PHÓ TẾ VĨNH VIỄN, THẦY LÀ AI ?
Cuốn sách mang nhiều cái nhìn độc đáo về Chức Phó Tế Vĩnh Viễn: Cái nhìn lịch sử về Chức Phó Tế Vĩnh Viễn, Nguồn gốc chức Phó Tế Vĩnh Viễn, Phó Tế hôm nay và Phó Tế trong thế giới hiện đại.
LỜI MỞ
“PHÓ TẾ
VĨNH VIỄN, THẦY LÀ AI ?" là tiêu đề của cuốn sách thứ 43 do Ban Tu Thư của
Giáo Xứ Việt Nam, Paris soạn thảo và ấn hành. Theo tôi, đây là cuốn sách mang
nhiều cái nhìn độc đáo về Chức Phó Tế Vĩnh Viễn: Cái nhìn lịch sử về Chức Phó Tế
Vĩnh Viễn, với các bài : Nguồn gốc chức Phó Tế Vĩnh Viễn, Phó Tế hôm nay, Phó Tế
trên thế giới hiện đại “Chức Phó Tế bắt đầu và rất thịnh hành từ thời các Tông
Đồ. Các ngài là cánh tay đắc lực của các Tông Đồ trong việc gầy dựng Giáo Hội
sơ khai. Dần dần vào cuối thế kỷ IV số “tư tế” linh mục gia tăng, nên vai trò
Phó Tế lãng quên . Tới 1563, Công đồng Trente (1545-1563) nhiều nghị phụ muốn
tái lập chức vụ thánh này trong Giáo Hội, không được hưởng ứng. Năm 1952, Đức
Giáo Hoàng Piô XII, gợi ý khôi phục chức Phó Tế, làm khơi luồng khí mới trong
Giáo Hội. Nhưng phải đợi tới năm 1964, Công Đồng Vatican || (1963-1965) mới thực
sự tái lập chức Phó Tế và thêm vào tĩnh tự “vĩnh viễn để phân biệt với chức Phó
Tế chuyển tiếp sẽ chịu chức linh mục...
Cái
nhìn theo Giáo Luật, công trình đào tạo Phó Tế Vĩnh Viễn với các bài : Chức Phó
Tế Vĩnh Viễn theo Giáo Luật, Tổng thư của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VỊ ấn định
một số quy luật về Chức Phó Tế, Những quy tắc căn bản để đào tạo Phó Tế Vĩnh Viễn,
Thừa tác vụ và đời sống của Phó Tế Vĩnh Viễn, Phó Tế Vĩnh Viễn và Phụng Vụ... “Người
chịu chức cần phải có tự do thích đáng. Do đó, tuyệt đối cấm không được cưỡng
ép ai lãnh nhận chức thánh, dù bằng cách nào hay với lý do nào. Cũng không được
phép cản ngăn nhận chức thành một người có đủ điều kiện theo Giáo Luật (21026).
Để một người được tiến cử lên chức phó tế vĩnh viễn, (sau lá thư tự tay viết)
còn cần phải có các chứng thư sau đây :
1) Đã
học hết chương trình cách hợp lệ (D.1050, 1)
2) Đã
chịu Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thêm Sức. (Đ 1050, 3)
3) Đã
lãnh nhận các tác vụ đọc sách và giúp lễ (Đ 1050,3)
4) Đã
làm tuyên cáo theo điều (Đ 1050,3)
5) Đã
lãnh nhận Bí Tích Hôn Phối và đã có sự ưng thuận của người VỢ, nếu là ứng viên
lập gia đình.
Cái
nhìn về Đời Sống Thánh Hiến của Phó Tế Vĩnh Viễn với các bài : Chức Phó Tế Vĩnh
Viễn nhìn qua thừa tác vụ của Chúa Giêsu, Chúng tôi sống giữa anh em như người
phục vụ, Phó Tế giữa cộng đoàn, Tùng hai người được sai đi, Các Thánh Phó Tế,
Phó Tế và Giáo Hội... Con hãy nhận Phúc Âm Chúa Kitô, mà còn có nhiệm vụ rao giảng.
Con hãy tận tụy tin vào Lời Chúa mà con đọc, rao giảng điều con tin, và sống điều
con rao giảng (nghi thức truyền chức)... Thầy hãy nhớ rằng : Hoa trái của thinh
lặng là cầu nguyện, hoa trái của cầu nguyện là đức tin, hoa trái của đức tin là
yêu thương, hoa trái của yêu thương là phục vụ, hoa trái của phục vụ là hòa
bình... (chân phước Têrêsa
Calcutta).
Cái nhìn về chân dung một Phó Tế Vĩnh Viễn với những bài : Phó Tế Vĩnh Viễn, Thầy
là ai ?, Gia đình và Phó Tế, Hành trình Phó Tế, Làm sao trở thành Phó Tế Vĩnh
Viễn, Từ bàn tiệc thành đến mâm cơm người nghèo.. Phó Tế Vĩnh Viễn xuất hiện
trong mấy thập niên qua, nhưng chắc nhiều người giáo dân ngày nay còn tự hỏi :
Phó Tế Vĩnh Viễn là ai, chịu chức thánh, đứng cạnh cha chủ tế và có sứ vụ gì đặc
biệt trong Giáo Hội ? Phải, những thắc mắc đó rất đúng, và không biết trong những
chục năm qua, đã có mấy lần giáo dân được nghe giảng dạy rõ ràng về chức vụ mới
mẻ đó trong Giáo Hội ? Phó Tế Vĩnh Viễn vừa là giáo dân, đa số có gia đình, có
công ăn việc làm, có nhà trong xóm làng, khu phổ, định cư rất lâu dài... đồng
thời lại là người rao giảng Lời Chúa trong cộng đoàn, ngoài xã hội : Lãnh bài
sai Giáo Hội để rao giảng Phúc Âm...”
Xét
như trên, chức Phó Tế Vĩnh Viễn là một cơ chế được thiết lập ngay từ đầu lịch sử
của Giáo Hội. Trong thời đầu cũng như từ mấy thập niên qua, các Phó Tế Vĩnh Viễn
giữ một vai trò quan trọng trong Giáo Hội. Tầm quan trọng này được nổi bật và
minh xác bởi :
Những
vị Giám mục hay Giáo Hoàng nổi tiếng được kén chọn từ hàng Phó Tế Vĩnh Viễn :
Phó Tế lên giám mục như thánh Athenase (296-375), Phó Tế lên ngôi giáo hoàng
như Thánh Lêô cả (440-461), Thánh giáo hoàng Grêgoriô cả (540-604). Những vị
Thánh Phó Tế : Thánh Têphanô (Cv 6,8-15 7,1- 60), Thánh Vicentê (403-467),
Thánh Lorensô (+258), Thánh Phanxicô thành Atsi (1182-1266), Thánh nữ Phó Tế
Olimpias (361-408)
Kể từ
khi được Công Đồng Vatican II tái lập, cơ chế Phó Tế Vĩnh Viễn mỗi ngày một được
củng cố bởi chương trình đào tạo quy mô, bởi chỗ đứng mục vụ mỗi ngày thêm vững
vàngtrong các giáo xứ, giáo phận và chung trong Giáo Hội, cụ thể là bởi con số
mỗi ngày thêm động. Tuy còn nhiều giáo hội địa phương (như ở Việt Nam chưa quan
tâm đến chức Phó Tế Vĩnh Viễn, nhưng tại Âu Châu, Mỹ Châu con số các Phó Tế
Vĩnh Viễn rất hùng hậu. Hoa Kỳ có 18.725 thầy. Con số hiện nay trên thế giới là
43.195 (2015), và riêng tại Pháp hiện có 2.450 (2015) Phó Tế Vĩnh Viễn, Paris
có 119. Riêng trong các Cộng Đoàn Việt Nam hải ngoại, có chừng 200 Phó Tế Vĩnh
Viễn, đông nhất là tại Hoa Kỳ, 91 thầy. Tại Pháp, hiện nay có 9 Phó Tế Vĩnh Viễn
Việt Nam, mà 5 vị thuộc Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Trên
85% các Phó Tế Vĩnh Viễn là những người sống đôi bạn, có đời sống gia đình vững
chắc cả về phạm vi kinh tế, giáo dục, nghề nghiệp và tôn giáo. Các Phó Tế Vĩnh
Viễn là những người xuất thân từ cộng đoàn, đã từng sống, từng hoạt động tông đồ
giữa cộng đoàn. Nên các ngài biết cộng đoàn hơn một cha phó chỉ về làm việc mục
vụ ba năm hay một cha sở chỉ coi sóc giáo xứ sáu năm. Do đó các thày Phó Tế
không chỉ là phụ tá nhưng là một “bổ túc, một cố vấn lớn lao và cần thiết cho mục
vụ của linh mục giữa Cộng Đoàn Giáo Xứ. Mục Vụ của các Phó Tế Vĩnh Viễn âm thầm
nhưng rất hữu hiệu và thức thời. Những bài cảm nghiệm về thiên chức, về sứ vụ,
về sinh hoạt mục vụ đọc thấy trong cuốn sách này thật phong phú và minh xác những
nhận định trên đây.
Vậy
tôi chân thành cám ơn những người đã góp bài làm nên cuốn sách này. Tôi cũng ân
cần giới thiệu cùng quý độc giả hãy cầm lấy và đọc để nhận ra làn gió mới Chúa
Thánh Thần đang thổi lên trong Giáo Hội, đặc biệt từ Công Đồng Vatican II. Cơn
gió mỗi ngày thổi mạnh làm tươi mát đồng lúa nho Giáo Hội. Giáo Hội đang trổ
bông, và làm sai trái chín mộng của vườn.
Xin
tán tụng Thiên Chúa, Đấng mời gọi các thợ gặt đến đồng lúa chín vàng, Đấng cắt
đặt thợ làm việc trong vườn nho, là Giáo Hội, là các Giáo Xứ và các Công Đoàn.
Thay mặt
Ban Tu Thư
Lm.
Giuse Mai Đức Vinh
__________________
Quý vị độc giả có thể liên lạc qua địa chỉ giaoxuvnparis@gmail.com để được hướng dẫn cách thức có được bộ sách này.
Thánh Gioan Maria Viannê Qua Các Mẫu Chuyện
TÊRÊSA VỊ THÁNH LỚN NHẤT CỦA THỜI ĐẠI MỚI
Thủ bản tự thuật của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
HỘI NGỘ NIỀM TIN - ROMA 30/06/02-24/07/03
PHÓ TẾ VĨNH VIỄN, THẦY LÀ AI ?
Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris
THÁNH KINH&GIA ĐÌNH : Con Cái Là Hồng Ân Của Thiên Chúa
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Người Trẻ Sống Đức Tin
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Giáo Dục Tuổi Hoa Niên
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Giáo Dục Con Cái
Thánh Kinh và Gia Đình : Gia Đình Sống Đạo
Tặng Cho Nhau - Kỷ Niệm 60 năm Liên Tu Sĩ VN tại Pháp
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI (1897-1978)