TÊRÊSA VỊ THÁNH LỚN NHẤT THỜI ĐẠI MỚI
Trong buổi triều yết dành riêng cho một vị thừa sai, Đức
GiáoHoàng Piô X (1903-1914) đã nói về thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu :"Đó
là vị thánh lớn nhất của thời đại mới". Ngài đã tuyên bố một lời tiên tri.
Chính Ngài cũng được tuyên phong hiển thánh năm 1954.
Trong buổi triều
yết dành riêng cho một vị thừa sai, Đức GiáoHoàng Piô X (1903-1914) đã nói về
thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu :"Đó là vị thánh lớn nhất của thời đại mới".
Ngài đã tuyên bố một lời tiên tri. Chính Ngài cũng được tuyên phong hiển thánh
năm 1954.
Gần đến ngày kỷ
niệm một trăm năm sinh nhật của chị dòng Kín trẻ tuổi, vô danh phận trong một tu
viện ở tỉnh nhỏ, chúng ta hãy kiểm điểm lại lời nói tiên tri của Thánh Giáo
Hoàng Piô X.
Trong thời đại mới
này, có vị thánh nam hay thánh nữ nào, thánh Phanxicô Assi chẳng hạn, vang danh
hơn, được ái mộ hơn chị nữ tu trẻ tuổi thành Lisieux ? Chị được phong thánh năm
1925, được tuyên bố là quan thày chung của các xứ truyền giáo năm 1927, quan thày
thứ hai của Nước Pháp năm 1944, đồng hàng với thánh Jeanne d'Arc, người chị biệt
ái", và hầu chắc một ngày kia sẽ là Tiến sĩ của Giáo Hội !
Hiện nay trên thế
giới, hầu như nhà thờ nào cũng có tượng thánh nữ Têrêsa. Còn ảnh Người đã được
in ra phổ biến hàng triệu tấn. Từ 1961, 47 ảnh chụp chính thức được phổ biến,
cho chúng ta thấy dung nhan chính xác của thánh nữ không giống như những tấm
bưu thiếp trình bày thánh nữ tựa hệt một cô đào kép, nhỏ bé, loè loẹt và lạnh
nhạt.
Trong các nước
nói tiếng Anh, người ta gọi Têrêsa là "Đóa hoa nhỏ", trong các nước
nói tiếng Tây ban nha, là "Têrêsita". Riêng tại Bồ Đào Nha, dân chúng
lại gọi là "Teresinha" và tại Ai Cập, những người Hồi giáo gọi thánh
nữ là Fatma.
Những bản văn
thánh nữ viết vì đức vâng lời, được góp lại thành một cuốn sách mang tiêu đề
"Chuyện Một Tâm Hồn (xuất bản 1898). Đây là cuốn sách bán chạy nhất thế giới
và được dịch ra trên dưới 60 thứ tiếng có tiếng Việt Nam. Nhiều tiểu ban đã làm
việc suốt 40 năm trời và đã xuất bản nguyên vẹn các bản văn, đó là cuốn Thủ Bản
Tự Thuật". Ngày 18.02.1993, dòng Kín lại dâng lên Đức Giáo Hoàng
Gloan-Phaolô II Tác phẩm toàn bộ" (Oeuvres Completes) gồm 8 cuốn, là văn
liệu nền tảng về thánh nữ Têrêsa.
Thư mục về Thánh
Têrêsa đã tới con số hàng ngàn cuốn viết và xuất bản trong nhiều thứ tiếng. Các
nhà thần học, tu đức, tiểu thuyết và tâm lý đã khai thác nhiều về đời sống và sứ
điệp của thánh nữ. Từ cha Philippon đến hồng y Urs von Balthasar, qua các linh
mục Congar, Bouyer, Durwel, Bro, Laurentin, cáchồng y Journet, Danielou,
Poupard, các nghiên cứu thần học mỗi ngày một tăng thêm. Từ đức Lêô XIII đến
Gioan Phaolô II, mọi giáo hoàng của thế kỷ này đều ca ngợi học thuyết tu đức của
thánh nữ.
Chính Đức Piô
XII đã gọi thánh nữ là "Vị thánh có nhiều phép lạ thời danh nhất của thời
đại tân tiến này. Bằng chứng cụ thể là nhà xuất bản Carmel đã phát hành trong
khoảng từ 1910 đến 1925, bảy cuốn "Mưa Hoa Hồng, dày 3750 trang. Bộ sách
cho biết những sự kiện lạ lùng mà những người được lành bệnh, được thánh nữ hiện
ra và được in trở lại trên khắp thế giới kể lại với lòng sùng ái và biết ơn
thánh Têrêsa. Còn biết bao trường hợp, "hoa hồng Têrêsa đã nở ra trong đời
sống, trong tâm hồn của nhiều người mà còn giữ kín, không được kể ra ! Thật là
huyền nhiệm, lời thánh nữ đã nói tại phòng bệnh, khi sắp qua đời vì bệnh lao phổi
:"Khi em về trời, em sẽ thi ân cho trần gian". Rồi chị nói thêm
"Em cảm thấy sứ mệnh của em sắp bắt đầu, sứ mệnh của em là làm cho người
ta yêu mến Thiên Chúa từ nhân, như em yêu mến Ngài; sứ mệnh của em là chỉ cho
các linh hồn con đường thơ ấu em đã đi".
Kiểm chứng lại
theo lịch sử, thì thánh nữ đã khám phá ra "Con Đường Thơ Ấu Thiêng
Liêng" lúc 22 tuổi. Bao nhiêu người đã nhận thành nữ là thầy dạy đường tu
đức. “Con Đường Thơ Ấu" của Têrêsa đã khởi động và khích lệ hàng ngàn ơn gọi
linh mục và tu sĩ nam nữ, đã chuẩn bị những hướng thần học và mục vụ chính yếu
của công đồng Vatican II: Trở về với Lời Chúa, với Kitô học, Giáo Hội học,
Maria học ... Âm thầm, không tuyên bố náo động, Têrêsa đã làm một cuộc cách mạng
thiêng liêng, đã đẩy lui học thuyết tu đức còn đậm mầu Jansenisme, Sợ hãi thái quả
đối với Thiên Chúa. Căn bản của “Con Đường Thơ ấu" là quyết tâm tín nhiệm
vào Thiên Chúa “Tình Yêu Nhân Hậu, nguồn suối Sự Sống và Hoan Lạc.
Năm 1937, một
nhà phân tâm học đã xuất bản cuốn sách nhỏ, trong đó ông nhìn thấy trong
"Cơn bão vinh quang (Piô XI) của Têrêsa, những dấu chỉ mạt vận chắc chắn của
Giáo Hội Công Giáo: Ông hồ hởi tiên báo sự phân hóa nổ tung của tôn giáo khắc
khổ này.
Năm mươi năm
sau, hiểu biết rõ hơn về đời sống và môi trường của Têrêsa, các nhà tâm lý và
tu đức vui mừng nhìn nhận những kỳ công tuyệt diệu được ơn sủng thể hiện trong
tâm hồn của em nhỏ mới bốn tuổi rưỡi, đã bị rối loạn bởi cái chết của người mẹ.
Họ nhấn mạnh rằng: Con đường thánh thiện mà Têrêsa đã vạch ra đã khích lệ và
thúc đẩy nhiều người cùng thời đại đang xao xuyến bởi những vết thương về tình
cảm, hay những nguyên do khác. Thì ra, sự thánh thiện không chỉ dành riêng cho
những người có đời sống bình thường êm ả, nhưng dành cả cho những người bơi lội
trong cuộc đời sôi động.
"Con đường
thơ ấu" không phải là 'xảo kế" để về trời với giá rẻ. Nó là sự thực
hiện thức thời mọi giáo huấn phúc âm. Chúa Giêsu đã nói rõ : Nếu các ngươi
không thay đổi để trở nên như những trẻ nhỏ, các ngươi sẽ chẳng vào được nước
trời đâu" (Mt 18,3)
Ngày 02/06/1980,
Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo hoàng đầu tiên hành hương Lisieux, đã nhấn mạnh :
"Con đường thơ ấu" là con đường thánh thiện của tuổi thơ. Trong con
đường này một trật vừa có sự quyết đáp vừa có sự đổi mới của chân lý nền tảng
nhất và phổ cập nhất. Còn chân lý phúc âm nào nền tảng và phổ cập hơn chân lý
này: Thiên Chúa là Cha của chúng ta và chúng ta là con cái của ngài ?".
Năm 1897, thành
phố Lisieux chỉ có 18.600 dân cư, ngày nay đã lên tới 23.000. Thành phố nhỏ miền
Normandie bỗng nhiên thành giao điểm gặp gỡ của nhiều dân tộc. Tại những nơi
Têrêsa đã sống, dần dần thành những địa điểm hành hương quốc tế. Cho dù có nhiều
lời gièm pha, một vương cung thánh đường đã được khởi công xây cất từ 1929, và
khánh thành 1987, giữa thời gian kinh tế lâm cơn khủng khoảng. Phí tổn được
trang trải bởi những tiền dâng cúng của các nhà hảo tâm trên cả thế giới. Ngày
nay vương cung thánh đường trở nên quá nhỏ và người ta đang dự định xây một
trung tâm đón tiếp quốc tế, vào 1997... Vì chúng ta còn được nhiều hồng ân nhiệm
lạ, ngay năm 1937, một môn đệ nhiệt tâm của thánh Têrêsa Hài Đồng, cha Marie
Eugène Hài Đồng Giêsu, dòng Carme, đã loan báo :"Vị thánh trẻ tuổi này, rồi
đây sẽ đoàn tụ các tâm hồn thành một đạo binh thánh, sống phó thác hoàn toàn
vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Chúng ta đang ở vào thời đầu sứ mạng của
thánh nữ. Những công trình lớn lao chưa tới và chỉ nhờ những công trình ấy mà
thánh nữ Têrêsa sẽ hiện hình nguyên vẹn: Vị đại thánh giữa hàng chư thánh
!".
Thời gian sẽ chứng
tỏ... Nhưng đã có những dấu chỉ, vào giờ truyền bá phúc âm mới" cho một xã
hội suy nhược và vào giờ "canh tân đời sống đức tin, đức cậy và đức mến
nơi tuổi trẻ không có lý tưởng, chứng tỏ rằng đời sống và sứ điệp của của vị
Thánh nữ " chết vì yêu mến Thiên Chúa và loài người, sẽ luôn mang nhiều
hoa trái. Bởi thánh nữ đã hứa sẽ hoạt động luôn trên trần thế này, cho đến tận
cùng thế giới". Và chính Thiên Chúa sẽ hoàn thành điều mà Ngài đã khởi sự.
L.M.
Mai Đức Vinh
(viết
theo bài "La plus grande Sainte des temps modernes" của
Đức
cha Guy Gaucher,
Giám
mục phụ tá giáo phận Bayeux et Lisieux).
__________________
Quý vị độc giả có thể liên lạc qua địa chỉ giaoxuvnparis@gmail.com để được hướng dẫn cách thức có được bộ sách này.
Thánh Gioan Maria Viannê Qua Các Mẫu Chuyện
TÊRÊSA VỊ THÁNH LỚN NHẤT CỦA THỜI ĐẠI MỚI
Thủ bản tự thuật của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
HỘI NGỘ NIỀM TIN - ROMA 30/06/02-24/07/03
PHÓ TẾ VĨNH VIỄN, THẦY LÀ AI ?
Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris
THÁNH KINH&GIA ĐÌNH : Con Cái Là Hồng Ân Của Thiên Chúa
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Người Trẻ Sống Đức Tin
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Giáo Dục Tuổi Hoa Niên
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Giáo Dục Con Cái
Thánh Kinh và Gia Đình : Gia Đình Sống Đạo
Tặng Cho Nhau - Kỷ Niệm 60 năm Liên Tu Sĩ VN tại Pháp
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI (1897-1978)