạc", là
nhân loại khổ đau và lầm lạc. Khi Chúa Giêsu nói trong các dụ ngôn của Ngài về
người mục tử đi tìm chiên lạc, về người đàn bà tìm đồng tiền đánh rơi, hay về
người cha gặp gỡ và ôm vào lòng đứa con hoang đàng, những lời này không chỉ đơn
thuần như thế : chúng cấu thành lời giải thích cho chính Ngài và hành động của
Ngài. Cái chết của Ngài trên thánh giá là tột đỉnh của việc Thiên Chúa quay ra
đối nghịch lại với chính Ngài, trong đó, Ngài trao ban chính mình để nâng con
người dậy và cứu rỗi con người. Đây là tình yêu ở dạng thức cao nhất." (§
12) Thật thế, Giáng Sinh là khởi đầu cho sự dấn thân của Con Thiên Chúa với con
người khi "thời gian tới hồi viên mãn" (x. Gl 4,4-7). Tình yêu của Ngài
không ở trạng thái tĩnh, mà ở trạng
thái động, nghĩa là Ngài cho đi chính
mình, Ngài phục vụ hết mình và luôn sống quên mình trong niềm tin phó thác vào
Chúa Cha.
- mầu nhiệm của Tình yêu cứu độ.
Vì yêu mến và vâng phục, Con Thiên Chúa chấp nhận xuống thế làm người, chia sẻ
kiếp người với nhân loại, đồng hành và hướng dẫn con người về với Thiên Chúa.
Nhưng nếu chỉ có như thế, Ngài đâu còn là Đấng Thiên sai, Đấng cứu độ mà muôn dân
đợi trông. Ngài đến để cứu nhân loại khỏi Ác thần mà tiêu biểu là tội lỗi và sự
chết. Nhiệm vụ đó, Ngài đã thực hiện qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Theo
lời Đức Cố GM Vũ Duy Thống, " Người nhập thế để đem trần thế vào lại “trật tự nguyên thủy”
như nét đẹp ban sơ của trần thế ngày sáng tạo mà tội lỗi đã làm hư đi. Nên Noel
còn gọi là “Ngày sáng thế mới”. Đêm Noel là đêm đất trời giao duyên trong hôn
phối nhiệm mầu của ơn cứu độ. Người
nhập thể để đem con người về với ơn cứu độ. Người là Emmanuel của một Thiên
Chúa không đến rồi đi, không ở rồi về mà là một “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”,
một Thiên Chúa đến ăn đời ở kiếp với nhân loại để nâng nhân loại lên ngang tầm
với vinh quang của Người. Thảo nào, các thiên thần đã hát: “Vinh danh Thiên
Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Giáng Sinh là mầu nhiệm của Tình yêu nhập thế, hy
sinh dấn thân và cứu độ. Hiểu và tin như thế, chắc hẳn trước những khó khăn thách
đố của hiện tại, trước những âu lo hoang mang cho tương lai, chúng ta có thể tìm
được một sự an bình nội tâm vì biết là qua Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa luôn ở cùng
chúng ta và đống hành với chúng ta Cảm nghiệm được như thế thì niềm hy vọng cũa
chúng ta sẽ vững bền. Câu hỏi được đặt ra là chúng ta có nhận ra sự hiện diện của
Ngài bên cạnh chúng ta hay không và chúng ta có muốn đón tiếp Ngài vào cung lòng
chúng ta hay không mà thôi ?
Ngày Chúa nhật III Mùa Vọng - C vừa qua, Giáo Hội đã
cho chúng ta nghe hai bài đọc, một của ngôn sứ Sôphônia, và một của thánh
Phaolô gưỉ tín hữu Philiphê. Cả hai đều mời gọi chúng ta "hãy hân hoan, hãy
hoan hỉ, hãy vui lên". Trong bối cảnh cũa dịch bệnh Covid, trước những khó
khăn, lo âu trong cuộc sống, mời gọi "hãy vui lên" chắc hẳn không có
nghĩa lý gì, nếu không muốn nói là xúc phạm đến nỗi khổ của muôn người. Nhưng nếu
đó là lời mời gọi xuất phát từ Thiên Chúa, thì chắc chắn nó có ý nghĩa thâm sâu
hơn. Không phải "hãy hân hoan" khi hết dịch bệnh, nhưng "hãy mừng
vui" ngay trong lúc này, lúc chúng ta đang gặp khó khăn. Vâng ! Chính lúc
này, chúng ta phải mừng vui vì Con Thiên Chúa đã giáng trần và ở mãi với chúng
ta. Ngài không bỏ rơi chúng ta trong nỗi khổ của chúng ta. Như thế, niềm vui đó
không phải là niềm vui thoáng qua nơi phố chợ trong mùa Giáng Sinh, mà là niềm
vui chan hòa trong tình yêu, trong sự tin tưởng và hy vọng. Là những người được
Thiên Chúa yêu quí và mến thương, chúng ta sẽ có được sự bình an của Ngài như các
thiên thần đã cất tiếng ca vang đên Giáng Sinh đầu tiên :
"Vinh danh
Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế
cho người Chúa thương"
(Lc 2,14)
Lm. Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf