Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris
LỜI MỞ
Một người bạn đến từ Mỹ, nhờ tôi dần đi tham
quan Paris. Tối dẫn đi thăm tháp Effel, đi coi nhạc kịch Opéra, đi xem điện
Versailles, đi coi bảo tàng Orsay, Louvre, Guimet, đi dạo đại lộ
Champs-Elysées, đi tầu trên sông Seine, đi dự một hội làng tạiMontmartre, đi
dùng cơm tại một gia đình bạn pháp. Sau cùng, anh ta hỏi tôi:
- Paris chỉ có thế thôi à ?
Tôi trả lời:
Còn nữa, chiều nay tại Giáo Xứ có buổi nói
truyện về văn hào Trương Vĩnh Ký, có kèm thêm hát tân nhạc và ca vọng cổ.
Anh ta ngắt lời tôi :
- Sao mà
phong phú thế ! Anh cho tôi đi với được không?
Tôi trả lời:
Dĩ nhiên là được.
Và chiều hôm đó, tôi dẫn anh bạn tôi đến Giáo Xứ Việt Nam Paris, dự buổi thảo
luận văn chương và trình diễn văn nghệ. Anh ta rất bằng lòng. Cả tối và đêm hôm
đó chúng tôi nói truyện về « CÂY VĂN HÓA VIỆT NAM TRỒNG TẠI GIÁO XỨ PARIS » Câu
truyện của chúng tôi xoay quanh hai khía cạnh.
Khía cạnh thứ nhất bao gồm nội dung, với ý nghĩa văn hóa của nó ; với gốc rễ Âu
lạc, Bách Việt, Tam Giáo và Văn Minh Âu Mỹ Công Giáo của nó, và với tầm vóc
thân cây văn hóa Công Giáo của nó, về lịch sử, về sức sống, về tổ chức và về
những liên hệ của nó.
Khía cạnh thứ hai phác về ba cành lá rậm rạp của cây văn hoá Việt Nam tại Giáo
Xứ Paris. Đó là cành Văn Hóa Xã Hội, cành Văn
Hóa Văn Học Văn Nghệ và cành Văn Hóa Giáo Dục.
Biên
khảo này đã được phổ biến lần đầu vào năm 2004. Sau
12 năm, những rễ cả và rễ cái của « Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris
» càng đâm sâu hơn vào vùng đất phì nhiêu Paris. Thân hình và vóc dáng của nó
càng lớn mạnh và xum xuê hơn. Nhiều dự án phát triển đã được thực hiện. Từ đó,
nhiều đoàn nhóm đã được cải tiến và kiên
định, hoặc lập thêm, nhiều sinh hoạt mới đã được khai trương. Cái hình ảnh xinh đẹp, trẻ trung, trai tráng, xuân
thì, đầy sức sống ban đầu vẫn còn được nhiều người ái mộ và muốn nhìn lại.
Nhiều bạn đọc đã liên lạc và xin người viết cho tái bản lại.
Đáp lại lời đề nghị ấy, phải thực hiện thế nào ?
Phải cải tiến, làm mới lại ? Phải mang thêm những dữ kiện mới về tổ chức, về
đoàn nhóm, về sinh hoạt.
Đọc kỹ lại những đề nghị, người viết hiểu ra rằng, điều mà bạn đọc mong muốn
nhìn lại là « Cái hình ảnh xinh đẹp, trẻ trung, trai tráng, xuân thì, đầy sức
sống ban đầu của Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris ».
Hiểu như vậy, người
viết xin cho tải bản y nguyên bản in phổ biến lần đầu vào tháng 04 năm 2004. Nhưng
xin thêm Phần Thứ III, với chương 7, trích đăng những nhận định từ xa của hai
nhà báo Vietcatholic từ Mỹ Quốc, là GS Nguyễn Long Thao và GS Trần Vịnh về Mục
Vụ Văn Hóa ở Giáo Xứ Việt Nam Paris. Và chương 8, như là một lời cám ơn hai vị,
về Chính sách Mục Vụ Văn Hóa (ở Giáo Xứ Việt Nam Paris).
Paris, tháng 04, năm 2016
Văn Hương Trần Văn Cảnh
__________________
Quý vị độc giả có thể liên lạc qua địa chỉ giaoxuvnparis@gmail.com để được hướng dẫn cách thức có được bộ sách này.
Thánh Gioan Maria Viannê Qua Các Mẫu Chuyện
TÊRÊSA VỊ THÁNH LỚN NHẤT CỦA THỜI ĐẠI MỚI
Thủ bản tự thuật của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
HỘI NGỘ NIỀM TIN - ROMA 30/06/02-24/07/03
PHÓ TẾ VĨNH VIỄN, THẦY LÀ AI ?
Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris
THÁNH KINH&GIA ĐÌNH : Con Cái Là Hồng Ân Của Thiên Chúa
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Người Trẻ Sống Đức Tin
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Giáo Dục Tuổi Hoa Niên
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Giáo Dục Con Cái
Thánh Kinh và Gia Đình : Gia Đình Sống Đạo
Tặng Cho Nhau - Kỷ Niệm 60 năm Liên Tu Sĩ VN tại Pháp
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI (1897-1978)