THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH :
Giáo Dục Tuổi Hoa Niên
‘’Giáo dục Tuổi Hoa Niên’’, 1 chủ đề trong tập sách Thánh Kinh và Gia Đình mà ban tu thư Giáo xứ cố gắng khám phá, đào sâu và nêu bật những trường hợp tuyệt vời giữa những giá trị của gia đình truyền thống ở Việt Nam với giáo huấn ngàn đời của Thánh Kinh.
Với chủ đề THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH chúng tôi muốn cố gắng khám phá, đào sâu và nêu bật những trường hợp tuyệt vời giữa những giá trị của gia đình truyền thống ở Việt Nam với giáo huấn ngàn đời của Thánh Kinh. Chúng tôi cũng muốn đưa ra ánh sáng những ảnh hưởng, mà một cách âm thầm, kín đáo, đôi khi phải hy sinh, giáo huấn Thánh Kinh đã thẩm thấu, bồi dưỡng và thăng hoa nền văn hóa gia đình Cổ truyền tại Việt Nam.
Đọc cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chúng tôi gặp thấy một hình ảnh rất tâm đắc: Theo Lão Tử, dưới trời, mềm yếu không gì bằng nước, thắng được vật cứng không gì bằng nước, không gì đảo lộn cảnh vật hơn nước. Nước tượng trưng cho sự ban phát mà không đòi đáp trả, làm lợi ích cho vạn vật mà không kể công, không tranh dành. Nước tìm đến chỗ trũng thấp, nơi mà người ta thường tránh. Nhưng chính vì thấp mà nưóc có nhiều ích lợi” (1).
Những suy nghĩ của Lão Từ về nước, nếu đem so chiếu với những ảnh hưởng của Thánh Kinh trong nền Văn Hóa Gia Đình Việt Nam, chúng tôi thấy nhiều nét độc đáo, minh nhiên cả về phạm vi tự nhiên, phạm vi luân lý và phạm vi siêu nhiên,
Phạm vi tự nhiên: Như nước mềm yếu, không cạnh tranh, không ép buộc, giáo huấn Thánh Kinh đến với gia đình Việt Nam một cách êm thẩm, tự nhiên, vừa công nhận những điểm hay (một nam một nữ, vợ chồng tương kính nhau...) vừa mời gọi đồi mới những điểm không thích hợp (bỏ tục lệ ép gả, vợ lẽ, bỏ chế độ chồng chúa vợ tôi,...). Nhờ đó cơ cấu và nếp sống gia đình Việt Nam thêm vững chắc theo luật đời, luật đạo.
Phạm vi luân lý: Như nước mềm, ưa chỗ thấp. Có nước, đất sẽ nhuyễn, cây cối sẽ xinh tươi, trổ hoa sinh trái... giáo huấn Thánh kinh củng cố sự chung thủy vợ chồng, đức hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, thấm nhuần sâu xa vào đời sống luân lý của gia đình truyền thống Việt Nam,
Phạm vi siêu nhiên: Suy nghĩ của Lão Từ về nước, chỉ nằm ở phạm vi tự nhiên và luân lý, chưa vươn lên tới phạm vi siêu nhiên: Ai dựng nên nước, ai phú bẩm cho nước những đặc tính cao đẹp, những sức mạnh vượt khả năng con người. Cũng vậy, văn hóa Việt Nam về gia đình, truyền thống hay được pháp luật hóa theo tinh thần Nho Giáo, chủ yếu còn nằm trong phạm vi tự nhiên và luân lý mà chưa đạt tới nguồn gốc siêu nhiên và giá trị thần linh của gia đình. Phải đợi Thánh Kinh tới mới khẳng định và làm sáng lên: Chính Thiên Chúa đã thiết lập gia đình, khi tạo dựng con người có nam có nữ (St 1, 27 t 2, 24), chính Thiên Chúa đã truyền dạy con cái sống đức hiếu thảo, như một giới răn căn bản (Gv 19, 3, Đnl 5,16 tt), tình yêu phụ tử (mẫu tử) bắt nguồn từ tình yêu của Thiên Chúa (Is43,1; Ep 3,15).
Như vậy chúng ta vui mừng nhận ra rằng trong văn hóa gia đình Việt Nam cũng như trong giáo huấn của Thánh Kinh về đời sống gia đình mang nhiều giá trị tương hợp. Mạc khải tình thương của Thiên Chúa không chỉ gói gọn trong Thánh Kinh, nhưng đã được tỏa sáng trong các nền văn hóa. Những giá trị tương hợp này thật phổ biến trong mọi nền văn hóa và trong mọi thế hệ. Mặc dầu chưa đi tới cội nguồn, hay đã đi tới mà chưa làm sáng tỏ, văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam, trên phạm vi tự nhiên và luân lý, có nhiều điểm đặc sắc, đáng được coi là những mảnh đất mầu cày bừa sẵn, để đón nhận giáo huấn Thánh Kinh. Nhờ Giáo huấn Thánh Kinh mà tình yêu Vợ chồng vươn tới tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu của Đấng Tạo Thành, mà tình yêu giữa cha mẹ và con cái lấy tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa làm chuẩn mực. Vì yêu thương, vợ chồng sống cho nhau, cha mẹ dành cho con cái thấm thiết sâu đậm như nhà văn Khải Hưng muốn diễn tả trong câu chuyện 'Anh Phải Sống (2), mà còn đến mức độ như Chúa Giêsu khẳng định: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống cho người mình yêu (Ga 15,13).
Để đạt tới mục tiêu của chủ đề nêu trên, chúng tôi đồng thuận theo phương pháp đối chiếu: trình bày những lời dạy múc ra từ văn hóa gia đình Việt Nam trong ca dao tục ngữ, truyện cổ dân gian, thơ văn xưa và nay, rồi đối chiếu với những giáo huấn của Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước, thư của các Tông Đồ, đặc biệt của thánh Phaolô, cũng như giáo huấn của Giáo Hội, của Công Đồng, và thi ca huấn giáo của nhiều tác giả. Dĩ nhiên mỗi người viết một đề tài đã tự chọn hay được đề nghị theo cung cách và trường sở của mình.
Như vậy, vừa tự do, vừa phong phú hơn. Sau đây là những đề tài được đề nghị và danh tánh người đảm nhận :
1. Gia đình dưới những góc cạnh dân luật và Giáo Luật - Ls Lê Đình Thông.
2. Tình nghĩa vợ chồng - A. Phạm Hòa Hiệp,
3. Vai trò của người cha – A. Giang Minh Đức.
4. Vai trò của người mẹ - AC Long - Hằng.
5. Ông bà nội ngoại - Chị Trần Kim Chi.
6. Tổng quát về Giáo Dục con cái – Gs. Trần Văn Cảnh.
7. Con cái là hồng ân của Thiên Chúa – Pt Phạm Bá Nha
8. Người trẻ sống đức tin – Lm Mai Đức Vinh.
9. Gia đình sống đạo – Lm Mai Đức Vinh,
10. Những ngày lễ hội trong gia đình - Chị Đoàn Thị.
11. Những vấn đề thực tế lớn trong gia đình - Chị Tạ Thanh Minh Khánh.
12. Gia súc - anh Đoàn Quốc Khánh,
Như vậy, có 12 đề tài quảng diễn chủ đề. Trật tự các đề ta là như trên. Và theo sự đồng thuận của quý anh chị: mỗi đề tự có thể viết thành một tập sách nhỏ dài từ 100 đến 120 trang sách in khổ 14&20. Tuy nhiên, vì thời giờ và công việc của mỗi người, nên đề tài nào viết xong trước, sẽ phát hành trước.
Đàng khác, nếu một đề tài không đủ chất lượng viết thành tập sách 100-120 trang, thì có thể gọp lại hai đề tài thành một tập sách. Giới hạn cuối cùng để hoàn thành bộ sách 'THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH' là đầu tháng 9 năm 2016.
Đem tất cả thiện chí và khả năng thực hiện công việc và văn hóa này, chúng tôi luôn ý thức rằng chúng tôi không phải những nhà viết văn hay khảo cứu chuyên nghiệp. Chúng tôi
mong được quý độc giả và các chuyên gia bỏ qua những thiếu sót, và xin đừng ngại cho chúng tôi những góp ý và tài liệu bổ túc.
Chúng tôi chân thành ghi ơn trước.
Xin quý độc giả đón nhận và cầm đọc những tập sách này như những món quà đơn sơ, bé nhỏ nhưng đầy thiện chí của chúng tôi.
Xin Thiên Chúa và Đức Mẹ chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lễ Hiện Xuống, ngày 15. 05. 2016-02-17
Thay mặt Ban Tu Thư của Giáo Xứ Việt Nam
Mai Đức Vinh
Trần Văn Cảnh.
__________________
Quý vị độc giả có thể liên lạc qua địa chỉ giaoxuvnparis@gmail.com để được hướng dẫn cách thức có được bộ sách này.
Thánh Gioan Maria Viannê Qua Các Mẫu Chuyện
TÊRÊSA VỊ THÁNH LỚN NHẤT CỦA THỜI ĐẠI MỚI
Thủ bản tự thuật của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
HỘI NGỘ NIỀM TIN - ROMA 30/06/02-24/07/03
PHÓ TẾ VĨNH VIỄN, THẦY LÀ AI ?
Cây Văn Hóa Việt Nam trồng tại Giáo Xứ Paris
THÁNH KINH&GIA ĐÌNH : Con Cái Là Hồng Ân Của Thiên Chúa
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Người Trẻ Sống Đức Tin
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Giáo Dục Tuổi Hoa Niên
THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH : Giáo Dục Con Cái
Thánh Kinh và Gia Đình : Gia Đình Sống Đạo
Tặng Cho Nhau - Kỷ Niệm 60 năm Liên Tu Sĩ VN tại Pháp
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI (1897-1978)